Trong thời gian vừa qua việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam chúng ta đã và đang gây ra những bức xúc cho dư luận quần chúng nhân dân trong nước và quốc tế. Để biện minh cho hành vi xâm phạm chủ quyền của mình và khẳng định lập trường về cái gọi là “chủ quyền” của Trung Quốc ở Biển Đông, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đưa ra các lý lẽ và lập luận tái khẳng định chủ quyền của mình trên Biển Đông là “hợp lý” và thái độ của Trung Quốc trong giải quyết vấn đề Biển Đông là tôn trọng hòa bình và pháp luật quốc tế. Nhưng thực tế đã chứng minh hoàn toàn ngược lại, những gì mà giới lãnh đạo Trung Quốc thể hiện không những không thuyết phục được dư luận thế giới mà còn phản ánh rõ được bản chất lịch sử của Trung Quốc là một quốc gia hiếu chiến, bành trướng.
Trong một buổi mít tinh kỷ niệm 60 năm của hiệp hội Hữu nghị nhân dân Trung Quốc hôm 15/5 tại Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình tuyên bố: "Không có gen xâm lược trong máu người Trung Quốc" và khẳng định "Trung Quốc chắc chắn sẽ theo đuổi con đường phát triển hòa bình và muốn thúc đẩy hòa bình thế giới với các nước khác”. Tuy nhiên những gì người Trung Quốc đang làm với Việt Nam trên Biển Đông cũng như những phát biểu hiếu chiến, bịa đặt của cấp dưới ông Tập Cận Bình đang ngược lại hoàn toàn với những gì ông nói về cái gọi là "con đường phát triển hòa bình" mà nước ông đang theo đuổi. Và liệu rằng ông ta có dám khẳng định trong suốt chiều dài lịch sử Trung Hoa, sự phát triển của đất nước chưa bao giờ mang tính bành trướng xâm lược, bởi đơn giản khi nhìn lại các tấm bản đồ lịch sử Trung Hoa, sẽ thấy từ thời điểm vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc Tần Thủy Hoàng, biên giới lịch sử của đại lục đã thay đổi rất nhiều. Không thể không suy nghĩ, bằng cách nào mà Trung Quốc có thể mở rộng đến diện tích này nếu không bành trướng và xâm lược? Phải chăng vị lãnh đạo đương nhiệm cao nhất của Trung Quốc đang muốn “phá hủy” toàn bộ lịch sử đất nước và thay vào đấy là một bản lịch sử mới bởi những con người “không có gen xâm lược”. Tôi thì lại nghĩ người Trung Quốc không có gen chứ không phải là không có gen xâm lược và ông Tập Cận Bình đang kế thừa một cách khéo léo cái gen xâm lược, bành trướng của lịch sử Trung Hoa.
Với người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào trong một cuộc gặp với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã khẳng định quan điểm của mình về hai quần đảo Hoàng Sa- Trường Sa qua câu nói với đại ý: “Tôi là người Trung Quốc tôi không nói Nam Sa – Tây Sa là của tôi thì tôi không phải là người Trung Quốc. Cũng như các đồng chí là người Việt Nam mà không nói Hoàng Sa – Trường Sa là của các đồng chí thì các đồng chí không phải là người Việt Nam” và “Tôi không thể bỏ đường 9 đoạn được vì đường 9 đoạn là cái lịch sử để lại, nếu chúng tôi bỏ nó thì người dân Trung Quốc không theo chúng tôi”. Đáp lại câu này Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Các đồng chí nói sai rồi, cái đường đó đâu phải là đường lịch sử để lại. Đường đó là của Tưởng Giới Thạch. Chúng tôi và các đồng chí đều không công nhận Tưởng Giới Thạch vì thế làm sao có thể công nhận sản phẩm của họ! Nếu các đồng chí nói lịch sử thì lẽ ra phải nói đến “Nhị thập tứ sử” hay “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ”. Đến đây, Hồ Cẩm Đào chỉ còn biết im lặng… Không lẽ nhà lãnh đạo tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào chấp nhận xóa bỏ một phần lịch sử Trung Hoa để có thể thể hiện rõ được ý đồ của mình một cách thẳng thắn và cũng là bản chất của lịch sử Trung Quốc- một quốc gia hiếu chiến, tham vọng bành trướng. Điều đó cho thấy Hồ Cẩm Đào là một nhà lãnh đạo kế thừa được chủ nghĩa bành trướng đại hán.
CUROC
No comments:
Post a Comment