Tuesday, November 29, 2016

Yêu, kết hôn và sinh con để làm gì?

Tình yêu đó là những cơn điên ngắn. Và hôn nhân của bạn chấm dứt những cơn điên ngắn kia bằng sự ngu dốt lâu dài.
Friedrich Nietzsche

Tình yêu của con người chỉ khác với sự động cỡn ngu xuẩn của thú vật nhờ vào hai việc thần thánh là: âu yếm và hôn…
P. Louys
Tập 1: Yêu để làm gì?

Nhiều người có lúc đã tự hỏi mình yêu để làm gì? Nhưng rồi cũng quy về thực tại vẫn yêu người hiện tại. Ta đang sống với bản năng mà đã cài sẵn trong con người mà ta không biết. Ai cũng lớn lên người sẽ yêu một ai đó. Có thể tình yêu đó sẽ dẫn đến hôn nhân và có thể không. Nhưng điều chung nhất là ai cũng đều đau khổ khi yêu vì lỡ yêu một người không như mình tưởng tượng vì họ còn quá nhiều nhược điểm mà không chịu sửa vì sự ích kỉ của mình.

Tại sao đau khổ mà vẫn yêu? Vì thấy thiên hạ ai cũng yêu nên tâm lý đám đông đã cuốn ta theo. Tại sao đau khổ vẫn yêu? Vì nhiều lúc người kia nói lời ngon ngọt hay vì tâm lý tuổi mới lớn làm ta thấy lạ. Và điều quan trọng nhất là vì bản năng thú tính trong con người ta đã làm hai con người đến với nhau mà nói chính xác là dục vọng đã làm ta khó thoát ra. Nếu yêu mà không được nhìn thấy nhau, không được nắm tay, không được chạm vào nhau thì ba hôm là chia ta. Vì thể xác không thể nằm ngoài lề được. Có mấy ai yêu vì tâm hồn. Vì thế nên công viên hay nhiều nơi bóng tối và khách sạn luôn có cặp nam nữ xuất hiện.

Yêu cứ tưởng là thứ bắt nguồn cho hạnh phúc nhưng lại là thứ bắt nguồn của mọi sự đau khổ trên đời.

Tập 2: Kết hôn

Có nhiều người yêu nhau thật sự và kết hôn, có người thì yêu một người lại kết hôn với một người. Mỗi người có mỗi lý do khác nhau để dẫn đến việc kết hôn nhưng ai nào biết kết hôn là bắt đầu cho những điều đau khổ phía sau!

Hai con người với hai cá tính khác nhau lại ngủ chung một giường và ở chung một nhà. Đã là hai con người khác nhau thì ai cũng có sự ích kỉ của bản thân. Khi yêu thì hứa hẹn sẽ xây dựng mái ấm riêng nhưng khi lấy nhau về thì không được như ngày đang yêu. Hai người ít quan tâm nhau và thường xuyên không nhịn nhau vì chuyện thường ngày. Nỗi lo cơm áo gạo tiền càng gánh nặng khi kết hôn. Xung quanh toàn nỗi lo. Sáng sớm dậy để chuẩn bị đi làm, đến tận chiều tối mới về. Tương lai ở đâu khi biết trước ngày mai mình ở công ty. Hai con người và một cuộc sống chung không còn vui như ngày mới yêu.

Tập 3: Sinh con

Hai tập đầu là nguyên nhân dẫn đến tập 3 đầy đau khổ này. Vì bản năng và vì quan niệm sinh con nối dòng nên con người ai cũng phải sinh con. Người có con chê người nào không sinh con được là bất hạnh nhưng nào ngờ chính mình mới là người bất hạnh.

Hai vợ chồng sống với nhau đã khó, giờ thêm đứa con thì lại càng vất vã chạy đi kiếm tiền để nuôi còn và vừa chăm lo cho nó mà chẳng biết sau này lớn lên nó có mang lợi ích gì hay hư hỏng như bao đứa trẻ khác.

Nếu con lớn lên tài giỏi thì nó khó có thời gian cho ba mẹ, nếu nó chẳng ra gì thì ta lại khổ với thói hư tật xấu của nó. Khi chưa xin con thì chỉ có hai vợ chồng, khi sinh con và nuôi con lớn cũng chỉ có hai vợ chồng bên nhau. Tốn thời gian và tiền của nuôi con khôn lớn, sức khỏe suy tàn và làm nhiều tội lỗi vì kiếm tiền cho con rồi cuối cùng nó cũng bỏ mình mà đi lập gia đình cho nó như ta từng làm. Hai vợ chồng rồi vẫn có nhau. Vậy sinh con để làm gì?

