Saturday, April 16, 2016

Tóm tắt sách 'Chiến thắng trò chơi cuộc sống'- Adam Khoo- Về tác giả

Adam Khoo là một trong 25 người giàu nhất dưới tuổi 40 của Singapore, là một doanh nhân thành đạt, là tác giả, diễn giả và là chuyên gia đào tạo trong lĩnh vực phát triển tiềm năng con người. Với nỗ lực của bản thân, Adam Khoo đã trở thành triệu phú năm 26 tuổi, và đang sở hữu bốn công ty trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, quảng cáo và tổ chức sự kiện với tổng doanh thu hàng năm lên đến 30 triệu đô la.
Đọc thêm »

Tóm tắt sách "Chiến thắng trò chơi cuộc sống"- Chương 1: Thành công là một cuộc hành trình

Thành công – niềm khát khao mà đa số chúng ta ai cũng nỗ lực tìm kiếm trong cuộc sống. Tất cả chúng ta đều nhắm đến một cuộc đời rạng rỡ ánh hào quang: xây dựng các mối quan hệ bền vững, thành danh trong sự nghiệp và nuôi dạy con cái nên người. Chính vì thế ta mới cố công học hành và làm việc chăm chỉ, bởi đó là điều ta tin sẽ mang lại niềm vui, ý nghĩa cho cuộc đời mình.
Đọc thêm »

Tóm tắt sách "Chiến thắng trò chơi cuộc sống"-Chương 2: Lần theo dấu vết của thành công

Bạn cần tập trung vào đều mình muốn và kiên trì hành động mỗi ngày để đạt được nó. Thử thách lớn lao là đảm bảo bạn đang làm những việc hiệu quả nhất để đạt mục tiêu mình khao khát.
Đọc thêm »

Tóm tắt sách "Chiến thắng trò chơi cuộc sống"-Chương 3: Đặt ra tiêu chuẩn cao

Sự khác biệt to lớn giữa cái “Cần Có” và “Phải Có”
Đạt được mục tiêu đi đôi với ý chí mạnh mẽ để bật dậy sau những cú ngã đau. Do đó đối với những chuyện “nên làm”, ta thường ít khi cố gắng, và dễ dàng bỏ cuộc khi mọi thứ không như ý.
Đọc thêm »

Tóm tắt sách "Chiến thắng trò chơi cuộc sống"- Chương 4: Cái giá để trở nên tài năng là 10.000 giờ

Liệu có thứ học là tài năng bẩm sinh?
Tôi tin rằng tất cả chúng ta đều đã từng tự hỏi điều gì khiến cho những con người này trở nên phi thường vậy. có phải học được sinh ra với cái tài năng bẩm sinh, hay đó đơn giản chỉ là kết quả của hàng giờ cần cù làm việc vất vả? Có vẻ như 10.000 giờ là cái giá phải trả cho một tài năng
Đọc thêm »

Tóm tắt sách "Chiến thắng trò chơi cuộc sống"- Chương 5: Gặp may

Liệu vận may có thật sự tồn tại? Chúng ta có thể gặp may chăng? Câu trả lời là CÓ… một chữ CÓ chắc chắn.
Tôi phát hiện ra có ba loại vận may: 1) Vận may bẩm sinh, 2) Vận may cơ hội và 3) Vận may nỗ lực. Nắm vững được điều nay và bạn sẽ là người chiến thắng trong trò chơi cuộc sống.
Đọc thêm »

Tóm tắt sách "Chiến thắng trò chơi cuộc sống"- Chương 6: Dám chấp nhận rủi ro

Bạn cảm thấy gì khi nghe đến cụm từ này? Hành động chấp nhận rủi ro gợi lên trong bạn những cảm xúc hoặc suy nghĩ gì? Tích cực hay tiêu cực?

