Tuesday, December 31, 2013

Chúc mừng năm mới 2014

Bye-Bye-2013-Welcome-2014-Happy-New-Year-hd-Wallpaper-free-download

NewYear2014

imagesI WISH ALL OF YOU A HAPPY, HEALTHY AND LUCKY NEW YEAR images

nouvel_an_028

nouvel_an_027

nouvel_an_030

nouvel_an_029

image

Chúc mọi người một năm mới an vui hạnh phúc.

Ban ATC

Monday, December 30, 2013

HUYỀN THOẠI VỀ LONG MẠCH Ở DÃY HOÀNH SƠN


Huyền thoại về long mạch ở dãy Hoành Sơn

Hoành Sơn một đại địa:
Hoành Sơn còn gọi là núi Ngang nằm trong dãy Tây Sơn thuộc địa phận xã Bình Tường quận Bình Khê tỉnh Bình Định. Hoành Sơn không cao (364m) nhưng dài và rộng, ở xa trông rất tuấn tú, khôi hùng.
Theo các nhà phong thủy Tàu và địa phương cho biết thì Hoành Sơn là đại địa và hiện tại Hoành sơn là một trong “Nhị thập bác cảnh” của Bình Định. Vì chung quanh Hoành sơn có nhiều ngọn núi bao bọc, mỗi ngọn mang một dáng dấp cổ vật như Núi Bút (Trưng sơn), Núi Nghiên (Nghiên sơn), Núi Ấn (Ấn sơn), Núi Kiếm (Kiếm sơn), Núi Trống (Cổ sơn), Núi Chiếng (Chung sơn), trước mặt là ba dãy gò cao đá mọc giăng hàng rông như quân chầu, hổ phục, phía dưới là hai phụ lưu sông C
ôn từ phía Tây và phía Bắc chay ra hp nhau ở địa đầu thôn Phú Phong như hai cánh tay người mẹ ôm chặt lấy Hoành sơn. Địa thế thật cũng đáng gọi là long bàn hổ cứ.
Tam kiệt T
ây Sơn Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ sinh trưởng trong một gia đình nông thôn tại làng Phú Lạc (Bình khê) hướng vọng về dãy Hoành Sơn này. Nhưng rồi thời thế tao anh hùng, địa linh sinh nhân kiệt hay long mạch do mồ mả tổ tiên mà ba anh em Tây sơn trở thành những trang anh hùng cái thế, lật đổ Nguyễn, diệt tan Trịnh, đánh bại Mãn thanh, thống nhất nước Việt Nam vào cuối thế kỷ thứ 18?
Điều đó xin nhường lại cho lịch sử phân định. Nhưng theo các vị thức giả ở Bình khê kể lại thì nhà Tây Sơn phát Đế nghiệp là nhờ cuộc đất chôn thân sinh của ba Ngài trên dãy Hoành sơn.


Huyền thoại về Long Huyệt:
Các cụ kể rằng:
Trước ngày ba anh em Tây sơn khởi nghĩa, trong khoảng thời Định Vương Nguyễn Phúc Thuần (1765-1777) trị vì, có một Ông Thầy địa lý Tàu thường ngày xách địa bàn đi đi lại lại trong vùng Tây Sơn để tìm phúc địa. Nguyễn Nhạc thấy vậy theo rình. Một hôm thầy địa lý dường như đã tìm ra long mạch nhưng còn phân vân không biết huyệt khí nằm ở đâu, Thầy mới đem hai cành trúc xanh tốt và đều nhau đến cắm ở triền phía đông dãy Hoành sơn hướng Phú Lạc (nơi sinh trưởng của ba anh em Tây Sơn) phía Bắc một cây và phía Nam một rồi bỏ đi.
Nguyễn Nhạc ngày ngày để ý theo dõi hai cành trúc ấy. Hai tháng sau, cành trúc phía Bắc vẫn sống xanh tốt như khi mới trồng còn cành phía Nam thì héo khô. Nguyễn Nhạc cả mừng vì biết rằng long mạch đã ứng hiện nơi cành phía Bắc, bèn nhổ cây khô phía Nam đem cắm ở phía Bắc và nhổ cây tươi ở phía Bắc đem cắm vào phía Nam.
Đúng 100 ngày kể từ ngày trồng trúc, thầy địa lý Tàu trở lại thấy hai cành trúc đều chết cả, Thầy nhún vai, trề môi lắc đầu chê là “giả cuộc” rồi bỏ đi thẳng. Nguyễn Nhạc mừng rỡ về bàn với hai anh em rồi hốt hài cốt của Cha đem chôn nơi cành phía Bắc.
Lại có cụ kể rằng:
Có một thầy địa lý Tàu lúc đến tìm địa cuộc ở vùng đất Tây Sơn thường tá túc nơi nhà Nguyễn Nhạc và nhờ Nguyễn Nhạc dẫn đường cho thầy đi tìm long mạch khắp vùng Tây Sơn. Sau nhiều lần xem xét, ngắm nghía, đo đặt địa bàn, Thầy chú ý đến dãy Hoành sơn và tỏ vẻ đắc ý cuộc đất này lắm. Đoạn Thầy bỏ đi.
Một thời gian sau Thầy trở lại cũng ghé nơi nhà Nguyễn Nhạc mà tá túc. Nhưng đặc biệt, lần này, ngoài chiếc địa bàn Thầy lại còn mang theo một chiếc tr
áp nhỏ ngoài bọc tấm khăn điều. Nguyễn Nhạc đoán biết là Thầy Tàu đã tìm ra được long huyệt và… chiếc tráp kia là hài cốt của Cha ông mang sang chôn. Nguyễn Nhạc bèn đóng một cái tráp giống hệt như cái tráp của thầy Tàu và hốt hài cốt của thân sinh mình đựng vào rồi tìm cách đánh đổi. Nhưng thật khó mà đánh đổi được vì cái tráp ấy Thầy Tàu luôn luôn mang theo bên người không lúc nào rời. Nguyễn Nhạc hội hai em lại và nghĩ ra một kế.
Đến ngày lành đã chọn, Thầy Tàu lẻn mang tr
áp cùng địa bàn đi lên dãy Hoành sơn. Vừa đến chân núi thì một con cọp to bằng người trong bụi rậm gầm lên một tiếng dữ tợn rồi nhày xổ ra vồ. Thầy Tàu thất kinh hồn vía văng tráp và địa bàn mà thoát thân. Hồi lâu hoàn hồn, không thấy cọp rượt theo Thầy mon men quay lại chỗ cũ, Thầy mừng quýnh vì chiếc tráp và địa bàn vẫn còn nằm lăn lóc ở đó, Thầy vội vã trèo lên nơi long huyệt đã tìm trước mà đào bới chôn cất. Xong, Thầy hớn hở trở về với hy vọng chờ ngày “long huyệt vương phát”. Không ngờ chiếc tráp Thầy chôn là hài cốt của Hồ Phi Phúc còn con cọp kia chỉ là người giả mà thôi.
Hai thuyết kể trên tuy có khác về tiểu thuyết nhưng vẫn giống nhau là hài cốt của Hồ Phi Phúc được chôn nơi long mạch trong dãy Hoành sơn.
Các cụ còn kể tiếp rằng:
Sau khi chôn mộ cha trên Hoành sơn thì ba anh em Nguyễn Nhạc vùng phát tướng. Mặt mày sáng rỡ, học hành thông thái. Thầy giáo Hiến dạy ba anh em Nhạc vốn là người có biệt nhãn lại thông thạo về khoa tướng số, xem biết anh em Nguyễn Nhạc đã vượng thời nên mới đem câu sấm “Tây khởi nghĩa, Bắc thu công” ra mà khuyên Nguyễn Nhạc. Từ đó ba anh em Nguyễn Nhạc mới rắp tâm mưu đồ đại sự, chiêu tập hào kiệt, lấy dãy Hoành sơn làm căn cứ.
Mãi cho đến khi Nguyễn Huệ đại thắng 20 vạn quân Thanh tại gò Đống Đa, đuổi Tôn sĩ Nghị chạy về Tàu mình không kịp mặc giáp, nhựa chưa thắng yên cương, mà còn nuôi mộng lớn lấy lại đất Lưỡng Quảng, cầu hôn công chúa Vua Càn Long, tiếng tăm vang dội cả Trung Quốc.
Ông Thầy địa lý năm xưa nhớ lại chuyện cũ, bèn bôn ba sang lại Hoành sơn xem thử thì quả nhiên cuộc đất tìm ra năm trước đang phát. Hỏi thăm thì đó là mộ của Hồ phi Phúc thân sinh ba vua Tây sơn.
Thầy địa cả giận vì sự cướp đoạt long huyệt của mình đã tìm ra và để tránh hậu họa chiến tranh Việt-Trung, Thầy địa bèn lập mưu phá long mạch bằng cách bảo Nguyễn Nhạc hãy lấp mấy ngọn phụ lưu Sông Côn ở phía Nam và đào thêm mấy nhánh khác ở phía Bắc để dẫn thủy vào ruộng cho nhân dân cày cấy làm, ăn, Nguyễn Nhạc tưởng thật nghe lời.
Những nhánh sông vừa đào sông thì một cái ở Phú Xuân Nguyễn Huệ băng hà ngày 29-7-1792 (có tài liệu lại ghi 6-9-1792). Ở trong Nam thì Nguyễn Ánh chiếm hết đất miền Nam rồi kéo quân ra đánh Quy Nhơn. Nguyễn Nhạc chống không nổi phải cầu cứu cháu là Nguyễn Quang Toản, Nguyễn Quang Toản thừa thế cướp thành Quy Nhơn rồi lại sáp nhập lãnh thổ của Bác vào lãnh thổ của mình. Nguyễn Nhạc tức giận thổ huyết mà chết ngày 13-12-1793.
Nguyễn Huệ mất lúc 40 tuổi, làm vua được 5 năm. Con, Nguyễn Quang Toản 10 tuổi lên ngôi Thái sư Bùi Khắc Tuyên chuyên quyền làm bậy, triều thần chia rẽ, tướng tá giết hại lẫn nhau. Nguyễn Nhạc làm vua được 16 năm, sau khi chết con là Nguyễn Bảo cũng bị Nguyễn Quang Toản giết. Từ đó, nhà Tây Sơn suy dần và đến năm 1802 thì bị Nguyễn Ánh dứt hẳn.