Khi già yếu làm gì ăn được hay hưởng thụ gì mà trông nhờ con báo hiếu. Khi con vừa trưởng thành thì bệnh tật bắt đầu dồn dập đến với ta. Cuối cùng là kết thúc một cuộc đời như bao người đã kết thúc. Thân xác rồi cũng mục nát thành cát bụi. Những thú vui hiện tại cũng sớm tan biến mà thôi.

Nhưng vì hầu hết chúng ta làm theo tự nhiên nên ai cũng khổ!

THM sưu tầm
Xem thêm: Cha thì sao, mẹ thì sao?Vì sao ta có con?Rốt cuộc, kết hôn để làm gì? Và vì sao người ta vẫn muốn kết hôn?Người ta yêu nhau chỉ để sinh con?Sinh con để có người nuôi khi về già là ích kỷCon cái nhất thiết phải có?

P/S: 

Sống si mê trong tình cảm nam-nữ tình yêu lứa đôi, vui với cuộc sống gia đình và con cái – vốn là cái bóng mây đen che phủ cuộc đời từ muôn kiếp. Ai cũng muốn đi tìm bằng được cái gọi là một nửa của đời mình, ai lớn lên cũng muốn lập gia đình sanh con đẻ cái như một nhiệm vụ phải làm trong đời người. Có mấy ai bao giờ tự đặt câu hỏi ngược lại cho chính mình rằng: “Tại sao tôi lớn lên phải lập gia đình?”, “Tại sao chúng tôi phải đẻ con?”, Tại sao? Tại sao?…. Nếu đặt được ra các câu hỏi tại sao như trên, rồi đi tìm câu trả lời thích đáng được thì mọi người đã bớt đi được nỗi khổ và phiền não phần nào rồi. Chúng sanh sống trong mê mờ ngộ nhận, mê trong thế giới mê mộng ảo ảnh, mê trong mê, không biết khi nào mới chịu tỉnh giấc mộng dài. Không có cái được gọi là “½ đời mình”, không ai trên thế giới này có thể lấp đầy khoảng không trống trải của cuộc đời mình bằng chính bản thân người đó.

Tại sao ta lại cần người khác để làm cho mình cảm thấy hạnh phúc hơn? Vì người khác đem lại cho ta tình cảm yêu thương nồng nàn ư? Vì người đó thỏa mãn nhu cầu dục vọng của mình ư? Vì người đó thỏa mãn nhu cầu vật chất của ta ư? Vì người đó thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ bằng tai, bằng mắt, bằng các giác quan của mình ư? Vì người đó có đôi mắt đẹp, có nụ cười duyên dáng làm say đắm lòng người ư? Vì cái gì?

Tất cả những điều đó chứng tỏ một điều rằng, con người có lòng THAM vô tận không đáy, không bao giờ chịu thỏa mãn với những thứ không có thực đó. Nếu chúng ta biết sống hạnh phúc với chính bản thân ta, thì cần gì người thứ 2, người thứ 3 để làm cho chúng ta cảm thấy hạnh phúc hơn, hay dù cho có 100 ông chồng hay bà vợ thì cũng không làm cho  chúng ta cảm thấy hạnh phúc hơn chút nào, trái lại rất bất hạnh và cảm thấy cô đơn thêm. Chúng ta là những con người ích kỷ, sinh ra đã là những tâm hồn ích kỷ, muốn vơ vét hạnh phúc vào cho mình càng nhiều càng tốt, muốn thỏa mãn dục vọng càng nhiều càng tốt, khi không thỏa mãn được thì lòng SÂN nổi lên, không muốn ban tặng, không muốn hiến dâng hạnh phúc niềm vui của đời mình cho người khác.

Vốn dĩ, bản thân ta không có thực, xác thân ta còn không có huống gì người khác, ai cũng già và chết, có ai giữ mãi tuổi trẻ thanh xuân đẹp rạng ngời đâu. Nếu nói yêu ai vì người đó có đôi mắt bồ câu xinh đẹp và má lún đồng tiền thì khi móc riêng đôi mắt đẹp đó ra hay cắt da lấy cái lún đồng tiền đó ra, thì người đó có còn đẹp không? Có còn giữ vững tình yêu cho người đó không? Có còn SI MÊ cái được gọi là vẻ đẹp đó không? Hay lại tránh xa và ghê sợ? Thân xác là giả tạo, vẻ đẹp là giả tạo, tình cảm là giả tạo, hợp tan khôn lường, dễ đến và dễ đi. Biết được như vậy thì chúng ta không nên chấp chặt, ôm khư khư bên mình rồi đau khổ vì cái giả tạo đó.
*****
Không biết bao lần tôi tự hỏi chính mình. Con người sinh ra để làm gì? Sống như thế nào? Và làm sao để sống tốt?. Rất nhiều lần tôi nghĩ, tại sao phải lấy chồng, tại sao phải sinh con? Có lúc nào, những đứa con ấy không muốn sinh ra mà vẫn phải sinh ra? Là để nó tiếp tục vòng lai sinh bởi con người ta muốn kéo dài sự sống, nên phải có con để tiếp tục dòng chảy của mình?