Hầu hết mọi người đều gán những cái nhìn tiêu cực cho việc chấp nhận rủi ro. Họ tin rằng “mạo hiểm” đồng nghĩa với “nguy hiểm”, “bất ổn”, “đánh cược”, và “sợ thua cuộc”. Vậy nên hầu hết mọi người đều né tránh rủi ro. Họ chỉ thích theo đuổi thứ gì chắc ăn 100%.
Đọc thêm »

Tóm tắt sách "Chiến thắng trò chơi cuộc sống"- Chương 7: Gần mực thì đen – Gần đèn thì sáng

Nếu bạn thay đổi cuộc sống, hãy bắt đầu từ những người bạn
Sau một thời gian, tôi nhận thấy có một yếu tố ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến hành vi sinh hoạt hằng ngày của chúng ta. Yếu tố này định hình niềm tin, thái độ, giá trị và những chuẩn mực sống của con người. Đó chính là tác động từ những người chung quanh.
Đọc thêm »

Tóm tắt sách "Chiến thắng trò chơi cuộc sống"- Chương 8: Tận dụng sức mạnh đòn bẩy để thành công

Chúng ta ai cũng có 24 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Thế nhưng bằng cách nào mà người này có thể quản lý cả một tổ chức và tạo ra sức ảnh hưởng to lớn hơn người kia rất nhiều?
Đọc thêm »

Tóm tắt sách "Chiến thắng trò chơi cuộc sống"- Chương 9: Làm chủ thế giới nội tại trong bạn

Sự thật là những sư việc bên ngoài hoặc môi trường chung quanh không phải là yếu tố quyết định chuyện thành bại trong cuộc đời chúng ta. Nó lại càng không thể quyết định mẫu người mà ta mong muốn trở thành trong tương lai. Những tác nhân đó chính là THẾ GIỚI BÊN NGOÀI vượt khỏi tầm kiểm soát của ta. 
Đọc thêm »

Tóm tắt sách "Chiến thắng trò chơi cuộc sống"-Chương 10: Thay đổi cách nhìn nhận bản thân để thay đổi cuộc sống

Sức mạnh của cách bạn nhìn nhận bản thân
Khi một người giảm cân thành công và duy trì được mức nặng ý tưởng, đó là vì họ không còn xem mình là một “người béo phị” nữa. Họ tin mình là một người có thân hình khỏe mạnh, cân đối và cương quyết không bao giờ ăn uống vô độ đến nỗi thừa cân một lần nữa. Với cách nhìn nhận bản thân mới này, niềm tin, các giá trị và chuẩn mực sống của họ không còn như trước nữa.
Đọc thêm »

Tóm tắt sách "Chiến thắng trò chơi cuộc sống"- Chương 11: Rèn luyện những thói quen đưa đến thành công

Những thói quen dẫn đến thành công
Người bình thường Người thành công
Chỉ phản ứng khi có vấn để phát sinh Chủ động đổi mới để cái tiến tình hình
Xem ti-vi vào cuối ngày Dành thời gian trò chuyện và nuôi dạy con cái/ chăm sóc bạn đời và/ hoặc đọc thêm sách báo để trau dồi kiến thức
Trì hoãn lần nữa cho đến phút chót Lên kế hoạch sớm và hành động ngay
Biện hộ, than phiền, đổ lỗi cho người khác khi có chuyện không ưng ý Có ý thức thay đổi bản thân nhằm thay đổi kết quả đạt được
Lãng phí thời gian ngồi không khi phải chờ đợi hoặc di chuyển từ nơi này sang nơi khác Tranh thủ thời gian trống để đọc sách báo, làm việc hoặc giao tiếp với người khác
Đi ngủ mà không hề có kế hoạch cho ngày mai
Luôn lên kế hoạch trước cho ngày mới
Chấp nhận hiện trạng, Chấp nhận thế giới mình đang sống
Thách thức hiện trạng. Luôn háo hức khi nghĩ đến chuyện xoay chuyển thế giới theo ý mình muốn
Mãn nguyện với bản thân Không ngừng tìm cách cải thiện chính mình
Tránh né khó khăn
Xem khó khăn như những thử thách phải vượt qua.
Để mặc cảm xúc lấn át. Dung túng cho những cảm xúc tiêu cực như chây lười, sợ hãi… Làm chủ cảm xúc. Tìm cách động viên bản thân
Khởi đầu ngày mới mà không hề có mục tiêu hay kế hoạch gì trong đầu Luôn có những kế hoạch rõ ràng và kế hoạch chi tiết mỗi ngày
Dễ bị những chuyện lặt vặt làm phân tâm Suốt ngày đi lo chuyện nhỏ nhặt. Chỉ tập trung vào những việc mang đến quả đáng kể
Cứ đến hết ngày là than thở Suy ngẫm và rút ra bài học sau khi trải qua một ngày
Bỏ cuộc và tìm cách ào chữa khi gặp trở ngại và thất bại
 Quyết tâm chinh phục mục tiêu đến cùng.
Suy nghĩ nhỏ hẹp, an toàn.Tránh né rủi ro.  Nghĩ lớn và dám đón nhận rủi ro có cân nhắc.
 Thích ở trong vùng an toàn  Sẵn sàng nới rộng vùng an toàn
 Toàn nghĩ đến điều tồi tệ nhất một cách bi quan và không lên kế hoạch gì cả.  Lạc quan mong chờ điều tốt đẹp nhất nhưng vẫn dự phòng trước chuyện không hay.