PTTB sưu tầm

 

Chả lụa chay kho tiêu - Kim

chakhochay

Chả lụa thái miếng hình vuông hơi dày một chút.

Boa rô băm nhuyễn.

Phi thơm boa rô với 1/2 thìa súp dầu ăn, cho chả lụa vào. Nêm 1/2 thìa cà phê hạt nêm chay,  1/2 thìa súp nước tương 1/2 thìa cà phê đường, 1/2 thìa súp tương ớt, 1/3 bát nước sôi.

( Có thể bỏ tí xíu màu dừa cho có màu vàng đẹp.)

Kho chả trên lửa nhỏ, khi nước gần cạn, cho 1 thìa cà phê tiêu sọ vào, đảo đều, tắt bếp.

Xếp chả lụa kho ra đĩa, rắc 1/2 thìa cà phê tiêu xay lên.

Món này ăn với cơm nóng rất ngon .

Kim

Saturday, December 28, 2013

NHỮNG CÂU CHUYỆN PHONG THỦY LỪNG DANH CỦA LƯU BÁ ÔN


Những câu chuyện phong thủy lừng danh của Lưu Bá Ôn


Tuy là một nhân vật có thực trong lịch sử, tuy nhiên, người ta lại biết tới Lưu Cơ – Lưu Bá Ôn chủ yếu qua các câu chuyện về phong thủy. Người ta nói rằng, bất cứ nơi đâu ở Trung Quốc có lưu truyền những truyền thuyết về Lưu Bá Ôn thì ở đó ắt có truyền thuyết về phong thủy.

Chuyện kể rằng, sau khi lên ngôi hoàng đế, cũng giống như những vị hoàng đế khác, muốn cho giang sơn do mình gây dựng có thể truyền cho con cháu ngàn vạn đời sau, Chu Nguyên Chương bèn phái Lưu Bá Ôn đi khắp nơi trong cả nước xem phong thủy, tìm mọi cách ngăn chặn xuất hiện những người “mệnh lớn”, có thể cướp đoạt thiên hạ của nhà họ Chu.

Lưu Bá Ôn nhận lệnh của Chu Nguyên Chương, lưng mang thần kiếm đi khắp Nam Bắc. Một khi nhìn thấy long mạch lập tức vung kiếm phá bỏ, trừ hậu họa cho hoàng thất họ Chu.

Một ngày, Lưu Bá Ôn đi tới Giang Trang ở chân núi Thạch Khanh, bỗng nhiên thấy từ dưới đất có một con trâu bằng đá đang chạy về phía Giang Trang. Lưu Bá Ôn liền bấm quẻ rồi đến buổi tối hôm đó xem tinh tượng, bỗng nhiên hét lên:

“Không ổn!” Theo tính toán của Lưu Bá Ôn, trong Giang Trang nhất định sẽ sinh ra một người có “mệnh lớn”, tương lai có thể tranh đoạt giang sơn của triều Minh. Để ngăn chặn việc xuất hiện này, Lưu Bá Ôn đã thi triển phép thuật, dùng bảo kiếm chặt con trâu đá làm ba khúc, phá đi phong thủy của Giang Trang.

Một khi phong thủy đã bị phá, người “mệnh lớn” sẽ không thể xuất hiện được nữa. Lưu Bá Ôn còn sợ con trâu đá sau khi bị giết sẽ hồi sinh nên lại dùng lại dùng pháp thuật đem ba khúc của con trâu vừa bị chặt chôn ở 3 nơi khác nhau.

Một lần khác, Lưu Bá Ôn tới vùng Tương Hồ. Lưu Bá Ôn từ lâu đã biết rằng, vùng Tương Hồ là nơi từng được thần tiên làm phép, vì thế, núi sông nơi đây đều có khí tiên. Lần này được chứng kiến tận mắt, quả nhiên không hề tầm thường.



Chân dung Lưu Bá Ôn - người có công rất lớn giúp Chu Nguyên Chương gây dựng nhà Minh.

Chỉ thấy, vùng Tương Hồ ba mặt đều có núi vây bọc, tổng cộng có 99 con suối chảy từ trên núi xuống, mỗi con suối đều ẩn vào trong các khe đá. 99 con suối này đều được tích lũy khí âm nhu nhiều năm bên cạnh khí cương dương của Tương Hồ.

Một khi suối và hồ tương giao, nhất định ngày sau sẽ xuất hiện bậc chân mệnh thiên tử. Tuy nhiên, dường như đây đã là địa thế do tự nhiên tạo ra, làm thế nào để phá được thế phong thủy này? Đây là một vấn đề hóc búa ngay cả với bậc tông sư như Lưu Bá Ôn.

Vì thế, Lưu Bá Ôn đã ở lại Tương Hồ, suy nghĩ các phá giải địa thế phong thủy này.

Một ngày, sau khi đã lao tâm khổ tứ nghĩ đủ mọi cách mà vẫn chưa nghĩ ra, Lưu Bá Ôn lang thang đi tới chân một quả núi, bất ngờ nhìn thấy một hòn đá. Đương lúc mệt mỏi, Lưu Bá Ôn thấy viên đá phẳng phiu bèn ngồi xuống nghỉ chân.

Nào ngờ vừa ngồi xuống thì sự mệt mỏi từ đâu kéo tới, Lưu Bá Ôn dần dần chìm vào giấc ngủ. Cũng chẳng biết Lưu Bá Ôn đã ngủ bao lâu, chỉ biết khi tỉnh lại Lưu Bá Ôn thấy rằng thanh kiếm mình đeo ở hông đã bị tuốt ra khỏi vỏ, mũi kiếm đang chúc xuống dưới đất bên dưới viên đá, ngay chỗ mũi kiếm nước đang phun ra.

Nước từ dưới đất như như những hạt châu báu bám lấy thanh kiếm mà nhảy lên mặt đất. Lưu Bá Ôn giật mình, thần kiếm làm sao tự động tuốt khỏi vỏ? Vì sao mũi kiếm lại chỉ đúng chỗ có mạch nước được? Nhìn kỹ lại, Lưu Bá Ôn chợt mừng thầm.

Hóa ra chỗ đầu thạch kiếm chọc xuống đất chính là chỗ mạch quan trọng nhất giữa hồ và suối. Chỉ cần phá bỏ được mạch nước quan trọng này, biến nó thành một con suối, cho người qua đường hoặc chim thú trong rừng uống thì linh khí của nó tự khắc sẽ biến mất.

Làm được như vậy thì nơi đây chỉ còn là một nơi danh lam thắng cảnh chứ không thể xuất hiện đế vương được nữa.

Nghĩ vậy, Lưu Bá Ôn bèn dùng kiếm thần của mình chém xuống đất nhiều nhất, mạch nước suối từ dưới đất phun lên. Lúc bấy giờ, vừa may có một người tiều phu từ đâu đi tới. Lưu Bá Ôn thấy vậy vừa uống nước từ dưới đất phun lên, vừa cố ý nói lớn:

“Nước ngon thật! Nước ngon thật!” Người tiều phu đang lúc khát  nước, nghe thấy Lưu Bá Ôn nói nước ngon bèn quỳ xuống bên cạnh, dùng tay vốc nước đang phun từ dưới lòng đất lên uống. Quả thật, nước vừa vào tới miệng đã thấy ngọt như mật, người cũng không còn thấy khát nữa.

Người tiều phu lúc này mới nhìn xung quanh tứ phía, thấy làm lạ, tự nói với mình: “Ta thường xuyên đi lại qua đoạn đường này mà trước nay chưa từng thấy con suối này. Không biết con suối này từ đâu mà ra?”

