Cách đây khá lâu, tôi có trính bày những lý do tại sao tôi yêu thích XHCN một cách đơn giản nhất dựa trên hiểu biết thực tế về đất nước mà tôi đang sống và hiểu biết căn bản về học thuyết Marx – Lê Nin. Tôi đã từng nhiều lần nói với người thân rằng tôi sẽ còn ủng hộ Đảng Cộng Sản Việt Nam cho tới khi nào đó vẫn là một đảng có tinh thần XHCN và còn theo đuổi mục tiêu xây dựng xã hội XHCN. Một khi Đảng từ bỏ cương lĩnh của mình thì tôi sẽ quay lưng với Đảng mà không cần bất cứ một “thế lực thù địch" nào rủ rê cả. Tất nhiên trong lúc xây dựng XHCN chúng ta sẽ gặp những bất trắc thậm chí biến cố nghiêm trọng nào đó, và tôi cũng đã rất âu lo về con đường chúng ta đã chọn.
Đọc thêm: Chúng ta cần cách mạng gì?
Tôi âu lo vì những hệ lụy không mong muốn chứ không hề dao động quyết tâm xây dựng XHCN của nhân dân ta. Tôi xin trả lời những câu hỏi của những người thực chất không hiểu biết gì về lịch sử, kinh tế chính trị nhưng ưa vặn vẹo, tinh tướng tỏ ra mình hiểu biết.
1. “Các nước phát triển Âu Mỹ kinh tế - khoa học kỹ thuật họ đi trước chúng ta hàng trăm năm mà họ còn không nghĩ đến chuyện xây dựng XHCN thì Việt Nam có cần phải xây dựng XHCN không?”
“Có cần xây dựng XHCN hay không” là vì xã hội XHCN có những ưu điểm của nó vì thế con người mong muốn được sống trong một xã hội như vậy chứ chả liên quan gì chuyện nước A nước B muốn hay không muốn xây dựng XHCN.
Cái suy nghĩ cai gì chưa ai làm, chưa ai nghĩ đến thì ta không nên nghĩ, không nên bàn, không nên làm nghe qua có vẻ đúng nhưng nhân loại sẽ mãi dậm chân tại chỗ nếu ai cũng nghĩ vậy. Lỗ Tấn nói “thế gian làm gì có đường, người ta đi mãi thành đường mà thôi”. Một thời gian dài không ai dám nghĩ đến chuyện thực chất trái đất có đứng yên, mặt trời tinh tú quay quanh trái đất hay không vì kinh thánh đã viết Trái Đất đứng yên. Bruno,Galileo là những người đầu tiên nghĩ những chuyện không ai nghĩ đến, và làm những chuyện chưa ai làm. Ai cũng biết ngày 14-7 là ngày quốc khánh Cộng Hòa Pháp ngày 14-7-1789 nhân dân Pháp phá nguc Baxti, kết thúc chế độ phong kiến. Có ai trong các bạn biết nước Pháp sống dưới chế độ phong kiến bao nhiêu năm không? Và trong hàng ngàn năm đó những người le lói , ấp ủ Cách mạng tư sản có bị cho là “không phù hợp vì chưa ai nghĩ tới?”
Mà ai bảo với các bạn rằng Âu- Mỹ không nghĩ đến XHCN?
Khi nền kinh tế thế giới lâm vào suy thoái nặng nề sau cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ, không ít nhà xã hội học, nhà tư tưởng, trong đó có cả những đại diện của giới tư sản đã trở lại với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, mà thực chất là trở lại với những nguyên lý căn bản trong quản lý kinh tế - xã hội của học thuyết về chủ nghĩa xã hội (Tạp chí cộng sản). Báo The New Yorker (Mỹ) cũng cho rằng, các nhà kinh tế học hiện đại đang “bước theo dấu chân của C.Mác mà họ không biết”. (Tạp chí Đảng CS ). Thực tế cho thấy, chính những quốc gia phản đối Học thuyết Mác - Lê-nin lại có nhiều viện nghiên cứu và nghiên cứu sâu sắc Học thuyết Mác - Lê-nin hơn cả. Công trình “Tư bản luận” của C.Mác luôn thuộc vào hàng sách bán chạy ở các quốc gia này. Họ đã vận dụng chính lý luận Mác - Lê-nin để điều chỉnh, thích nghi và tồn tại."(Hồng Hải)
2. Xây dựng XHCN sao lâu thế, cứ quá độ mãi là thế nào?
Người ta đã vặn vẹo ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng như vậy. Đúng là một công dân có quyền vặn vẹo chính Đảng cầm quyền. Tuy nhiên nếu ép ông Trọng đưa ra một câu trả lời chính xác là việc không thể.
Vì sao?