Những cặp vợ chồng bất hạnh Những đôi lứa hạnh phúc
Chăm chăm vào những chuyện họ muốn vợ/chồng làm cho mình Nghĩ xem mình có thể làm gì cho người bạn đời
Đánh đố nhau và giấu giếm cảm xúc thật Giao tiếp cởi mở và chân thành
Giành nói trước khi lắng nghe người đối diện Lắng nghe và tìm cách thấu hiểu người đối diện trước khi nói
Tỏ thái độ bực bội, xúc phạm và chỉ trích lẫn nhau Ngợi khen và khiến người kia cảm thấy đặc biệt
Xem sự hiện diện của người kia là hiển nhiên Luôn thể hiện cho người bạn đời thấy họ quan trọng như thế nào đối với mình
Xét nét những sai sót của bạn đời Nhớ về những ưu điểm của nhau.
Luôn kiếm cớ gây sự và đay nghiến về những chuyện đã qua
Sớm tha thứ và chóng quên đi những sai lầm của nhau
Không giải quyết rốt ráo vấn đề, thường xuyên nổ ra “chiến tranh lạnh” âm ỉ kéo dài Giải quyết những bất đồng ngay khi chúng vừa phát sinh. Họ không bao giờ chấp nhận chuyện lên giường đi ngủ mà trong lòng vẫn còn ấm ức
“Tôi yêu vợ/chồng theo cách tôi muốn”. “Tôi yêu vợ/chồng theo cách cô ấy/anh ấy muốn.

Kẻ trắng tay Người giàu có
Tiêu xài kiểu vung tay quá trán Tiêu xài ít hơn số tiền họ kiếm được
Mắc nợ tiêu dung, né nợ đầu tư Tránh các khoản nợ tiêu dung và chấp nhận những khoản nợ đầu tư
Hưởng thú vui trước mắt. “Tiêu xài hôm nay, vì ngày mai biết đâu ta chẳng có ngày mai.” Tận hưởng sau này. “Một đô dành dụm ngày hôm sẽ đáng giá gấp nhiều lần trong tương lai”.
Chỉ đọc tin tức giải trí Cập nhập thông tin kinh doanh và tài chính mỗi ngày
Không quan tâm đến giá trị tài sản Kiểm tra giá trị tài sản thường xuyên (như giá cổ phiếu và bất động sản)
Tốn thời gian ngồi xem ti-vi Dành thời gian lên kế hoạch, quản lý chi tiêu, nợ nần và tiền bạc
Chơi vé số Bỏ công ra nghiên cứu và đầu tư
Tránh không nói chuyện với con cái về chuyện tiền nong Thẳng thắn trao đổi với con về tài chính
Giao tiếp xã hội lan man, không định hướng Có ý thức thiết lập mạng lưới các mối quan hệ hữu ích
Thói quen của bạn là gì?
Các bước hình thành những thói quen mới hữu ích
  • Kiên trì lặp lại một hành vi liên tục trong vòng 30 ngày.
  • Sử dụng sức mạnh của trí tưởng tượng.
  • Củng cố thói quen mới bằng niềm vui sướng.
  • Thay đổi môi trường sống.

Tóm tắt sách "Chiến thắng trò chơi cuộc sống"- Chương 12: Hãy để cảm xúc phục vụ bạn, chứ không điều khiển bạn

Cảm xúc tiêu cực: Hỗ trợ hay thống trị bạn?
Cảm xúc tiêu cực có vai trò riêng của nó. Chúng là dấu hiệu để ta nhận ra những điều cần thay đổi.