Lưu Bá Ôn đang đứng bên cạnh nói: “Con suối này tất có nguồn của nó, uống được nó tất có điều tốt!” Nói xong, Lưu Bá Ôn liền dùng thuật ẩn thân, biến mất trong chớp mắt.

Người tiều phu vừa thấy Lưu Bá Ôn đứng trước mặt mình nói chuyện, chỉ nhoáng một cái đã không còn thấy đâu nữa, cảm thấy rất kỳ quái. Chợt nghĩ lại, người tiều phu cảm thấy đã từng gặp người đàn ông kia ở đâu rồi.

Nghĩ một lát, người tiều phu reo lên, hóa ra là Lưu quân sư. Hóa ra, người tiều phu này là một quân sĩ đã giải ngũ về ở ẩn. Khi còn trong quân ngũ, ông ta đã từng gặp Lưu Bá Ôn. Nhớ lại câu nói của Lưu Bá Ôn rằng uống nước này tất có điều tốt, người tiều phu bèn bỏ bó củi trên lừng, tìm vật liệu dựng một căn lều ngay bên con suối rồi sống luôn ở đây.

Do thường xuyên uống nước từ con suối này, người tiều phu lúc nào cơ thể cũng tráng kiện, khuôn mặt hồng hào. Có người hỏi nguyên nhân vì sao ông có thể khỏe mạnh và trẻ lâu tới như vậy, người tiều phu đều nói là do ông uống nước ở con suối do Lưu Bá Ôn dùng kiếm thần tạo thành.

Không chỉ được giao nhiệm vụ phá thế phong thủy, đoạn long mạch để ngăn chặn việc xuất hiện thiên tử, tranh chấp thiên hạ với họ Chu, Lưu Bá Ôn còn được Chu Nguyên Chương tin tưởng giao cho nhiệm vụ cải tạo phong thủy để đem lại điều lợi cho sự cai trị của triều Minh.

Chuyện kể rằng, sau khi sửa sang song Bắc Kinh, nơi sau này được lựa chọn làm kinh đô triều Minh, Chu Lệ, khi đó vẫn còn là Yên Vương đã tiến hành tu sửa các lăng mộ. Kể từ lúc Chu Nguyên Chương lên ngôi đã lập tức cho sửa phần mộ.

Tuy nhiên, việc sửa  phần mộ trước hết phải chọn được nơi đặt mộ. Một hôm, Yên Vương nói với quân sư Lưu Bá Ôn rằng: “Ngươi hãy dẫn đường, chúng ta cùng đi tìm một nơi đặt mộ thật tốt”. Lưu Ba Ôn vừa nghe đã biết Yên Vương muốn tìm địa điểm để đặt hoàng lăng.

Nơi đặt hoàng lăng có can hệ tới vận mệnh của cả triều đại, do vậy phải là nơi có phong thủy thượng đẳng mới được. Nghĩ thế, Lưu Bá Ôn đã cùng với Yên Vương ra đi. Tuy nhiên, hai người từ Đông đi sang Tây, rồi lại từ Nam đi lên Bắc nhưng vẫn không chọn được địa điểm ưng ý.

Cuối cùng, hai người chọn đi từ Bắc xuống phía Tây. Đi một lúc thì tới Đông Trang, hai người nhìn thấy một cây óc chó và một ngọn núi đất vàng, phong cảnh khá đẹp. Yên Vương nói: “Nơi đây được đấy!” Lưu Bá Ôn nói: “Nơi đây chưa được!” Vì sao lại không được?

Lưu Bá Ôn chỉ tay về ngọn núi đất vàng phía trước mặt nói: “Điện hạ xem, đây là phần đất cao, chắc chắn là không thể có long mạch. Xây lăng tại nơi đây, đất nước có nguy cơ bị hủy hoại”. Yên Vương vừa nghe đến câu đất nước bị hủy hoại đã lắc đầu nói: “Không được. Vậy tìm một nơi khác”.

Hai người lại tiếp tục đi tới Tây Trang. Tới đây, Lưu Ba Ôn chỉ tay nói: “Điện hạ, ngài thử nhìn về hướng Bắc xem”. Hai người cùng nhìn về hướng Bắc, bỗng thấy ánh sáng phát ra. Yên Vương nói: “Nơi đây là mảnh đất tốt, thử tới gần xem thử ra sao”.

Hai người cùng tới nơi thì thấy nơi đây ba mặt đều có núi che chở, dựa vào phía Bắc quay mặt về phía Nam, là một nơi có địa thế cực đẹp. Yên Vương lúc này vui mừng ra mặt quay sang hỏi Lưu Bá Ôn: “Giờ thì được rồi chứ?”

Lưu Bá Ôn nói: “Không tệ, có thể nói là nơi đất tốt. Điện hạ từ đây nhìn về phía Nam thử, nơi đây phía bên trái có núi thanh long, bên phải có núi bạch hổ, tả thanh long, hữu bạch hổ, chỗ điện hạ đang đứng chính là ổ mà thanh long nằm đấy”.

Yên Vương nghe xong vui mừng nói: “Được vậy sẽ xây lăng mộ tại đây”. Lưu Bá Ôn cầm một vốc tiền cổ đem chôn xuống dưới đất ngay chỗ Yên Vương đứng để đánh dấu.

Một chuyện khác lại kể rằng, Lưu Bá Ôn sau khi giúp Chu Nguyên Chương lập nên nhà Minh thì xin cáo quan về quê ở ẩn, nhằm tránh những đòn thù của Chu Nguyên Chương lẫn quan thừa tướng Hồ Duy Dung.

Để Hồ Duy Dung lẫn Chu Nguyên Chương không biết được hành tung của mình, Lưu Bá Ôn bèn cải trang làm đạo sĩ, bí mật rời khỏi nhà, ngao du thiên hạ, trở thành một đại sư phong thủy thần bí trong giang hồ.

Một lần, Lưu Bá Ôn đi tới Cửu Đàm núi La Phù. Người đi cùng ông là tướng quân Bành Oánh Ngọc trong trang phục một hòa thượng. Vì sao Lưu Bá Ôn lại tìm tới Cửu Đàm ở núi La Phù?

Hóa ra, chuyện là khi Lưu Bá Ôn dẫn quân nam chinh đã từng đi qua Cửu Đàm, nhận thấy nơi đây địa thế không tệ, tuy nhiên, nhân dân lại nghèo khó. Xem xét một hồi, Lưu Bá Ôn phát hiện ra rằng, mặc dù địa thế nơi đây tốt nhưng người dân vẫn nghèo là do nơi đây xuất hiện bố cục trấn phong thủy.

Lúc bấy giờ, do quân tình khẩn cấp, không tiện dừng lại lâu, Lưu Bá Ôn đã hứa với người dân ở Cửu Đàm rằng, đợi tới khi đất nước thống nhất sẽ quay trở lại đây giúp họ thay đổi bố cục trấn phong thủy kia để họ có thể thay đổi cuộc sống của mình.

Chính vì thế, sau khi cáo lão về quê, nhớ tới lời hẹn năm xưa, Lưu Bá Ôn đã quyết định quay trở lại Cửu Đàm.

Năm xưa khi hành quân qua Cửu Đàm, Lưu Bá Ôn đã từng xem xét nhiều lần địa hình, địa thế của Cửu Đàm. Phần lưng của Cửu Đàm dựa vào núi La Phù, mỗi năm lũ từ trên núi La Phù đều đổ xuống Cửu Đàm. Đây chính là bố cục đã trấn áp phong thủy của Cửu Đàm.

Vì vậy, Lưu Bá Ôn cho rằng, chỉ cần trị được lũ từ trên núi đổ xuống khu vực Cửu Đàm thì người dân có thể tránh được tai nạn hàng năm, từ đó có thể an cư lạc nghiệp.

Lưu Bá Ôn đã cùng người dân Cửu Đàm nắn dòng chảy của con suối thành theo hình chữ chi để giảm sức chảy của dòng nước khi có lũ về nhờ vậy, thay đổi luôn cả bố cục phong thủy bị trấn áp của Cửu Đàm. Từ đó về sau, người dân Cửu Đàm không còn phải chịu lũ quét hàng năm nữa.

Câu chuyện “Trăm mèo giữ cá” cũng ghi lại một truyền thuyết phong thủy rất thú vị về Lưu Bá Ôn. Chuyện kể rằng, ba anh em họ Du gồm Du Thông Hải, Du Thông Nguyên và Du Thông Uyên đều là những bộ tướng rất giỏi của Sào Hồ thủy quân Lý Bát Đầu.

Khi Chu Nguyên Chương dẫn binh chiếm Hòa Châu, Lý Bát Đầu bị Nguyên Đạt Tử ở Lô Châu đán úp nên muốn mượn quân của Chu Nguyên Chương để báo thù. Trong khi đó, Chu Nguyên Chương muốn mượn thuyền của Bát Đầu vượt sông tới Thái Bình Phủ, giải quyết vấn đề lương thảo.