Nhưng cuộc đời ấy bao nhiêu những khổ đau, phiền muộn. Nhỏ khổ theo kiểu của tuổi nhỏ, lớn khổ theo đường lớn, giàu cũng có cái khổ của giàu, nghèo cũng mang đầy mặc cảm, khổ đau... Con người ta cứ sống đời đời kiếp kiếp với những gánh nặng, những hình mẫu, những con đường đã được đặt ra, đã bó buộc khiến người ta phải gồng mình lên để sống một cuộc đời khác không phải của chính mình chỉ bởi nó tất yếu là phải như vậy.
*****
Con cái của bạn không phải là con cái của bạn,
Chúng là những cô bé, cậu bé của cuộc đời
Thuộc về chính bản thân chúng
Chúng đến thông qua bạn nhưng không đến từ bạn.
Và dù chúng đang ở với bạn song
Chúng không thuộc về bạn.
Bạn có thể trao cho chúng tình yêu thương
Mà không phải suy nghĩ của bạn.
Bởi vì chúng có suy nghĩ riêng của mình.
Bạn có thể cố gắng giống chúng, nhưng đừng tìm cách làm chúng giống bạn.

[“Con tôi, tài sản tôi”,
Người ngu sanh ưu não,
Tự ta, ta không có,
Con đâu, tài sản đâu?
Kinh Pháp Cú, số 62, Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch]

Đức Phật cũng nói như vậy: “Một người với trí tuệ hữu hạn có thể suy nghĩ một cách tự hào rằng con cái và tài sản của mình thuộc về mình. Nhưng ngay cả bản thân anh ta còn không phải của anh ta, còn nói gì đến con cái và tài sản?” Làm sao con người có thể tin rằng mình sở hữu những thứ đó khi anh ta còn không thể kiểm soát hoặc ngăn cản những thay đổi mà con cái, tài sản và ngay chính bản thân anh ta sẽ phải trải qua.

Friday, November 25, 2016

Ngày Tết nói chuyện tuổi già

Ai đã từng đón Tết ở Việt Nam, đặc biệt là ở đồng bằng Bắc bộ, thì đều biết tập quán chúc Tết. Sau thời khắc giao thừa, mọi người gặp nhau đều có câu cửa miệng là câu chúc Tết, trước khi đi vào chủ đề chính. Khác với câu chúc thường nghe trong văn hoá phương Tây là “happy new year” – tức là năm mới hạnh phúc - chúc Tết ở Việt Nam có rất nhiều câu chúc khác nhau, nhiều câu khá dài dòng.

Tuy nhiên, tựu trung lại thì cũng xoay quanh các chủ đề như phúc (hạnh phúc, nhiều con cái), lộc (nhiều tiền tài, danh tiếng), và thọ (khoẻ mạnh, sống lâu). Đối với người già, có lẽ thọ là câu chúc phổ biến nhất.

Ai cũng phải già đi, có sinh thì phải có diệt. Điều này được con người chấp nhận như một quy luật của trời đất. Có nhiều người muốn tìm cách thoát khỏi quy luật này, nhưng đều không thành công. Thời xưa nhiều người muốn đi tìm các thứ thuốc làm con người trường thọ, trẻ mãi không già. Đương nhiên là chẳng có ai tìm được.

Có quy luật về lão hoá?

Lão hoá là gì? Có thể định nghĩa nó là một thuộc tính theo đó xác suất tử vong của một cá thể trưởng thành tăng dần theo thời gian. Đây là cách mà các hãng bảo hiểm dùng để tính mức phí bảo hiểm nhân thọ cho khách hàng. Người nhiều tuổi hơn thì khả năng tử vong cao hơn người trưởng thành trẻ tuổi hơn.

