Thursday, January 8, 2015

ĐỪNG VƠ VÀO MÌNH

Có một câu chuyện như thế này: Ông bố dắt thằng con đi làm khai sinh, chả hiểu thế nào trong sổ hộ tịch ghi thằng nhỏ đã chết ngoài mặt trận lúc bố nó còn chưa ra đời nên không thể làm khai sinh được. 


Cậu nhóc lớn lên bị bắt lính, ông bố van xin "cháu nó chết cách đây 60 năm rồi ạ". Lão sĩ quan gào to "ông muốn con trốn lính hả, muốn ở tù không". 

Hết quân dịch chàng ta không xin được giấy ra quân vì "mày chết hồi thế chiến rồi đòi giải ngũ sao được". Chàng đành nhận cái giấy chứng nhận "có phục vụ trong quân đội". 

Cha chết, chàng ta xin thừa kế ngôi nhà, chính quyền trả lời "anh chết tự đời nào rồi mà con đòi thừa kế hả?" 

Chán đời, chàng ta đi trộm cắp bị cảnh sát bắt vào tù. Chàng ta nói "ngài cảnh sát ơi tôi đã chết lâu lắm rồi còn ở tù thế nào được, ngài lật sổ hộ tịch mà xem". Ông cảnh sát gào to " A ha, mày muốn trốn tù hả, đã thế cho mày ở rục xương ..". 

Thế, cần bắt lính hay bỏ tù thì người ta bảo anh còn sống, khi cần làm giấy khai sinh, giấy xuất ngũ hay thừa kế thì người ta bảo anh đã chết. 

(Lược trích từ truyện ngắn của Azit Nê -xin) 

Cách hành xử của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ thật buồn cười, nhưng đó là truyện, thực hư thì ai mà biết. Chuyện thiệt ở Mỹ thì hay hơn nhiều và năm nào cũng diễn. Đó là mấy anh "người Việt quốc gia". 

Chuyện như này:

Khi "chống cộng" thì kêu gào "Đừng gởi tiền về Việt Nam vỗ béo cộng sản". Cuối năm khi có tổng kết về kiều hối thì nhơn nhơn cái mặt "không có kiều hối của bọn anh thì kinh tế cộng sản sập ngay" cứ như họ là người hùng, là đấng cứu thế của Việt Nam. 


Vậy là sao? Sao có lúc kêu gào đừng gởi tiền về "cho cộng sản chết vì nghèo", lúc lại kể công "đã gởi chục tỷ obama". Rốt cục "người Việt quốc gia" đang hành xử kiểu gì vậy?

Mời bà con đọc đôi lời của bạn Khai Phùng thương gởi "người Việt quốc gia" 

Gần 40 năm qua, giới chống cộng lưu vong vẫn luôn chung một luận điệu khi họ hàng năm kêu gọi:

- Không gửi tiền về Việt Nam!

- Không mua hàng từ Việt Nam!

- Không đầu tư về Việt Nam!

- Không đi du lịch về Việt Nam


Nhưng gần như đã trở thành thông lệ, cứ tới dịp cuối năm, khi người ta nhắc tới khoản tiền kiều hối hay những khoản tiền lớn mà người Việt hải ngoại mang về nước khi hồi hương, để tiêu khi về phép thì họ lại nhận trong đó có phần của họ!???

Thật là vô duyên và kịch cỡm!

Đã tẩy chay mà lại không phải tẩy chay trừ khi họ chỉ là một nhúm người chẳng là gì trong cái cộng đồng 3,5 triệu này. Và thật vậy, trong 1,5 triệu người Việt ở Mỹ hay 3,5 triệu người Việt ở nước ngoài, có bao nhiêu người đi theo họ? 100 ngàn hay 500 ngàn thì vẫn chỉ là thiểu số với nước Việt Nam và với cả những người Việt đang sinh sống ở nước ngoài. Những người đi hợp tác lao động thời nay ở nam Triều Tiên, các nước Ả rập,... chắc chắn không phải người của họ. Những người hiện đang sinh sống và làm việc ở châu Âu chẳng bao giờ họ thuyết phục được bất cứ điều gì. Trong số những người ở Mỹ, những người làm theo họ cũng chỉ là một thiểu số vô cùng nhỏ nhoi.

Chúng tôi hoàn toàn khác họ

Nhớ lại những lần đầu tiên khi thấy những món hàng hóa từ Việt Nam sang bày bán, chúng tôi vui mừng không thể nào tả được. Cả một thời gian dài, bất kể ai trong số người Việt ở đây khi đi cửa hàng châu Á đều hỏi mua hàng từ Việt Nam. Bao nhiêu năm trời chỉ quen ăn bún Tàu, phở Thái, gạo Thái uống chè Tàu thành ra nhiều khi cứ thấy hàng có chữ "Made in Vietnam" là chúng tôi mua về. Bây giờ đã khác, hàng Việt Nam bày bán khắp nơi và chẳng ai cần phải hỏi bởi vì nó như một điều tự nhiên: Bún, phở khô, mì ăn liền chắc chắn phải là VIFON, chè phải là Tân Cương, cà phê Trung Nguyên..... Một phần coi đó là hương vị quê nhà, một phần nữa hợp với khẩu vị của người Việt hơn. 

Chúng tôi không đao to búa lớn, không cần phải hô khẩu hiệu, không cần phải vỗ ngực là Việt kiều yêu nước cũng không ai cần phải kêu gọi và dù ông chủ cà phê Trung Nguyên trong mỗi hộp Cà phê đều để một bức thư nhưng bản thân tôi chưa bao giờ đọc qua và cũng chẳng quan tâm tới nó. Bởi vì chúng tôi là người Việt Nam và trong số 12 tỷ kia chắc chắn có một phần đóng góp của gia đình tôi.

Bảo Bình

No comments:

Post a Comment