Vậy nếu cuộc sống trở nên vô cùng nhẹ nhàng khi không có sự hiện diện của những cảm xúc tiêu cực, tại sao chúng lại xuất hiện ? Bạn cần nhớ rằng những cảm xúc này không phải là một dạng bệnh dịch mà ta mắc phải từ bên ngoài, mà chính bản thân chúng ta tạo ra chúng từ trong tâm tưởng và cơ thể của mình. Cảm xúc tiêu cực hoàn toàn do ta mà có.
Đọc thêm »

Tóm tắt sách "Chiến thắng trò chơi cuộc sống"- Chương 13: Phát triển hoặc chấp nhận chết mòn

Có một quy luật chung trong tự nhiên, đó là vạn vật nếu muốn tồn tại phải liên tục thay đổi và tiến hóa. Chỉ cần ngừng lại là xem như nó bắt đầu sa sút và chết dần chết mòn. Không ngừng thay đổi hoặc bị tiêu diệt
Đọc thêm »

Tóm tắt sách "Chiến thắng trò chơi cuộc sống"- Chương 14: Nuôi dưỡng tí tuệ và tâm hồn mỗi ngày

Bí quyết của những người hạnh phúc và thành công
Trong khi cơ thể có cơ chế cảnh báo mang tên “cơn đói”, thì trí não lại không có mấy dấu diệu rõ ràng. Nếu ta không thu nạp thêm kiến thức cũng như rèn luyện thêm mỗi ngày để có tư duy sắc bén, nó cũng chẳng hề lên tiếng cảnh báo ta bằng một cơn đau đầu. Nhưng ngày qua ngày, ta sẽ thui chột và trở nên lãnh đam với mọi thứ xung quanh, mất đi khả năng sáng tạo.
Đọc thêm »

Tóm tắt sách "Chiến thắng trò chơi cuộc sống"- Chương 15: Phần thưởng cao quý nhất chỉ dành cho người bền chí

Thật vậy, tất cả những nhân vật phi thường đó từng có lúc rơi xuống hố sâu thất bại. Điều khiến họ trở nên khác biệt chính là quyết tâm vươn lên không ngừng, trong khi phần lớn chấp nhận bỏ cuộc.
Đọc thêm »

Tóm tắt sách "Chiến thắng trò chơi cuộc sống"- Chương 16: Những món quà đến từ ngịch cảnh

Những ai có kha khá tuổi đời, khoảng tầm trên 35, đều biết mọi thứ không phải lúc nào cũng dễ dàng, hoặc tốt đẹp như mình mong đợi. Bốn mùa luân chuyển, cuộc sống đầy những thăng trầm. Có những lúc đời trở nên tàn nhẫn, đau đớn và bất công.
Đọc thêm »

Chiến thắng trò chơi cuộc sống- Chương 17: Hãy yêu người quan trọng nhất cuộc đời bạn

Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng chẳng mấy ai thật sự yêu thương bản thân mà cứ muốn trở thành người khác. Số ít thậm chí còn căm ghét con người họ. Hãy suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này. Bạn cảm thấy sao về bản thân? Bạn yêu thương chính mình tới mức nào?
Đọc thêm »

Tóm tắt sách "Chiến thắng trò chơi cuộc sống"- Chương 18: Học cách biết ơn cuộc sống

Lòng biết ơn giúp bạn khỏe mạnh và hạnh phúc
Nghiên cứu cho thấy iệc dành ra 10 phút mỗi ngày để biết ơn cuộc sống có thể làm giảm đáng kể ượng kích thích tố có hại trong cơ thể như Cortisol và Norepinephrine. Hai hoóc-môn này được xem là tác nhân gây hủy hoại trung tâm trí nhớ của não bộ và gây ra chứng đau đầu kinh niên, tính khí thất thường, căng thẳng và có thể dẫn đến suy tim.
Đọc thêm »

Tóm tắt sách "Chiến thắng trò chơi cuộc sống"- Chương 19: Chìa khóa mở ra hạnh phúc dài lâu

Quyết tâm theo đuổi mục tiêu là tốt, nhưng ngẫm lại, chúng ta làm tất cả điều đó vì lẽ gì? Chẳng phải mục đích sau cùng là mưu cầu hạnh phúc sao? Để sống một cuộc đời viễn mãn? Chúng ta đều tin một điều rằng càng đạt nhiều thành quả, đời ta càng hạnh phúc.
Đọc thêm »

Tuesday, April 12, 2016

Đừng biến Newton thành kẻ ngốc

Thiên tài không dễ xuất hiện, không phải có quá ít thiên tài, mà do thiên tài quá dễ bị thui chột tài năng.