Nếu có một sinh vật không bị lão hoá, hay gọi là “bất tử” (immortal), thì không có nghĩa sinh vật đó không bao giờ chết. Nó chỉ đơn giản là sinh vật đó không bao giờ già đi. Nói cách khác, xác suất tử vong của sinh vật này không tăng theo thời gian.

Nhưng cái gì kiểm soát quá trình lão hoá? Tại sao lại cần phải có quá trình này? Câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng trả lời nó không dễ.

Khoa học về gene thời gian gần đây đã có nhiều tiến bộ liên quan đến hiểu biết của con người về lão hoá. Giải Nobel về y học năm 2009 được trao cho 3 nhà khoa học người Mỹ về các phát kiến trong lĩnh vực này. Theo tuần báo Time, trong tế bào của người có những chuỗi phân tử DNA dài gọi là chromosomes. Mỗi chromosome có hai “nắp” bảo vệ ở hai đầu được gọi là telemeres – giống như một dây buộc dày có hai nút nhựa bảo vệ ở hai đầu. Mỗi lần tế bào tự nhân đôi (replicate) thì các telemeres lại bị ngắn đi. Các telemeres bị ngắn đi được cho là làm cho xác suất tử vong cao lên gắn liền với các bệnh tật của tuổi già. Nói một cách đơn giản, lão hoá là do các telemeres ngắn đi.

Nhưng cái gì làm cho các telemeres ngắn đi khi tế bào nhân đôi và khiến con người lão hoá? Gần đây một nhóm nghiên cứu người Anh và Hà Lan đã tìm ra một chuỗi gene đặc biệt liên quan đến độ dài của telemeres. Chuỗi gene này nằm sát gần một gene có tên là TERC, là gene có ảnh hưởng tới quá trình sửa chữa các telemeres.

Các nhà nghiên cứu này tìm thấy rằng có 38% những người trong mẫu nghiên cứu có chuỗi gene đặc biệt này, và có 7% có đến 2 chuỗi gene này. Những người có một chuỗi gene đặc biệt này thì già hơn những người không có chuỗi gene này đến 3 tới 4 tuổi xét về mặt sinh học (có nghĩa là các telemeres của họ ngắn hơn người cùng tuổi nhưng không có chuỗi gene đặc biệt này). Còn những người có tới hai chuỗi gene đặc biệt trên thậm chí còn già hơn những người không có tới 7-8 tuổi xét về mặt sinh học.

Ngoài TERC ra, các nhà khoa học cho rằng khả năng còn nhiều gene nữa quy định quá trình lão hoá ở con người. Những gene này chưa được phát hiện. Tuy nhiên, dù là nhiều hay ít, thì chúng ta cũng biết được rằng quá trình lão hoá là một quá trình mặc định sẵn trong gene di truyền của chúng ta. Điểm kỳ lạ là có vẻ như các gene này ngoài chức năng quy định quá trình lão hoá thì không có chức năng gì khác.

Nói khác đi, khi con người, và nói rộng ra là tuyệt đại đa số các loài sinh vật xuất hiện, thì “người” tạo ra nó đã đặt vào đó một thứ mật mã, và thứ mật mã này không có chức năng gì khác ngoài việc làm cho sinh vật này bị lão hoá và vì thế sẽ chết đi sau một thời gian nhất định. Tại sao phải đặt vào cấu tạo của sinh vật thứ mật mã “ác nghiệt” này? Đó là câu hỏi tới giờ vẫn chưa có câu trả lời hợp lý.

Có sinh vật nào bất tử hay không?

Có sinh vật nào trên địa cầu này không chịu sự tác động của quy luật lão hoá hay không? Một số loài cây có thể sống nhiều nghìn năm, và thông qua cơ chế sinh sản qua hình thức nhân bản vô tính (cloning), một số loài cây có thể “sống” hàng chục nghìn năm. Thí dụ cây dương (aspen) vừa có khả năng sinh sản hữu tính - tức là ra hoa và thụ phấn, thành hạt và phát tán – vừa có khả năng sinh sản vô tính từ đầu rễ của nó. Một cây dương có thể sống khoảng 200 năm. Nhưng nếu tính cá thể được nhân bản vô tính và cá thể gốc là một (cách mà các nhà khoa học vẫn nhìn nhận), thì gần như cá thể cây dương có thể sống bất tử. Cây dương Pando ở Utah được cho là có tuổi thọ 80 nghìn năm, thậm chí nhiều người tin rằng nó còn có tuổi thọ gấp mười lần con số đó.

