Tuesday, February 5, 2013

Phương trị bệnh thần kinh tọa

than_kinh_toa_868325228

Chứng đau Thần kinh tọa phổ biến nhiều ở lứa tuổi 30-60. Nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa cũng có rất nhiều nhưng hay gặp là do thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống nguyên phát hay thứ phát do hậu quả của hư đĩa đệm, gây chèn ép rễ thần kinh liên quan, hẹp lỗ gian đốt sống, viêm ngoài màng cứng và những nguyên nhân khác.

Tọa  có nghĩa là ngồi. Đau chứng Thần kinh tọa ở đây là bỡi liên quan đường vận hành ở chân và eo lưng của đường kinh Bàng quang, Đởm và Vị, do nhiều nguyên nhân cơ năng hoặc thực thể ở bản thân dây thần kinh hoặc rễ thần kinh, cơn đau kéo dài từ thắc lưng qua mông dẫn xuống tận bàn cân, ngón chân.

Ngoài những đường kinh nói trên tôi còn quan tâm nhiều đến Đốc mạch, mà cột sống lưng có liên quan mật thiết đến Đốc mạch.

Chứng đau Thần kinh tọa phổ biến nhiều ở lứa tuổi 30-60. Nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa cũng có rất nhiều nhưng hay gặp là do thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống nguyên phát hay thứ phát do hậu quả của hư đĩa đệm, gây chèn ép rễ thần kinh liên quan, hẹp lỗ gian đốt sống, viêm ngoài màng cứng và những nguyên nhân khác.

Người thường măc phải bệnh này phần đông là nhân viên văn phòng, công nhân  bốc vác, người làm việc ở môi trường ẩm thấp…

Đầu tháng 01 năm 2008 tôi có tiếp một bệnh nhân tên trần Minh Năm 56 tuổi, cư ngụ tại huyện E’Hleo thuộc Tỉnh Đắc Lắc làm nghề xây dựng.

QUA TỨ CHẨN :

1.VỌNG : Nhìn  2 người con trai kẹp nách 2 bên giúp ông lê từng bước khó nhọc vào đến phòng khám của tôi, ngồi an vị trên ghế mà ông cứ nhăn mặt khóc ròng trông thật thảm hại khiến cho ai thấy cũng cảm nhận được cái đau đang hành hạ trên cơ thể ông.

Vẻ tiều tụy, ánh mắt thất thần qua nhiều đêm không ngủ.

2.VĂN: Nghe từng câu đứt quãng không rõ ràng, hơi thở mệt nhọc nên tôi yêu người nhà khai hộ.

3.VẤN : Theo lời khai của người nhà, bệnh nhân này phát sinh ra chứng đau nhức vùng cột sống thắc lưng lan tỏa qua 2 mông, chạy xuống khớp gối và dọc xuống tận mắt cá chân. Bệnh âm ỉ cũng đã lâu năm, nhưng do cuộc sống lao động nên không  có thời gian chạy chữa.

Đến khi phát bệnh đau dữ dội mới đi khám ở các tuyến dưới. Sau một thời gian nằm viện, được chích thuốc lúc bớt lúc không, đến lúc đau chịu hết nổi nên xin chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy Sài gòn, sau khi chụp Phim được Bác Sĩ chẩn đoán là thoái hóa cột sống lưng từ L1 đến S1.

Do bệnh không gì nguy hiển nên Bệnh viện bán thuốc rồi cho về, nhưng đau quá không ăn không ngủ được, giờ chuyển qua xin chữa Đông Y.

4. THIẾT : Huyết áp 11/7; mạch Tả Quan, Xích ( mạch Can, mạch Thận bên trái )Trầm hoạt.

Sau khi dùng 4 pháp chẩn như trên, xác định được nguyên nhân sinh ra bệnh, tôi mời ông nằm yên trên giường, đang trong cơn đau hoành hành của bệnh nhân tôi phải dùng những mũi kim châm cứu xuyên thấu qua từng huyệt đạo: Bá hội, Đại chùy, Đại trữ, Phong môn, Mệnh môn, Thận du, Hoàn khiêu, Thừa phò, Ủy trung, Dương lăng tuyền, Túc Tam lỳ, Tam am giao, Huyền chung, côn lôn…( luôn thay đổi huyệt trên chứ không châm hết một lần ) dùng nhịp rung của điện cực vừa tả vừa bổ cộng với ánh đèn hồng ngoại hơi ấm chiếu vào khiến cho bệnh nhân trong hơi thở êm ái ngủ ngon lành sau hơn tháng trời mất ngủ vì cơn đau hành hạ.

Cứ như thế mỗi ngày người nhà đưa ông đến để tôi châm cứu và dùng phương “Độc hoạt Tang ký sinh gia giảm” uông liên tục mỗi ngày. Hơn nửa tháng  điều trị, đến nay ông đã giảm đau đến 80%.