Tôi tin chắc rằng cảnh tượng sau không xa lạ với chúng ta: Đứa trẻ cầm một hòn đá và nói với mẹ rằng hòn đá rất giống con cá, mẹ cậu thờ ơ liếc qua rồi cầm vứt đi luôn: “Có phải cá mú gì đâu, ai cho con nghịch đá bẩn thỉu như thế!”. Chắc chắn những vị phụ huynh như thế cũng đã từng kể cho con nghe câu chuyện về nhà khoa học, nhà phát minh, và cũng mong muốn con mình là Newton, Einstein hay Bill Gates, nhưng họ không biết rằng, hành động, lời nói của họ giống như một bàn chân đạp trên cây non, chẳng mất nhiều sức là có thể chà đạp lên tài năng bẩm sinh của con trẻ ngay từ khi mới manh nha, khiến một người có khả năng trở thành Newton phát triển theo hướng một kẻ ngốc. Ở đây “Newton” và “kẻ ngốc” không phải là con người hoặc nghề nghiệp cụ thể, không tồn tại ý ca tụng hay mỉa mai, mà chỉ là cách ví von có hình ảnh, liên quan đến mục tiêu kỳ vọng cao và kết quả đạt được thấp mà thôi.

Mặc dù hiện nay các bậc phụ huynh đã tiếp nhận tư duy giáo dục mới, những cách làm thô bạo dễ nhận thấy được đề cập ở trên càng ngày càng ít, nhưng những hành vi phá hoại tương tự lại không hề giảm, mà biến tướng đi, trở nên kín đáo hơn, khó nhận biết hơn và có sức phá hoại lớn hơn.

Có một cậu bé, vô cùng thích ô tô, thích đến mức si mê, ăn cơm, đi ngủ đều đặt ô tô đồ chơi ở gần mình, mới 3 tuổi đã biết rất nhiều thương hiệu xe hơi và quốc gia sản xuất. Ở trường mầm non, cậu bé cũng luôn say sưa với những trò chơi có ô tô, có thể tưởng tượng mọi thứ thành xe hơi và “lái” như thật. Trong giờ học, cô giáo dạy các bạn nhỏ nhìn tranh kể chuyện, chỉ cần có liên quan đến xe hơi là mắt cậu lại sáng lên và chăm chú lắng nghe. Khi cô giảng về những kiến thức khác là cậu lại đứng ngồi không yên, không tập trung nghe. Lần nào cô giáo hướng dẫn chơi trò chơi, cậu cũng đều không muốn tham gia mà cứ cầm chặt ô tô đồ chơi không chịu rời tay, một mình có thể trốn trong góc và chơi mấy tiếng đồng hồ.

Cô giáo phản ánh với cha mẹ cậu bé, nói là con không hòa đồng với tập thể mà chỉ thích chơi một mình, không biết có phải gặp vấn đề gì về tâm lý hay không, nhắc cha mẹ cần để ý. Cha mẹ cậu bé hết sức lo lắng, về đến nhà liền hạn chế không cho con chơi nhiều với ô tô và mua rất nhiều sách về, muốn ngày ngày kể cho cậu nghe, chơi nhiều với cậu để cậu có thể “hòa đồng” hơn. Khi chọn sách, mẹ cậu cố tình không chọn những cuốn sách có ô tô, cậu bé mở ra xem và chẳng thích cuốn nào, vẫn chỉ một mực thích chơi với ô tô. Không còn cách nào khác, mẹ cậu đành phải thu hết ô tô đồ chơi lại, nói dối là bán hết cho người mua đồng nát rồi. Cậu bé buồn bã khóc mất hai ngày nhưng mẹ cậu vẫn không lấy ô tô đồ chơi ra. Sau đó, cha mẹ cậu cố gắng đưa cậu đến những nơi đông người. Cậu bé không hẳn là không chơi với các bạn nhỏ khác, nhưng cậu tỏ ra không có hứng thú, chỉ khi nhìn thấy ô tô đồ chơi, cậu mới tỏ ra hào hứng và chơi vui thật sự. Mẹ cậu kiên trì tối nào cũng kể chuyện cho cậu nghe, dạy cậu nhận mặt chữ, cậu cũng chịu hợp tác, nhưng ánh mắt thường xuyên tỏ ra ngơ ngác, không tập trung. Thỉnh thoảng mẹ cậu đang say sưa kể thì bất ngờ cậu lại lẩm bẩm: “Cái ô tô đen đó đâu rồi hả mẹ?”.

