Sunday, January 31, 2016

Buồn, vui hai chữ nghỉ hưu!

Có khá nhiều cách gọi khác nhau đối với việc “nghỉ hưu”: “hưu trí” là cách gọi thông dụng nhất, để nói về một ai đó, sau thời gian tham gia lao động (chân tay hoặc trí óc), đến tuổi được nghỉ ngơi hoàn toàn, vẫn có lương (lương hưu) để sống tiếp, mà không bận tâm lo nghĩ gì nữa tới mọi công việc (và cả mọi sự đời?). Đó là kiểu “về hưu” đúng nghĩa nhất và cũng hạnh phúc nhất!

Nhưng trong thực tế, không phải ai cũng được thanh thản như vậy! Có người chưa đến tuổi, chưa đến hạn đã phải xin nghỉ (hoặc buộc phải nghỉ!), gọi là “hưu non”. Những người như thế, dân gian gọi đùa là ... bị  cho (thậm chí bị... đá) “về vườn” – ý nói: tuy còn sức khoẻ, nhưng Nhà Nước không dùng nữa, đành đem sức ấy về “đuổi gà cho vợ” (kể cả khi vợ chả có vườn)!

Lại có người về hưu mà trí chả hưu, ấy là bị nghỉ làm việc một cách tức tưởi, do bị đồng nghiệp chèn ép, vu cáo; do bị cấp trên ghét bỏ,... Nghỉ như thế không thể không bất mãn, bất mãn với đời cũng có mà bất mãn với mình, cũng có! Nghỉ như thế cũng thường không được chuẩn bị trước về mặt tư tưởng, tâm lý, nên dễ bị hẫng hụt. Đã có những trường hợp, nghỉ hàng năm rồi, mà sáng sáng vẫn quần áo chỉnh tề, cắp “ca-táp” đến cơ quan; chỉ khi gần tới nơi, mới chợt tỉnh, nhận ra mình đâu có còn được đi làm?!. Họ như những người bị bệnh “mộng du” công việc –  Người như thế cũng đáng thương lắm lắm!

Lại có kẻ, khi còn đi làm, vơ vét được khá nhiều công quỹ, nhưng không bị phát hiện (hoặc có bị phát hiện, nhưng không bị “xử lý”!), được nghỉ hưu – được “hạ cánh an toàn”! Loại này thường tỏ ra hí hửng lắm; nhưng chỉ hí hửng được thời gian đầu, chứ về sau, bị bà con lối sóm khinh bỉ, bất quan hệ đi lại; bạn bè chí cốt chả có, bạn  “cánh hẩu” thì đã tan tác cả. Nghỉ như thế  thì trí cũng chả được hưu! Hàng ngày sống trong “lâu đài” giữa chốn đô hội, mà cô đơn như giữa đảo hoang, tội nghiệp lắm! Hưu như thế, đúng là “hưu hắt”! Tiền của chất cao như núi, cũng chả mua được tình, được nghĩa! Thường đến lúc như thế, những kẻ đó mới thấm câu “quan nhất thời, dân vạn đại”!

Đáng thương là những người đã nghỉ hưu, đã quá tuổi lao động, vẫn phải làm việc vì miếng cơm manh áo! Ấy là do phải gánh một gia cảnh nghèo khó quá mức; trách nhiệm với con cháu vẫn đè nặng đôi vai già nua! Bởi vì cuộc sống có rất nhiều việc cần đến tiền quá mà lương hưu thì lại ít ỏi quá! Cũng có trường hợp, con cháu đều đã tự lập, không cần nhờ đến, nhưng chính vì không cần nhờ đến, nên bị con cháu khinh! Bưng bát cơm đạm bạc lên miệng mà không nuốt nổi vì những tiếng trì chiết: “bôn” cho lắm vào, bây giờ mới khổ mình, khổ con!

Vâng! “Bôn” cho lắm vào – Cái từ bôn này ám chỉ sự giữ gìn liêm khiết khi còn đang chức. “Được tiếng thì mất miếng” là lẽ đương nhiên! Nhưng nếu con cháu không thông cảm, thì nỗi đau ấy dằn vặt ta suốt quãng đời còn lại! Mà đâu chỉ con cháu? Cả họ hàng làng nước nữa chứ! Người ta “một kẻ làm quan, cả họ được nhờ”, ông thì “cứ đúng tiêu chuẩn, chính sách mà làm”. Thế là nghỉ hưu, về quê không được trọng vọng như cái kẻ tham lam nhưng biết co kéo về cho họ hàng làng xóm – mà họ gọi là “ăn, nhưng còn biết nghĩ đến người khác”!...

Ở quê tôi, có một ông chức to lắm, dân làng rất được nhờ, từ con đường “bê tông hoá” đến “ngói hoá” các lớp học,... thẩy đều có công của ông. Vậy nhưng ông có phải bỏ đồng “tiền túi” nào ra đâu (mà túi ông thì quá dư thừa tiền!)? Ông chỉ dùng tới cái “uy” từ cái “ghế” của ông mà thôi! Mọi việc cụ thể, có đàn em lo tất; lo chu đáo, không hề để lại “dấu vết” gì bất lợi cho ông! Ông “vừa được tiếng, vừa được cả miếng”. Người như thế thì con cháu nào, họ hàng nào, làng xóm nào có thể “mở mồm” chê trách được?!. Ấy là những người “khôn”, những người “thức thời”, những người “biết song hành cùng thời đại”! Trong khi đó, một ông khác, đóng góp cho quê hương chỉ bằng đồng tiền lương hưu chắt bóp tiết kiệm, thì phải ngồi “chiếu dưới” trong những bữa tiệc làng, tiệc họ,... mặc dù tuổi tác cao hơn ông kia! Bởi vì ông giữ gìn quá, ông “bôn” quá ông chả giúp cho làng cho họ được bao lăm, nên bây giờ phải chịu “lép vế”!

Trong xã hội ta hiện tại, làm bất cứ cái gì cũng phải “CHẠY”: chạy việc, chạy chức, chạy tội... Tưởng “chạy” thế là quá lắm rồi! Nhưng về nghỉ hưu cũng phải chạy, như trường hợp thày giáo Vũ Cao Thăng (Nam Ninh - Nam Định), có thâm niên dạy học trên 40 năm, thì là điều không thể tưởng tượng được? (Xem trích dẫn bài đăng trên báo NTNN ở cuối bài viết này).

Nghỉ hưu rồi, thì tình nghĩa cũng ... hưu! Đó là “chuyện thường ngày ở ... mọi nơi”! Thậm chí mới chỉ phong thanh được tin anh sắp hưu, thì “tình nghĩa” đã hưu trước anh rồi! Nhưng chuyện sau đây của ông bạn tôi, mới thật đáng kể: Ông chu đáo chăm lo đào tạo “người kế cận”, chu đáo đến chỉ còn thiếu việc “bế người đó lên mâm đã dọn sẵn” mà thôi! Vậy mà chỉ một năm sau, công sức của ông đã bị người kế cận đó phủi phui hết ráo! Thế cho nên người đời mới có câu: “thằng kế thì không cận, thằng cận thì không thể kế”! May mà cuối đời, người này nhận ra và hối hận; ấy là khi anh ta bị “vấp ngã”. Anh ta tìm đến ông, tạ lỗi với ông: “đời em tuy có lên được chức này chức nọ, nhưng trừ lần được anh vô tư giúp đỡ, đào tạo, còn thẩy đều phải “mua” bằng tiền; không bằng tiền thì cũng bằng nhiều thứ quí giá khác của con người!”. Nghe vậy, ông vừa mủi thương cho số phận người đó, vừa cảm thấy trong lòng có phần được an ủi đôi chút!

Nhưng không phải ai cũng có được sự may mắn đó của ông bạn tôi. Thế mới biết sống ở đời đâu có dễ!

Sống làm việc như thế nào, để khi nghỉ hưu được thanh thản cõi lòng; thể xác được hưu mà trí não cũng được hưu? Đó quả thật là điều không dễ có – với tôi, với bạn và với cả mọi người! Bởi nó đâu chỉ phụ thuộc bản thân ta? Nó còn chịu ảnh hưởng quan niệm sống trong xã hội, của thời cuộc và thế thái nhân tình tại thời mà chúng ta đang sống!..

Nguồn: dantri.com.vn

Về chủ nghĩa tư bản thân hữu

Vài lời phi lộ: Mặc dù chủ đề “xã hội dân sự và chế độ dân chủ” vẫn còn nhiều điều cần bàn tiếp, tôi xin tạm dừng lại để trình bày về “Tư bản thân hữu và Cộng sản thân hữu” – một chủ đề nóng bỏng liên quan đến cuộc đấu tranh giữa hai phái chính trị trong Đảng Cộng sản Việt Nam suốt nhiệm kỳ XI vừa qua, và trong thời gian sắp tới có lẽ vẫn còn tiếp tục nằm ở hàng đầu chương trình nghị sự của Bộ Chính trị mới ...

Bài viết của ông Vũ ngọc Hoàng (Phó ban Thường trực Ban Tuyên giáo khóa XI) nhan đề “Lợi ích nhóm và chủ nghĩa tư bản thân hữu - cảnh báo nguy cơ “ được đăng trên Tạp chí Cộng sản số 872 (tháng 6 năm 2015), trong mục “Hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng”. Nhìn vào tiêu đề, độc giả có thể thấy hai cụm từ khác nhau: “lợi ích nhóm” và “chủ nghĩa tư bản thân hữu”. Như tôi đã trình bày trong bài “Nhóm lợi ích là gì?”[1], “lợi ích nhóm” thật ra là một khái niệm hoàn toàn khác đã bị giới lý luận cộng sản và các trí thức cung đình gọi nhầm tên. Bây giờ chúng ta chuyển sang tìm hiểu cụm từ thứ hai: chủ nghĩa tư bản thân hữu.

Từ tình thân hữu thông thường đến Chủ nghĩa Thân hữu (Cronyism) trong chính trị:

Trước hết, cần phải khẳng định: tình thân hữu vốn là điều tốt đẹp. Đó là mối quan hệ đáng trân trọng giữa người và người - nhất là trong lĩnh vực xã hội dân sự. Thế nhưng một khi “tình thân hữu” được áp dụng vào lĩnh vực chính trị - nhất là công quyền, thì nó có thể trở thành một căn bệnh, một tệ nạn có khi làm băng hoại cả một chế độ.

Trong tiếng Anh, crony có nghĩa là “bạn bè thân tín”, “cộng sự lâu năm”, nói theo ngôn ngữ dân gian là “bạn bè chí cốt”, “cánh hẩu”[2]. Nhưng cronyism (chủ nghĩa thân hữu) trong lĩnh vực chính trị lại là một thói xấu, một tập quán không lành mạnh. Đó là thói quen “trọng dụng người thân quen”, là tập quán của những người nắm quyền lực thích bổ nhiệm bạn bè, người quen biết của mình vào các chức vụ công quyền, không quan tâm gì đến phẩm chất, năng lực của người được cất nhắc. Thói xấu chính trị này hoàn toàn đi ngược lại với chế độ trọng dụng nhân tài (meritocracy). Chủ nghĩa thân hữu thu hẹp hơn một chút thì biến thành chủ nghĩa thân tộc (nepotism) - ở nước ta thường được gọi là thói gia đình trị, nghĩa là chỉ cất nhắc, trọng dụng những người bà con, thân thích trong gia đình, dòng họ.

