Tuesday, November 18, 2014

HIỂU HƠN VỀ TỰ DO NGÔN LUẬN

Thời gian gần đây, dư luận cả nước đã xôn xao khi những kẻ sử dụng mạng xã hội cũng như những hình thức thông tin liên lạc khác để xuyên tạc, mị dân cũng như chống phá Chính quyền nhân dân. Có nhiều luận điệu lên tiếng “che chở” cho những hành động đó là quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng…và lên án gây gắt điều 258 của Bộ luật hình sự , thậm chí đòi Nhà Nước ta xóa bỏ điều 88 Bộ luật hình sự. Điều đó khiến chúng ta tự hỏi không biết những kẻ đó không thực sự hiểu về điều 258 Bộ luật hình sự hay bản thân họ hiểu nhưng vẫn “mắt nhắm mắt mở” mà phủ nhận tính hợp lý của điều luật này?


Điều 258 Bộ luật hình sự của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được ban hành năm 1999 và được sửa đổi, bổ sung vào năm 2009 đã quy định những hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Nếu phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Điều luật này ban hành nhằm thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân trong khuôn khổ cho phép, tránh những kẻ lợi dụng ý nghĩa của việc “tự do ngôn luận” để thực hiện những ý đồ đen tối, gây ảnh hưởng tới an ninh xã hội.

Việt Nam là quốc gia theo chế độ XHCN, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Thực tế, đất nước ta sau 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ đã đi đến thắng lợi dưới sự lãnh đạo nhất quán của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Nước ta đang ngày một phát triển đi lên dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính Phủ. Thế nhưng, nhiều thế lực thù địch đã vin vào việc Việt Nam chỉ có 1 Đảng lãnh đạo mà xuyên tạc “điêu ngôn” là Việt Nam không có tính dân chủ, là Nhà Nước ta độc quyền, là quyền lợi của nhân dân không được tôn trọng. 

Thời gian gần đây, dư luận xôn xao với việc blogger Trương Duy Nhất trên trang blog “Một góc nhìn khác” đã “vô tư” thể hiện quyền tự do ngôn luận của mình khi lên tiếng chỉ trích chế độ chính trị nước ta; xem xét, bình phẩm về những người lãnh đạo của Chính phủ và thậm chí là lên tiếng buộc các vị lãnh đạo từ chức. Nhiều người có cùng “Một góc nhìn khác’ như y đã cho rằng những việc làm của y là thể hiện quyền tự do ngôn luận của một công dân. Thế nhưng, có ai từng nghĩ xem nếu như nước ta ai cũng có quyền nói những gì mình nghĩ mà không có một luật lệ nào thì sẽ có hậu quả như thế nào? Trong một cộng đồng thì “9 người 10 ý”, ai cũng có quan điểm riêng, ai cũng muốn xã hội phải phát triển theo thế này thế kia thì an ninh xã hội liệu có được ổn định hay không? Liệu vai trò lãnh đạo và định hướng của Đảng và Chính phủ liệu có thực hiện được nữa không?

Bên cạnh đó, internet đang ngày càng trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Nhiều trang mạng xã hội đã nhanh chóng thu hút được sự tham gia của mọi người. Nhiều người cho rằng mạng xã hội là nhật ký của riêng họ và ở đó họ muốn nói bất cứ điều gì họ muốn. Cũng chính vì những suy nghĩ sai lệch như thế mà vào khoảng tháng 3 năm 2013, một nhóm thanh thiếu niên của trang blog “Bộ mặt thật của các hot teen Đà Thành” của một trường THPT tại Đà Nẵng đã bị công an xử phạt từ 10-30 triệu đồng vì tội sử dụng những lời lẽ khiếm nhã để nhục mạ người khác, rồi hang loạt các blogre phải ra vành móng ngựa vì những lời lẽ tuyên truyền sai lệch đi chính sách của Đảng và Nhà nước. Thực tế, việc tự do ngôn luận là quyền của mỗi người. Tuy nhiên sự tự do ấy luôn phải nằm trong khuôn khổ cho phép của pháp luật. Tự do ngôn luận không đồng nghĩa với việc muốn nói sao cũng được và càng không được gây ảnh hưởng tới quyền lợi cũng như danh dự của người khác.

Không phủ nhận rằng từ năm 1992, Việt Nam đã trở thành thành viên của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966”, song điều đó không có nghĩa Việt Nam không có quyền đưa ra những hạn chế luật định về quyền tự do ngôn luận. Không chỉ trong pháp luật Việt Nam mà trong pháp luật của nhiều quốc gia, trong đó có cả những quốc gia phương Tây đã đưa ra những quy định hạn chế quyền tự do ngôn luận, báo chí và tự do internet. Những quy định này tùy thuộc vào tình hình chính trị xã hội và quan điểm của những quốc gia đó. Do đó Điều 258 Bộ luật Hình sự và Điều 88 Bộ luật Hình sự là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với “Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966”.

Đọc kỹ từng chữ trong điều 258 chúng ta có thấy cái nào ngăn cấm tự do ngôn luận không? Chính xác là cấm hại người khác. Nói đơn giản như chúng ta có quyền tự do đi lại, nhưng ra đường phải đi đúng luật , đâu thể tùy tiện tông người khác. Vậy mà các nhà dân chủ đòi bỏ điều này để làm gì và Giả sử điều 258 được bỏ đi như ý nguyện các nhà dân chủ thì chúng ta tha hồ mà vu khống nhau từ chuyện trộm gà bẻ bí cho đến hiếp dâm, lừa đảo …mà chẳng hề sợ Pháp luật sờ gáy. Và ai trong chúng ta cũng được bịa đặt vu cáo nhà nước kiểu như “Công An chặt tay ĐIếu Cày", “chính phủ bán biển Đông cho Tàu", “Nhà nước giết người vô tội ..” …. Nói chung là ai thích nói gì thì nói , nói nhăng nói cuội, ngậm máu phun người xả láng. Vâng, một xã hội lộn xộn, sặc mùi bộ lạc nguyên thủy rừng rú như thế là mơ ước của các nhà dân chủ sao? Thiệt không cách chi mà hiểu được tâm tư của các nhà!!!

Trong bối cảnh chính trị hiện nay, chúng ta không thể xem nhẹ âm mưu, thủ đoạn lợi dụng những quyền tự do ngôn luận, báo chí nhằm làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với chế độ, gây mất ổn định chính trị, từng bước đi đến xóa bỏ chế độ XHCN và Nhà nước của nhân dân ta. Việc hoàn thiện thể chế, mở rộng hơn nữa các quyền tự do dân chủ của nhân dân, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền, tăng cường quyền được thông tin, quyền giám sát, quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội của người dân là một yêu cầu tất yếu, để phát triển mọi mặt của xã hội. Đồng thời nhân dân cùng Chính quyền phải đoàn kết cùng nhau chống lại những âm mưu chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước để đưa Việt Nam chúng ta ngày càng ổn định và bền vững.

Hải Trang

No comments:

Post a Comment