Những thây ma VNCH đứng đầu là trang Nhật ký yêu nước Mỹ, Việt Tân luôn lấy sự kiện sai lầm trong cải cách ruộng đất để nhai đi nhai lại, đem ra làm tấm bia để tấn công nhằm triệt hạ uy tín của chính quyền Đảng Cộng Sản không thua gì cuộc tưởng niệm ngày vong quốc 30/4/1975 của lính VNCH năm nọ nối tiếp năm kia. Phải chăng đây cũng là cách để ve vuốt, khỏa lấp những tội ác mà đám quan thầy của chúng và chế độ VNCH đã gây ra cho dân Việt Nam.
Kinh nghiệm lịch sử cho thấy rằng trong bất kỳ cuộc chiến nào, các thế lực thù địch luôn luôn khai thác các nhược điểm hay sai lầm của đối phương bằng cách thổi phồng, hay thêm thắt và bịa đặt ra nhiều điều vô cùng ghê gởm với chủ tâm là vừa triệt hạ uy tín của đối phương, vừa làm khỏa lấp những thiếu sót cùng những tội ác của chính phe mình đã làm, vừa lôi cuốn nhân dân vào phe mình để cùng chống lại đối phương. Cũng vì thế mà những sai lầm và thiếu sót trong khi thi hành chính sách cải cách ruộng đất ở miền Bắc đã bị bộ máy truyên truyền của những kẻ chống phá chính quyền khai thác tối đa theo kế sách “nhất tiễn tam tứ điểu”. Vừa triệt ha uy tín của Đảng Cộng Sản Việt Nam và chính quyền vừa tung hỏa mù làm cho nhân dân Việt Nam không nhìn ra bản chất của chúng vừa đánh lạc hướng khiến cho nhân dân không nhìn ra mưu đồ bất chính của chúng.
Cuộc cải cách ruộng đất, dẫu có sửa chữa cho hết các điều sai sót đáng tiếc, thì cũng không làm vui lòng những kẻ chống phá đất nước. Trong mắt chúng cộng sản luôn xấu xa, còn bu Mỹ dù có trút hàng ngàn tấn bom đạn, từng muốn đưa miền bắc về thời kỳ đồ đá, từng đã rải thảm phố Khâm Thiên, từng thảm sát Mỹ Lai, từng trút hàng ngàn tấn chất độc da cam….thì mấy anh bợn NKYN Mỹ vẫn cho là tốt đẹp hết.
THỰC CHẤT SAI LẦM TRONG CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT
Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam thực chất là chương trình nhằm xóa bỏ văn hóa phong kiến, tiêu diệt các thành phần bị xem là "bóc lột", "phản quốc" theo Pháp, chống lại đất nước, "phản động" chống lại chính quyền như địa chủ, Việt gian, cường hào, các đảng đối lập... được Đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện vào những năm 1953–1956. Cải cách ruộng đất tịch thu tài sản, đất đai của những người này và chia cho bần nông, cố nông, thực hiện chủ trương cách mạng: mọi nông dân đều có đất. Đây là một trong những chính sách chủ yếu để phát động cách mạng của Đảng, mong muốn lập lại công bằng xã hội, gồm 4 nội dung chủ yếu:
1. Tịch thu tài sản ruộng đất do người Pháp, người dân di cư, hay Việt gian (những người theo Pháp) bỏ lại, hay bỏ hoang vì chiến tranh;
2. Phân chia cho tá điền;
3. Cắt giảm địa tô;
4. Bãi bỏ mọi khoản tiền thuê ruộng.
Sau 3 năm tiến hành, cuộc cải cách đã phân chia lại ruộng đất công bằng cho đa số nông dân miền Bắc, xóa bỏ giai cấp địa chủ phong kiến. Tuy nhiên, việc áp đặt giáo điều các biện pháp dập khuôn từ cải cách ruộng đất của Trung Quốc đã gây ra nhiều phương hại và tổn thất. Cuộc cải cách và đấu tố này đã gây ra không khí căng thẳng tại nông thôn miền Bắc lúc ấy, gây tác hại đến sự đoàn kết dân tộc của người Việt, ảnh hưởng tới niềm tin của một số tầng lớp nhân dân với Đảng Lao Động Việt Nam. Suốt 1 năm sau đó, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã phải tổ chức chiến dịch nhận khuyết điểm và sửa sai, phục hồi danh dự và tài sản cho các trường hợp oan sai, cũng như cách chức nhiều cán bộ cấp cao chịu trách nhiệm về những sai lầm này.