Sở dĩ phải nói đến Chủ nghĩa thân hữu trong chính trị vì đây là một nguồn gốc của nạn tham nhũng và có liên hệ chặt chẽ với Chủ nghĩa Tư bản thân hữu mà chúng ta sắp bàn đến. Ở các quốc gia dân chủ, để phòng ngừa căn bệnh này, người ta thường đặt ra những nguyên tắc, những quy định rất chặt chẽ trong việc bổ nhiệm các chức vụ công quyền. Nhưng ở các nước độc tài – nhất là các nước cộng sản phương Đông, căn bệnh này thường có đất tốt để phát triển. Thường thì ở các quốc gia cộng sản phương Đông, để bảo đảm lòng trung thành của các đảng viên, người ta đặt nặng chủ nghĩa lý lịch – nhất là lý lịch gia đình, có khi đến ba đời. Vì vậy, mỗi khi một người được thông qua lý lịch để kết nạp vào đảng cầm quyền thì những người khác trong gia đình, thậm chí trong dòng họ, cũng được hưởng chút “hương thơm lý lịch”, nghĩa là dễ dàng được đưa vào diện “trung kiên”, “đối tượng đảng” và dễ dàng được kết nạp vào đảng.

Vì thế, cũng tương tự như ngày xưa (một người làm quan cả họ được nhờ) ngày nay “một người vào đảng cả họ cũng được nhờ”. Do kế thừa di sản từ truyền thống làng xã (thời phong kiến và nhất là thời quân chủ tập quyền), có khi cả một xã chỉ nằm trong tay một hay vài ba họ - từ các chức vụ đảng đến các chức vụ trong chính quyền. Ở bất cứ địa phương nào, việc người thân trong gia đình phụ trách cả cơ quan thi hành quyền lực lẫn cơ quan kiểm soát quyền lực, hay chuyện chồng cấp trên vợ cấp dưới trong cùng một ngành chẳng hề là chuyện lạ ở nước “cộng hòa của các đồng chí” này. “Tình thân hữu” phát triển trong tầng lớp “ưu tú” của chế độ cộng sản mạnh đến mức ở bất cứ cấp lãnh đạo nào, chúng ta cũng thấy xuất hiện các danh xưng thân mật như Anh Hai, Chị Ba, Anh Tư, chị Năm, v.v… thể hiện “tính chất gia đình” ở mỗi đảng bộ hay mỗi cấp ủy.

Cho nên tôi hơi ngạc nhiên khi thấy gần đây các cán bộ cao cấp của Đảng và báo chí bỗng nhiên la toáng lên về chuyện lãnh đạo đưa bà con thân thích vào chức vụ này chức vụ kia, làm như chuyện này xưa nay chưa hề có trên đất nước Việt Nam “xã hội chủ nghĩa”. Có thể vì ngày nay chủ nghĩa thân hữu hay chủ nghĩa thân tộc đã trở nên quá trắng trợn, hay là vì sự phát triển của Internet và mạng xã hội khiến người ta khó lòng giấu giếm, che đậy nên mới có những tiếng kêu hốt hoảng. Nhưng làm sao có thể dẹp bỏ được thói quen sử dụng thân hữu trong chính trị hay tệ nạn gia đình trị một khi lý lịch gia đình, dòng họ vẫn được đưa lên hàng đầu? Chúng ta có thể tin rằng một khi chủ nghĩa lý lịch bị vứt vào sọt rác, và nhất là khi độc quyền lãnh đạo của một đảng chính trị mất đi, thì chủ nghĩa thân hữu và chủ nghĩa thân tộc sẽ có cơ hội chào từ giã nền văn hóa chính trị của đất nước ta.

Bản chất của nhà tư bản thân hữu:

Từ ý nghĩa ban đầu của crony (bạn bè thân tín, cộng sự lâu năm), đã phát sinh thêm một ý nghĩa mới khi crony được dùng để chỉ một nhà “tư bản thân hữu”, nghĩa là một nhà tư bản “thông đồng”, “móc ngoặt” với một quan chức trong chính quyền để tìm kiếm lợi ích cho riêng mình, bất chấp lợi ích chung của toàn xã hội. Trong tiếng Anh, không có từ nào dùng để chỉ một “nhóm tư bản thân hữu”, mà chỉ có từ cronies (số nhiều) dùng để chỉ nhiều nhà tư bản thân hữu. Hiện tượng “tư bản thân hữu” trong tiếng Anh có tên là crony capitalism (chủ nghĩa tư bản thân hữu), người Pháp dịch thành capitalisme de connivence (chủ nghĩa tư bản thông đồng).

Sự khác nhau căn bản giữa các nhà tư bản thông thường và các nhà tư bản thân hữu là ở chỗ: trong khi nhà tư bản thông thường là người tìm kiếm lợi nhuận (profit-seeking) thì nhà tư bản thân hữu là người tìm kiếm đặc lợi (rent-seeking). Lợi nhuận (profit) là đồng tiền kiếm được bằng cách sản xuất, kinh doanh thật sự: nhà tư bản làm ăn chân chính tìm lợi nhuận bằng cách làm cho của cải tăng lên hoặc làm cho dịch vụ có phẩm chất cao hơn. Còn các nhà tư bản thân hữu thì không làm như thế (không làm cho của cải tăng lên, cũng không làm cho dịch vụ tốt hơn) mà trái lại, dựa vào mối quan hệ “thân hữu”, “nồng ấm” với các quan chức trong chính quyền để tìm kiếm “đặc lợi” – tức là cái mà hiện nay báo chí thường gọi là “siêu lợi nhuận”.

Theo David R. Henderson, từ “rent” do nhà kinh tế học David Ricardo (1772 – 1823) đưa vào kinh tế học, dùng để chỉ “khoản tiền phải trả cho một yếu tố của sản xuất nhiều hơn so với yêu cầu nhằm giữ cho yếu tố đó được sử dụng trong hiện tại”. Thuật ngữ này thường được dùng để chỉ tiền thuê đất (“land rent” hay “ground rent”, địa tô), về sau được dùng rộng hơn cho cả tiền thuê bất động sản. Nhưng ngày nay, “rent-seeking” không có nghĩa là là tìm kiếm một thứ tiền thuê. Các nhà kinh tế học thời nay sử dụng thuật ngữ này để mô tả việc các nhà tư bản thân hữu thông đồng với các quan chức trong chính phủ để tìm kiếm những “đặc lợi” như: miễn giảm thuế, vay vốn ưu đãi, nhận tài trợ của chính phủ hay các hình thức ưu đãi, khuyến khích khác, … Như vậy, nghĩa hiện đại của “rent-seeking” là “tìm kiếm đặc lợi”, “tìm kiếm đặc ân” (privilege seeking).[3] Và lẽ dĩ nhiên, muốn làm được điều đó, nhà tư bản thân hữu phải tìm đến người có “đặc quyền”. Đó chính là nguồn gốc của nạn tham nhũng.

Nói một cách dễ hiểu, thực chất của tìm kiếm đặc lợi là “tự cắt cho mình một lát bánh lớn hơn thay vì làm cho cái bánh lớn hơn” hoặc “tìm mọi cách để có nhiều tiền hơn mà không sản xuất nhiều hơn cho khách hàng.” Cho dù là hợp pháp hay bất hợp pháp, các hoạt động tìm kiếm đặc lợi có thể đem lại những tổn thất lớn cho một nền kinh tế bởi vì chúng không tạo ra bất kỳ giá trị nào mà ngược lại, các hoạt động đó gây thiệt hại cho người tiêu dùng và cho toàn xã hội, chỉ có lợi cho một nhóm nhỏ những nhà tư bản thân hữu và những quan chức chính quyền tiếp tay cho họ.

Tóm lại, tư bản thân hữu không phải là một tư tưởng hay một học thuyết, cũng không phải là một hình thái kinh tế-xã hội, mà là một hiện tượng tiêu cực, một căn bệnh xảy ra trong nền kinh tế thị trường có liên quan đến tệ nạn tham nhũng, hối lộ. Hiện tượng tư bản thân hữu có thể xảy ra ở bất cứ quốc gia nào, kể cả những quốc gia có chế độ dân chủ thành thục, bền vững. Nhưng tư bản thân hữu chỉ được gọi tên là chủ nghĩa tư bản thân hữu (crony capitalism) một khi nó trở thành một tệ nạn quốc gia – nghĩa là chi phối cả một nền kinh tế hay ít nhất là chi phối một số ngành kinh tế trọng điểm.

Một trong những người đấu tranh quyết liệt chống lại chủ nghĩa tư bản thân hữu là nhà kinh tế học người Mỹ gốc Ý tên là Luigi Zingales – hiện là giáo sư tại Trường Kinh doanh Chicago Booth (Chicago Booth School of Business) thuộc Đại học Chicago. Di dân sang Hoa Kỳ từ năm 1988, ông đã từng chứng kiến quê hương ông (nước Ý) trở thành nạn nhân của chủ nghĩa tư bản thân hữu, dẫn đến tình trạng đình đốn kinh tế và nạn tham nhũng trầm trọng – đặc biệt là dưới thời trị vì của cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi. Lo ngại Hoa Kỳ sẽ dẫm vào bước chân của nước Ý, ông đã công bố hai tác phẩm quan trọng: Saving Capitalism from the Capitalists (Cứu chủ nghĩa tư bản từ tay các nhà tư bản, 2003) và A Capitalism for People: Recapturing the Lost Genius of American Prosperity (Một chủ nghĩa tư bản vì nhân dân: Phục hồi thiên tài đã mất của sự thịnh vượng Mỹ, 2012).

Về lý do đấu tranh chống lại chủ nghĩa tư bản thân hữu, Zingales nói: “Chủ nghĩa thân hữu (cronyism) đã cướp đoạt của quê hương tôi phần lớn tiềm năng để tăng trưởng kinh tế. Tôi không muốn nó lại ăn cướp của Hoa Kỳ.” Nhưng không phải chỉ vì lý do kinh tế. Ông nói tiếp: “Còn tệ hơn mất tiền, là việc mất tự do: bởi vì chủ nghĩa thân hữu đàn áp tự do ngôn luận, loại bỏ động cơ nghiên cứu và gây nguy hiểm cho các cơ hội về nghề nghiệp.”[4] (Trong các câu nói này, Zingales dùng thuật ngữ “chủ nghĩa thân hữu” với ý nghĩa tương tự như “chủ nghĩa tư bản thân hữu”)

Mặc dù hiện tượng “tư bản thân hữu” có thể hình thành ở bất cứ quốc gia nào, nhưng tại các nước đã phát triển (developed countries) – nghĩa là các nước tiên tiến (advanced countries), nó ít có cơ hội để trở thành một thứ tệ nạn quốc gia, vì các thiết chế dân chủ có khả năng kiềm chế các hoạt động của các nhà tư bản thân hữu, đồng thời ngăn ngừa nạn tham nhũng. Nhưng tại các nước thường được gọi là “đang phát triển” (developing countries) – và đặc biệt là tại các nước kém phát triển, tư bản thân hữu có nhiều cơ hội để trở thành một căn bệnh nan y khó chữa trị, nhờ dựa vào sự yếu kém trong quản lý nhà nước hay các tệ nạn như: lạm dụng quyền lực, tham nhũng, hối lộ, v.v… Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản thân hữu có thể dẫn đến chế độ đạo tặc (kleptocracy) – nghĩa là một chế độ trong đó các nhà lãnh đạo thường coi ngân khố quốc gia như một nguồn làm giàu cho bản thân và gia đình, chi tiêu ngân quỹ một cách vô tội vạ để mua các hàng hóa xa xỉ và phục vụ các sở thích ngông cuồng của cá nhân và gia đình. Các nhà lãnh đạo kiểu đạo tặc này thường bí mật chuyển lậu các quỹ ăn cắp vào các tài khoản ngân hàng ở ngoại quốc – nhất là tại các “cảng trú ẩn thuế” (tax haven)[5] để phòng khi bị mất chức vẫn duy trì được tài sản cho cá nhân và gia đình.

