Thursday, October 31, 2013

Bánh mì baguette nướng - Kim

edf_bruschetta_vert

Nguyên liệu:

  • 1 ổ bánh mì baguette
  • 2 muỗng canh dầu olive
  • 1 trái bơ (avocado)
  • 1 muỗng cà phê nước chanh
  • 1 hộp grape tomato

Cách làm:

Bánh mì cắt xéo hơi dày một chút dùng brush quyét dầu olive hai mặt bánh. Vặn oven khoảng 350 degrees, xong bỏ bánh mì vô baking sheet cho vô oven nướng khoảng 8-10 phút hoặc tới khi bánh mì vàng.

Bơ bỏ vỏ, lấy muỗng cạo bơ bỏ vô một cái tô, cho nước chanh, muối, tiêu vào chung rồi tán sơ cho mịn.

Grape tomato cắt làm hai hoặc làm ba.

Trét bơ đều lên bánh mì, xong bỏ grape tomato lên trên, thế là có một món ăn ngon vừa đơn giản vừa dễ làm.

Chúc các bạn ngon miệng với món bánh mì này nhé!

Kim

CÁC TẦNG CỦA LA BÀN PHONG THỦY

Các tầng của La bàn

 La bàn cho chúng ta biết hướng của trời đất, cũng như hướng của nhà ta vậy, ngoài việc đó ra, la bàn còn giúp cho chúng ta trong việc ứng dụng phong thuỷ vào thực tiễn.