Ngày thứ Bảy vừa qua (19/01/2008), ông đã vui vẻ cho tôi biết, ông đã thử lên xe đạp chạy vòng vòng, thấy mình đã bớt đau nhiều nên chủ nhật hôm sau (20/01/2008) ông xin ngưng châm cứu và bổ thêm mươi thang thuốc về lại huyện nhà E’Hleo thuộc tỉnh Cao nguyên Dakak.

Làm cách nào mà tôi điều trị một bệnh nhân đang trong cơn đau mà giảm nhanh chóng như vậy ?

Xin thưa quý vị. Ở đây tôi không hề dùng  đến các loại thuốc Tây có tính chất gỉam đau của Tây Y.

Tôi xếp bệnh này thuộc hội chứng thoái hóa xương khớp, thể hiện cơn đau qua chứng Thần Kinh Tọa thuộc loại bệnh Phong Thấp Hàn.

Một Lương Y đồng nghiệp của tôi có đã viết như thế này:

Bệnh đau xương khớp vì sao ?

Thận hư, xương yếu, phong thấp vào mà sinh ra.

Như vậy, bệnh đau do xương khớp bị thoái hóa, hoặc vôi hóa là do gốc ở Can Thận bất túc đến mức quá hư suy, phong hàn thấp từ ngoài thừa thế xâm nhập vào mà sinh ra.

Bỡi  chức năng Thận là nuôi cốt tủy, chức năng Gan là nuôi dưỡng gân cơ.

Thận sinh ta Tinh, tinh hoa của thận chuyển qua ống xương thành tủy, tủy nuôi xương khớp, khiến cho xương khớp được cứng cáp.

Như vậy, Thận coi như là mẹ của xương khớp. Nếu mẹ ( là Thận ) thiếu bồi dưỡng ( trường hợp Phụ nữ huyết trắng, Nam di tinh  lâu ngày ) hoặc nam nữ trác tráng ( thất thoát nhiều khiến cho tinh khô huyết kém). Thận tinh suy kiệt  khiến cho xương khớp thoái hóa.

Tỳ vị ( chức năng tiêu hóa ), Tỳ hấp thu dinh dưỡng ( trong thức ăn) hợp với Can sinh ra huyết ( hệ thống Can Tỳ vị ). Can cung cấp dinh dưỡng nuôi các gân cơ. Nhưng Can huyết kém ( do thiếu dinh dưỡng ) không đủ cung cấp nuôi dưỡng gân cơ, gân cơ co duỗi khó khăn, đau mỏi.

Can Thận suy, tà khí ( hàn thấp, hoặc nhiệt thấp ) thừa thế xâm nhập vào sinh ra chứng Phong Thấp đau nhức.

Trong Đông y có câu “Cấp trị Tiêu, hoãn trị Bản”, nghĩa là bệnh đau gấp quá thì trị “Ngọn” ( làm giảm đau ), bệnh đau không gấp thì từ từ mà trị “Gốc” bệnh.

Vậy, bệnh nhân này là hàn thấp nên gây ra đau đớn các thần kinh cơ khớp là cái ngọn. Cái gốc là do Can Thận suy.

Can Tỳ Thận là gốc rễ tạo nên TINH-HUYẾT-KHÍ-THẦN-TÂN DỊCH.

Đối với bệnh nhân Trần Minh Năm này, vì muốn nhanh chóng bớt bệnh cho nên tôi vừa trị Tiêu, vừa trị Bản, nghĩa là vừa Tả ( loại trừ ) Phong hàn thấp vừa mạnh tay Bổ Can Tỳ Thận, bổ Can Tỳ Thận tức là bổ Chánh khí. Bỡi Tổ Lãn Ông có dạy : “ Chánh khí đắc lực tà vô dụng địa

Tà ở đây ám chỉ cho khí độc bên ngoài xâm nhập gây ra bệnh.

Chánh ở đây là chỉ cho Khí lực của Tỳ khí, Can khí, Thận khí ( bao gồm TINH-HUYẾT-KHÍ-THẦN-TÂN DỊCH : Tinh là tinh nam nữ, Huyết là máu, Khí là sức vận hóa, sức đề kháng, Thần: là sự nhận thức phân biệt, Tân Dịch là lượng nước trong cơ thể).

Chánh khí đầy đủ thì trong thân ta bệnh tật không có chỗ dung chứa.

Y tổ Lãn Ông lại dạy : “Lương y như Lương tướng” Làm nghề Lương Y phải như một tướng tài biết điều binh, khiển trận.

Ngài Lãn Ông lại nói: “Y giả, ý dã, dụng dược như dụng binh” nghĩa là lương y sử dụng thuốc phải theo cái ý của mình, như dũng tướng biết điều binh nơi trận mạc vậy !

