"Vì yêu em, anh sẽ bảo vệ em bằng mọi cách", thì có nghe tới rồi, còn "vì yêu em anh sẽ đánh nhau" thì chưa nghe bao giờ.
Dĩ bất biến ứng vạn biến, ấy là tôn chỉ trong mọi quyết định của Bác Hồ ngày trước, những gì là bất biến? Ấy chính là độc lập, thống nhất , toàn vẹn lãnh thổ..., còn vạn biến ấy là hàng trăm ngàn phương cách, cốt sao giữ được độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ ...
Biện pháp quân sự là một trong "vạn biến" nhưng không phải duy nhất và trong mọi hoàn cảnh.
Đó là bạn chuyện ngữ nghĩa vậy cho hiểu sâu một chút, chứ còn nhìn qua cái câu nói của ông Cựu Đại tá VNCH Lê Khắc Lý đã thấy vô cùng ái ngại, kẻ từng bán nước lại đi dạy người khác lòng yêu nước, nghe không khác gì trộm cướp nói chuyện an ninh trật tự khu phố.
Ảnh: "Để chứng tỏ yêu nước thật, Cộng Sản phải chọn biện pháp quân sự", đó là nhận định của một cựu quân nhân VNCH, đang sống tại Cali.
Nhân đây cũng trích lại những điều mà báo Hexun của Trung Quốc lập luận để kết luận "gây gỗ với Việt Nam là sai lầm", và một số nhận định.
1. Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã tuyên bố rằng, chủ quyền của Việt Nam không có chỗ cho sự thỏa hiệp với Trung Quốc. Cho đến nay Trung Quốc là nước có tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp đối với gần như toàn bộ vùng Biển Đông, các nước như Philippines, Brunei, Malaysia, Indonesia tuyên bố chủ quyền đối với một số phần trên Biển Đông, còn Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
==> Sự cứng rắn của lãnh đạo.
2. Trong những thập kỷ gần đây Việt Nam có sự phát triển kinh tế một cách nhanh chóng, điều đó đã cho phép Việt Nam có khả năng mua một số lượng lớn các loại trang thiết bị vũ khí tiên tiến từ Nga và Pháp, liệu Trung Quốc có thể còn coi thường Việt Nam?
==> Có chuẩn bị về mặt quân sự.
3. Trong ba hoặc bốn thập kỷ qua, thông qua việc hợp tác khai thác dầu khí với các nước khác, Việt Nam đã biến tình hình Biển Đông thành một khối vững chắc cùng chung lợi ích – “cộng đồng kinh tế”. Các cường quốc thế giới như Nga, Mỹ, khối các nước châu Âu, Nhật Bản, Australia và thậm chí cả Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore, cùng với Việt Nam đã hình thành nên một cộng đồng cùng chung lợi ích và khi có bất ổn sẽ cũng mất đi lợi ích. Như vậy, Việt Nam đã tạo nên một luật chơi, do đó đối với tình hình Biển Đông, Việt Nam không có gì phải lo sợ cả.
==> Đã lôi kéo các nước vào câu chuyện Biển Đông bằng việc chia sẻ lợi ích.
4. Trên Biển Đông, Việt Nam là nước có sự kiểm soát quần đảo Trường Sa một cách lâu đời và gần như đầy đủ nhất, Việt Nam đã tích cực khẳng định chủ quyền đối với không chỉ quần đảo Hoàng Sa mà ở Trường Sa, Việt Nam đã đề phòng sự tấn công của Trung Quốc và gia cố các hệ thống phòng thủ đảo, nhằm củng cố một cách vững chắc chủ quyền và an ninh quốc gia Việt Nam. Thậm chí trong tương lai Việt Nam sẽ yêu cầu Trung Quốc từ bỏ những tuyên bố của họ tại đây.
==> Có được các bằng chứng đanh thép, cũng như thực hiện chiến lược chiếm dụng hữu hiệu.
5. Trong nhiều năm qua Việt Nam còn nhập khẩu từ Nga và Pháp một số lượng lớn các trang thiết bị vũ khí tiên tiến, như việc đặt mua của Nga sáu tàu ngầm lớp Kilo 636, nhờ Ấn Độ đào tạo các kíp thủy thủ vận hành tàu ngầm. Ngay sau khi có tàu ngầm, Việt Nam có thể hình thành ngay một lực lượng chiến đấu. Đây là một quyết định sáng suốt của các lãnh đạo Việt Nam vì họ đã nhận định được điểm yếu hiện nay của hải quân Trung Quốc là khả năng chống ngầm yếu. Khả năng chẩn đoán chính xác giúp Hà Nội đưa ra được những kế hoạch chiến lược phù hợp.
==> Có cái nhìn xa trong việc thu hồi và bảo vệ biển đảo
6. Việt Nam là một quốc gia có khả năng huy động được một cách triệt để nguồn lực sức mạnh của toàn Đảng, toàn Quân và toàn Dân một khi đất nước có chiến tranh. Hơn nữa Việt Nam là đất nước có một lịch sử hùng tráng trong các cuộc đấu tranh chống xâm lược, gần đây nhất là đánh Pháp, Nhật, Mỹ và Trung Quốc.
==> Khỏi phải bàn.
7. Điều đáng chú ý, trong tranh chấp Biển Đông hiện nay giữa Trung Quốc và Việt Nam, thì Trung Quốc không có được “thiên thời” khi tình hình quốc tế không có lợi cho các hành động của Trung Quốc. Ngoài Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước phương Tây khác phản đối, có một số báo nước ngoài đã cho rằng Nga đang đứng cạnh Việt Nam và điều đó là không thể nhầm lẫn.
Không những thế, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các nước châu Á khác đang chuẩn bị có những phản ứng cứng rắn hơn đối với Trung Quốc, không chỉ Myanmar và ngay cả Campuchia, một đồng minh lâu đời của Trung Quốc, cũng đã lên tiếng thể hiện lập trường phản đối Trung Quốc và hỗ trợ Việt Nam.
==> Tranh thủ được sự ủng hộ của các nước.
Nói chung, chúng ta đang làm tốt các biện pháp hòa bình, mà hiệu quả là thấy rõ, quan trọng vẫn là tập trung vào những điều mình cần và muốn, chứ không phải đi nghe đĩ nói chuyện trinh tiết.
------
Nguồn: ĐT HNNGBPĐ
No comments:
Post a Comment