 Lý luận phong thủy cho rằng, mục tiêu chủ yếu chọn phương vị trạch là tìm khí và cân bằng âm dương, việc giám định phương vị phải tổng hợp năm sinh của người, lấy sinh, khắc, chế, hóa của âm dương ngũ hành và lấy biến của quẻ hào mà được mất cát hung. Nhiều nội dung ấy được phản ánh trên la bàn nhưng cũng có bộ phận không thể dung nạp trên la bàn được.
Đúng vậy, la bàn tập trung nhị khí âm dương, lý của bát quái ngũ hành, số của hà đồ lạc thư, đại thành về hình của thiên tinh quái tượng, nhưng phương pháp rất nhiều, chỉ nói riêng về ngũ hành đã có lão ngũ hành (còn có tên là chính ngũ hành) song sơn ngũ hành, tiểu huyền không ngũ hành, hồng phạm ngũ hành, tú sung ngũ hành, thực ra chỉ là sự sắp xếp khác nhau của 5 loại yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Còn bát quái lại có tiên thiên bát qiaus và hậu thiên bát quái.
Quan sát phương vị của sơn thủy cũng quan trọng như khảo sát hình thái của nó. Người ta có thể hoài nghi rằng từ phương vị, địa hình mà theo phép đo phong thủy có thể tìm ra đất phong thủy phú quý, cát lành hay không. Một vị sư tăng phong thủy ở Hán thành nói: Sơn thủy có hình thể đẹp thường đứng ở phương cát, vì rằng vật tụ theo loại là phép tắc phổ biến trong vũ trụ. Có thể hiểu cách giải thích này là nếu hình núi muốn sinh ra cát địa nó phải ở cát phương. Nói theo kinh nghiệm của ông, núi có hình thể không đẹp thông thường ở phương vị không cát lợi.
Tầm quan trọng của phương vị phong thủy được khái quát trong một câu phong thủy mà ai cũng biết: cát sơn từ cát vị, cát thủy hướng hung phương. Cát vị và hung phương chỉ có dùng la bàn mới trắc nghiệm được. Vì vậy cần phải thảo luận về tính chất và tác dụng của la bàn phong thủy.
La bàn phong thủy có nhiều loại, loại đơn giản chỉ có mấy vòng, loại kết cấu phức tạp có nhiều vòng. Số mục tầng vòng không bằng nhau chứng tỏ cách dùng mỗi vòng khác nhau, và chỉ có một vòng quan trọng nào đó ứng với một điểm quan trọng nào đó. Sự sai lệch này còn chứng tỏ thấy phong thủy dân gian muốn xác định trạch địa âm dương không cần phải định hướng tỉ mỉ.
Loại hình la bàn cũng quá nhiều, có loại chỉ 2-3 vòng, có loại nhiều tới 49 vòng. Nhưng nói chung, la bàn có thể phân thành hai dạng lớn: Một dạng vòng duyên hải và một dạng vòng nội địa. Dạng duyên hải láy Chương châu Phúc Kiến, Hưng Ninh Quảng Đông làm đại biểu, dạng nội địa lấy Tô Châu của Giang Tô, Hưu Ninh của An Huy làm đại biểu.
Tầng số 1 - Thiên trì
Trong thiên trì đặt Kim chỉ nam. Do việc lắp đặt Kim chỉ nam không giống nhau nên chia làm la bàn nước và la bàn khô. La bàn nước là một thanh từ đặt vào trong bụng một con cá gỗ, con cá gỗ này nổi trên nước chứa ở bàn, tự nhiên chuyển động chỉ về hướng Nam, bàn nước ấy được gọi là “Thiên trì”. Đó là Kim la bàn truyền thống của Trung Quốc. Lý luận phong thủy cho rằng Kim chỉ nam định Tý Ngọ, trong thiên trì chứa Kim và Thủy, động là dương, tĩnh là âm, như vậy “lưỡng nghi phán, tứ tượng phân, bát quái định” thì tìm ra bí ẩn của thiên địa, trên tìm ra sự sắp xếp của trăng sao, dưới quan sát được thời lưu của sơn thủy (theo La Kinh giải định của Hồ Quốc Trinh).
 Tầng số 2 - Tiên thiên bát quái
Tầng này chỉ có 8 quái. Căn cứ thứ tự sắp xếp khác nhau mà phân thành tiên thiên và hậu thiên. Theo truyền thuyết, Tiên thiên là Phục Hi sáng tạo ra, Hậu thiên là Chu Văn Vương làm ra. Bát quái dùng để chỉ vị trí của 8 phương, mỗi phương vị cách nhau 45°. Phương vị bát quái của Tiên thiên là: Càn Nam, Khôn Bắc, Li Đông, Khảm Tây, Chấn Đông Bắc, Đoài Đông Nam, Chấn Tây Nam, Cấn Tây Bắc.
Tầng số 3 - Hậu thiên bát quái
Phương vị của Hậu thiên bát quái là: Li Nam, Khảm Bắc, Chấn Đông, Đoài Tây, Tốn Đông Nam, Cấn Đông Bắc, Khôn Tây Nam, Càn Tây Bắc.
Tầng số 4 -   12 vị địa chi
Tầng này dùng 12 vị địa chi, Tý Sửu Dần Mão, Thìn Tỵ Ngọ Mùi, Thân Dậu Tuất Hợi biểu thị 12 phương vị, mỗi phương vị cách nhau 30°, Ngọ chỉ nam, Tý chỉ Bắc, Mão chỉ Đông, Dậu chỉ Tây.
Tầng số 5 - Tọa gia cửu tinh
