Thursday, January 22, 2015

VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM - CẦN CÁI NHÌN THỰC TẾ VÀ AM HIỂU

Vấn đề "nhân quyền ở Việt Nam" không phải là vấn đề mới, nhưng cái kết thì vẫn còn ở tương lai và thực chất vấn đề có thể lại không nằm ở chính hai từ "nhân quyền", bởi chúng ta đang thấy ở hiện tại một sự hiểu vô cùng hời hợt đối với vấn đề này. Yêu sách "phóng thích tù nhân chính trị" không thể được thỏa mãn, bởi ở Việt Nam hiện tại không hề có khái niệm "tù nhân chính trị", đó chính là sợ hời hợt sơ đẳng nhất nhưng lại kéo dài dăng dẳng suốt thời gian qua. Chúng ta buộc phải nghi ngờ động cơ của những sức ép từ bên ngoài khi điều đó hoặc không thấu rõ thực tiễn, hoặc bất chấp thực tiễn. Chỉ khi hiểu rõ, hiểu đúng, bám sát sự thật khi đó vấn đề mới được giải quyết, ít nhất là với các bên có thiện chí.



Trước hết, các khái niệm từ nhân quyền đến dân chủ, tự do đều là những khái niệm mở, không có định nghĩa cứng nhắc và càng không có một mô hình nào cứng nhắc. Chúng ta tin rằng nhân quyền, dân chủ và tự do là những giá trị nhân văn và tiến bộ, nhưng chúng ta cũng phải biết rằng với những đặc thù riêng của từng dân tộc, từng quốc gia, các khái niệm sẽ được phát biểu theo những cách khác nhau miễn là vẫn đạt được những giá trị cơ bản và phổ quát. Giống như người Anh đi bên trái, người Việt đi bên phải, nhưng chung quy là vẫn đảm bảo được quyền đi lại tự do của công dân. Vì của những sai khác về lịch sử, văn hóa, chính trị và ý chí hướng đến tương lại của các nước mà hệ thống pháp luật sẽ có những quy định khác nhau, nên rõ ràng không thể lấy mô hình của nước này để áp vào nước khác được, thứ nhất là nó sẽ bị khiên cưỡng gây phản ứng phụ, thứ hai là nó vô tình đi ngược với tình thần của "tự do, dân chủ, nhân quyền" đó là "tôn trọng sự khác biệt".

Thứ đến, chúng ta phải hiểu nhân quyền, dân chủ, tự do là một tiến trình, nghĩa là có sự phát triển từ thấp đến cao, có sự nới mở theo thời gian, vì thế mà không thể đặt yêu cầu theo kiểu ra đề thi đại học cho học sinh lớp năm được. Có một số nước xây dựng nền dân chủ từ rất sớm, chú trọng việc đảm bảo nhân quyền từ rất sớm nên rõ ràng họ có được những thành tựu nhất định và đi trước các nước khác. Nhưng không thể vì mình có được thành tựu mà thúc ép các nước khác phải đạt đến trình độ của mình ngay lập tức trong khi họ không có được một quá trình xây dựng tương xứng. Bởi liên hệ biện chứng với việc nới mở nhân quyền là những "trình độ lập pháp", "trình độ quản lý", "trình độ dân trí", "trình độ phát triển kinh tế" ... và mọi thứ đều cần thời gian. Do vậy, khi nhìn nhận phải nhìn được cả quá trình và sự tiến bộ, nếu chỉ nhìn với một bức tranh bất động tại một thời điểm thì rõ ràng đó là cái nhìn phi khoa học trong vấn đề nhân quyền. 




Sau cùng, là hiện tượng hay là bản chất? Là vụ việc hay là hệ thống? Câu trả lời phải được làm rõ, khi đó không chỉ có cái nhìn đúng đắn mà còn có được giải pháp vừa ý. Ngược lại, thông qua một số hiện tượng và vụ việc mà vội vàng quy kết về mặt bản chất hay có hệ thống thì sẽ có cái nhìn lệch lạc, và không bao giờ có được tiếng nói chung. Ví dụ như với các vụ việc liên quan đến tôn giáo như vụ giáo xứ Thái Hà hay Nghi Lộc mà quy kết Việt Nam không có tự do tôn giáo, thạm chí kết tội là "đàn áp tôn giáo" thì quả thực vô cùng sai lầm. Chính vì vậy, để trả lời hiện tượng hay bản chất, phải bám sát thực tiễn, tôn trọng sự thật và gạt bỏ định kiến nếu không một sự tương tác để thay đổi sẽ không bao giờ diễn ra và mãi mãi các bên sẽ ở trong tình trạng ông chẳng bà chuộc. 