Chắc chắn vị phụ huynh này rất yêu con mình, nhưng chị không biết hành vi của mình tàn nhẫn biết bao. Con trẻ chỉ có một sở thích đặc biệt, vì rất say sưa, không thích bị người ngoài phá rối nên tỏ ra hơi khác người một chút, nhưng đây lại trở thành vấn đề trong mắt giáo viên và phụ huynh. Về lý thuyết, chắc chắn giáo viên và phụ huynh đồng thuận với quan điểm “không có đứa trẻ nào giống đứa trẻ nào” và “mỗi đứa trẻ đều cần được tôn trọng”; nhưng khi đứng trước một đứa trẻ cụ thể, “không giống” chính là có vấn đề, khiến người ta phải lo lắng, đặc biệt là khi sở thích của trẻ có mối xung đột với “học hành”, hoặc xung đột với một số quan niệm cố hữu, họ lại càng dễ dàng đưa ra kết luận đó là một khuyết điểm, là sở thích không lành mạnh, thậm chí có thể phát triển thành một chứng bệnh tâm lý, cần được cải tạo.

Cách gây tổn thương vô tình thường bắt đầu từ việc tước đoạt một món đồ chơi trong tay trẻ. Đây chính là lý do khiến tại sao kẻ ngốc có mặt ở khắp mọi nơi còn Newton thì hiếm có khó tìm.

Mỗi người đều mang theo một số mật mã đặc biệt mà tạo hóa phú cho để chào đời, tạo hóa ban tặng cho bạn một sinh mệnh đầy sức sống thì chắc chắn đồng thời sẽ phú cho bạn một năng khiếu bẩm sinh nào đó. “Ân huệ mà thượng đế ban tặng” này giống như hạt giống tiềm ẩn một tiềm năng mạnh mẽ, có nảy mầm, bén rễ, ra hoa, kết quả được hay không phụ thuộc vào môi trường bên ngoài có cung cấp được điều kiện thích hợp hay không. Thực ra, sự thành bại của giáo dục thường nằm ở các tình tiết nhỏ trong đời sống, chính một số “động tác nhỏ” của phụ huynh và giáo viên đã phân định tài năng và vận mệnh của con trẻ ra thành nhiều cấp độ khác nhau.

Có bậc phụ huynh, nghe giáo viên trong trường mầm non nói con chị rất thông minh, chỉ có điều trong lớp không tập trung, về đến nhà chị liền trao đổi với chồng chuyện này, không biết chồng chị nghe ai nói chuyện lấy tăm chọc vào hạt đỗ tương có thể rèn khả năng tập trung, và thế là chị liền đổ ít đỗ tương vào chậu ngâm, chiều nào con đi học về cũng bắt con lấy tăm chọc đỗ, chọc không hết thì không cho chơi hoặc ăn cơm, kết quả ngày nào đứa trẻ cũng khóc – thử nghĩ xem đứa trẻ này đã phải đối mặt với những gì: Ở trường mầm non phải ngồi học, có trời mới biết cô giáo giảng những nội dung gì, giảng như thế nào, nhưng lại yêu cầu trẻ phải lắng nghe cô giảng, không nghe là “không tập trung” – phương pháp giảng dạy sai lầm và những lời đánh giá tiêu cực của trường mầm non đã làm tổn hại nghiêm trọng đến trí tuệ, lòng tự trọng và sự tự tin của trẻ. Cha mẹ lại không chịu xem xét kỹ vấn đề, đưa ra giải pháp vô bổ, càng làm tình thế xấu đi, dùng mấy chiêu trò không có căn cứ khoa học để huấn luyện con trẻ. Có thể khẳng định rằng, biện pháp chọc đỗ tương không thể đạt được mục tiêu giúp con rèn luyện khả năng tập trung, làm như thế rất có thể sẽ biến một đứa trẻ thông minh, lanh lợi thành kẻ ngốc có trí tuệ và tâm lý phát triển bất thường.