Tọa gia là ý nói phương hướng, phương vị. Cửu tinh chỉ Tham lang, Cự môn, Lộc tồn, Văn khúc, Liêm trinh, Vũ khúc, Phá quân, Tả phù, Hữu bâth, 7 thất tinh trước chỉ Bắc đẩu tinh. Hai tinh sau chỉ hai tinh ở bên nhìn không thấy khi di động, nhưng kho mắt thường nhìn thấy nó thì rất dễ phân biệt. Lý luận phong thủy cho rằng, thanh khí bốc lên mà thành tinh, trọc khí chìm xuống mà thành sơn xuyên, cho nên trên trời thành tượng, ở đất thành hình, dưới dọi lên 24 sơn. Tinh có xấu đẹp nên đất có cát hung. 9 tinh trên trời di động cảm ứng với địa phương nào thuộc về nó, gọi là nhị thập tứ sơn tức tứ duy, bát can, thập nhị chi là 24 phương vị. Cửu tinh phối hợp ngũ hành, trật tự của nhị thập tứ vị là: Cấn bính tham lang mộc, Tốn cân cự môn Thổ, Càn Giáp Lộc Tốn Thổ, Li Nhâm Dần Tuất văn khúc thủy, Chấn Canh Hợi Mùi liêm trinh Hỏa, Đoài Đinh Tỵ Sửu Vũ khúc Kim, Khảm Quý Thìn Phá quân Kim, Khốn Ất Phù bật Thổ Mộc.
Tầng số 6 - Tên nhị thập tinh
Tầng này là 24 thiên tinh phối hợp với 24 vị, giải thích quan niệm “thiên tinh hạ ứng”. Tổ hợp của 24 tinh và phương vị là: Thiên hoàng Hợi, Thiên phù Nhâm, Thiên điệp Tý, Âm quang Quý, Thiên trù Sửu, Thiên thị Cấn, Thiên lư Dần, Âm cơ Giáp, Thiên mệnh Mão, Thiên quan Ất, Thiên chính Thìn, Thái Ất Tốn, Thiên bình Tỵ, Thái vi Bính, Dương quyền Ngọ, Nam cực Đinh, Thiên hán Canh, Thiếu vi Dậu, Thiên Ất Tân, Thiên khôi Tuất, Thiên khái Càn, Thiên hoàng Tinh tại Hợi, Thượng ánh tử vi viên, tây ứng thiếu vi viên, bốn viên này là bậc tôn quý trong thiên tinh được gọi chung là “Thiên tinh tứ quý” Cấn, Bính, Dậu hợp “Tam cát”. Thái Ất ánh Tốn, Thiên Ất ánh Tân, Nam cực ánh Định, Tốn, Tân, Đinh hợp Cấn, Bính, Dậu gọi là “Lục Tú”. Thiên bình ánh Tỵ, là đối cung của Tử vi viên, gọi là Đế tọa minh đường. Tỵ, Hợi hợp “lục tú” lại gọi là “Bát quý”. Trong Tam cát, tứ quý, lục tú, bát quý, dương trạch đại vượng, nhân đinh phú quý trải xa, phát phúcl lâu dài.
Tầng số 7 - Kim chính của địa bàn
Trong la bàn có 3 kim 3 bàn tức địa bàn chính châm, thiên bàn phùng châm, nhân bàn trung châm, 3 bàn đều phân ra 24 cách, mỗi cách đều chiếm 15°, gọi là “nhị thập tứ sơn”. 24 phương vị là tên gọi hợp thành của 12 chi (Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi) bát can (Giáp, Ất, Bính, Đinh, Canh, Thân, Nhâm, Quý) tứ duy (Càn quái, Cấn quái, Tốn quái, Khôn quái) Kim từ chỉ đúng chính ngọ gọi là chính châm, ở Nhâm Tý gặp Bính Ngọ gọi là Phùng châm, ở Tý Quý giữa Ngọ Đinh gọi là Trung châm.
Tầng số 8 - Tiết khí 4 mùa.
Tầng này thể hiện 24 tiết khí trong 1 năm tức Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ, Lập hạ, Tiểu mãn, Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử, Lập thu, Xử thử, Bạch lộ, Thu phân, Sương giáng, Lập Đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn, Đại hàn. Lý luận phong thủy cho rằng dưới 24 sơn phân bố thành 24 tiết khí, Lập xuân bắt đầu từ Cấn, Đại hàn bắt đầu từ Sửu, mỗi khí phân thành 3 hậu thượng, trung, hạ cộng là 72 hậu, để nói rõ lý lẽ tiêu trưởng của âm dương, con số tiến thoái thuận nghịch, vạch rõ ngũ vận lục khí.
Tầng số 9 - Xuyên sơn thất thập nhị long
Tầng này dùng 60 Giáp Tý cộng thêm bát can tứ duy mà hợp thành 72 long, khởi Giáp Tý ở Nhâm Mùi của chính châm, 72 vị phân phối ở dưới 24 sơn, một sơn thống suất 3 long để ứng với 72 hậu của năm tháng. Thầy phong thủy thường dùng cách long của tầng này với 60 long thấu địa coi là biểu lý, chuyên luận sơn cương lai mạch, mà định cát hung.
Tầng số 10 -  Ngũ gia ngũ hành
Ngũ gia ngũ hành là chính ngũ hành, song sơn ngũ hành, bát quái ngũ hành, huyền không ngũ hành, hồng phạm ngũ hành. Thầy phong thủy căn cứ phương pháp tương sinh tương khắc của ngũ hành, phối hợp năm phương vị đối ứng với ngũ hành và tiết khí bốn mùa để luận âm dương tiêu tưởng, phán đoán tình hình long sa thủy huyệt, từ đó mà xác định cát hung của trạch. Thường dùng Bát quái, huyền không ngũ hành lập hướng, tiêu nạp sa thủy, hồng phạm ngũ hành dùng tọa sơn để khởi tuần mộ vận, chính ngũ hành, song sơn ngũ hành và hồng phạm ngũ hành, cả ba phối hợp lại dùng để hành long định huyệt.
Ngũ hành tương sinh: Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim.