Thống nhất ba điểm như trên, chúng quay lại vấn đề "nhân quyền ở Việt Nam", đầu tiên, một sự thật lịch sử cần công nhận rằng tiến trình nới mở nhân quyền tại Việt Nam được bắt đầu từ ngày 2/9/1945 khi bản tuyên ngôn độc lập được chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trên quảng trường Ba Đình. Đó là khoảnh khắc người Việt chính thức xóa bỏ gông xiềng kiếp nô lệ để sống cuộc đời tự do có “quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Những quyền ấy, được ghi nhận, công nhận và bảo hộ bởi hiến pháp và pháp luật, xuyên suốt từ đó đến nay, các quyền cơ bản và bình đẳng của công dân luôn được đảm bảo và ngày càng nới mở, lãnh đạo tiến trình ấy không ai khác chính là Đảng Công Sản Việt Nam. Do đó, tố cáo Đảng Cộng Sản Việt Nam không tôn trọng nhân quyền là hết sức ngược đời, ngược sự thật, bởi nếu không có Cách Mạng Tháng Tám, thì chuỗi ngày nô lệ của người Việt còn kéo dài, đến cả quyền sống cũng không được đảm bảo, cách mạng giải phóng dân tộc vô hình chung cũng chính là một cuộc đấu tranh nhân quyền vậy. 

Trong suốt gần 70 năm qua, dù đất nước liên tục phải đối mặt với những vấn đề lớn mà để vượt qua bắt buộc phải dồn mọi nguồn lực, từ kháng chiến chống Thực Dân Pháp, kháng chiến chống đế quốc Mỹ, chống bành trước Bắc Kinh ở biên giới phía Bắc, chống diệt chủng Ponpot ở biên giới Tây Nam, rồi lệnh cấm vận kinh tế … nhưng các lĩnh vực lập pháp, tư pháp và hành pháp đều có những thành tựu vượt bậc. Ví dụ cụ thể trong lĩnh vực tôn giáo, ngay từ khi nhà nước còn non trẻ Hồ Chủ Tịch đã rất quan tâm đến vấn đề tôn giáo, các sắc lệnh về tự do tôn giáo được ban hành và thực thi, hiện nay trên cả nước có 13 tôn giáo với 36 tổ chức tôn giáo và 1 pháp môn tu hành được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động với gần 24 triệu tín đồ (chiếm khoảng 27% dân số cả nước), 83.000 chức sắc, 250.000 chức việc, 46 cơ sở đào tạo chức sắc tôn giáo, 25.000 cơ sở thờ tự, trong đó Phật giáo có khoảng 11 triệu tín đồ, Công giáo gần 7 triệu tín đồ, Cao đài khoảng 2,4 triệu tín đồ, Tin lành hơn 1 triệu tín đồ, … Như vậy nói Việt Nam không có tự do tôn giáo là không bám sát và tôn trọng sự thật.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, có những điều chưa thể hiện đúng trình độ phát triển hiện tại của Việt Nam, có những quyền mang tính cơ bản phổ quát được hiến định như biểu tình chẳng hạn chưa được luật định một cách cụ thể, một số khác được luật định những lại chưa được thực thi đúng mức. Và điển hình ví dụ lại cũng chính trong lĩnh vực tôn giáo, quyền tự do tôn giáo được đảm bảo nhưng việc quản lý các biểu hiện tôn giáo thì đang thả lỏng quá mức, việc này gây ảnh hưởng đến các quyền, lợi ích của người khác, một câu hỏi chưa từng được đặt ra là vấn đề “tự do tôn giáo trong lòng tôn giáo”, pháp luật tôn trọng quyền theo hay không theo tôn giáo của công dân, nhưng công dân này đã tôn trọng quyền theo hay không theo tôn giáo của công dân khác chưa? Tôn giáo đã tôn trọng quyền theo hay không theo tôn giáo của người khác chưa? Có một số tôn giáo, mặc định con của tín đồ phải theo tôn giáo đó, hoặc một số tôn giáo khác bắt người không theo tôn giáo đó phải theo khi kết hôn với tín dồ của tôn giáo đó … những điều đó rõ ràng ảnh hưởng không chỉ đến tự do tôn giáo mà còn là tự do hôn nhân của người khác nhưng chưa được pháp luật điều chỉnh. Nhìn nhận vào trực diện vấn đề, bám sát thực tế, để thấy được ưu khuyết, thành tựu và hạn chế, có như vậy mới bốc đúng toa kê đúng thuốc. Chúng ta không nói những lời sáo rỗng vượt quá thực tế rằng “Việt Nam ta hoàn hảo trong vấn đề nhân quyền”, mà phải xác định chúng ta coi trọng vấn đề nhân quyền và chúng ta liên tục nỗ lực để cải thiện. 