“Tại Đông Nam Á, hai ví dụ tiêu biểu của chế độ đạo tặc có nguồn gốc từ chủ nghĩa tư bản thân hữu là Ferdinand Marcos (tổng thống của Philippines trong thời gian từ 1965 đến 1986) và Mohamed Suharto (tổng thống của Indonesia từ 1967 đến 1998).” Vào tháng 3 năm 2004, tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) đã công bố bản báo cáo về nạn tham nhũng trên toàn cầu, qua đó đánh giá Mohamed Suharto đã ăn cắp của công từ 15 đến 35 tỷ đô-la Mỹ, còn Ferdinand Marcos đã ẵm của công quỹ từ 5 đến 10 tỷ đô-la Mỹ.[6] Không những thế, hai nhà lãnh đạo kiểu đạo tặc này đã để lại cho đất nước của họ những món nợ khổng lồ. Hơn hai thập niên lãnh đạo của Marcos đã làm cho nợ quốc gia của Philippines tăng từ 7 tỷ (năm 1965) lên đến 27 tỷ đô-la Mỹ (năm 1986).[7] Còn tại Indonesia, vào giữa năm 1997, tổng số nợ phải trả cho các ngân hàng thương mại ngoại quốc lên đến 59 tỷ đô-la.[8]

Vận dụng khái niệm “tư bản thân hữu” vào chế độ cộng sản:

Mặc dù ông Vũ Ngọc Hoàng đã mạnh dạn sử dụng thuật ngữ “chủ nghĩa tư bản thân hữu” để nói về nguồn gốc của nạn tham nhũng ở Việt Nam, nhưng trong thực tế khái niệm này thật ra chỉ phù hợp với các nước “tư bản” hay các nước đang phát triển không thuộc hệ thống cộng sản, chứ không thể áp dụng nguyên xi vào các nước cộng sản – dù đã chuyển sang con đường kinh tế thị trường như Trung Quốc và Việt Nam.

Một ví dụ điển hình là sự kiện tờ Economist ở Anh cố gắng thiết lập “Chỉ số chủ nghĩa tư bản thân hữu” (Crony-Capitalism Index) để đo lường ảnh hưởng của hiện tượng “tư bản thân hữu” đối với một số nền kinh tế. Vào tháng 3 năm 2014, tờ báo này công bố bảng đánh giá xếp loại 23 quốc gia và vùng lãnh thổ. Một trong những điều nghịch lý nổi bật là trường hợp của Trung Quốc: trong bảng xếp loại này, Trung Hoa lục địa được xếp thứ 19 về chỉ số tư bản thân hữu, cao hơn so với Hoa Kỳ (xếp thứ 17) và nước Anh (xếp thứ 15).[9] Điều đó có nghĩa là Trung Quốc ít bị ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản thân hữu so với hơn Hoa Kỳ và Anh!

Thực là một điều nghịch lý, vì nếu dựa theo bảng xếp loại về “Chỉ số nhận thức tham nhũng (Corruption Perception Index) của tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency Internationale) thì vào năm 2014 Trung Quốc ghi điểm rất kém (36/100 điểm, xếp thứ 100/175 nước), trong khi Anh đạt 78 điểm (xếp hạng 14/100) và Hoa Kỳ đạt 74 điểm (xếp hạng 17/100). Làm thế nào mà hai nước ít tham nhũng (Hoa Kỳ và Anh) lại bị ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản thân hữu nhiều hơn so với một nước tham nhũng nặng nề như Trung Quốc?

Chỉ có thế lý giải nghịch lý nói trên bằng một số lý do sau đây:

- Mặc dù Trung Quốc đã từ bỏ con đường kinh tế tập trung chỉ huy và tiến khá xa trên con đường kinh tế thị trường, nhiều ngành công nghiệp đem lại nhiều “đặc lợi” vẫn còn bị khống chế bởi các doanh nghiệp thuộc sở hữu của Nhà nước. Các doanh nghiệp đó vẫn nhận được nhiều “ân huệ”, được ưu đãi tương đương hoặc cao hơn so với các doanh nghiệp tư nhân, nhưng các chuyên gia của Economist đã không tính (hoặc không thể đo lường) yếu tố này. Chính khu vực kinh tế “quốc doanh” còn sót lại – luôn được sự bảo trợ, ưu ái của nhà nước, cũng là một nơi phát sinh nạn “tìm kiếm đặc lợi” và đẻ ra nạn tham nhũng.

- Tài sản của các nhà “tư bản đỏ” và các quan chức ở Trung Quốc thường bị che giấu hoặc phân tán cho nhiều thành viên trong gia đình. Chính tờ Economist trong bài báo đã dẫn cũng thừa nhận rằng Trung Quốc là “nơi mà các bài báo phanh phui gần đây cho thấy nhiều chính trị gia có thế lực đã ngụy trang tài sản của họ bằng cách thuyết phục các bạn bè và gia đình giữ tài sản nhân danh họ” và “các ghi chép tài sản không đáng tin cậy cũng giúp che giấu ai sở hữu cái gì”.

Theo điều tra của ICIJ (The International Consortium of Investigative Journalists) – một mạng lưới quốc tế với hơn 190 nhà báo điều tra của hơn 65 nước, các quan chức và các nhà tư bản đỏ ở Trung Quốc thường tìm cách ngụy trang tài sản của họ bằng cách mở các công ty bí mật ở các “cảng trú ẩn thuế” (tax haven) như Quần đảo Virgin thuộc Anh, quần đảo Cook hay Samoa. Trong số những nhân vật che giấu tài sản, có cả con trai của cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo và Deng Jiagui (鄧家貴 Đặng Gia Quý) - anh rể của đương kim Chủ tịch Nước kiêm Tổng bí thư Tập Cận Bình. Ngoài ra, còn có bà con họ hàng của các quan chức cao cấp như cựu Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào, cựu Thủ tướng Lý Bằng, và cố lãnh tụ tối cao Đặng Tiểu Bình, v.v…[10]

Như vậy, khi áp dụng khái niệm “tư bản thân hữu” vào trường hợp của Trung Quốc, cần phải xét đến những đặc điểm riêng biệt của nền kinh tế của nước này – một nền kinh tế chưa hoàn toàn thị trường hóa, còn chịu sự điều chỉnh nặng nề của nhà nước. Mặt khác, cần phải xem xét cả hệ thống chính trị tại đây, một chế độ chính trị chưa hoàn toàn thoát ra khỏi khuôn khổ của một chế độ độc tài-hậu toàn trị (post-totalitarian regime).

Mặc dù có những điểm khác biệt, kể từ đầu thập niên 1990 đến nay, mô hình kinh tế-chính trị của Việt Nam ngày càng giống với mô hình của Trung Hoa lục địa. Vì vậy, để có thể hiểu được trường hợp của Việt Nam, thiết tưởng không có gì tốt hơn là tìm hiểu trường hợp của Trung Quốc. Đó là điều chúng ta sẽ đề cập trong bài sau.


[1] Mai Thái Lĩnh, Nhóm lợi ích là gì? Bauxite Vietnam 7-1-2016: http://www.boxitvn.net/bai/40235
[2] Từ “crony” đầu tiên xuất hiện vào thế kỷ 18 ở London. Theo Từ điển Oxford, nó xuất phát từ tiếng Hy Lạp chronios (χρόνιος) – có nghĩa là “lâu năm”.
[3] David Henderson, “Rent seeking”, The Concise Encyclopedia of Economics:
http://www.econlib.org/library/Enc/RentSeeking.html
[4] Margareta Pagano, “Luigi Zingales: A crusader against crony capitalism”, The Independent, 21 June 2012: http://www.independent.co.uk/news/business/analysis-and-features/luigi-zingales-a-crusader-against-crony-capitalism-7869975.html
[5] Cảng trú ẩn thuế (tax haven) trong tiếng Pháp được gọi là thiên đường tài chính (paradis fiscal), là các quốc gia hay thành phố đánh thuế thu nhập rất thấp, thậm chí bằng không (zero).
[6] Transparency International, Global Corruption Report 2004, p. 13: http://www.transparency.org/whatwedo/publication/global_corruption_report_2004_political_corruption
[7] Manuel F. Amario, “The Philippine’s debt hole”, Inquirer November 3rd, 2013: http://opinion.inquirer.net/64639/the-philippines-debt-hole
[8] Steven Radelet, Indonesia: Long Road to Recovery, Harvard Institute for International Development, March 1999: http://www.cid.harvard.edu/archive/hiid/papers/indonesia.pdf
[9]“Our crony-capitalism index: Planet Plutocrat”, The Economist, Mar 15th 2014: http://www.economist.com/news/international/21599041-countries-where-politically-connected-businessmen-are-most-likely-prosper-planet
[10] Dexter Roberts, “China's Elite Wealth in Offshore Tax Havens, Leaked Files Show”, Bloomberg Businessweek's January 22, 2014:
http://www.bloomberg.com/bw/articles/2014-01-22/chinas-elite-wealth-in-offshore-tax-havens-show-leaked-files

Thói hành xử của trọc phú Việt tân thời

Thói quen khoe của, khoe quan hệ đã và đang trở thành sở thích của một bộ phận người Việt hiện đại.

Vậy đâu là lý do khiến một số người ra đường hết khoe tiền lại đến khoe có mối quan hệ với người này người kia?

Người Việt có câu 'một người làm quan, cả họ được nhờ'. Văn hóa nhờ vả từ lâu đời đã tồn tại ở xã hội chúng ta là điều không thể phủ nhận. Người Việt vốn có tính cấu kết cộng đồng đặc biệt là làng xã, họ hàng rất cao.

Vì thế, khi không làm được việc gì mà người thân quen có điều kiện giúp đỡ họ thường nhờ vả. Những người giàu có, hoặc làm chức to mà không giúp được gì được người thân, quen trong con đường công danh, sự nghiệp, thì hay bị họ hàng trách móc.

Một vị cán bộ huyện ở Bắc Ninh cho biết, ông là người nghiêm túc, làm việc có nguyên tắc nên họ hàng có nhờ vả liên quan đến công việc ông hay từ chối. Vậy là ông bị nói là 'có tí chức quyền vào không coi ai ra gì', rồi so sánh với người này người kia.

Theo một chuyên gia thì người Việt mình vốn cũng thích sang. Nên ra đường hay khoe mình quen người này, người kia để chứng tỏ đẳng cấp của mình.

Thứ hai, người Việt cũng có văn hóa hưởng thụ, thích khoe mình giàu có. Chả thế chuyến thăm Việt Nam hồi năm 2011 của Mark Zuckerberg - ông chủ thuộc thế hệ 8X (sinh năm 1984) của mạng xã hội Facebook, một trong hai tỷ phú trẻ nhất nước Mỹ và sở hữu khối tài sản trị giá tới 13,5 tỉ USD, được tạp chí Time (Mỹ) bình chọn là “Nhân vật của năm 2010” - đã làm nhiều người bất ngờ.

Bất ngờ bởi cách ăn mặc và lối sống vô cùng giản gị của chàng tỷ phú trẻ tuổi.

Bởi lâu nay người ta vẫn nghĩ đã giàu có là phải dùng đồ hiệu, đi xe sang, ăn sơn hào hải vị.

Có những người sẵn sàng mua một chiếc xe sang để đi chơi Tết, để hãnh với đời để rồi sau Tết lại bán đi bất chấp việc tổn thất khá nhiều.