Ngũ hành thương khắc: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim

Wednesday, October 30, 2013

BỨC TƯỜNG BIẾT NGÁY

Bức tường biết 'ngáy' khiến cả làng khiếp hãi

Sau khi chuyển bàn thờ, bà Chính lên giường nằm nghỉ thì bỗng nghe tiếng 'ngáy' rồi ú ớ của người đàn ông vọng lại từ khu vực treo bàn thờ.
Ngôi nhà có bức tường biết "ngáy" là của bà Chính nằm dưới chân đồi, thuộc khu 7 của xã Tiên Kiên (Lâm Thao, Phú Thọ), một khu vực khá hẻo lánh. Bà Chính đã sống ở ngôi nhà này khá lâu, con cái đã phương trưởng nên chỉ có bà và chồng ở cùng nhau. Thỉnh thoảng mới có đứa cháu về chơi với ông bà. Bình thường người chồng bà đi làm cả ngày, bà chỉ ở nhà có một mình quanh quẩn làm việc vặt trong vườn, nhà.
Bà Chính bảo: “Sống đến ngần này tuổi rồi, tôi không bao giờ tin chuyện ma quỷ. Nhưng hiện tượng có tiếng "ngáy" ở trong bức tường nhà tôi là có thật và thực sự là rất khó giải thích". Sáng 19/3, bà chuyển bàn thờ xong nhưng chưa kịp thắp hương thì mệt quá nên lên giường nằm nghỉ. Đang nằm mơ màng bỗng nghe tiếng ngáy “khò, khò, khò” rồi tiếng ú ớ của đàn ông đâu đó vọng lại.
Bà định thần một chút, xác định tiếng "ngáy" có vẻ như phát ra từ phía bức tường, khu vực treo bàn thờ. Lúc đầu bà cứ tự trấn an có thể do mình mệt nên nghe nhầm nhưng khi âm thanh mỗi lúc một rõ ràng khiến bà cũng thấy lạ nên vội chạy sang nhà người hàng xóm kể lại sự tình và
nhờ sang xem liệu bà có nghe nhầm không.

Bức tường phát ra tiếng "ngáy" ở nhà bà Chính.