Hai người liên hợp với nhau tuy nhiên mỗi bên đều có tính toán riêng cho mình. Anh em họ Du theo lệnh của Bát Đầu đã giúp Chu Nguyên Chương lên kế hoạch lấy được Thái Bình đồng thời mang thủy quân Sào Hồ tới đại doanh trại của Chu Nguyên Chương, khiến quân của họ Chu như hổ mọc thêm cánh.

Ba anh em họ Du dũng cảm thiện chiến, lập được nhiều chiến công. Trong đó công lao lớn nhất chính là người anh cả Du Thông Hải. Du Thông Hải tự là Bích Tuyền, đã theo Chu Nguyên Chương phá Hải Nha, đánh gục Ninh Quốc, đuổi Trần Hữu Lượng, bắt sống  Trương Sĩ Thành,… công trạng rất lớn, từng được phong làm Bình Chương Chính sự và nhiều chức vụ trọng yếu khác trong quân đội.

Tuy nhiên, trong trận Bình Giang, Du Thông Hải không may bị trúng tên mà chết. Khi Du Thông Hải chết, Chu Nguyên Chương ôm xác họ Du mà khóc, đồng thời nói với Lưu Bá Ôn và tướng quân Từ Đạt rằng: “Vừa mới bắt đầu cuộc chiến, Bích Tuyền đã chết khác gì ta mất một cánh tay! Mau mau thu quân, tổ chức tang lễ cho ông ta”.

Lúc bấy giờ, Lưu Bá Ôn và Từ Đạt cũng chảy nước mắt nói, khuyên rằng: “Bích Tuyền chết, thần cũng đau lòng, thiết nghĩ cũng nên tổ chức tang lễ. Chỉ là hiện tại không có thời gian, mong chúa công nên lấy xã tắc làm trọng, quân không thể thu, bính lính không thể rút lui được!”

Du Thông Nguyên và Du Thông Uyên cũng khóc lóc nói: “Ơn sâu của chúa công khiến anh em họ Du chúng tôi dù có tan xương nát thịt cũng không thể báo đáp cho hết được.

Khi cơ nghiệp sắp thành mà rút binh cũng không phải là mong muốn của anh trai chúng thần”. Mọi người đều khẩn khoản can gián, Chu Nguyên Chương nghe có lý, đành phải gạt nước mặt nói: “Được! quân sư, hãy nhớ cho kỹ, sau này nếu có phong thưởng thì Bích Tuyền sẽ là người đầu tiên”.

Sau này khi khởi nghĩa thành công, Chu Nguyên Chương lập nên nhà Minh, xưng làm hoàng đế đã tổ chức quốc tang cho Du Thông Hải, truy phong làm Quắc Quốc Công, thụy hiệu là Trung Liệt.

Du Thông Nguyên được phong làm Nam An Hầu còn Du Thông Uyên được phong làm Việt Tuyển Hầu. Ngoài ra, Chu Nguyên Chương còn đặc cách hạ lệnh cho Lưu Bá Ôn giúp mình xây dựng một căn nhà thật đẹp tặng cho anh em họ và con cháu họ Du.

Lưu Bá Ôn cùng với ba anh em họ Du đều sống chêt vì Chu Nguyên Chương đánh lấy thiên hạ, lập nhiều chiến công. Trong quá trình khởi nghĩa, hai bên cũng có thể nói là vào sống ra chết cùng nhau, tình cảm sâu nặng.

Nay được Chu Nguyên Chương giao việc xây nhà cho họ Du, Lưu Bá Ôn đương nhiên không có lý do gì để không làm hết sức mình. Vì thế, ngôi nhà mà Lưu Bá Ôn xây dựng cho anh em họ Du hết sức nguy nga tráng lệ. Ngoại trừ hoàng cung, tại Nam Kinh không có ngôi nhà nào có thể sánh kịp với căn nhà này.

Tuy nhiên, người đời xưa thường nói, cây càng cao thì gió càng lớn. Căn nhà quá to, thường bị người ta lấy ra so sánh với hoàng cung của anh em họ Du đương nhiên khó tránh khỏi việc mang theo mầm họa.

Thừa tướng Hồ Duy Dung trước mặt Chu Nguyên Chương đã bẩm tấu rằng: “Bệ hạ phong công, phong hầu cho nhà họ Du, lại còn tổ chức quốc tang cho Du Thông Hải, có thể nói là đối đãi với họ không hề bạc. Nay bệ hạ lại xây cho nhà họ Du một căn nhà to đẹp như vậy, sợ rằng…”

Chu Nguyên Chương ngắt lời họ Hồ, nói: “Bích Tuyền công ở trên tất cả mọi người, đó là ý trẫm quyết định”. Hồ Duy Dung vẫn chưa chịu thôi, nói: “Đây là chỗ nhân hậu của bệ hạ. Tuy nhiên, đây có lẽ sẽ là điều bất lợi cho xã tắc”.

Chu Nguyên Chương bắt đầu để ý, hỏi: “Vì sao?” Hồ Duy dung chỉ vào căn nhà cao ngất của nhà họ Du nói: “Bệ hạ xem, mây khói thành vòng, nhà họ Du xuất hiện vương khí!” Chu Nguyên Chương nghe thấy hai chữ “vương khí” thì trầm ngâm không nói.

Hồ Duy Dung biết cơ hội đã tới, nói tiếp: “Du Thông Hải khi còn sống đức cao vọng trọng, bộ hạ cũ đều quen nghe chỉ huy của ông ta. Nay Thông Nguyên và Thông Uyên đều giữ chức vụ quan trọng, hậu duệ của Thông Hải lại đều là những người xuất sắc.

Nếu một ngày nào đó họ có chí khác thì thiên hạ của Đại Minh e rằng không được bền lâu”. Vốn tính đa nghi, lại chỉ lo có kẻ tranh giành thiên hạ với mình nên khi nghe những lời này của Hồ Duy Dung, Chu Nguyên Chương không khỏi gật đầu, nói: “Ngươi nói nên làm thế nào?”Hồ Duy Dung nói ngay: “Dỡ nhà, phá vương khí”.

Vừa may, câu chuyện mới tới đó thì Lưu Bá Ôn tới. Vừa nghe thấy lời của Hồ Duy Dung, trong lòng Lưu Bá Ôn đã thất kinh. Nếu như dỡ nhà thì chẳng phải nhà họ Du cũng bị hủy hoại hay sao?

Lưu Bá Ôn định lên tiếng ngăn cản Chu Nguyên Chương, tuy nhiên, chợt nghĩ, nay Chu Nguyên Chương đã là hoàng đế chứ không còn là người ra sống vào chết với nghĩa quân khi xưa nữa, nếu không cẩn thận có thể mất mạng như chơi.

Chợt trong đầu Lưu Bá Ôn lóe lên một cách. Ông vội bước vào trong phòng nói với Chu Nguyên Chương: “Hoàng thượng, khi xây dựng thần đã sơ ý xây nhà của họ Du quá cao. Thần đang định đến gặp hoàng thượng để xin ý kiến về việc giải trừ vương khí của nhà họ Du”.

Chu Nguyên Chương thấy vậy hỏi: “Tiên sinh có kế gì không?” Lưu Bá Ôn nói: “Cá (trong tiếng Hán, chữ cá với họ Du có cách đọc như nhau, vì thế cá ý chỉ nhà họ Du) mà ra biển thì có thể hóa rồng. Nay thần chỉ cho căn nhà họ Du một cái giếng.

Lại thêm, cá vốn rất sợ mèo ăn thịt vì thế, thần đã phái một con mèo canh giữ trước cửa, cá chỉ cần lò đầu ra thì mèo có thể nuốt gọn. Như vậy, chẳng cần phải tốn công sức dỡ nhà khiến mất lòng dân, phá hoại cảnh thái bình thịnh trị mà vẫn có thể trừ được vương khí nhà họ Du. Hoàng thượng thấy sao?”

Chu Nguyên Chương nghe kế của Lưu Bá Ôn thấy hợp lý bèn nói: “Cứ theo cách của tiên sinh mà làm”.

Sau khi được sự đồng ý của Chu Nguyên Chương, Lưu Bá Ôn đã bày “bát quái trận” xung quanh nhà họ Du. Ông lệnh cho quân sĩ dựng một tấm bia đá ở trước cửa nhà họ Du, bên trên bia khắc hình hơn 100 con mèo.

Phía trước của tấm bia là một cái giếng. Phía sau nhà là một bức tường chặn kín. Phía Đông của căn nhà là một đài câu cá. Sau đó, Lưu Bá Ôn nói với Chu Nguyên Chương: “Nếu như một ngày nào đó, con cá này phá cửa mà ra thì sẽ bị hơn 100 con mèo nuốt chửng.

Nếu như có chạy thoát khỏi 100 con mèo thì phía sau là tường chắn, hai phía Đông Tây là đài câu cá, tầng tầng lớp lớp bao vây, nó cũng không thể ra được tới biển để biến thành rồng được. Muốn có nước chỉ còn cách là xuống chiếc giếng ở trước nhà. Cá mà sống ở giếng thì không thể nào làm nên trò trống gì được”.