Rồi có những đám cưới, bày vẽ lên cả vài trăm mâm cỗ, cả nghìn khách mời; siêu xe đầy đường; cô dâu chú rể thì vàng đeo gãy cổ…

Theo PGS TS Nguyễn Văn Nam - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại, người Việt dù nghèo đói nhưng vẫn thích phô trương, thích khoe khoang, chính vì vậy, muốn ăn chơi hàng xịn, hàng hiệu, trong khi tiền không có.

Đó là biểu hiện của sự khoe mẽ, muốn chứng tỏ bản thân không kém cạnh ai.

TS Phạm Tiến Bình - Giảng viên, Tiến sĩ Kinh tế - Đại học kinh tế - Đại học QGHN cũng nhìn nhận:

'Phong tục tập quán từ xưa của người VN là rất sĩ diện. Thấy người này có, mình không có, thì cũng phải sĩ với người yêu, với bạn bè, với tầng lớp cấp trên.

Bây giờ ra đường mà dùng điện thoại đen trắng Nokia bao giờ cũng bị mắng, bị nói là lạc hậu, cổ hủ, bây giờ thì phải dùng smartphone. Đó chính là bệnh sĩ kinh niên, khó chữa, không bằng lòng cuộc sống hiện tại.

Đáng chê trách hơn cả, đó là, tiền học thêm, nâng cao tri thức thì không có, nhưng phải có bằng được tiền để mua điện thoại sang cho bằng bạn, bằng bè'.

Trong cuốn 'Bàn về văn hóa ứng xử của người Việt', thạc sĩ Nguyễn Tất Thịnh (giảng viên Học viện hành chính quốc gia) đã phân biệt rất rõ giữa đại gia và trọc phú.

Theo đó: 'Trọc phú là người luôn dựa trên những điều hư danh, phù phiếm, hãnh tiến và hạnh phúc với những gì mình có mà người khác không có. Điều đặc biệt là họ luôn coi đồng tiền có thể mua được tất cả.

Còn đối với một người được gọi là đại gia, họ luôn đốt cháy mình trong mọi cơ hội đi đến tương lai. Đồng thời ở họ hạnh phúc chính là niềm vui từ sự cống hiến và chia sẻ với mọi người'.

Điều đáng buồn là, có không ít người Việt hiện nay mặc dù chẳng có nhiều tiền như một trọc phú thực thụ nhưng lại có thừa những đặc điểm và tính cách của một trọc phú tân thời.

Saturday, January 30, 2016

Nạn 'con ông cháu cha', họa 'đồng hương đồng khói'

Xưa, “một người làm quan cả nhà được nhờ”. Nay, nếu có một người làm quan to thì cả họ, cả làng, cả tỉnh đều được cậy và nhiều người còn được làm quan vừa, quan bé.

Báo chí và dư luận đang xôn xao vụ cả họ làm quan ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Chuyện quá đỗi bình thường ở Việt Nam và chỉ ồn ào khi báo chí đưa tin.

Các công ty gia đình thì không nói, vì chủ nhân có quyền quyết định nhân sự. Chẳng chủ doanh nghiệp nào dám liều mạng giao phó cơ ngơi cho con cái nếu chúng không có thực tài, bởi làm vậy trước sau cũng sạt nghiệp và phá sản. Các doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan đoàn thể thì khác vì được bao cấp, hoặc đã có người chống lưng (ngôn ngữ dân gian gọi là bảo kê) hoặc nếu có sao thì cứ việc đổ tội cho tập thể và rút kinh nghiệm sâu sắc là... xong.

Tôi đã gặp những doanh nghiệp nhà nước chỉ toàn người cùng tỉnh. Người ngoại tỉnh là hàng hiếm, chỉ chiếm vài phần trăm. Thậm chí có những ngành mà tính vùng miền vẫn đậm đặc. Chẳng hạn, ngành hàng không thì dân Nam bộ là thiểu số, ngành ngoại giao càng hiếm. Không biết tự bao giờ sinh ra cái lệ cứ một người trong cơ quan hay doanh nghiệp nhà nước được bảo lãnh cho một người thân vào làm mà không cần sát hạch hoặc chỉ tuyển dụng sơ sài, chiếu cố. Chỉ cần mươi năm “sinh sản vô tính” như vậy, cả doanh nghiệp hay cơ quan sẽ trở thành cộng đồng hàng họ và láng giềng.

Trên thế giới, không ở đâu mà tính cục bộ lại công khai và mặc định như ở Việt Nam. Có khi địa phương này tẩy chay địa phương khác, bằng mặt chứ không bằng lòng, ngồi chung bàn mà tư duy đối nghịch. Tôi vốn gốc Nghệ An, có người chị họ yêu chàng trai Thanh Hóa. Gia đình người yêu quyết liệt phản đối, cấm cản vì “xấu Thanh hơn lành Nghệ”. Không chịu nổi áp lực, cả hai đành ngậm ngùi chia tay.

Chưa ai thống kê nổi, có bao nhiêu nghịch cảnh tương tự. Bao nhiêu nhân tài bị trù dập và loại bỏ vì nạn “con ông cháu cha”, vì họa “đồng hương, đồng khói?”.

Phải chăng, đây mới chính là căn nguyên của bệnh “mạnh ai nấy làm”, thiếu hợp tác, thậm chí “quân ta hại quân mình” làm cho đất nước ngày càng tụt hậu? Con ông cháu cha và đồng hương đồng khói không có tội, thậm chí càng khuyến khích nếu biết làm đẹp truyền thống gia đình và chia ngọt sẻ bùi, giúp nhau trong cuộc sống. Càng thân quen càng phải gương mẫu. Tội nặng vì những kẻ lợi dụng để “thêm bè kết cánh”, củng cố quyền lực và tham nhũng nhóm.

Ngoài chuyện riêng chung nhập nhằng trong hành xử và công việc, nạn “con ông cháu cha”, “đồng hương đồng khói” thì người Việt, đặc biệt là các vị lãnh đạo, còn mắc bệnh tình nghĩa trong bố trí nhân sự. Chính sách cộng điểm ưu tiên là biến tướng của căn bệnh này. Mới đây, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao Lê Bửu thừa nhận việc du di cho một vị lãnh đạo của VFF hiện nay đi học Liên Xô trước kia là vì tình nghĩa với ông bố, đồng nghiệp của ông. Có lẽ ông cũng ít nhiều hối hận vì quyết định ấy. Suất du học đó, đáng lẽ thuộc về một người khác, xứng đáng hơn. Nhưng vì cả nể, vì tình nghĩa đã cướp mất cơ hội của họ, bắt họ rẽ qua một hướng khác, đầy bất trắc. Ở Việt Nam, những trường hợp như vậy, phải tính bằng 6 con số. Một khi lẽ công bằng bị méo mó, thì xã hội đảo điên là đương nhiên, bởi “nhân nào thì quả đó”.

Cùng chung hệ tư tưởng, dù chỉ là danh nghĩa nhưng Trung Quốc đã có nhưng thành tựu đáng kinh ngạc về khoa học, công nghệ, kinh tế lẫn quân sự. Đơn giản, họ dám đoạn tuyệt với chủ nghĩa lý lịch vì “mèo trắng, mèo đen không quan trọng; miễn là bắt được chuột”; dám quyết liệt chống chủ nghĩa giáo điều “Chân lý phải được kiểm nghiệm bằng thực tiễn” (Đặng Tiểu Bình). Tôi rất căm ghét Đặng Tiểu Bình vì đã xua quân xâm lược Việt Nam vào tháng 2.1979, nhưng phải thừa nhận ông là nhà cải cách triệt để.

Chừng nào chưa thoát được tư duy “Một người làm quan cả họ được nhờ”, chưa dám tuyên chiến với nạn “con ông cháu cha’, “đồng hương đồng khói” và bệnh cả nể tình nghĩa thì Việt Nam cứ mãi mãi nghèo và xứng đáng nghèo.

Thận trọng với những câu tục ngữ đã hết thời

Nhắc lại dài dòng như vậy để thấy rằng vì sao dân ta lại có một kho tàng tục ngữ phong phú và đa dạng đến thế, đủ để vận dụng vào bất cứ lĩnh vực nào. Tuy nhiên, khi đất nước đang tập trung mọi nguồn lực thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập với một thế giới phẳng, chúng ta cũng phải bình tĩnh và khách quan để nhận ra rằng, phần lớn tục ngữ đã và đang được vận dụng phổ biến lâu nay đều hình thành từ một xã hội nông nghiệp, xã hội phong kiến, thậm chí là cả xã hội nô lệ. Vì vậy, có những câu tục ngữ không còn là “đạo lý dân gian” để làm theo được nữa.

Nếu như trong xã hội cũ “phép vua thua lệ làng” là biểu hiện sự chống đối của người dân trước chính quyền chuyên áp bức bóc lột, thì nay “lệ làng” nhất thiết phải nằm trong khuôn khổ của “phép vua” để bảo đảm mọi kỷ cương phép nước. Đương nhiên, một xã hội công bằng - dân chủ - văn minh sẽ không thể có chỗ cho “một người làm quan, cả họ được nhờ” rồi mơ tưởng “có tiền mua tiên cũng được”. Tiếc thay, chuyện “chạy” trường, chạy điểm, chạy chức quyền, sổ hưu, huân chương… lại chứng minh rằng “nén bạc đâm toạc tờ giấy” là hoàn toàn đúng!

Có lẽ ngoại trừ lĩnh vực thể thao, thắng thua chỉ chênh nhau 1/10 giây hoặc vài centimet… là không ai chịu “chín bỏ làm mười”, còn trong nhiều lĩnh vực khác, người ta vẫn muốn “đóng cửa bảo nhau” để mong có “một sự nhịn, chín sự lành”. Vì thế mà có vô số vụ việc được xử lý theo kiểu “giơ cao đánh khẽ”, cũng vì vậy mà tình trạng bạo lực gia đình vẫn âm ỉ phát triển nhưng phần thua thiệt thường lại nói về người đàn bà. Dù sao cũng không thể thực hiện nam nữ bình đẳng khi vẫn quan niệm “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Ngược lại, nếu lúc nào cũng “mẹ hát con khen hay” thì “mẹ” rất dễ tự cao tự đại, đắm chìm theo ảo tưởng là mình ghê gớm nhưng thực ra đang tụt hậu về nhiều mặt so với xung quanh.

Ở đâu và thời nào cũng vậy, “tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại” thường là để giữ “mỹ quan” không chỉ đối với người ngoài, nhưng khi không một địa phương, cơ quan, đơn vị nào dám nói ra mặt yếu kém thì đất nước sẽ là một cường quốc… ảo đầy những danh hiệu phù phiếm và những kỷ lục không đâu. Và vì sợ “trâu chậm uống nước đục” nên người ta phải đua chen giành giật để có “một miếng giữa làng hơn một sàng xó bếp”. Cũng thật đáng tiếc là giờ đây, ở đâu đó vẫn có những công dân không quan tâm đến bậc sinh thành, thậm chí còn ngược đãi cha mẹ. Phải chăng theo họ thì “đời cua cua máy, đời cáy cáy đào”.

Đúng là ai cũng có quyền vận dụng tục ngữ theo cách riêng của mình, nhưng vận dụng ở đâu, về phía nào thì cần được cân nhắc. Nên chăng cần loại bỏ những câu tục ngữ không còn phù hợp với thời thế hiện nay?

“Con ông cháu cha”: một căn bệnh “di truyền” và nan y?