Vậy chúng ta xem Đảng Cộng sản khi đó đã sửa sai thế nào?
Trong tuyên bố của Hội nghị Trung ương 10 của Đảng Lao động Việt Nam, tháng 9 năm 1956 đã nghiêm khắc phê bình: “ Giai đoạn vừa qua có nhiều sai lầm và khuyết điểm. Đặc biệt là trong cuộc cải cách nông nghiệp và điều chỉnh tổ chức. Hội nghị Trung ương lần thứ 10 đã phân tích chi tiết các khuyết điểm, tìm ra nguyên nhân và thống nhất những biện pháp khắc phục. Hội nghị thừa nhận nguyên nhân của những khuyết điểm là sự yếu kém của bộ máy lãnh đạo. Vì thế Ban chấp hành Trung ương nhận khuyết điểm của mình. Các ủy viên tham gia trực tiếp đã kiểm điểm trước TƯ theo tinh thần tự phê, và chấp nhận những hình thức kỷ luật nghiêm khắc. ”
- Tháng 2 năm 1956, Hội nghị Trung ương đảng lần thứ 9 tuyên bố các sai lầm trong cải cách ruộng đất.
- Tháng 3 năm 1956, Quốc hội họp lần thứ 4 tường trình bản báo cáo các sai lầm và biện pháp sửa sai.
- Ngày 18 tháng 8 năm 1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào và cán bộ nhìn nhận sai lầm và cho biết Trung ương đảng và chính phủ đã nghiêm khắc kiểm điểm các sai lầm.
- Ngày 24 tháng 8 năm 1956, báo Nhân Dân công bố có một số đảng viên trung kiên đã bị hành quyết sai lầm trong chiến dịch Cải cách Ruộng đất
- Tháng 9 năm 1956, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương đảng (họp từ 25/8 đến 24/9/1956) nhận định các nguyên nhân đưa đến sai lầm, và thi hành biện pháp kỷ luật đối với Ban lãnh đạo chương trình Cải cách Ruộng đất như sau: ông Trường Chinh phải từ chức Tổng Bí thư đảng, ông Hoàng Quốc Việt ra khỏi Bộ Chính trị, và Lê Văn Lương ra khỏi Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị và Bí thư Trung ương Đảng xuống ủy viên dự khuyết TW và ông Hồ Viết Thắng bị loại ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
- Ngày 29 tháng 10 năm 1956, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thay mặt chủ tịch nước đọc bản báo cáo của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương đảng tại nhà hát lớn Hà Nội, kê khai sai lầm và phát động chiến dịch sửa sai, phục hồi các chức vụ tài sản cho cán bộ, bộ đội bị đấu tố. Theo tổng kê đến tháng 9 năm 1957, thì chiến dịch sửa sai đã phục hồi danh dự và trả lại tài khoảng 70-80% số người bị kết án.
Còn cái hình ảnh mà anh bợn Nhật ký yêu nước Mỹ đem lên xuyên tạc chính sách Cải cách ruộng đất thực chất là cảnh cắt ghép từng đoạn Video Clips trong bộ phim “Chúng tôi muốn sống”, gồm nhiều hình ảnh giả tạo, là sản phẩm của chính phủ miền Nam dựng lên, tức không phải là cảnh thật. Bạn đọc có thể xem các hình ảnh này trong đoạn 6 của 11 đoạn phim "Chúng Tôi Muốn Sống" đăng trong Youtube trong đường dẫn.
Phim "Chúng Tôi Muốn Sống" là phim tuyên truyền tức hư cấu của đạo diễn, không phải phim thời sự hay tài liệu của chính quyền miền Nam, do Giám Đốc Sản Xuất là Bùi Ngọc Giao thực hiện với Xảo Thuật của nghệ sĩ Totoy Torrente, và sự cộng tác của hệ thống quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Phim được trình chiếu miễn phí ở miền Nam cho công chúng vào khoảng năm 1955 - 1956.”