Chu Nguyên Chương thấy rằng sắp đặt như vậy, nhà họ Du sẽ không bao giờ có thể ra tới biển để trở thành rồng thì vui mừng lắm, thưởng cho Lưu Bá Ôn rất hậu hĩnh.

PTTB sưu tầm

 

Đậu hũ cuốn rong biển chiên – Diệu Sương

bqt122013 003

Món này DS làm ăn khá hấp dẫn. Mình có thể ăn kèm với các món súp hay dầm với nước mắm gừng chay ăn với cơm. Hay là để vậy ăn chơi cũng ngon lắm. Làm vừa dễ mà vừa tiện nữa đó.

Nguyên liệu:

  • 1/4 miếng đậu hũ mềm, cắt làm 3 lát
  • 3 lá rong biển

Bột áo:

  • 1/2 muỗng cà phê đường
  • 1/2 muỗng cà phê muối
  • 1/2 muỗng cà phê ớt bột
  • 1 tí tiêu
  • 1 muỗng canh bột mì căn
  • 1 muỗng cà phê bột khoai hay bột bắp để làm cho dính

Cách làm:

1. Rắc bột khoai vào miếng đậu hũ để chuẩn bị gói

2. Nhúng nước từng lá rong biển, làm cách này gói không bị bung và dính bột áo nhiều hơn

3. Cho 1 miếng đậu hũ vào gói

4. Trộn bột áo vào dĩa

5. Lăn đậu hũ đã gói qua bột cho bột áo hết nguyên cuốn đậu hũ

6. Chiên vàng là có thể dùng ngay Smile

bqt122013 007

Chúc các bạn thành công.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Diệu Sương

GIAI THOAI VỀ NGÔI MỘ NHÀ HỌ "NGÔ ĐÌNH" LỆ THỦY, QUẢNG BÌNH


 Giai thoại về ngôi mộ nhà họ “Ngô Đình” tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình                                                                                                                             
Khong cuối thế kỷ 19 đời vua Tự Đức tại làng Đại Phong (tục danh Đợi), huyện Phong Lộc (sau đổi thành huyện Lệ Thủy), tỉnh Quảng Bình, có một nông dân đến ngụ cư trong làng,...vợ chết sớm, chỉ có một cậu con trai nhỏ độ 6 tuổi, hằng ngày làm mướn sinh sống. Ban hội tề ở đình làng này cắt cử ông đến phục dịch ở đình làng mỗi khi có hội họp hoặc tế lể.

Sau đó, trong một cơn bệnh nặng, ông qua đời, được ban hội tề làng cử 4 dân đinh đưa thi hài ống đến an táng lại “Bến Đẻ” một vùng rừng núi ngược dòng sông Kiến Giang cách làng Đại Phong độ 3 cây số ngàn.

Vì mới đến ngụ cư, không có địa vị trong làng, không thân thuộc, lại quá nghèo, nên công việc tổ chức mai táng cũng chỉ đơn sơ và vội vàng.

Ngôi mộ

Khi 4 dân đinh chèo thuyền đưa thi hài ông đến “Bến Đẻ” thì trời đã về chiều, mà nơi này có tiếng nhiều cọp, nên khi dân đinh đang khiêng thi hài ông từ bến đậu thuyền tiến vào núi, bỗng có nhiều tiếng cọp gầm gừ quanh vùng. Dân đinh sợ quá vội hạ xuống cùng nhau hối hả đào một huyệt cạnh đường mòn, nhưng đào chưa xong thì tiếng gầm thét của chúa sơn lâm càng rền vang đâu đó, 4 dân đinh khiếp đảm liền đặt thi hài ông xuống huyệt còn quá cạn rồi lấp đất qua loa, đọan vội vã cùng nhau co giò chạy về bến xuống thuyền chèo về nhà, định bụng sáng hôm sau sẽ trở lại sửa sang lại chu đáo hơn kẻo tội nghiệp người quá cố.

Qua hôm sau, số dân đinh này chèo thuyền trở lại, thì lạ thay, ngôi mộ chiều hôm trước mới lấp qua loa chưa thành nấm, nay đã hóa thành một gò đất tròn trịa do mối tạo lên lớn bằng một căn nhà. Các bậc lão thành trong làng và lân cận nghe tin, lũ lượt đến xem và đều cho là ngôi mộ thiên táng.

Nhưng rồi câu chuyện cũng theo thời gian đi và quên lãng, không ai lưu tâm bàn tán gì đến nữa. Mỗi lần ai đi ngang qua ngôi mộ này cũng không còn để ý đến một gò đất cây cỏ um tùm vì không người viếng thăm săn sóc từ năm này qua năm khác.

Cụ Ngô Đình Khả

Ông cụ qua đời, để lại cậu con trai côi cút mới lên 8, mặt mũi rất khôi ngô dĩnh ngộ, nên được vị cố đạo Thiên Chúa ở xứ đạo Mỹ Phước cạnh làng Đại Phong nhận đem về nuôi cho ăn học. Cậu bé đó là cụ Ngô Đình Khả sau này đó.

Sau này, cậu bé được cho ra Hanoi học, thi đậu tốt nghiệp trường thông ngôn Đông Pháp, được bổ làm thông phán tại tòa Thống sứ Bắc Kỳ tại Hanoi (trường này giống học viện hành chánh bây giờ).

Theo thông lệ xưa, hễ ai được nhà nước bảo hộ hay Nam triều bộ nhậm chức tước gì thì đều được nhà nước, thông tư về nguyên quán và ban hội tề làng phải tổ chức lên tỉnh rước sắc bằng về làng, nhằm làm tăng vinh dự cho người được bổ nhậm, thường gọi là “tư án quán”. Tại làng, người nào có phẩm hàm cao thì được làng cấp phần ruộng tốt giao cho thanh nhân canh tác.

Nhưng khi được nhà nước bảo hộ ở Ha nội tư án quán, tòa công sứ và dinh tuần vũ tỉnh Quảng Bình báo cho làng Đại Phong lên tỉnh rước sắc bằng cụ Khả, thì ban hội tề làng này từ khước viện lý do làng Đại Phong không có ai tên là Ngô Đình Khả cả, bởi vì nếu nhận có, tất cụ Ngô Đình Khả sẽ là vị tiên chỉ của làng này, trong khi làng này chỉ có những quan nhỏ cửu, bát phẩm mà thôi.

Do sự khước từ trên, cu Ngô Đình Khả giận làng Đại Phong, sau đó cụ kết hôn với một thiếu nữ trâm anh ở làng Phú Cam gần kinh đô Huế và nhận làm công dân của làng này.

Sau này cụ Ngô Đình Khả chuyển cái ngạch Nam triều rồi lần lượt thăng tiến trên đường họan lộ, đến triều vua Thành Thái ngài thăng chức Thượng thơ bộ Học, Hiệp ta Đại học sĩ.

Dân làng Đại Phong lúc bấy giờ hối tiếc việc không thừa tiếp một công dân anh tài vẻ vang cho làng xóm, nên đã cùng nhau vào Huế xin tạ lỗi và thỉnh cầu được tiếp nhận cụ về làng, được cụ chấp thuận. từ đó, cụ là công dân làng Đại Phong. Cụ đã góp công xây dựng ngôi đình làng Đợi to lớn và ngôi nhà thờ nguy nga hiện nay vẫn còn.

Gái và trai

Cụ Ngô Đình Khả sinh được 2 gái và 6 trai: hai gái là bà cụ Cả Lễ và bà cụ Ấm, 6 trai là cụ nguyên tổng đốc tỉnh Quảng Nam Ngô Đình Khôi, Đức tổng Giám mục Ngô đình Thục, nguyên tổng thống đệ nhứt VNCH Ngô Đình Diệm, nguyên cố vấn Ngô Đình Nhu, nguyên đại sứ VNCH tại Anh quốc Ngô Đình Luyện và nguyên cố vấn cao nguyên trung nguyên Trung phần Ngô Đình Cẩn.

Năm 1936, cụ bà Ngô Đình Khả cùng các con gồm các ông Ngô Đình Khôi, Đức cha Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn (vắng mặt ông Ngô Đình Luyện có lẽ du học ngọai quốc) về làng Đại Phong thăm làng. Trước khi về làng, cụ bà và các con đến Bến Đẻ viếng mộ cọ cố Tam Đại Tổ.

Chạm long mạch

Năm 1938, ông Paul Ngọc, một nhà kinh doanh khai khẩn đất hoang nguyên quán Đồng Hới được phép khai khẩn đồn điền Ba Canh (tả ngạn sông Kiến Giang song song với vùng núi Bến Đẻ, Bến Trấm), ông này vô tình cho đào một con mương dẫn nước vào đồn điền để canh tác đã chạm phải long mạch của ngôi mộ thiên táng của nhà họ Ngô Đình kể trên và tai nạn đã đưa đến nho nhà họ Ngô là:

- Thượng thơ bộ Lại của triều đình Huế Ngô Đình Diệm bị hòang đế Bảo Đại cất chức thượng thơ thu hồi tất cả phẩm trật và huy chương vì đã chống đối lệnh hòang đế.