Bà Chính kể, người hàng xóm cũng là một người bạo gan, liền cùng bà sang để kiểm tra. Lúc sang, người hàng xóm ngồi chờ một lúc không thấy gì liền cho rằng bà Chính bị hoang tưởng hoặc nghe nhầm gì đó. Tuy nhiên, chỉ một lúc sau những tiếng “khò, khò, khò…” kỳ lạ bỗng tiếp tục phát ra ở bức tường. Tiếng “ngáy” lúc thì kêu ở khu vực phía sau tủ quần áo, lúc thì “chạy” lên gần mái nhà.
Người hàng xóm cũng như không tin được vào tai mình nên cố gắng áp thật sát vào tường để nghe cho rõ ràng. “Nhìn thái độ của chị hàng xóm, tôi cũng bắt đầu thấy sợ. Tôi đứng cách một đoạn, vừa nghe vừa quan sát kỹ động thái của chị ta. Một lúc sau, tôi bắt đầu thấy sắc mặt của chị ta bắt đầu tím tái, người run lẩy bẩy rồi bỗng lăn đùng ra ngất. Không ngờ tôi yếu bóng vía rồi chị ta còn yếu hơn tôi. Dù vậy, tôi vẫn cố gắng hô hào mọi người sang khiêng chị ấy về nhà nghỉ ngơi. Từ hôm đấy đến giờ chị ấy sợ không dám bén mảng sang nhà tôi nữa”, bà Chính kể.
Anh Nhân (31 tuổi, hàng xóm của bà Chính) cho biết thêm: “Mấy hôm có tiếng “ngáy” trong bức tường nhà bà Chính, tôi cũng có sang xem. Mà sau khi nghe chuyện thì cả làng người ta cũng đến nghe chứ không phải mình tôi. Khi sang, tôi cũng nghe cứ thi thoảng lại có tiếng "ngáy" phát ra trong bức tường. Tôi không tin chuyện ma quỷ nhưng vì không tìm được cách giải thích hợp lý, tiếng "ngáy" lại rất kỳ quái nên khi nghe thấy cũng lạnh người. Nói thật, trước đây tôi cũng hay qua lại nhà bà Chính nhưng từ khi có chuyện đó tôi cũng không dám qua chơi vào ban đêm nữa”.
Bà Chính cũng cho biết, khi mới bắt đầu phát hiện sự việc, gần như cả làng kéo đến nhà bà để chứng thực hiện tượng kỳ lạ. Nguyên cả ngày 19/3, tiếng “ngáy” vẫn cứ chốc chốc lại phát ra từ bức tường. Nhiều người khi đến thì háo hức nhưng khi nghe thấy tiếng “ngáy” một lúc thì sợ bỏ về. Tuy nhiên, cũng phải đến khoảng 10h đêm hôm đó mọi người mới ra về hết.
Bà nhớ lại: “Đêm hôm đó tôi phải thắp đèn đến sáng mà không dám ngủ. Cũng may ông xã nhà tôi cứng bóng vía nên tôi vững tâm hơn. Tuy nhiên, ban đêm tĩnh mịch tiếng “ngáy” cứ thi thoảng lại vang lên một cách rõ rệt khiến tôi rất sợ hãi”. Đứa cháu mới 4 tuổi của bà, có lần đang chơi bỗng nghe tiếng "ngáy" trong tường đã vô cùng sợ hãi.
Từ trước đến nay, bà Chính chẳng bao giờ tin chuyện ma quỷ và đi xem bói toán nhưng từ khi bức tường nhà có hiện tượng lạ, người dân đồn đại thêu dệt đủ thứ nên cũng đâm lo. Nhiều người còn liên hệ với số trường hợp người bị chết trong khu vực này để giải thích những hiện tượng kỳ lạ kia. Và chẳng hiểu từ khi nào, nhắc đến hiện tượng lạ ở nhà bà Chính là người ta gọi luôn là “ma ngáy”.
Bà Chính cho biết, do quá lo nghĩ nên gia đình quyết nhờ sự chỉ bảo của thầy bói. “Theo lời chỉ dẫn của thầy, chúng tôi phải đóng năm cây cọc tre lên tường và lên mái ngói để xua đuổi ma tà. Từ đó đến giờ khoảng hơn một tháng rồi mới không nghe thấy tiếng "ngáy" và tiếng kêu từ trong bức tường nữa. Bây giờ đi ra đường người ta còn hỏi tôi tiếng "ngáy" đó còn kêu không. Tôi phải vội trả lời hết lâu rồi để mọi người yên tâm và không xa lánh gia đình nữa”, bà Chính cho biết.

                                     Những cây cọc trừ tà được đóng trên mái ngói nhà bà Chính.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó chủ tịch UBND xã Tiên Kiên (Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ), cho biết: “Chính quyền xã cũng có nghe thông tin nên đã cho người đến kiểm tra. Một số người khẳng định đã đến và nghe thấy hiện tượng lạ đó nhưng lúc chúng tôi đến thì không nghe thấy gì cả. Bà Chính có nói, thường về buổi chiều hay chiều tối thường phát ra tiếng "ngáy" nên chúng tôi nghĩ đó có thể là tiếng kêu của côn trùng hoặc cây cối nghe giống như tiếng "ngáy" chứ không phải là bức tường có thể phát ra âm thanh. Nếu bức tường mà phát ra tiếng kêu thì nó phải phát ra tiếng kêu liên tục, đằng này nó chỉ kêu một thời gian rồi hết. Nhà bà Chính ở giáp với đồi trồng rất nhiều bạch đàn và cây cối rậm rạp nên có thể phát ra nhiều tiếng động lạ”.
Tâm lý của người dân thường tò mò, hiếu kỳ. Khi nghe đến chuyện đồn đoán có ma kêu, ma gáy là người ta kéo nhau vào xem, cứ một đồn hai, hai đồn ba, câu chuyện không có gì thì cũng thổi lên to đùng. Hơn nữa, ngôi nhà bà nằm sâu trong xóm, hiện tại gia đình bà Chính neo người, người chồng thì hay uống rượu say, đi làm cả ngày đến đêm mới về, có mỗi vợ ở nhà, không trách khỏi "thần hồn nát thần tính". Khi xảy ra sự việc, chính quyền đã có biện pháp tuyên truyền để người dân khỏi hoang mang, yên tâm làm ăn.
Do hiện tượng lạ không còn nên rất khó xác minh chính xác nguyên nhân phát ra tiếng động ở nhà bà Chính. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia thì nếu một người có kiến thức quan sát thực địa thì có thể tìm ra nguyên nhân, nguồn gốc phát ra tiếng động lạ này không khó. Phần lớn những người nghe tiếng động lạ này đều cho rằng giống như tiếng ngáy của người, có nghĩa là âm thanh phát ra bằng cơ chế sự di chuyển của không khí tạo ra tiếng động.
Trong vô số nhưng hang hốc, khe hở trên bức tường nhà bà Chính có thể vô tình tạo ra một câu trúc như chiếc tù và tự nhiên, mỗi khi gió thổi sẽ phát ra tiếng động. Đến khi gia đình bà Chính đóng cọc vào bức tường sẽ làm nó thay đổi cấu trúc nên tiếng động cũng mất đi.