Bằng C.O.C.C

Hơn năm mươi năm về trước, với tấm bằng tốt nghiệp loại ưu trường Quốc gia Thương mại, tôi được ưu tiên tuyển dụng vào một ngân hàng công có tiếng ở Sài Gòn. Đây là ngân hàng lớn có truyền thống chỉ thu dụng những nhân viên giỏi. Vào ngân hàng, tôi tình cờ gặp lại một người bạn thời trung học đã làm việc ở đây trước đó, anh này vốn nổi tiếng “lưu ban” vì học dở, ham chơi và quậy phá, với kết quả là thi mấy lần vẫn rớt trung học. Vậy mà ngạc nhiên sao ở ngân hàng này, bây giờ anh ta lại gần như trở thành “sếp” của tôi. Đem chuyện “lạ” này hỏi một người bạn cùng lớp khác, tôi nhận được câu trả lời: “Thằng ấy ư? Bằng trung học?: không! Bằng cán sự?: cũng không! Nhưng hắn có một cái bằng rất to là bằng…C.O.C.C”!

Bằng C.O.C.C?! Tôi chợt hiểu ra! Hèn nào…Thế đấy, đâu phải bây giờ, hôm nay mới nghe nói tới cụm từ C.O.C.C tức “con ông cháu cha”. Mà nó đã xuất hiện, thậm chí hằn sâu trong tâm thức người Việt từ bao đời nay, là một trong những “vết đen” của bất công xã hội, một loại bất công mà từ thời phong kiến lạc hậu cho đến kỷ nguyên tiến bộ của cộng hòa, chế độ nào cũng nhận ra, cũng hiểu và cố tìm cách loại trừ, nhưng rồi nó vẫn cứ tồn tại dai dẵng, thậm chí ngày càng phổ biến, trắng trợn và thách thức. Tại sao vậy? Có phải đây là một căn bệnh “di truyền” và nan y?

Thân và thế

Tôi xin hỏi bạn điều này, bạn hãy trả lời thẳng thắn xem sao. Nếu bạn đang là…bộ trưởng, tỉnh trưởng,…hay giám đốc một công ty xí nghiệp công đang tuyển một vị trí, ở đó có hai ứng viên: một là “người nhà” của bạn, hay con cháu của một người có thế lực (có thể là cấp trên của bạn hay nơi khác gởi gắm) với “tài” và “đức” đều trung bình và một là người không quen biết nhưng nổi bật cả chuyên môn lẫn đức hạnh, khi quyền quyết định tuyển chọn đang nằm trong tay bạn, bạn sẽ chọn ai? Tất nhiên câu trả lời sẽ tùy vào bạn là người như thế nào: bạn đang muốn bảo vệ quyền lợi của cá nhân gia đình bạn, hay đang nghĩ đến lợi ích chung của ngành, của công ty xí nghiệp, tức cái chung của xã hội.

Từ xưa, ông bà ta đã có câu: “Một người làm quan cả họ được nhờ”. Chuyện cái “tàng dù che cán dù” cũng là chuyện…tự nhiên! Ông bà ta cũng đã từng phải thốt lên: “nhứt thân, nhì thế”! Có “thân” có “thế” thì mọi việc trở nên dễ dàng và triển vọng. Thật ra “thân và thế” xét về bản chất không có gì là xấu nếu đó chính là “con giòng cháu giống”, là “danh gia vọng tộc”: những hậu duệ thừa hưởng những đức tính quý báu của cha ông. Họ có “quyền” có “thế” nhưng chẳng bao giờ “cậy quyền cậy thế” để mưu lợi riêng. Họ xứng đáng được trọng vọng và trọng dụng. Nhưng thực tế xã hội ta từ xưa cho tới nay vẫn chứng minh rằng “con giòng cháu giống” không tồn tại một cách đương nhiên và mãi mãi.

Hãy xem trong sử Việt: một Lê Đại Hành xuất sắc khởi nghiệp cho Tiền Lê lại “sinh” ra một hậu duệ Lê Long Đĩnh “ngọa triều”, một triều Trần huy hoàng với một Trần Cảnh mở đường, một Nhân Tông “Phật hoàng”, cũng là vua cha của công chúa Huyền Trân, rồi cuối cùng cũng “sinh” ra một Dụ Tông sa đọa dẫn đến tiêu vong triều đại. Còn nữa và gần đây hơn với một Lê Sơ gồm những anh hùng dựng nước vẻ vang Lê Lợi, Lê Thánh Tông cuối cùng lại nối nghiệp bởi những Uy Mục và Tương Dực làm hoen ố giòng máu tiên vương.

Nhưng đó lại là những ông vua ngày trước, dẫu sao cũng vì sự tồn vong của ngai vàng, vì quốc gia đại sự mà đã được giáo dục kỹ lưỡng trong môi trường tối ưu, được “thẩm tra” kén chọn kỹ để nối nghiệp hoặc là từ di chiếu của vua hoặc là do quyết định của triều đình. Còn “thần dân” như chúng ta “trong mười ngón tay có ngón ngắn ngón dài” thì con cái, cháu chắc không phải ai cũng giống ai, không phải ai cũng tốt, cũng giỏi. Mặt khác phải nhìn nhận một thực tế là ngày nay ở xã hội ta, những người thành đạt và thành danh (nếu hiểu theo nghĩa tích cực) thường là xuất thân từ giới trung lưu hoặc nghèo mà hiếu học. Họ là những người ở trong hoàn cảnh phải luôn phấn đấu không ngừng, vượt qua mọi thử thách để vươn lên. Trong khi đó, ở những gia đình “thượng lưu” và giàu có (cũng có nghĩa là gia đình quyền thế) thường tồn tại hai vấn đề: một là cha mẹ cưng chiều con cái thái quá và hai là con cái cứ ỷ lại vào cha mẹ.

Cưng chiều con cái thái quá cũng có thể bắt nguồn từ nguyên nhân tâm lý: “mình đã khổ rồi, tội gì bây chừ không để cho con cái nó sướng”(!) hoặc cũng có thể là do quá dư dả vật chất nên con cái “đòi gì là được nấy” từ cái ai-phôn, ai-pát cho đến SH, PS thậm chí là siêu xe bốn bánh. Đối lại, ỷ vào cha mẹ giàu có hoặc quyền thế vì biết là cha mẹ có thừa khả năng thỏa mãn vật chất cho mình hầu như suốt đời, cũng như dư sức tạo điều kiện cho mình bước lên những nấc thang danh vọng của xã hội mà bản thân chẳng cần phải học tập rèn luyện gì cả. Hai tác động này “giao thoa” tạo nên một “cộng hưởng” tiêu cực: con cái không còn động lực và ý chí để tiến thân, để tự lập và biết quý trọng thành quả lao động.

Mặt khác, ngày nay, để đạt được quyền thế và địa vị trong xã hội, không chỉ bằng một lối đi “đường đường chính chính” duy nhất như ngày trước là “học giỏi thi đỗ rồi làm quan” và từ từ thăng tiến. Mà nó là một cuộc đua chen khốc liệt đầy thử thách, trong đó “tài đức” thôi chưa đủ, mà còn phải có nhiều “kỹ năng” khác nữa. Và chính những “yếu tố thành công” không mấy minh bạch này của cha mẹ hay người bề trên đã vô tình trở thành tấm gương u ám cho con cháu soi theo. Còn nữa, với những thăng tiến như vừa nói, người làm cha làm mẹ cũng không còn mấy uy tín và lý lẽ để giáo dục chính con cháu của mình. Hệ quả tất yếu là “một bộ phận không nhỏ” con cái của các gia đình này vừa không đủ tài, lại vừa không đủ đức để đảm đương công việc xã hội giao cho. Và vì vậy tấm bằng duy nhất mà họ phải sử dụng tới để lọt qua cánh cửa xét tuyển chính là “tấm bằng C.O.C.C” vậy!

Hệ quả tất yếu

Với tấm bằng “không giấy không mực” này, những kẻ bất tài đã có cơ hội len lỏi vào khắp trong mọi ngõ ngách công ăn việc làm, đặc biệt trong mạng lưới công quyền, đồng thời tước đi cơ hội của biết bao người có tài có đức muốn cống hiến tâm sức cho đất nước, cho xã hội. Đã vậy, ngoài chuyện không làm được việc, trở thành những kẻ “ngồi chơi xơi nước”, “sáng cắp ô đi tối cắp về”, “cứ tà tà cuối tháng lĩnh lương” làm hao mòn lãng phí ngân sách tổ chức, nhà nước và tiền bạc của xã hội, những kẻ “ngồi không” này, để “trụ” vững trên cái ghế của mình thì tất nhiên còn phải sinh ra câu kết, phe nhóm, vừa “bảo vệ” mình mà cũng vừa làm hại người giỏi, người tốt. Kết quả là chẳng những hoạt động của đơn vị không mang lại hiệu quả mà nội bộ cũng sinh ra bất công dẫn tới mất đoàn kết.

Thực trạng này tại nước ta lâu nay ai cũng có thể hình dung ra, nhưng chính nhận định trực tiếp và thẳng thắn từ cơ quan chức năng mới đây với con số 30% công, viên chức hiện thuộc dạng “không có cũng được”[1] (nghĩa là hơn 700 ngàn trong số 2,2 triệu công, viên chức cả nước) và 65% ngân sách nhà nước chi cho thường xuyên trong đó một nửa là chi cho lương công chức, viên chức[2] là những con số khá “gây sốc” cho những ai quan tâm đến nền hành chính và ngân sách nước nhà. Một gánh nặng ngân sách quá lớn để “nuôi” một lực lượng dôi dư kém hiệu quả.

Bởi vậy mới có những quyết tâm nhằm “tinh giản biên chế” trong thời gian qua. Nhưng khổ nỗi, “tinh giản biên chế” đồng thời nâng cao hiệu suất công tác của công chức viên, một trong những giải pháp hàng đầu của cải cách hành chính, vẫn là bài toán chưa có lời giải trong tình hình hiện nay, khi mà những cơ chế, quy định liên quan về chế độ công chức, viên chức vẫn chưa được tháo gỡ và sửa đổi cho phù hợp[3]. Đó là chưa nói đến những phức tạp và tế nhị đến từ cái gốc của vấn đề: đó là “đầu vào” tuyển dụng vốn đã chứa đựng những mối quan hệ tình cảm và lợi ích chằng chịt khó có thể trút bỏ.

Xem như vậy, vấn nạn C.O.C.C nếu cứ tồn tại, không chỉ là bất công xã hội, bất công đối với nhân tài, làm hao mòn và chảy máu chất xám vốn rất cần được huy động cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, mà còn mang lại những hệ quả vô cùng nguy hại cho mạng lưới hành chính công quyền, vừa hoạt động kém hiệu quả, vừa là gánh nặng đáng kể cho ngân sách quốc gia. Nếu muốn tiến kịp với đà phát triển của khu vực, của thế giới, tất yếu phải có các liều thuốc đủ mạnh cho căn bệnh trầm kha này.

Thuốc chữa

Để điều trị căn bệnh này, nhứt thiết phải sử dụng song song một lúc cả hai liều thuốc: một cho tác dụng “tức thì” và một cho tác dụng “về lâu về dài”:

- Về tức thì, tất nhiên phải giải quyết những tồn tại, đó là kế hoạch “tinh giản biên chế” đang nhắm tới. Cần sớm tháo gỡ các cơ chế và quy định đang làm cản trở việc loại bỏ những vị trí “không có cũng được” trong các tổ chức hành chính. Cùng lúc nâng cao hiệu suất công tác của công, viên chức và điều chỉnh mức lương tương xứng với hiệu suất này. Có nghĩa là nhân sự phải được thay đổi từ lề lối làm việc cho đến phong cách sao cho phù hợp với trình độ phát triển chung của khu vực và thế giới.

