Lại chuyện con ốc, cái câu "Việt Nam chưa sản xuất được đinh ốc bulong , kim tiêm , lưỡi lam cạo râu và bi ngòi bút " được cho là xuất phát từ các vị tiến sĩ lấy bằng từ những năm thập niên 80 hoặc đầu 90, thời dĩa cơm sườn có khi chưa tới 1000đ.
Sau đó vì cơ sở vật chất thiếu cộng với "cơ chế thị trường" cạnh tranh về giá cả lên ngôi, điều này dẫn đến dần dần triệt tiêu các hướng đầu tư để phát triển kỹ thuật công nghệ, mà thay vào đó là mua về bán lại ăn chênh lệch, hậu quả là nhiều người thấy và chọn mua ốc bulong của TQ thay vì của Việt là vậy, cái tốt là nhiều người thấy vậy cũng biết "tự ái dân tộc " và đầu tư và nghiên cứu công nghệ chế tạo để cho ra những sản phẩm tốt chất lượng, nhưng họ lại đi theo hướng "xuất ngoại" và cạnh tranh về chất lượng (lên trang vàng tìm công ty sản xuất ốc vít nó ra cả tá kết quả, tương tự với bút bi, dao cạo và kim tiêm), nên dân ta đã ít biết nay lại mù luôn.
Còn nói lại các vị tiến sĩ kia, sau 1 thời gian ăn không uống trà , ngồi không không mặt vểnh vểnh, thì họ cũng đã biết nhồi nhét vào đầu những người hậu bối hoặc học trò đi sau, giống như câu chuyện "con voi và sợi dây thừng vậy", 1 người khách du lịch đến thailand xa xôi chơi và thăm luôn vườn xiếc thú trong đó voi là chủ đạo, người khách ấy hết sức ngạc nhiên khi thấy những con voi to lớn , chân to như cái cột đình mà lại bị xích chỉ bằng 1 sợi thừng mảnh cột sơ sài vào chân, không con nào dám giựt đứt mà bỏ chạy, hỏi thì mới biết, mấy con voi ấy từ nhỏ được huấn luyện và bị cột bằng sợi dây nhỏ ấy, chúng có dùng sức để kéo cũng ko đứt, dần dà trong đầu chúng có 1 cái suy nghĩ là sẽ ko kéo đứt được sợi dây ấy mãi mãi, dù giờ chúng to như núi .
Đấy câu chuyện là vậy, nếu so ra thì những vị tiến sĩ già kia như người quảng tượn, móc dây cột cổ những thế hệ tiếp theo về việc "chúng ta không chế được con ốc nữa thì nói gì là máy móc", và những người hậu bối cứ thế như con voi, không thoát ra khỏi suy nghĩ ấy, nhiều người thử và thấy sai bét nhè, nhưng nhiều người không dám thử lại tiếp tục vòng quay quảng tượng sợi dây và con voi, dần thì nó lan ra công chúng và trở thành 1 "điển tích" vớ vẫn nhất mà chúng ta thấy bây giờ.
Thêm một cái đáng buồn cười nữa là tâm lý của thanh niên thời @ là cứ thấy gì mà người ta làm được mình chưa làm được y như rằng sẽ lăm ra đất mà nhục lên nhục xuống.
Bới tâm lý ấy mà suốt đời chỉ chạy theo người ta chứ không bao giờ khá lên được, thời gian nhục rồi đi bắt chước chiếm hết đâu còn chổ rảnh mà nghĩ việc khác.
Trong một thế giới phẳng, thương mại tự do, thứ bạn không làm được bạn có thể mua, đâu phải tự cung, tự cấp đâu mà cái gì đòi làm lấy được. (đòi làm mà tự mình ra sức góp công thì còn đỡ, đằng này cứ bàn phím hết chửi bới lại đến nhục).
Cái cần làm là gì? Thứ nhất là cái mang lại lợi ích cao, thứ hai là cái mình có thể làm tốt, là thế mạnh của mình. Có như thế mới tạo nên lợi thế cạnh tranh, tạo nên bản sắc, tạo nên chổ đứng và con đường phát triển.
Nguồn: HNGBPĐ
No comments:
Post a Comment