- Tổng đốc Quảng Nam Ngô Đình Khôi phải bị rắc rối một thời gian vì đã chống đối gây sự bất hòa với viên phó tòan quyền Đông Pháp Nouailletas.

Năm 1944, ông Paul Ngọc được chuyên viên canh nông Nhật bổn yểm trợ khuếch trương đào các con kinh dẩn thủy trong đồn điền Ba Canh của ông, vô tình đã chạm vào long mạch của ngôi mộ kể trên, nên lại một lần nữa gây đại nạn cho nhà họ Ngô là:

- Ông Ngô Đình Khôi và con trai đầu lòng là Ngô Đình Huân bị chính quyền VM bắt và thủ tiêu sau cuộc cách mạng mùa thu 1945.

- Ông Ngô Đình Diệm cũng bị chính quyền VM bắt giam nhưng đã trốn thóat bôn đào ra ngọai quốc.

Hàn lại long mạch

Nhưng nhờ thời gian Đồng minh đánh Nhật và VN chống Pháp, mọi công tác tại đồn điền này đều phải đình chỉ, các kinh đào dẫn thủy nhờ thời gian qua đã lấp lại hết. Long mạch đã được hàn gắn lại nên vận số nhà họ Ngô lại phục hưng bột phát hơn trước:

- Tháng 7-1954, ông Ngô Đình Diệm về nước chấp chánh rồi trở thành vị tổng thống sáng lập nền đệ nhất cộng hòa VN.

- Cùng lúc, bào đệ là ông Ngô Đình Nhu nắm giữ chức cố vấn nòng cốt của chế độ, ông Ngô Đình Luyện giữ chức đại sứ VNCH tại Anh Quốc, ông Ngô Đình Cẩn trở nên vị lãnh chúa của miền Trung. Còn Đức Cha Ngô Đình Thục lên chức Tổng Giám Mục và có thể sẽ là vị Hồng Y đầu tiên của Công Giáo tại VNCH.

Lại chạm Long Mạch

Nhưng vào khỏang năm 1960-1962, chế độ miền Bắc bắt đầu đặt nặng công cuộc yểm trợ tận lực cho Mặt trận Giải Phóng miền Nam được Trung Cộng viện trợ xây đắp xa lộ từ Bắc vào Đồng Hới qua Hậu Hùng, Mỹ Đức đến vùng đồn diền Ba Canh tiến sát vĩ tuyến 17 và vùng Ba Canh trở thành căn cứ sản xuất và bổ túc vủ khí để chuyển vào Nam. Họ đào những đường hầm sâu để đặt cơ xưởng dưới lòng đất hầu tránh oanh kích đã làm đứt hẳn long mạch của ngôi mộ thiên táng nhà họ Ngô tại Bến Đẻ. Sự kiện này đưa đến đại nạn cho tòan thể gia đình họ Ngô Đình vào mùa đông năm 1963 như chúng ta đã rõ.Âu cũng là do thiên định cho sự kết phát của ngôi mộ kể trên phải chịu trong giai đọan đại biến này thôi. Rồi nếu hồng phúc của nhà họ Ngô Đình trời còn dành cho phần trường cửu hơn, thì biết đâu sau này lại có những sự kiện đưa đến hàn gắn lại long mạch để lớp hậu duệ nhà họ Ngô Đình tái phục hưng vĩ đại hơn nữa.

Về phương diện phong thủy, phải chăng ngôi mộ kể trên đã chung tú bới non sông hùng vĩ của huyện Lệ Thủy từ phía Nam có 3 hòn núi An Mã dẫn về Bến Trấm, Bến Đẻ và phía Tây có núi Đầu Mâu chung khí về biển Hạc Hải ờ phía Đông Bắc trải long mạch dựa theo sông Kiến Giang ngược lên Tróc Vực quy tụ vào ngôi mộ này kết phát đến tột đỉnh, Đế, Bá, Công, Hầu chăng ?

Kẻ viết giai thọai này chỉ là kẻ hậu sinh, nhờ được sinh sống ở quê hương từ thuở thiếu thời, được các bậc tiền bối truyền thọai lại mà thôi. Nay xin viết lại để mong chư hải nội tiền bối nhất là liệt quý vị cao niên đồng hương hiện ờ Miền Nam phủ chính lại cho, hầu xây dựng đích thực một sử liệu không những chỉ ở lãnh vực địa lý mà cả cho danh nhân chí của Việt Nam nữa ./.

Nguồn: Tạp chí Khoa Học Huyền Bí

Friday, December 27, 2013

Bún suông chay – Diệu Sương

bunsuong 016

Hôm nay DS bắt chước nấu món bún suông chay, thật ra là mì Hàn Quốc suông chay thì đúng hơn. Nhà có gì làm nấy nên cũng hơi dã chiến Smile.

Nguyên liệu:

Suông chay:

  • 1/4 miếng đậu hũ cứng
  • 1 muỗng canh bột mì căn
  • 1 muỗng cà phê ớt
  • 1/4 muỗng muối
  • 1/4 muỗng đường
  • 1 tí tiêu
  • 1/2 lá rong biển, xé nhỏ
  • dầu ăn để chiên

bunsuong 007

Nước lèo:

  • 1/2 củ cải rốt, bào cọng
  • 1/8 củ sắn, bào cọng
  • 1 nắm tay nấm bào ngư xé nhỏ
  • 1/2 muỗng cà phê gừng bằm
  • Dầu, đường, nước tương, muối, tiêu

Cách làm

1. Cho nguyện liệu suông chay vào cối, quết nhuyễn cho dai

bunsuong 006

2. Cho vào bao ni lông có cắt góc nhọn

bunsuong 009

3. Nặn vào dầu sôi chiên vàng

bunsuong 011

4. Vớt ra dĩa

5. Luộc mì

6. Nấu nước lèo.

7. Cho vào bún, cải cúc, suông chay vào tô. Chan nước lèo. Ăn với chanh, ớt và tiêu.

bunsuong 015

Chúc các bạn làm món bún suông chay thật ngon.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Diệu Sương

PHONG THỦY VÙNG ĐẤT THANH HÓA


Phong thủy vùng đất Thanh Hóa


Câu thành ngữ: “Vua xứ Thanh, thần xứ Nghệ”. Vùng Ái Châu, tức Thanh Hóa được xem là nơi phát tích của hầu hết các dòng họ vua, chúa Việt xưa. Vì sao vậy?Khi tính từ khi nước Nam ta có Nhà nước đầu tiên cho đến khi kết thúc triều đại phong kiến cuối cùng là nhà Nguyễn, thì điểm lại hầu hết các dòng họ vua, chúa đa phần đều phát tích từ đất Thanh Hóa (Ái Châu) mà ra.

Đây được xem là vùng đất có nhiều dòng vua, chúa nhất nước. Hình thế đắc địa như một vương quốc riêng như vậy, cũng từ đó mà hình thành nên tính cách, phong tục của người dân nơi đây được An Nam chí lược của Lê Tắc trong phần Phong tục khen là: “Người sinh ra ở Giao Châu và Ái Châu thì rộng rãi, có mưu trí”. Còn trong Đại Nam nhất thống chí thì bình rằng: “Sĩ tử thích văn học, giữ khí tiết, nông dân chăm cày cấy, thợ thì có người đẽo đá là sở trường hơn cả, ít người buôn bán”. Chính từ địa lợi, nhân hòa ấy, góp phần cho vùng đất Ái châu trở thành nơi thiên thời cho việc xưng vương, dựng nước.

Cũng vì là đất đế vương, cho nên không phải ngẫu nhiên mà nhà Trần đã từng phải cho người đục núi, lấp sông ở nơi đây để trấn yểm các huyệt mạch đế vương. Điều này được chứng thực bởi Việt sử địa dư của Phan Đình Phùng, nguyên văn như sau: “Trần Thái Tông niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình năm thứ 17 (1248), sai người giỏi về phong thủy đi trấn áp vượng khí trong khắp núi sông, như núi Chiêu Bạc, sông Bà, sông Lễ ở Thanh Hóa, đều đào và đục đi. Lấp các khe kênh, mở đường ngang lối dọc không kể xiết”. Núi Chiêu Bạc chính là núi Chiếu Sơn thuộc huyện Nga Sơn. Sông Bà thuộc địa giới huyện Đông Sơn, còn sông Lễ chính là sông Mã. Nhưng việc làm ấy cũng chỉ như muối bỏ biển, bởi ngay sau nhà Trần thì nhà Hồ đã phát ra từ xứ Thanh rồi. Thế nên lời của sử thần Ngô Sĩ Liên quả chẳng sai chút nào: “Từ khi có trời đất này, thì đã có núi sông này, mà khí trời chuyển vận, thánh nhân ra đời, đều có số cả. Khí trời từ Bắc chuyển xuống Nam, hết Nam rồi lại quay về Bắc. Thánh nhân trăm năm mới sinh, đủ số lại trở lại từ đầu. Thời vận có lúc chậm lúc chóng, có khi thưa khi mau mà không đều, đại lược là thế, có can gì đến núi sông? Nếu bảo núi sông có thể lấy pháp thuật mà trấn áp, thì khí trời chuyển vận, thánh nhân ra đời có pháp thuật gì trấn áp được không? Ví như Tần Thủy Hoàng biết là phương Đông Nam có vượng khí thiên tử, đã mấy lần xuống phương ấy để trấn áp, mà rút cuộc Hán Cao vẫn nổi dậy, có trấn áp được đâu”.