Lâu nay, ta thường so sánh phong cách làm việc từ các nước phát triển như ở Mỹ, Nhật,…với lề lối làm việc của số đông người Việt trong nước thì thấy rõ một thực tế là họ làm việc (gọi nôm na là) rất “bận và cực”, còn ta làm rất “nhàn và sướng”. Họ làm việc không có thì giờ…ăn cơm, còn ta làm việc ngoài cơm nước, vẫn có thì giờ lai rai, cà phê cà pháo. Nhưng họ được trả lương rất cao và wit-ken thì tiêu xả láng, còn ta thì lương bèo, nhiều khi cuối tuần không nghỉ, phải làm thêm mới đủ sống…Thực tế đó đã nói lên điều gì?

Đó là lề lối, phương pháp làm việc (chuyên nghiệp, bài bản, tận dụng triệt để các công cụ máy móc hỗ trợ), là tác phong công nghiệp (bảo đảm giờ giấc, trách nhiệm, phong cách, đúng với vai trò là "công bộc"). Họ thỏa mãn những điều kiện này một cách rất nghiêm túc, còn ta thì không phải ai cũng làm được như vậy. Từ đó mới đẻ ra cái mà ta hay gọi là “hiệu suất công tác” hay là “năng suất lao động”: của họ cao gấp bội ta. Bởi vậy mà họ được trả công xứng đáng. Còn ta? Có lẽ đối với người Việt từ lâu đây chính là cái vòng lẩn quẩn đáng buồn: lương thấp > thiếu dinh dưỡng > ốm yếu > năng suất kém > lương thấp >…Vì vậy mà, tỉ như với một lượng công việc như nhau, trong lúc họ chỉ cần 10 người thì ta phải cần tới 20 hoặc hơn mới làm xong. Một con số cụ thể có thể chứng minh cho điều này: Hoa kỳ hiện có trên 300 triệu dân thì chỉ có 2,2 triệu công, viên chức, trong khi Việt Nam hiện chưa tới 100 triệu dân thì đang phải sử dụng tới cũng bằng chừng ấy công chức viên (tức 2,2 triệu)!

Như vậy, rõ ràng tinh giản biên chế bộ máy, đồng thời nâng cao hiệu suất công tác của công, viên chức là con đường tất yếu và bắt buộc, vì đó là tiền đề cho mọi lĩnh vực phát triển khác. Nó đòi hỏi tất cả mọi thành viên trong bộ máy từ lãnh đạo đến công nhân phải có cái tâm trong sáng và một tầm nhìn hướng tới lợi ích chung của xã hội, dứt khoát dẹp bỏ lợi ích cục bộ và cá nhân.

-Về lâu dài, cần thiết phải giáo dục và đào tạo cho các thế hệ về sau những con người mới đặt nền tảng trên ba đức tính quý báu: đó là “tự giác, tự trọng” và “tự lập”. Bởi vì, nếu không biết tự giác, tự trọng thì con người theo bản năng, vẫn làm điều ích kỷ, đen tối, mưu lợi cho mình, làm hại cho người mà không cảm thấy xấu hổ; không biết tự trọng, tự lập thì con người vẫn cứ lười biếng, nhờ vả, phụ thuộc mà vẫn thấy thản nhiên.

Sở dĩ phải nhấn mạnh vấn đề giáo dục nhân cách ở đây là bởi từ một thực tế trong xã hội ta. Chưa nói đến giáo dục ở học đường và xã hội, chỉ riêng về giáo dục ở gia đình thôi cũng đã có vấn đề. Bạn cứ thử đi đến các gia đình hiện nay rồi xem họ đang dạy dỗ con cái như thế nào? Xem số đông có am hiểu về những nguyên tắc và phương pháp cơ bản nhất để dạy dỗ con cái hay không? Hãy để ý đến một tình huống rất nhỏ: một đứa trẻ lên ba đang chơi đùa bỗng vấp ngã trong sân, cú ngã chẳng là gì hết, nhưng ông cha bà mẹ lại cuống lên, vội vàng chạy lại, vừa đỡ thằng bé vừa lộ hẵn ra vẻ xót xa thương cảm. Điều đó ta cho là bình thường, nhưng xét về tâm lý giáo dục trẻ thì chớ nên phản ứng như vậy. Hãy để cho đứa trẻ tự mình đứng lên trước đã. Đó chính là lựa chọn cơ bản nhất để dạy cho chúng bài học tự lập ngay từ thuở bé.

Từ tình huống nhỏ đó có thể suy rộng ra những trường hợp khác liên quan tới việc giáo dục con trẻ về ý thức tự giác, trung thực và tự trọng – mà có thể do vô tình hay kém hiểu biết, người làm ông bà hay cha mẹ đã “dạy” cho con cháu mình thói quen ỷ lại, nịnh bợ, nhờ vả, phụ thuộc, gian dối…để rồi khi lớn lên trở thành thế hệ cha mẹ có chức có quyền trong tay lại quay trở về với “truyền thống” cưng chiều, sẵn sàng chạy chọt, gởi gắm, bao che…cho con cái, biến chúng thành một lớp “con ông cháu cha” mới trước sự khinh nhờn và bức xúc của xã hội.

Tóm lại, căn bệnh C.O.C.C vẫn có thể chữa khỏi bằng chính “cái tâm và cái tầm” của người trong cuộc. Nó sẽ chỉ trở nên nan y và dai dẵng nếu người Việt ta không từ bỏ được tập quán “ô dù” lạc hậu và bất công vốn đã tồn tại từ ngàn xưa, không tìm ra được những giải pháp mang tính chiến lược để ngăn ngừa và ngăn chặn kịp thời sự tái phát và lây lan của dịch bệnh này, và nhất là, không xây dựng được một nền tảng vững vàng các thế hệ mới người Việt với những đức tính và tiêu chí quý báu cần có như đã trình bày, để "đề kháng" và “miễn dịch” vĩnh viễn với căn bệnh.

Chừng nào “ung nhọt” C.O.C.C này được “bứng” khỏi cơ thể, thì lúc đó người Việt mới mong có đủ “sức khỏe”, đủ nghị lực để vượt qua những thử thách ở phía trước trên con đường hội nhập và phát triển đầy cam go, bằng không, thì chỉ có tụt hậu mà thôi.

Sexy tất cả, trừ lòng yêu nước!

Bây giờ bạn có thể biết đến tận giường ngủ của những người nổi tiếng, hơi nổi tiếng, nổi tiếng chút chút, tự mình làm nổi tiếng…với căn nhà cỡ triệu đô, hơn triệu đô và nhiều triệu đô. Bởi tất cả được phơi bày trên các trang mạng.

Bạn có thể tưởng tượng hình bóng người đẹp ngâm mình trong các bồn tắm sang trọng của một phần giá trị trong những căn nhà đắt tiền đó. Bởi rất cả được phơi bày trên các trang mạng.

Bạn có thể mất ngủ nhiều ngày về sự giàu sang phô trương của các sao và tự hỏi họ kiếm đâu ra ngần ấy tiền giữa lúc một người trí thức (chưa kể dân đen) kiếm được đồng tiền nuôi gia đình hết sức chật vật?

Bạn có thể khó chịu vì hàng ngày mở tờ báo và các trang mạng chỉ thấy chuyện tốc váy, yêu đương, ly hôn, cặp bồ…của những người nổi tiếng và được coi là nổi tiếng. Thậm chí đám cưới của sao nào đó cũng chiếm mất khá nhiều giao diện trên trang mạng với không có thông tin gì cả ngoài các chân dài tới dự lễ thành hôn. Giữa lúc xã hội nơi tôi đang sống có quá nhiều việc cần phải lên tiếng.

Bạn có thể cười nhạt vì một party sinh nhật phù phiếm và hết sức sành điệu của ai đó cũng là người nổi tiếng được tổ chức linh đình và lôi kéo sự chú ý của các phóng viên và nhiều độc giả. Giữa lúc nhiều người dân nước tôi đang thiếu dù chỉ một bữa cơm no bụng.

Bạn có thể kinh ngạc về tội ác diễn ra hàng ngày được “trình diễn” trên các báo và mạng internet như là phần không thể thiếu của cuộc sống trên mảnh đất này. Những vụ án đốt con, đốt chồng, những thây người bị giết cắt rời từng mảnh, những vụ bắn nhau chỉ vì va chạm trên đường, những vụ hiếp dâm trẻ nhỏ và chính con cái mình…Tội ác dường như là chuỵên bình thường khi mọi giá trị nhân văn mang tính người đã bị đẩy ra khỏi cuộc sống.

Bạn có thể bị kinh động bởi những vụ tham ô, thất thoát số tiền lên đến nhiều tỷ tỷ đồng mà người bình thường không biết đó là bao nhiêu chữ số, nhưng vẫn chỉ “rút kinh nghiệm”. Thử hình dung nếu có một Đường Quí Phi thay vì thích xé lụa mà xé tiền thì mất bao nhiêu năm mới xé hết số tiền ấy với mệnh giá 500.000 VND? Nhưng đất nước tôi vẫn bao dung, nhẫn nhịn…cho qua. Trong khi vẫn rất nhiều đứa trẻ phải bỏ học vì không có tiền. Ngày ngày trẻ con vẫn đu dây vượt sông lũ đến trường. Vô vàn đứa trẻ vùng cao phải ở lán dựng tạm trống hoác nơi núi cao rét buốt để nhọc nhằn bám theo con chữ. Vẫn nhiều người phát bệnh tâm thần do nghèo đói, bệnh tật…Chuyện đó ai cũng biết vì tất cả phơi bày trên báo chí.

Bạn có thể thất vọng đau đớn khi thấy thiểu số lãnh đạo cả dân tộc bằng tư duy không thể nói là lạc hậu, mà phải nói là lẩm cẩm, điên khùng. Vậy mà dân tộc tôi vẫn cúi đầu cam chịu, nhẫn nhục cắn răng…Tất cả cũng hiển hiện trên các trang báo và mạng không hề dấu diếm, hàng ngày…Sự thô bỉ, vô liêm sỉ, vô minh, trắng trợn, giả dối, độc ác diễu hành từ mấy chục năm nay và vẫn đang tiếp tục. Sự nhẫn nhục, vụ lợi, bàng quan, lạnh nhạt của triệu triệu người dân cũng chẳng hề dấu diếm…

Có thể phơi bày tất cả, trừ sự thật.
Có thể phơi bày tất cả trừ sự liêm sỉ, tử tế.
Có thể phơi bày tất cả trừ công bằng.
Và đau đớn hơn, có thể phơi bày tất cả trừ lòng yêu nước.

Tôi đã thấy điều đó qua cuộc biểu tình vì Trường Sa – Hoàng Sa – Vịêt Nam vào ngày 12/6/2011 vừa qua. Nhưng chủng tử của lòng yêu nước trong thời đại mới sẽ gieo mầm vào lòng người từ bây giờ, giây phút này…

Và tôi tin, chỉ một dúm người bày tỏ lòng yêu nước so với gần 90 trịêu dân nước Việt thì cũng đã bắt đầu thổi làn gió dân chủ, tự do vào cuộc sống ngột ngạt hôm nay.

Tôi tin tuổi trẻ, dù là số không nhiều, sẽ truyền năng lượng, nhiệt huyết của họ đến tư duy ù lỳ của rất đông người khác đang bị mắc căn bệnh thời đại “pakinson thể xơ cứng”. Sự thay đổi của cái mới chưa bao giờ bắt đầu từ số đông, thậm chí từ vài con người…Chỉ cần họ tìm ra một điểm tựa là có thể bẩy cả trái đất này.

Nếu có cô gái đẹp nào đã dám khỏa thân vì môi trường (hay vì gì gì đó) thì xin hãy một lần sexy lòng yêu nước để người dân được một lần ngưỡng mộ?