Việc có một sức ép từ phía bên ngoài về vấn đề nhân quyền là một điều tốt, nó giúp chúng ta giữu sự tập trung, và đôi khí có được những góp ý tuyệt vời. Nhưng một thực tế, những sức ép như thế và Việt Nam nhận được lại không hề có tác động tích cực nào, hầu hết họ không xem ĐCSVN là đối tác mà lại đối tượng chỉ trích, bởi họ không ý thức rằng lãnh đạo tiến trình nới mở nhân quyền ở Việt Nam chính là ĐCS, họ cũng thể hiện sự “quan liêu, tài tử” khi không hề chứng tỏ được sự am hiểu về Việt Nam về thực tế ở Việt Nam trong các bản “yêu sách” gửi tới. Để làm vì dụ cho sự hời hợt đó có thể lấy trong bài “HRW thúc Úc ép VN cải thiện nhân quyền” đăng trên BBC tiếng Việt ngày 26 tháng 7 vừa qua có đoạn “Thông cáo ra ngày 24/07 của HRW kêu gọi Australia gây sức ép Hà Nội để thực hiện điều họ gọi là 'những bước cải thiện cụ thể bao gồm các hành động như khẩn trương phóng thích toàn bộ tù nhân chính trị và chấm dứt hạn chế các quyền tự do ngôn luận, nhóm họp, lập hội và tự do tôn giáo.’’.

Thiết nghĩ, trong nhân quyền, quyền sống là đầu tiên và quan trọng nhất, nó phải là giá trị phổ quát đầu tiên được đảm bảo, thế nhưng mỗi ngày trôi qua, thế giới đang chứng kiến những điều thảm khốc mà ở đó mạng người là thứ “rẻ mạt” nhất. Cụ thể, dải Gaza đang chứng kiến từng ngày những người dân vô tội bị lấy đi mạng sống mà không một lý do, có người thâm chí bị nã đạn khi đi tìm thi thể của người thân, trẻ em và người già không phải là đối tượng bị loại trừ. Sau khi quân đội các nước vào Iraq, vì những lý do không có thật, hai năm thì đã có tới 25000 thường dân bị giết hại, và con số đó đã tăng lên nhiều lần cho đến hôm nay chưa có dấu hiệu dừng lại. Afganishtan, Syria, Lybia … mang số phận tương tự. 

Đó mới chỉ nói về quyền sống, thế giới này nhiều vấn đề hơn như vậy nữa, câu hỏi đặt ra là vai trò của HRW và những nước lớn (tự cho mình là tấm gương về nhân quyền) là gì trong những vụ việc như vậy, tại sao thay vì quan tâm đến những điểm nóng – có thật thì họ lại có “yêu sách thúc ép” với Việt Nam và một số nước khác những điều mà không dựa trên sự thật và sự am hiểu sâu sắc? Thứ nhất ở Việt Nam không có khái niệm “tù nhân chính trị”, chỉ có những tội phạm vi phạm pháp luật Việt Nam, việc Tòa án Việt Nam tuyên án và thi hành chế tài theo luật định đối với những công dân vi phạm pháp luật là câu chuyện nội bộ của Việt Nam, việc ngang ngược đòi phóng thích chính là can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, điều này đi ngược với tình thần của hiến chương Liên Hợp Quốc. Thứ hai, ở Việt Nam, quyền tự do ngôn luận được hiến định và luật định, không ai bị hạn chế quyền này, dĩ nhiên loại trừ trường hợp các phát ngôn gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích chính đáng của nhà nước, tập thể, cá nhân khác, không thể gọi việc bảo về quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể là “hạn chế quyền tự do ngôn luận được”. Thứ ba, như đã nói ở trên, tự do tôn giáo không phải vấn đề của Việt Nam, ngược lại nó cần được nêu lên như một thành tựu mà không nhiều nước có được, thậm chí như đã phân tích, tự do tôn giáo ở Việt Nam đang có dấu hiệu rơi vào “tự do quá trớn” mà có lẽ tương lai gần pháp luật nên điều chỉnh. 

Đặng Tiến

No comments:

Post a Comment