Liên tiếp các triều đại vua, chúa phát tích từ đất Ái Châu mà ra, nên trong dân gian đời xưa có câu ngạn ngữ truyền đời: “Vua xứ Thanh, thần xứ Nghệ”, ý nói Thanh Hóa là nơi phát tích của các triều đại đế vương. Còn xứ Nghệ An là nơi có các tôi thần giỏi giang giúp vua trị nước. Theo thống kê của tác giả, kể từ khi nước ta có vua thời Văn Lang cho đến khi kết thúc chế độ phong kiến cuối cùng là nhà Nguyễn vào năm 1945 với vua Bảo Đại, thì Thanh Hóa chính là nơi khởi nguồn của nhiều dòng vua, chúa nhất nước. Vậy nên, nói Thanh Hóa là vùng đất địa linh, nhân kiệt từ ngàn xưa đến nay quả chẳng ngoa chút nào.

Đất của vua

Năm Mậu Thìn (248), Lệ Hải bà vương Triệu Thị Trinh đánh quân Ngô tại núi Nưa, Triệu Sơn, Thanh Hóa làm quân giặc khiếp đảm tôn phục với câu cửa miệng “Hoành qua đương hổ dị. Đối diện bà Vương nan” (Múa giáo chống hổ dễ. Đối mặt vua bà khó). Dù chưa lập triều nghi, nhưng ngay quân Ngô đã tôn xưng người con gái của chiến tuyến bên kia làm vua rồi.

Tháng 12 năm Tân Mão (931), Dương Đình Nghệ quê làng Giàng, nay thuộc xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã đánh đuổi quan đô hộ Lý Khắc Chính, Lý Tiến của nhà Đường, chiếm thành Đại La, tự xưng làm Tiết Độ sứ, nhưng thực ra đã là một “vua không ngai” khi tiếp nối được nền độc lập, tự chủ do dòng họ Khúc dựng nên từ năm Ất Sửu (905).

Tháng 7 năm Canh Thìn (980), Thái hậu Dương Vân Nga khoác áo mời Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi để thống nhất lòng dân chống quân xâm lược Tống, từ đó mở ra nhà Tiền Lê (980 - 1009). Lê Hoàn, tức vua Lê Đại Hành vốn quê xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa. Nhà Tiền Lê trải ba đời gồm Lê Đại Hành (980 - 1005), Lê Trung Tông (1005), Lê Ngọa Triều (1005 - 1009).

520 năm sau, cũng năm Canh Thìn (1400), ngoại thích Hồ Quý Ly thoán đoạt ngôi vị nhà Trần lập nhà Hồ với tên nước là Đại Ngu, kinh đô ở thành Tây Giai, tức Tây Đô của Thanh Hóa. Tổ tiên ông vốn ở Chiết Giang, Trung Quốc, sau di cư sang sống ở Diễn Châu, Nghệ An rồi chuyển ra hương Đại Lại, Thanh Hóa lập nghiệp. Nhà Hồ truyền qua hai đời vua trong 7 năm (1400 - 1407).

Thời gian 1428 – 1789 là thời kỳ tồn tại của nhà Hậu Lê gồm giai đoạn Lê sơ (1428 - 1527) và Lê Trung hưng (1533 - 1789). Người sáng nghiệp nhà Hậu Lê là Lê Thái Tổ (Lê Lợi) sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh (1416 - 1428). Ông quê ở xã Xuân Lam, Thọ Xuân, Thanh Hóa. Giai đoạn Lê sơ trải qua 10 vị vua từ Lê Thái Tổ đến Lê Cung Hoàng, được xem là thời thịnh trị của chế độ phong kiến Đại Việt với đỉnh cao là đời vua Lê Thánh Tông trị vì (1460 - 1497). Giai đoạn Lê Trung hưng đánh dấu sự phục hồi của nhà Lê sau khi bị Mạc Đăng Dung cướp ngôi với vị vua đầu tiên Lê Trang Tông (1533 - 1548), và kết thúc với vua thứ 16 Lê Chiêu Thống (1786 - 1789).

Triều đại cuối cùng của Việt Nam là nhà Nguyễn (1802 - 1945) do Nguyễn Ánh Gia Long hưng khởi, tổ tiên của ông là chúa Nguyễn Hoàng vốn bản quán ở Gia Miêu ngoại trang thuộc huyện Tống Sơn (xã Hà Long, huyện Hà Trung nay), đất Thanh Hóa. Nhà Nguyễn truyền được 13 đời vua, bắt đầu từ vua Gia Long (1802 - 1820) cho đến vua Bảo Đại (1926 - 1945).

“Nhà” của chúa

Trong lịch sử nước Nam ta, ghi nhận chính thức có hai dòng chúa là chúa Trịnh và chúa Nguyễn. Cả hai dòng chúa đều phát tích từ xứ Thanh.

Chúa Trịnh thời vua Lê – chúa Trịnh thế kỷ XVI  - XVIII do Trịnh Kiểm lập nên. Ông vốn xuất thân nghèo nàn từ làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Tuy tiếng là phò giúp nhà Lê, nhưng quyền lực thực tế của các chúa Trịnh lại át cả vua Lê, có cung vua thì có phủ chúa. Vua Lê có Lục Bộ thì chúa Trịnh có Lục phiên. Vua Lê dạo Trung hưng chỉ có hư vị mà thôi. Thế nên dân gian mới có câu: “Phi đế phi bá, quyền nghiêng thiên hạ” để chỉ thế lực của chúa Trịnh. Dòng dõi chúa Trịnh bắt đầu từ chúa Trịnh Kiểm (1545 - 1570) cho đến thời chúa Trịnh Bồng (1786 - 1787) bị Bắc Bình vương Nguyễn Huệ dẹp thì dứt hẳn.

Chín đời chúa Nguyễn được lập nên sau thời chúa Trịnh. Vào năm Mậu Ngọ (1558), Nguyễn Hoàng nghe theo lời Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm khuyên “Hoành Sơn nhất đại, khả dĩ dung thân” đã vào trấn trị đất Thuận Hóa. Chúa Tiên Nguyễn Hoàng chính là con trai thứ của An Thành hầu Nguyễn Kim người Gia Miêu ngoại trang được nói tới ở trên. Dòng dõi chúa Nguyễn trải qua 9 đời từ Nguyễn Hoàng (1558 - 1613) cho tới Nguyễn Phúc Thuần (1765 - 1777), có công lập nên và khai phá đất Đàng Trong, mở rộng dần về phía Nam đất nước cho tới tận Mũi Đất, Cà Mau.

Không chỉ là nơi phát vua, phát chúa, Ái Châu – Thanh Hóa còn nhiều lần đóng vai trò trung tâm của đất nước khi từng giữ vị trí là đất Thần Kinh. Cụ thể là Tây Đô thời Hồ với thành An Tôn, hay Tây Giai (1400 - 1407).

Khi vua Lê Trang Tông phục quốc bên Ai Lao năm Quý Tỵ (1533), đến năm Quý Mão (1543) cũng chọn xứ Thanh để đóng làm nơi phát binh Bắc tiến đánh Thăng Long diệt Mạc. Năm Bính Ngọ (1546) thì lập điện để ở tại sách Vạn Lại, nay thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa tạo nên Nam triều để phân biệt với Bắc triều của nhà Mạc ở Thăng Long.

Ngày nay, Thanh Hóa là một trong 63 tỉnh, thành phố của đất nước, được xếp theo vị trí địa lý là tỉnh mở đầu vùng Bắc Trung Bộ.

Nguồn: kienthuc.net.vn

 

 

Thursday, December 26, 2013

Bún suông chay – Chân Nguyệt

BunSuong

Vật liệu:

Chả suông:

  • 250 gram đậu hủ tươi
  • 5 muỗng bột gluten
  • Muối tiêu
  • Bột ớt paprika đỏ không cay
  • Bột nêm rau cải

Nước súp:

  • 10 trái cà chua loại nhỏ
  • Nấm, cắt lát
  • Cà-rốt, cắt sợi
  • Ớt Đà Lạt, cắt sợi
  • Một nắm tay đậu que
  • Mướp, cắt lát
  • ¼ bông cải, tỉa nhỏ
  • Vài nhánh cần tây, cắt lát
  • 10 viên đậu hủ chiên
  • Bột nêm rau cải
  • Bột ớt paprika hoặc hột điều

Thực hiện:

Chả suông:

  1. Cho đậu hủ và các vật liệu làm chả suông vào máy xay nhuyễn, cho vào túi đánh bông. Chờ chảo dầu nóng thì vo đậu hủ thành miếng dài khoảng 5 phân, dùng dao cắt ngang chiên vàng.