Xin tất cả mọi người hãy sexy lòng yêu nước và sự tử tế, còn những gì thuộc về riêng tư xin hãy kín đáo, lựa lời…

Đừng để các bạn trẻ chỉ thấy sự phồn hoa, phù phiếm mà quên đi hơi thở nặng nhọc của người dân và đời sống nghèo nàn, cực khổ của bao kiếp người đang vật lộn mưu sinh, trong đó có thể là cha mẹ họ.

Đừng để họ bị lóa mắt về tiền bạc, vật chất, đánh mất tính người mà gây tội ác.

Đừng để họ nhiễm sự ích kỉ, vụ lợi, cơ hội để tiếp bước lối sống mặc định trong xã hội: tranh đua học hành; dành giật, mua bán chức quyền; kiếm tiền bằng mọi giá; giàu sang chẳng kém ai; đừng để “giấc mơ con đè nát cuộc đời con”…

Đừng để sự giả dối thoải mái sexy và lên ngôi, thống trị đất nước này.

Tham nhũng – kẻ hủy diệt từ của cải đến tâm hồn

Cái nguy hại bậc nhất hơn cả nỗi đau mất của là nạn tham nhũng đã thúc đẩy nhanh sự xuống cấp không phanh của văn hóa và thuần phong mỹ tục, những thứ vô giá phải mất hàng trăm năm gầy dựng nên.

Căm phẫn chống bọn tham nhũng thực chất là tiếng kêu thét xé lòng của người lương thiện bị ăn cắp, trấn lột giữa thanh thiên bạch nhật. Từ những vụ cướp bạc tỷ ở những công ty lớn, đến những vụ lặt vặt như ông cảnh sát giao thông “làm luật” vài chục ngàn bạc lẻ. To, nhỏ, lộ hoặc chưa bị lộ, bản chất đều giống nhau: cướp của dân, của nhà nước (thực chất cũng là của dân) về làm của riêng, vinh thân phì gia.

Những người lương thiện bị mất của thì xót xa, nỗi căm giận rất dễ hiểu. Của đau con xót, ai mà không phẫn nộ khi mồ hôi nước mắt chảy vào túi kẻ khác. Của cải xã hội như tấm chăn, có rộng lớn bao nhiêu cũng hữu hạn, người này giàu lên bất chính thì ắt người khác phải nghèo đi.

Nhưng cái nguy hại của tham nhũng không chỉ là chuyện mất của. Văn hóa và văn minh thành thảm hại khi người còng lưng nuôi kẻ ngay, kẻ ngồi mát ăn bát vàng, người lao động lương thiện thì “cơm chan nước mắt”, giật gấu vá vai, vắt mũi bỏ miệng cũng không xong.

Cái nguy hại lớn nhất của tham nhũng không ở chỗ “mất của”. Cũng như trong một gia đình, có bị cháy nhà, bị trộm dọn đồ sạch sành sanh đi nữa thì chí thú làm ăn vài ba năm là có thể phục hồi. Một công ty hay cả một tập đoàn bị tham nhũng làm bại hoại thì bắt nhốt bọn ăn cắp, thay vào người liêm khiết, cơ cấu lại, một thời gian là có thể gượng dậy. Mất mùa, người nông dân chỉ đói năm sáu tháng.

Nhưng một gia đình suy thoái, gia phong, một xã hội suy đồi văn hóa thì không biết bao nhiêu năm, bao nhiêu thập kỷ mới lấy lại được cuộc sống bình thường. Cái nguy hại bậc nhất hơn cả nỗi đau mất của là nạn tham nhũng đã thúc đẩy nhanh sự xuống cấp không phanh của văn hóa và thuần phong mỹ tục, những thứ vô giá phải mất hàng trăm năm gầy dựng nên.

Tham nhũng mà không bị ngăn chặn, trừng phạt kịp thời thì đó là dịch bệnh nguy hiểm dễ lấy nhất hơn cả dịch hạch hay AIDS. Dễ lây vì, nếu thấy hàng xóm, đồng nghiệp không phải lao động cực nhọc mà chỉ bằng mánh lới thi thố bên bàn nhậu làm giàu nhanh như tên lửa thì ắt rất nhiều người muốn học theo, muốn “lây bệnh”, ngày đêm ao ước, chỉ mong được như anh hàng xóm tốt số kia mà thôi.

Tham nhũng có thể làm một cơ quan, một đơn vị không còn hồn vía đâu mà thực hiện công tác, “nhiệm vụ chính trị”, khi những người có quyền chỉ chăm chăm kiếm cách đút túi càng nhiều càng tốt. Nó biến một cơ quan cao quý như một bệnh viện, một trường học hay một tổ chức “chính quyền vì dân” thành nơi kiếm tiền bất chính. Lương y dễ biến thành hổ báo, cô giáo thành mẹ mìn, sếp cơ quan thành bố già giấu mặt, người trí thức thành tay ăn cắp vặt. Hỏi có mấy người giữ được cái lý tưởng mà họ mong theo đuổi ban đầu? Một cơ quan để nạn tham nhũng hoành hành thì mọi ý tưởng cao quý được hóa phép thành đồng tiền nhơ bẩn và thú vui hưởng thụ sa đọa. Tham nhũng không chỉ làm mất của mà còn làm mất cả hồn xã hội.

Tham nhũng làm đảo lộn giá trị được xác lập theo lương tri con người và văn hóa truyền thống. Khi người lao động chân chính bị tước đoạt thành quả mồ hôi (và có khi cả máu) của chính mình thì những kẻ ăn cắp (nếu chưa bị lộ) trở thành những người rao giảng đạo đức. Nếu kéo dài thì chính những kẻ “ăn cắp” này sẽ biến những người lương thiện quanh mình thành trộm cướp, vì nếu họ không chịu “mặc áo giấy” thì sao có thể “đi cùng với ma”? Họ có thể bị đuổi việc, miệt thị hoặc bị gậy ra đường. Không ít kẻ vì không muốn thành kẻ xấu mà mang họa.

Tham nhũng là đầu mối nguyên nhân sâu xa của mọi tệ nạn xã hội, của bi kịch gia đình. Ai có thể bào chữa nổi cho bọn tham nhũng nếu cho rằng nạn các em gái nông dân phải sớm hủy hoại tuổi xuân, đứng đường bán thân hay gửi tuổi xuân cho những ông chồng tàn phế nước người là nạn nhân của chúng? Những thanh niên hư hỏng sa vào vòng trộm cắp, cướp giật cũng vậy. Trừ rất hiếm kẻ mang gien tội phạm cha truyền con nối, đa số trong những kẻ được coi là trộm cướp này là nạn nhân của nạn cướp bóc trên giấy tờ dự án, trên những chữ ký mua bán quyền lực, những mưu ma chước quỷ mà chính họ cũng như các bạn và tôi đều không thể lần ra được manh mối.

Tham nhũng đẻ ra những dự án vô bổ, hoa hòe hoa sói vẽ rắn thêm chân với mục đích chính là số tiền vàng hay nhà đất được chuyển vào túi tham vô đáy chứ không phải vì quốc kế dân sinh như lời hứa não. Dự án, công trình ra sao, có “làm nghèo đất nước” cũng mặc, miễn là tiền thầy bỏ túi. Nó nhấn chìm mọi sáng kiến, ngăn chặn mọi tiến bộ khoa học, kéo lùi văn minh hàng năm, hàng thập kỷ.

Tham nhũng đưa đồng tiền xã hội vào tay bọn ma giáo, biến chúng thành kẻ đạo đức, thành Tiên, thành Phật. Tiền không có lỗi, chỉ là “vật ngang giá” vô tư. Nhưng mỗi khi tiền ở trong tay bọn tham nhũng thì nó không còn là vật ngang giá nữa mà là thứ vũ khí nhơ bẩn của bọn bất lương, nó khuynh đảo mọi thứ tốt lành thành một nồi cám heo mất kỷ cương, biến tiêu chí công bằng xã hội trên ngọn cờ thành trò cười thảm hại.

Tham nhũng thóa mạ tình yêu cuộc sống, gây ra sự nghi ngờ lẫn nhau và nếu chỉ như thế thôi nó cũng đã trở thành kẻ hủy diệt văn hóa số một.

Tội ác xẩy ra hàng ngày, y tế, giáo dục xuống cấp, khoa học, nghệ thuật trì trệ có nhiều nguyên nhân nhưng hàng đầu là từ nạn tham nhũng. Hãy sáng suốt để tìm ra mối liên hệ đau buồn giữa một cô gái nhảy cầu vì tuyệt vọng, một nông dân phải sang biên giới bán thận lén lút hay một sinh viên vào tù vì mang hộ hàng cấm với một ông kẹ quần áo chỉnh tề, thơm nức ngồi bán chữ ký trong những văn phòng lộng lẫy.  

Xây dựng đạo đức, lối sống, bắt đầu từ gia đình

Trong cuộc sống hiện đại, giáo dục trong gia đình ngày càng trở nên quan trọng để nuôi dưỡng tế bào lành mạnh cho xã hội. Giáo dục trong gia đình là nền móng xây dựng nhân cách con người, vì vậy cần có nhận thức đúng đắn về nội dung và cách thức giáo dục.


Dư luận xã hội trong những năm gần đây nhiều lần lên tiếng về sự xuống cấp của đạo đức, lối sống, phê phán gay gắt những hành động đồi bại, thói hư tật xấu đang diễn ra phổ biến hằng ngày. Từ chuyện thầy giáo xâm hại học sinh, một bác sĩ thẩm mỹ làm chết khách hàng rồi phi tang xác nạn nhân, cán bộ y tế làm giả phiếu xét nghiệm máu, bảo mẫu hành hạ con trẻ dã man, rồi những vụ án mạng giữa những người thân trong một gia đình... đã gây chấn động dư luận xã hội.

Nhiều người cho rằng, một trong những nguyên nhân sâu xa xảy ra tình trạng nêu trên là sự thiếu giáo dục của gia đình nếu như con người được giáo dục tốt trong gia đình sẽ không có những hành vi táng tận lương tâm như thế. Các cuộc điều tra cho thấy, rất nhiều thanh niên, thiếu niên vi phạm pháp luật đã cho rằng, sở dĩ chúng phạm tội vì không được thương yêu, chăm sóc, bảo vệ trong gia đình.

Gia đình truyền thống Việt Nam qua đời này sang đời khác đã kết tinh những tinh hoa văn hóa dân tộc như có hiếu với ông bà, cha mẹ, anh em hòa thuận, vợ chồng thủy chung... từ đó hình thành những chuẩn mực đạo đức và lối sống trở thành gia phong. Những tinh hoa đó được phát huy trong cuộc sống hôm nay sẽ trở thành liều thuốc ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức, lối sống.

Chính vì vậy, nội dung giáo dục cách ứng xử trong gia đình hiện nay cần tập trung vào việc giáo dục cách ứng xử trong gia đình, với nguyên tắc đã được bao thế hệ gia đình gìn giữ lưu truyền: "Trên kính dưới nhường" và lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Ðây vừa là phép tắc ứng xử vừa là giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Giáo dục lòng kính trọng - một trong những phẩm chất quý báu của con người, là thước đo cao nhất của đạo đức. Ðức hiếu kính của người làm con đối với cha mẹ là cái gốc của tình yêu con người. Người mà không biết yêu thương cha mẹ sinh thành, dưỡng dục mình thì khó có thể yêu thương người khác được. Ðạo đức không phải là một thuật ngữ quá trừu tượng mà là những biểu hiện, những cử chỉ, hành vi, thái độ lời nói.