Rèn khả năng tập trung cho trẻ là một vấn đề ngụy biện. Khả năng tập trung không phải rèn luyện, càng rèn luyện càng mất tập trung, “không quấy rối” chính là cách bồi dưỡng tốt nhất. Có những đứa trẻ rất dễ bị đồ vật gì đó thu hút, phân tán sự chú ý. Có những đứa trẻ lại rất chăm chú vào một công việc, đây là sự khác biệt giữa các cá thể, chủ yếu được quyết định bởi vấn đề con trẻ có hứng thú với công việc đang làm hay không. Tâm lý học có thể giải thích hiện tượng tập trung, nhưng không ai nói có thể rèn luyện.

Đánh giá con trẻ một cách bừa bãi, cải tạo trẻ tùy ý, đây là những hành vi ngu xuẩn trong giáo dục. Mấy năm trở lại đây, phụ huynh và giáo viên thường bắt tay nhau, chật vật làm hại con trẻ, mặc dù họ không có ác ý chủ quan, mục đích là tốt, nhưng hậu quả gây ra lại mang tính phá hoại. Trong “môi trường giáo dục nhỏ” này, đứng trước sự làm hại này, gần như trẻ không có chỗ nào để tránh.

Trẻ em rất mong manh và yếu đuối, tài năng bẩm sinh của trẻ cần kích hoạt và cũng cần được bảo vệ, trong quá trình trưởng thành của trẻ, cha mẹ vừa là cỗ máy trợ lực giúp trẻ tiến bộ, đồng thời là chiếc ô chở che cho trẻ. Dường như đây là yêu cầu khá cao đối với phụ huynh, nhưng cũng không quá khó để làm được điều này. Lấy giáo dục “không dấu vết” để đạt được mục tiêu giáo dục “hiệu quả”. Điều này được quyết định bởi phụ huynh sẵn sàng học hỏi, chịu khó suy nghĩ và kiểm điểm bản thân ở mức độ như thế nào.

Monday, April 11, 2016

Trẻ em Việt ngày càng giống gà công nghiệp!

Trong một bài viết mới đây, nhà giáo dục Nguyễn Tuấn Hải đã chỉ rõ cha mẹ Việt đang làm hỏng con mình, hỏng một thế hệ chỉ vì nuôi dạy con bằng tâm lý sợ hãi. Vì quá lo lắng cho con, vì sợ con gặp phải đủ thứ nguy hiểm hay kém cỏi bạn bè mà hầu hết các ông bố bà mẹ ngày nay đều bao bọc con quá kĩ. Và hệ lụy là biến con mình thành những con gà công nghiệp.

Theo quan điểm của tác giả Nguyễn Tuấn Hải, tâm lý lo sợ này đã kéo theo hàng loạt những hệ lụy rất đáng lo ngại, đó là trẻ em Việt sẽ trở thành những đứa trẻ to xác ăn bám cha mẹ, không có đam mê và ước vọng, sống dựa dẫm vào người khác…

Đọc bài viết dưới đây của tác giả Nguyễn Tuấn Hải, có lẽ không ít các bậc phụ huynh sẽ giật mình khi bị “bắt thóp” và hoang mang trước cách nuôi dạy con của chính mình.

Trẻ em Việt ngày nay là một thế hệ yếu đuối, do được bao bọc và chở che. Bất chấp việc các em ngày càng trở nên học giỏi và thông minh hơn rất nhiều so với các thế hệ trước đây. Vì sao lại nên nông nỗi này, vì sao mà trẻ em Việt ngày càng giống với các con gà công nghiệp, chỉ biết học mà không biết hoặc không muốn làm gì, kể cả việc nhà? Là vì những bậc cha mẹ chúng ta lấp đầy đầu óc mình bằng những nỗi sợ hãi và ám ảnh!

Có thể kể đến những nỗi sợ hãi điển hình của bố mẹ Việt như:

– Sợ nguy hiểm cho con?
– Sợ con mình học kém bạn bè?
– Sợ con mình sau này không vào được trường top?
– Sợ con mình sau này không có công ăn việc làm?
– Sợ sau này nó không có tiền mà sinh sống?