Cuốn phim này được chính quyền miền Nam cho trình chiếu miễn phí và chiếu đi chiếu rất nhiều lần theo sách lược “Tăng Sâm giết người” (lập đi lập lại nhiều lần) và “cả vú lấp miệng em” (ồ ạt bằng tất cả các phương tiện truyền thông) với thâm ý là để làm cho mọi người dễ dàng cho rằng những lời nói láo và hình ảnh khủng khiếp trong đó là những chuyện thật cộng sản dù có thể nào thì vẫn xấu xa độc ác hết.
SỰ THỰC KHÁC MÀ NKYN MỸ KHÔNG BAO GIỜ DÁM NHẮC ĐẾN
Đó là những tổn thất do cái gọi là “khai hóa văn minh” do Mỹ thực hiện ở Việt Nam suốt hơn 20 năm chiến tranh.
Trải qua nhiều năm chiến tranh, đất đai và con người Việt Nam đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi số lượng bom mìn, đạn dược. Số lượng bom mìn, đạn dược đã sử dụng nhiều gấp khoảng 3,9 lần so với cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai và gấp 12 lần so với chiến tranh Triều Tiên, bình quân 46 tấn/km2 tương đương 280 kg/đầu người. Theo số liệu tổng kết, riêng số bom, đạn quân đội Mỹ đã sử dụng ở Việt Nam khoảng 15.350.000 tấn (trong đó có 7.850.000 tấn thả từ máy bay và 7.500.000 tấn sử dụng trên mặt đất).
Theo các tài liệu nghiên cứu, tỷ lệ bom đạn chưa nổ chiếm khoảng 5% số lượng bom đạn đã sử dụng (theo các tài liệu nước ngoài là 10%), thì số lượng bom đạn còn sót lại sau chiến tranh còn khoảng 800.000 tấn bao gồm cả bom, mìn, tên lửa, đầu đạn pháo, cối và vật nổ khác... nằm ở các độ sâu khác nhau. Tất cả các loại bom mìn, vật nổ còn sót lại đều rất nguy hiểm và có thể gây nổ khi tác động phải trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt hoặc có thể tự nổ do những nguyên nhân về cơ học, lý học hay hoá học.
Theo kết quả điều tra sơ bộ, diện tích hiện còn bom mìn, vật nổ chưa nổ sau chiến tranh trên toàn quốc khoảng 6,6 triệu ha tương đương 66.000km2, chiếm 20% tổng diện tích cả nước. Trong đó:
+ Diện tích còn nhiều bom mìn, vật nổ là khoảng 925.600ha (tương đương 9.256km2), chiếm 13,90 % tổng số diện tích hiện còn bom mìn, vật nổ.
+ Diện tích còn rải rác bom mìn, vật nổ khoảng 5.732.300ha (tương đương 57.323 km2) chiếm 86,1% tổng diện tích hiện còn bom mìn, vật nổ.
- Bom mìn, vật nổ đã ảnh hưởng trực tiếp tới tất cả 64 tỉnh, thành phố.
- Tổng số các loại đất canh tác hiện còn bị bỏ hoang do còn nhiều bom mìn, vật nổ chưa nổ khoảng 435.900ha (tương đương 4.359km2), chiếm gần 7% tổng diện tích đất đai còn sót bom mìn, vật nổ chưa nổ. Theo Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Bùi Hồng Lĩnh, để làm sạch hết bom mìn sau chiến tranh, Việt Nam cần kinh phí trên 10 tỷ USD và với tốc độ rà phá như hiện nay thì phải khoảng 300 năm nữa Việt Nam mới loại bỏ được hết các loại bom mìn chưa nổ.
Đó là món quà mà quan thầy của các anh đem tự do dân chủ đến cho nhân dân Việt Nam đấy. Vậy mà các anh Nhật ký yêu nước Mỹ cố tình lờ đi thậm chí ém nhẹm, chưa bao giờ dám nhắc tới.
Linh Nguyễn
No comments:
Post a Comment