Loài dương sống “bất tử” bằng cách tạo ra nhân bản vô tính thực ra cũng không phải là bất tử theo nghĩa mà con người muốn cho mình. Cá thể một cây dương, không tính nhân bản của nó, vẫn già đi và chết. Vì thế nó cũng không thực sự là một trường hợp thú vị đối với con người trên con đường tìm kiếm sự bất tử.

Gần đây loài người cũng tìm ra một động vật thực sự được coi là bất tử theo nghĩa xác suất tử vong của sinh vật này không tăng theo thời gian. Đó là  con “sứa bất tử”.  Sứa bất tử trưởng thành có thể khởi động một quá trình theo đó cơ thể nó sẽ quay trở lại thời kỳ còn là phôi. Nói nôm na, nó giống như một con bướm trưởng thành có thể trở thành một con nhộng trong kén. Quá trình này có thể lặp đi lặp lại vô tận, tạo cho sứa bất tử có khả năng sống bất tử. Cho đến nay, nó được coi là động vật bất tử duy nhất trên Trái Đất hiện nay.

Nếu sứa bất tử có thể thoát khỏi thứ “mật mã chết” mà tuyệt đại bộ phận sinh vật trên trái đất đều có, thì liệu con người có tìm được cách nào để thoát khỏi vòng sinh tử hay không?

Năm 2045 con người sẽ bất tử?

Thời nay, cuộc sống vật chất ngày càng tiến bộ và tiến bộ của y học hiện đại khiến tuổi thọ trung bình của con người được kéo dài hơn nhiều so với thời trước. Nhưng kéo dài hơn vài chục năm không có nghĩa là chiến thắng được quy luật sinh tử.  Việc tìm hiểu và giải mã bản đồ gene cũng cho biết các gene quy định sự lão hoá, nhưng từ đó tiến đến chỗ can thiệp vào các gene này để kéo dài tuổi thọ hoặc để bất tử thì vẫn còn là chuyện xa vời.

Thế nhưng có những người lại dũng cảm tiên đoán rằng đến năm 2045 thì con người sẽ bất tử. Và những người này phần lớn lại không phải dân nghiên cứu về sinh học.

Họ là các “tín đồ” của một học thuyết khoa học gọi là “điểm kỳ dị” (singularity). Những người này (toàn là những người đặc biệt thông minh chứ không phải mê tín) cho rằng máy móc sẽ ngày càng thông minh. Thực tế hiện nay là máy tính ngày càng nhanh hơn, và nhanh hơn với tốc độ nhanh hơn. Và như thế, khi quá trình này tiếp tục, sẽ đến một thời điểm khi máy móc có khả năng ngang bằng với người. Và từ thời điểm đó trở đi, không có lý do gì để không tin rằng máy móc sẽ tiếp tục thông minh hơn nữa, và trở nên ưu việt hơn con người. Đó được gọi là thời điểm kỳ dị (singularity).

Điều gì sẽ xảy ra? Máy móc khi đó sẽ có thể huỷ diệt con người như trong phim ảnh mà Hollywood vẫn làm. Nhưng nhiều tín đồ của điểm kỳ dị thì cho rằng khi đó loài người sẽ nhất thể hoá với máy móc, và sẽ không còn loài người giống như thời điểm ngày hôm nay. Chúng ta sẽ kết hợp với máy móc để trở thành một dạng người siêu thông minh, chúng ta có thể “quét” toàn bộ thông tin trong não của chúng ta, chuyển vào hệ thống máy tính, và sống bất tử với các bộ não nhân tạo và cơ thể nhân tạo, hoặc đơn giản hơn là sống trong thế giới “ảo” mà chẳng cần phải có cơ thể vật lý.

Và có lẽ đó sẽ là cách mà con người thực sự vượt khỏi vòng sinh tử? Giả sử thời điểm đó đến, và trong số chúng ta, nếu còn sống, có ai muốn thử cuộc sống bất tử đó hay không? Ngay từ bây giờ đã có nhiều người giơ tay rồi. Gần đây đã xuất hiện nhiều công ty cung cấp dịch vụ cho những người già giàu có. Dịch vụ đó gọi là Cryonics – tức là dịch vụ ướp thân xác (hoặc chỉ nguyên chiếc đầu) trong dung dịch nytrogen lỏng và đóng tiền để vào một thời điểm được xác định trước trong tương lai, cơ thể này được làm “hồi sinh” – đương nhiên là theo cách giống như của các tín đồ điểm kỳ dị - khi công nghệ đã cho phép con người có thể “sống lại” và sống bất tử cùng với máy móc.

Trần Vinh Dự