Đối với người bệnh trần Minh Năm này sinh sống ở vùng Cao nguyên xứ lạnh, thừa lúc suy yếu hàn thấp đã xâm nhập vào các kinh mạch gây nên đau nhức dữ dội. Để ôn bổ ( bổ ấm ) Can, Tỳ, Thận qua các Kinh mạch, tôi phải dùng các vị thuốc thuộc nhóm Dương dược để trừ chứng Hàn Thấp như: Đỗ trọng, Tục đọan, Cốt toái bổ, Cẩu Tích, Phụ tử, Quế chi (để tẩu tán 12 kinh mạch), thân cây lá lốp (Tất bát), ngưu tất để dẫn thuốc thấm sâu vào tận xươn tủy và đi xuống dưới tận dưới bàn chân vì thế mấ ngày sau bệnh nhân Trần Minh Năm hỏi tôi: “ Sao uống thuốc vào thấy nó chạy rầng rầng, mà chạy đến đâu nóng đến đó thêm đau nhức dữ quá.

Tôi trả lời: “ Anh yên chí và chịu đau chút đi, vì đó là theo ý của tôi đó. Bỡi lâu nay anh bị thấm lạnh nên kinh mạch, khí huyệt bị  ngưng trệ, nay cho thuốc vào để  khai thông , nên thuốc chạy đến đâu nó phá ứ đến đó nên phài đau chút vậy đó, vài hôm sẽ hết thôi.”

Vài hôm sau ông lại hải: “ Thầy ơi , hôm nay thì hết đau nhức, nhưng giờ thuốc chạy đến đâu thì nổi mề đai ngứa đến đó.?”

Nghe qua tôi sực nhớ lời ngài Hải thượng Lãn Ông có dạy: “ Đánh giặc thì phải mở cữa thành”.

Thế là tôi gia thêm các vị như : Đại hoàng ( hoặc lá muồng trâu ), Trạch tả ( hoặc rễ tranh ), lúc bấy giờ đường đại tiểu tiện ông thông thoáng, bài tiết hết các chất độc trong cơ thể ra ngoài ông hết phong độc , hết ngứa, ăn ngủ được yên.

Y Tổ Lãn Ông còn dạy: “ Trị phong tiên trị huyế, huyết hành phong tự diệt

Như vậy chưa đầy một tháng mà bệnh nhân Trần Minh Năm đã bớt bệnh nhanh chóng và trở về Daklak  sum họp với gia đình thân quyến, với bạn bè và đã hưởng một mùa xuân Nhâm Tý( 2008) tràn đầy vui tươi và hạnh phúc.

Đó là niềm vui và một trong những thành quả đã đạt được trong nghề chữa bệnh của tôi xin được chia sẻ đến với mọi người, nói thế nhưng trình độ vẫn còn hạn hẹp, nếu các bậc cao minh có thấy những điều sai sót, lương y Phan văn Sang tôi xin được học hỏi thêm.

Thần kinh tọa lâu ngày, teo cơ đùi, do đau vùng cột sống, thắc lưng qua 2 bên mông ( hoặc 1 bên ) chạy dọc xuống chân đến mắc cá, Thần Kinh Tọa lâu ngày muốn liệt cả 2 chân, đau không chịu nổi.

Phương thuốc:

Thục địa 12 gam

Xuyên khung 10 gam

Đương quy 12gam

Tục đoạn 16 gam

Tang Ký sinh 16gam

Ngưu tất 16 gam

Đãng sâm 16 gam

Huỳnh kỳ 12 gam

Cam thảo 4gam

Bạch Truật 12 gam

Bắc Chánh Hoài 12 gam

Tỳ giải 12 gam

Hà Thủ ô 16gam

Bắc đỗ trọng 16gam

Hồ Đào nhân 9gam

Cẩu tích 12gam

Cốt toái bổ 12gam

Phòng phong 10gam

Độc hoạt 12gam

Khương hoạt 12gam

Nhủ hương 8gam

Mộc dược 8g

Xích thược 8gam

Đơn bì 8gam.

Tế tân 8gam

Xưa nay chữa cho người bệnh Thần Kinh Tọa tôi chỉ dùng bài này, nhưng phải linh hoạt gia giảm cho hợp cơ địa người bệnh mới mong chóng khỏi.

Nhưng cũng tùy cơ địa mỗi người mà gia ( thêm vị thuốc vào), giảm ( bỏ bớt những vị thuốc ra vì không hợp hàn hay nhiệt của người bệnh )

Ví dụ người bệnh có kèm huyết áp cao , gia Rễ nhàu, tăng vị Đỗ Trọng, Ngưu tất vào v.v..

Người ốm yếu mệt mỏi gia Tăng vị Đãng sâm, gia Huỳnh kỳ…..

Lần lượt tôi sẽ chia sẻ những phương kinh nghiệm cho tất cả mọi người. Mong sao ai ai cũng chóng khỏi bệnh, đem lại sức khỏe và niềm vui cho mọi nhà.

Nếu quý vị không thể tự gia giảm, xin liên hệ tôi với số ĐT 0902323549 ,

hoặc Email : luong_y_sang@yahoo.com

Địa chỉ số 7 Nguyễn văn Nghi , Phường 7 Quận Gò Vấp ( gần chợ Gò Vấp)

Phật tử lương y PHAN VĂN SANG

http://www.daophatngaynay.com/vn/tai-lieu/11283-Phuong-tri-benh-than-kinh-toa.html

No comments:

Post a Comment