Chúng ta có thể hình dung đường đến XHCN là một con đường dài, nhiều chặng, nhiều ngã rẽ. Nói là đường cho tiện mồm chứ kỳ thực đã có nước nào đi đến đích và ghi chép lộ trình cụ thể như Colombo tìm đến được Châu Mỹ đâu. Chúng ta tự tìm lộ trình đến với mục tiêu mà chúng ta biết chắc là nó ở đó. Tại sao tôi dùng từ “biết chắc là nó ở đó”? Đơn giản xã hội Tư Bản Chủ nghĩa như xã hội Mỹ không phải là đỉnh cao của văn minh nhân loại. Chúng ta có thể ước lượng thời gian đến đích bằng cách đo đạc khoảng cách đến đích, tính toán vận tốc di chuyển của chúng ta trên các quãng đường sình lầy bùn tuyết, sa mac… sẽ phải đi qua. Tính toán chính xác đến đâu phụ thuộc trình độ quan trắc và cả các phương tiện kỹ thuật. Tuy nhiên vẫn còn một yếu tố ít ai nghĩ đến là các biến cố thời tiết.
Chùng ta quen miệng hay nói “xây dựng XHCN 39 năm” nhưng có đúng là Việt Nam xây dựng XHCN suốt 39 năm kể từ lúc hiệp thương thống nhất đất nước không?
Hai cuộc chiến tranh biên giới, hai cuộc cấm vận của hai cường quốc Mỹ - Trung đã lấy mất bao nhiêu năm phát triển? Hai cuộc chiến tranh Biên giới hao người tốn của đến năm 91 mới thực sự kết thúc có ai nhớ ? Và cả một bước sai lầm của Đảng Cộng Sản khi xây dựng kinh tế tập trung phi thị trường trong 9 năm. Hai cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu gần đây ảnh hưởng không ít đến nước ta. Thế giới ngày càng phẳng, một tiếng hắt xì của tổng thống Iran, Syri cũng làm giá dầu, giá vàng nhảy lambada, rất khó tách rời sự phát triển kinh tế Việt Nam ra khỏi cac biến động của thế giới. Câu trả lời chính xác “khi nào Việt Nam xây dựng thành công xã hội XHCN?” Chỉ có khi Việt Nam là một quốc gia nằm trên mặt trăng hay sao Hỏa.
Ấy cho nên cái câu hỏi “chính xác khi nào xây được xã hội XHCN” là câu hỏi vô cùng ấu trĩ. Sự vận động và phát triển của lịch sử xã hội loài người qua hàng ngàn năm mà chúng ta chỉ bước qua 3 hoặc 4 hình thái xã hội. Chỉ riêng chế độ phong kiến thôi đã xấp xỉ 2000 năm có thừa. Họ nghĩ xây dựng một hình thái xã hội mới như xây một ngôi nhà hay một cây cầu, cùng lắm là vài ba chục năm?
Lịch sử phát triển của loài người không bao giờ đi theo một đường thẳng tắp. Ngay từ đầu, Mác - Lê-nin đều dự báo rằng, tiến lên CNXH là xu thế tất yếu của lịch sử loài người nhưng đó là con đường vô cùng khó khăn, phức tạp. Các nhà lý luận tư sản ra sức rêu rao rằng, sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu cũng đồng thời là sự sụp đổ của Học thuyết Mác - Lê-nin. Hình như, họ đã quên mất rằng, chính cuộc cách mạng tư sản trước khi có được thành công, cũng đã trải qua hàng trăm năm đấu tranh khắc nghiệt chống lại giai cấp phong kiến. Nếu tính từ cách mạng tư sản Hà Lan đầu thế kỷ XVI tới khi cách mạng tư sản Anh hoàn thành (1680) là gần 200 năm. Còn nhà nước tư sản Mỹ độc lập (1776) và nhà nước tư sản Pháp ra đời (1789) mất trên dưới 300 năm. Nước Anh, nơi khởi phát cách mạng tư sản, với sức mạnh khổng lồ của giai cấp tư sản đã từng tự hào “mặt trời không bao giờ lặn trên đế quốc Anh” nhưng đến nay về mặt cấu trúc nhà nước vẫn là nền quân chủ lập hiến. Nếu như cuộc đấu tranh chống lại giai cấp phong kiến của giai cấp tư sản lâu dài, phức tạp như vậy thì con đường tiến lên CNXH của nhân loại phải trải qua những khúc quanh của lịch sử cũng là một điều tất yếu.”(Hồng Hải)
Là một công dân, đồng thuận với bản Hiến Pháp vừa được tu chính, tôi ủy nhiệm cho Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo đất nước với nhiệm vụ xây dựng Xã hội XHCN, tôi có quyền vặn vẹo ông Tổng Bí Thư “chính xác bao nhiêu năm nữa sẽ có XHCN tại Việt Nam” nhưng với hiểu biết của mình tôi sẽ không hỏi ông ấy như thế. Tôi nhìn nhận những gì chúng ta làm được trong thời gian qua, phê phán những tồn tại, tiêu cực của Chính phủ, Đảng lãnh đạo. Và đặt ra các chỉ tiêu cụ thể như nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo, chăm sóc ý tế toàn dân, chống tham nhũng, cải cách hành chính vvv.. chả phải như vậy là thiết thực hơn sao?
Tái khẩu: quá chán ngán với những kẻ xét lại một cách ất ơ nên tôi viết note này để dành dán vào trán họ cho nhanh.
Hoàng Anh
Hoàng Anh
No comments:
Post a Comment