Cuộc sống hiện đại càng cần đến giáo dục trong gia đình. Mỗi người có thể tìm thấy ở gia đình niềm vui, ý nghĩa trong sáng của cuộc sống, điểm tựa vững vàng và nguồn sinh lực mạnh mẽ để bước vào xã hội. Thật là sai lầm khi có người nghĩ rằng, kinh tế thị trường và sự tự do cạnh tranh lợi nhuận đã có thể đưa con người vượt ra những sự kìm tỏa của gia đình, tìm thấy một hạnh phúc khác gắn liền với các điều kiện vật chất, sự giàu sang vì tiền bạc. Thực tiễn cho thấy, lối sống thực dụng, tôn thờ đồng tiền đã làm cho con người sa đọa, tha hóa.

Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng, gia đình ngày nay có thể biến đổi mạnh mẽ về cơ cấu, chức năng, các hình thức và chuẩn mực trong các mối quan hệ nhưng vị trí, vai trò của nó đối với sự phát triển của xã hội thì vẫn không thay đổi. Xã hội hiện đại cũng sẽ làm biến đổi các chuẩn mực văn hóa gia đình. Gia đình sẽ khoác lên mình nó những bộ cánh lấp lánh của cuộc sống hiện đại để bước song hành với xã hội hiện đại nhưng nó vẫn gắn kết với cộng đồng và xã hội. Việc nâng cao vị thế và vai trò của gia đình sẽ tạo cơ sở và động lực cho sự đi lên và phát triển của xã hội.

Khi xây dựng đạo đức, lối sống, bên cạnh việc đứng vững trên nền tảng gia đình truyền thống với những tinh hoa văn hóa của nó, cuộc sống cũng đòi hỏi ngăn chặn những hủ tục, những thói quen xưa cũ lạc hậu như: Nếp sống gia trưởng, thói "vinh thân, phì gia", một người làm quan cả họ được nhờ, sự coi thường phụ nữ, nạn tảo hôn, bạo lực gia đình...

Ðồng thời tiến hành xây dựng những chuẩn mực mới theo yêu cầu của xã hội hiện đại. Ðã có hiện tượng "lệch chuẩn" trong lĩnh vực giáo dục, trẻ em. Tiêu chí một đứa con ngoan đã lệch khi trước đây một đứa con ngoan là biết vâng lời, lễ phép với ông bà, cha mẹ, anh chị, chăm chỉ việc nhà thì nay nhiều gia đình quan niệm đạo đức con ngoan chỉ là học giỏi. Cả gia đình dồn sức chạy trường, chạy lớp bắt con trẻ học ngày, học đêm vùi đầu vào đống sách vở, chiều chuộng chúng đủ kiểu miễn sao điểm học tập phải cao, bỏ bẵng giáo dục đạo đức, giáo dục làm người, khiến chúng trở nên vô cảm và ích kỷ. Nhiều bậc cha mẹ còn thỏa mãn mọi nhu cầu của con cái kể cả nhu cầu vô lối và trở thành thói quen, dễ dẫn đến giá trị sống của đứa con bị lệch lạc khi tưởng rằng mọi người luôn phải tuân theo ý muốn của mình, dễ dẫn đến phản kháng khi không được thừa nhận.

Thực tế cho thấy, quá trình hình thành và hoàn thiện nhân cách con người phải được xây dựng trên cơ sở tiếp nhận kiến thức từ gia đình, nhà trường và xã hội. Lối sống và đạo đức của mỗi người cũng hình thành từ sự kết hợp giáo dục của ba yếu tố này. Giáo dục gia đình là môi trường đầu tiên để tạo nên tính cách của đứa trẻ, nền móng xây dựng đạo đức, lối sống, trong khi giáo dục nhà trường và xã hội là các nhân tố quan trọng giúp định hình và hoàn thiện nhân cách có được từ gia đình.

THU HIỀN

Friday, January 29, 2016

Lối sống chúng ta hiện nay đang vì cái gì?

Người người, nhà nhà đều chạy trên một con đường đua là con đường kiếm tiền. Tiền ở xã hội ta quả làm được rất nhiều việc hơn hẳn ở nhiều nơi khác. Tiền sẽ làm ta không cần phải học, không phải trí thức sẽ trở thành người có bằng cấp, trở thành tầng lớp trí thức, giúp chúng ta mua được chức, mua được địa vị xã hội, mua được đệ tử, mua được pháp luật, mua được sự nể sợ từ người xung quanh. Đồng bạc ở xã hội ta quả là Chúa tể của mọi giá trị trong Xã hội.

Bạn bè đồng niên bước vào tuổi ngũ tuần khi gặp lại nhau trong những lần hội hè thường nhìn nhau, đánh giá, so bì nhau bởi khối tài sản, bởi bằng cấp, bởi địa vị xã hội mà bạn sở hữu. Ít ai nghĩ khi bước sang tuổi lục tuần, thất tuần bệnh viện chính là nơi bạn hay tìm đến. Bạn có thể thuê người lái xe cho bạn, cõng bạn, hầu hạ bạn hằng ngày nhưng không thể thuê người chịu đau đớn bệnh tật cho bạn. Tại thời điểm bạn nằm trên giường bệnh, chuẩn bị lên bàn mổ, bạn nhớ lại toàn bộ cuộc sống mà phải mất rất nhiều năm tháng tuổi trẻ để làm nên sự giàu có và tự hào về nó, xem như bạn đã chiến thắng, đạt mục đích giàu có hơn nhiều người khác thì giờ đây mọi thứ trở nên vô nghĩa khi bạn đối mặt với cái chết sắp xảy ra.

Tất cả đống tiền bạc, của cải đó của bạn không có thể làm cách nào mang theo nó cùng xuống mồ được. Tài sản mà bạn để lại có thể nhiều, có thể ít nhưng chắc chắn bạn không thể biết những người con, người cháu có dùng nó vào việc tốt, việc có ích hay dùng vào việc xấu, việc có hại. Đồng tiền, tài sản của bạn khi bạn đang sống không thể tạo nên dấu ấn, di sản gì thì thế hệ chắt, chút, chít mà bạn không thể nào biết tên thì chẳng có lý do gì đến thời của chúng nó được sinh ra lại nhớ đến tên người ông, người cụ, người kỵ, nói chi đến ngày giỗ hàng năm chúng nhớ ra và cho bạn được tận hưởng hương, hoa, oản, quả. Bấy giờ bạn mới hiểu ra rất, rất nhiều thứ bạn có thể mua được bằng tiền, thậm trí tiền, vật chất mất đi có thể bạn tìm, kiếm lại được nhưng có một thứ mà nó đã mất đi thì không bao giờ kiếm lại được đó chính là sự sống, cuộc đời bạn.

Bạn chỉ sống có một lần, cuộc đời bạn không ai có thể sống thay. Ngẫm lại bạn xem trong quá khứ bạn đã chi đồng tiền như thế nào? Để cho cuộc sống của bạn được kéo dài hơn, bạn sống hạnh phúc hơn? Để có tiền, có chức, có quyền, có địa vị, có bằng cấp bạn đã phải ăn, phải uống, phải nói, phải mưu mẹo như thế nào so với bình thường? Tiền bạc bạn đã chi cho những gì bạn đã ăn, bạn đã uống, bạn đã thở, bạn đã ứng xử với những con người xung quanh hàng ngày dù có giá “mắc”, có giá cao hơn nhưng để cuộc sống được mạnh khỏe, hạnh phúc trong một thế giới đang bị ô nhiễm nặng nề, trong một xã hội đang bị ô nhiễm về đạo đức thì vẫn là rất, rất “rẻ” bởi vì chính cuộc đời, sự sống của bạn là cái cần phải mua đầu tiên, không có nó mọi thứ đều là vô nghĩa.

Các bậc hiền sỹ, đại trí sỹ thời xưa cũng như những bộ óc lớn ngày nay đều khuyên những ai sau khi tích lũy đủ giàu để có thể kéo dài sự sống của mình thì hãy nên theo đuổi những vấn đề khác không liên quan đến sự giàu có. Nếu là người có “Tâm”, có “Tài” hoặc có “Tiền” hãy cố để lại dấu ấn, để lại di sản dù là nhỏ những có ích cho dòng họ, cho xã hội, cho đất nước và thế hệ mai sau mới mong con cháu, chút, chít… đến ngày giỗ vẫn nhớ đến tên cha ông mà tụ tập bày đồ cúng lễ, gọi tên lên để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên đã sinh thành và những lời răn, dạy, giáo huấn truyền lại!

Bến đỗ nào bình yên?

Đời người giống như con đò luôn cần bến đỗ để dừng chân. Nhưng biết đâu là bến bờ yên vui hay chỉ là bến tạm rồi mải miết đi tìm, thả theo nước trôi?

Đôi khi chúng ta cứ mải miết, lăn lộn vì hai chữ hạnh phúc, vẹn tròn. Một người đã đi qua gần hết cuộc đời mới chợt giật mình bởi lỡ sang nhầm chuyến đò. Nhưng đời còn mấy nỗi nên cứ tiếc nuối hùi hụi. Ao ước được quay lại thời xanh trẻ, rồi biết đâu cuộc đời sẽ đổi khác?

Cũng có người mới bước chân lên đã vội vàng sang ngang, đổi chuyến. Ở đời, muôn thuở chẳng biết thế nào là đủ. Dừng bến này lại tiếc nuối bến xưa, đò cũ. Đứng bên này nhìn cát lấp lánh ngỡ thiên đường trong mơ. Rồi vỡ mộng, oán trách, đổi thay, nghiệt ngã. Hoá ra cuộc đời nào cũng có bi kịch cả.

Lạ là, chỉ có ông hàng xóm mới thấy vợ người dưng xinh đẹp, đảm đang. Và lạ là, chỉ người ta mới nhìn ra mình đang có những gì và mình đang sung sướng ra sao?

Người thiếu tay chân, đui, què, mẻ, sứt hay người lâm bệnh nặng đang từng ngày đấu tranh với tử thần để giành giật sự sống thì lại lạc quan, yêu đời, sống có ích. Người thiếu một chân thì hạnh phúc vì còn một chiếc để chống nạng, để chấm rồi phảy. Người khiếm thị thì cảm ơn cuộc đời vì vẫn để lại cho họ đôi tai để nghe, cái miệng để nói cười.

Ấy vậy mà không ít người tưởng như có tất cả lại chẳng bao giờ biết là mình đang có những gì để trân trọng mới kì dị làm sao. Được voi đòi tiên. Người có việc làm, có cơm ăn, áo mặc, lành lặn, khỏe mạnh, xinh xắn lại có khi “kêu” nhiều nhất.

Cuộc sống xô bồ quá khiến người ta chẳng thể nhận ra mình đang ở đâu giữa cuộc đời, đang sống vì nhau, vì ai hay vì cái gì nữa?

Ở đời mấy ai biết giá trị đích thực của tình yêu? Nó không được chứng tỏ bởi sự ngang tàng, chiếm hữu và cái chết. Tình yêu không thể hiện ở sức mạnh cơ bắp hay bạo lực. Nó càng không phải sự độc đoán thành nô lệ, cũng không phải cứ ở bên nhau là yêu.

Chúng ta vẫn thường an ủi nhau bằng câu: “Cuộc sống không giống cuộc đời”. Lẽ nào chúng ta không sống mà đang diễn với nhau bằng những mặt nạ da người?

Ngẫm đời tự hỏi, chúng ta đang trôi trên dòng sông nào của cuộc đời? Miên man, vô định, đi tiếp hay dừng, lật đò hay lái đó có phải do ta quyết định hay không? Bến nào là bến bình yên?

Nguồn:  xaluan.com