Và hệ lụy là:

1. Một người mẹ được tung hô khi dắt xe máy lội qua nước ngập trên đường với 1 thằng con bự tổ chảng ngồi trên yên xe. Và tôi dám chắc về tới nhà người mẹ sẽ ôm con vào lòng mà nói: “Khổ thân con, con có lạnh có mệt có đói không? Thôi vào giường nằm cho ấm để mẹ đi nấu cơm cho con ăn nhé…”. Đứa trẻ này và còn nhiều đứa trẻ như thế thật tội nghiệp khi mà sau này lớn lên các em vẫn chỉ là con nít to xác ăn bám cha mẹ, giận dỗi người yêu, muốn hưởng thụ hơn muốn làm việc. Các em trở nên mong manh và dễ vỡ.

2. Những người mẹ không nhìn vào đứa con mình có thể làm được gì mà lại nhìn sang nhà hàng xóm xem con họ làm được gì. Bệnh “con nhà người ta” này khiến cho số lượng các nỗi sợ trong đầu cha mẹ Việt không ngừng tăng lên theo thời gian. Con càng học lên lớp lớn thì họ càng nhìn con nhà người ta để áp và ép vào con mình.

Họ, các cha mẹ sợ nhất là con mình không giỏi và không giống con người ta trong khi người phương Tây chỉ mong con nó là khác biệt và duy nhất. Ở trường học, người ta mặc đồng phục về kiến thức và suy nghĩ cho trẻ đã đành, đằng này ở nhà bọn trẻ vẫn tiếp tục bị cha mẹ bắt phải làm và phải giống thằng bạn của nó: là một thằng nào đó học giỏi trong lớp, thi học sinh giỏi các môn với nhiều giải thưởng….

Bọn trẻ không được sống cuộc đời của nó. Và tất nhiên chả hiểu thế nào là đam mê, là theo đuổi ước vọng, là cống hiến cả.

3. Cha mẹ sợ con không vào được trường top thì không có tương lai. Ở đây xin được nói lại một chút: cha mẹ nào cũng vậy, cả ở tây và ta, đều mong muốn con vào được trường tốt và trường top nhưng việc ép con học ngày đêm để đạt được mục đích này chỉ có ở ta mà thôi.

Những đứa trẻ của chúng ta lớn lên trở thành những con ngựa đua, phấn đấu vì từng 0.25 điểm để vượt lên bạn bè, vượt lên người khác.

4. Học sinh của chúng ta chọn ngành nghề cho cha mẹ chứ không phải cho mình. Con phải vào trường này để sau này cha mẹ còn có “cửa” để mà xin việc cho. Biết bao sinh viên của chúng ta ngồi nhầm chỗ trong trường đại học. Chúng học hành một cách buồn ngủ và chán đời nhưng ra trường thì chỉ tìm cách mau mau chóng chóng thành công và làm ông chủ, hoặc tìm cách để tư lợi.

5. Cha mẹ ngày nay làm việc cật lực để không chỉ nuôi con mà còn để lại cho con tài sản, nhà cửa và tiền bạc. Càng nhiều càng tốt với nỗi lo là sau này chúng không có tiền để sống hoặc sống tốt.

Warren Buffet nói: “Chết giàu là cái chết nhục” ngụ ý vô cùng nhiều điều và nó áp dụng cho không chỉ người giàu trong đó ông có 1 ý quan trọng là: nếu bạn để lại nhiều tiền cho con cái mà chúng không biết quản lý và tiếp tục sinh lãi thì số tiền bạn để lại cho con mình chỉ có tác dụng làm hại nó.

Vì thế nếu như trong một xã hội và một gia đình không có nền tảng giáo dục, thì việc làm ra nhiều tiền và để lại cho chúng như cách mà các cha mẹ Việt đang làm hóa ra là việc làm tai hại và nguy hiểm cho con mình.

Ai cũng sợ một hoặc nhiều cái gì đó, và kể cả việc chúng ta mang trong đầu những nỗi sợ trên cũng rất là bình thường nếu chúng ta không hiểu rõ về chúng. Sợ hãi là một phần tất yếu của cuộc sống nhưng bạn phải có một thứ mạnh mẽ hơn. Đó là SỰ TỰ TIN, tự tin rằng mình có thể chiến thắng những nỗi sợ hãi đó.

Nguồn Afamily