Nước súp:

  1. Cho vài muỗng dầu ăn vào chảo, chờ vừa nóng thì cho bột ớt paprika vào cho ra màu đỏ.
  2. Cho cà chua vào, xào sơ. Cho nấm, cà-rốt cắt sợi, ớt Đà Lạt cắt sợi, mướp, bông cải, rau cần, đậu que, đậu hủ chiên vào nấu vừa chín thì cho chả suông vào. Thêm bột nêm vào, nêm lại cho vừa ăn.

Ghi chú: Món này ăn với bún, giá sống, rau quế, rau cần tây.

http://anchaythoidaimoi.blogspot.com/2010/05/bun-suong-chay.html

Wednesday, December 25, 2013

TRẺ EM SINH PHẠM GIỜ QUAN SÁT VÀ CÁCH HÓA GIẢI

Trẻ sinh phạm giờ Quan Sát (tù tội) và cách hóa giải

Một trong những giờ sinh rất "xấu" đối với những đứa bé nào khi trào đời mà không bà mẹ ông bố nào muốn. Đó là sinh phạm giờ Quan sát. Hầu hết là các bà mẹ ông bố đều không biết giờ Quan sát là gì, dưới đây chúng tôi xin nêu cụ thể giờ Quan sát và cách hóa giải khi trẻ sinh phạm giờ Quan sát

Trẻ sinh phạm giờ Quan sát thì lớn lên tre ngỗ ngịch, thông minh, bất trị, đặc biệt là dễ phạm vào con đường lao lý và tù tội. Lớn lên sẽ mắc các chứng bệnh về gan.

Cách nhận biết trẻ sinh vào Giờ Quan sát:

1. Tháng 1 sinh vào giờ Tị  (9 - 11h)
2. Tháng 2 sinh vào giờ Thìn (7 - 9h)
3. Tháng 3 sinh vào giờ Mão  (5 - 7h)
4. Tháng 4 sinh vào giờ Dần (3 - 5h)
5. Tháng 5 sinh vào giờ Sửu (1- 3h)
6. Tháng 6 sinh vào giờ Tí (23 - 1h)
7. Tháng 7 sinh vào giờ Hợi (21 - 23h)
8. Tháng 8 sinh vào giờ Tuất (19 - 21h)
9. Tháng 9 sinh vào giờ Dậu (17 - 19h)
10. Tháng 10 sinh vào giờ Thân (15 - 17h)
11. Tháng 11 sinh vào giờ Mùi (13 - 15h)
12. Tháng 12 sinh vào giờ Ngọ (11 - 13h)

Cách hóa giải:

Sau khi bé được 1 tuổi thì bán khoán lên chùa, hay đền 13 tuổi  xin đón về thì sẽ hóa giải được giờ sinh phạm Quan Sát

Thơ Giáng Sinh 2013

Than Chuc Ban Tho 2014_ TRAM VAN

Ba Mươi Lẻ Sáu Mươi Thừa – Lang Tan

Giáp  Ngọ  về  đây  tuyết  phủ  dầy

Nhớ  ngày  viễn  xứ  tựa  mây  bay ...

Ba  mươi  năm  lẻ như  tranh  vẽ

Sáu  chục  tuổi  thừa  tựa  quế  cay

Trời  trắng  tuyết  bay  ta  suy  gẫm

Đất  vàng  gió  cuốn  trẻ  hăng  say

Quê  hương  đất  rạng  nhiều  anh  kiệt

Viễn  xứ  tuyết  đầy  lắm  mỹ  nhân

December  25,  2013

Tuesday, December 24, 2013

Liên khúc Giáng Sinh

Christmas-HQ-wallpapers-christmas-2768066-1600-1000

Kính chúc quý độc giả ATC một mùa Giáng Sinh và một năm mới an vui hạnh phúc.

Ban ATC

Monday, December 23, 2013

Gỏi cuốn rau cải - Kim

Cuon-roi-vua-de-lam-vua-ngon-mieng-1

Nguyên liệu:

- 1 củ cà rốt, 1 củ su su, 10 cây nấm đông cô, 2 xấp bánh tráng để cuốn.

- 2 bìa đậu phụ non, các loại rau như: húng quế, húng thơm, húng lủi, xà lách, nước tương, ớt trái.

Cách chế biến:

- Cà rốt, su su gọt vỏ, rửa sạch. Nấm đông cô ngâm nước nóng cho nở, cắt bỏ cuống.

- Cho cà rốt, su su, nấm đông cô vào luộc vừa chín, vớt ra để nguội rồi thái sợi bằng đầu đũa.

- Đậu phụ chiên vàng bốn mặt, thái sợi vừa ăn.

- Các loại rau nhặt và rửa sạch, để ráo nước. (Mùa đông không có rau nhiều cho nên ở đây chỉ cuốn xà lách và rau mints thôi)

Làm mềm bánh tráng, cho các loại rau lên bên trên, tiếp đến xếp cà rốt, su su, nấm đông cô đã thái sợi lên. Sau cùng là đậu phụ, cuốn tròn lại. Ăn kèm món cuốn nảy là nước tương pha ớt hoặc chén nước mắm ớt tỏi tùy ý bạn.

Món này tuy đơn giản nhưng cũng không kém phần ngon miệng, các bạn hãy làm thử nhé.

Kim

Sunday, December 22, 2013

CẦU THANG MAY MẮN HỢP PHONG THỦY

Thế nào là cầu thang may mắn, hợp phong thủy?
Nhiều người khi thực hành phong thủy thường không chú ý đến cầu thang. Thật ra, cầu thang có tác dụng rất lớn đến cấu trúc của căn nhà và có ý nghĩa trong phong thủy.
Bạn có thể vận dụng một số cách rất đơn giản để phát triển những điểm thuận lợi về mặt phong thủy của cầu thang, nhằm kích thích năng lượng tốt theo đường cầu thang đến tận vùng không gian sống của các thành viên trong gia đình.
Khu vực chân cầu thang và cầu thang phải có ánh sáng chiếu vào, nếu không tận dụng được ánh sáng tự nhiên thì phải có đèn điện . Bởi vì điều này sẽ thu hút (năng lượng tốt) lên cầu thang.
Đồng thời bạn có thể treo tranh, tượng trưng cho điềm lành ở chân cầu thang, như tranh chữ “Phước” chẳng hạn. Nếu cầu thang hẹp, bạn có thể treo một tấm gương lớn để có tác dụng mở rộng cầu thang về mặt hình ảnh trong phong thủy.
Bậc cầu thang phải hoàn toàn kín, liền nhau, không có lỗ hổng giữa các bậc. Điều này bảo đảm rằng ,tài chính gia đình sẽ không bị thất thoát, và cầu thang cũng là đường dẫn khí nuôi cho toàn bộ căn nhà.
Vì vậy, nếu cầu thang nhà bạn có lỗ hổng ở giữa các bậc (cầu thang xương cá...thập kỷ 90.) , hãy dùng ván gỗ, ốp đá bít kín chúng lại. ngoài ra, bạn cũng có thể trải thảm cầu thang,vừa đảm bảo tính thẩm mỹ của căn nhà và vừa có lợi trong phong thủy.
Thu hút năng lượng tốt:
Bạn có thể thực hiện một số cách đơn giản sau để thu hút nhiều năng lượng dương tươi tốt tràn vào nhà:
• Cầu thang phải kín, liền nhau, không có lỗ hổng ở giữa các bậc thang.
• Cầu thang phải có đầy đủ ánh sáng để thu hút khí vượng vào nhà.
• Trưng bày tranh hoặc biểu tượng may mắn ở chân cầu thang.

• Nếu cầu thang hẹp, nên treo tấm gương lớn tại đó để mở rộng cầu thang về hình ảnh.

Hủ tiếu xào chay–Kim Thuận

image

Cách làm:

Bạn cần hủ tiếu tươi, hoặc hủ tiếu khô luộc chín, để ráo nước.
Đậu hủ chiên vàng, thái lát
Cần tây, cà-rốt, nấm loa kèn, ớt chuông đỏ, tất cả rửa sạch, thái lát.
Bắc chảo, xào rau với tí dầu.
Khi rau vừa mềm, cho đậu hủ vào.
Nêm gia vị: hạt nêm chay, nước tương, tiêu.
Cho hủ tiếu vào, đảo nhẹ tay và đều cho đến khi hủ tiếu nóng.
Nêm thêm nước tương nếu cần.
Tắt lửa và dọn ra đĩa, rắc thêm chút tiêu nếu thích. Ăn nóng.

Món hủ tiếu xào chay này thực hiện rất nhanh và đơn giản. Chúc các bạn ngon miệng với món hủ tiếu xào chay này nhé.

Kim Thuận

http://www.vietnamanchay.com/2011/08/bep-chay-thanh-nhe-hu-tieu-xao-chay.html