Theo Giadinh.net.vn

CHUYỆN TRẤN YỂM KHÓ LÝ GIẢI Ở VIỆT NAM


Ly kỳ chuyện “trấn yểm” khó lý giải ở Việt Nam

Cột đồng Mã Viện - âm mưu trấn yểm nước Việt?
Cột đồng Mã Viện, theo một số sử cũ, là một cây cột đồng lớn trên có khắc sáu chữ Hán: "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" do viên chỉ huy quân đội nhà Hán là Mã Viện sai làm từ các dụng cụ bằng đồng thu được của người Việt và cho dựng sau khi chinh phục được cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng ở Giao Chỉ vào năm 43.
Theo nhà khảo cứu độc lập Thiên Đức, cột đồng này chính là một phần của trận đồ phong thủy được lập để diệt tận mọi mầm mống phản kháng ở nước ta.
Cụ thể, Mã Viện đã sử dụng một loại bùa rất hiếm hoi đề cập trong sách vở đó là loại bùa Lưỡng Nghi tức là bùa Âm Dương có hiệu lực cao hơn bùa bát quái hai bậc theo Kinh Dịch. Yếu tố Dương trong bùa yểm này là chiếc cột đồng, còn yếu tố Âm là Kiến Thành - tòa thành hình cái kén được Mã Viện cho xây ở Phong Khê.
Hình dáng Kiến Thành kết hợp với cột đồng Mã Viện tạo nên một đạo bùa mạnh nhằm trấn yểm không cho người đàn bà Giao Chỉ (mà thời nhà Hán gọi là yêu nữ) tiếp nối truyền thống anh hùng dân tộc. Nói theo kiểu dung tục thì Mã Viện đã chơi một trò rất thô bỉ là "đóng cọc” người đàn bà Giao Chỉ nhằm triệt tiêu con đường kết phát vương quyền cho nữ giới Việt Nam sau này.
Ngoài ra, câu "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" về bản chất là một câu thần phù hay một lời nguyền. Chữ “chiết” ở đây không có nghĩa là gãy mà có nghĩa là tách làm hai. Do đó, câu này nên giải thích là "trụ đồng tách huyệt (đế vương) ra làm hai, vua Giao Chỉ bị giết", chứ không thể dịch là “trụ đồng bị gãy, dân Giao Chỉ bị giết”. Chữ “huyệt” và chữ “vương” là hai chữ đã bị ẩn trong câu này.
Cao Biền và cuộc chiến bùa yểm ở nước Việt
Lịch sử Việt Nam đến nay vẫn còn lưu giữ rất nhiều giai thoại ly kỳ về hoạt động yểm bùa của Cao Biền - quan đô hộ nước ta thời Bắc thuộc.
Một giai thoại nổi tiếng kể rằng, khi sang Giao Châu, Cao Biền thấy long mạch nước Nam rất vượng, muốn phá đi, thường mặc áo phù thủy, cưỡi diều giấy đi khắp nơi để xem địa thế, hoặc giả tảng lập đàn cúng tế để lừa thần bản địa đến rồi dùng kiếm báu chém đầu, xong đào hào, chôn kim khí để triệt long mạch. Một lần, khi Cao Biền cưỡi diều giấy bay đến đất Hoa Lư đã bị một đạo sĩ cùng dân chúng ở đây dùng tên bắn. Cao Biền trọng thương, diều gãy cánh rơi xuống một hòn núi, từ đó hòn núi mang tên là núi Cánh Diều.
Một buổi sớm khác, Biền ra đứng ở bờ sông Lô Giang, phía đông thành Đại La, thấy một trận gió lớn nổi lên, sóng nước cuồn cuộn, mây trôi mù mịt, có một dị nhân đứng trên mặt nước, cao hơn hai trượng, chập chờn lên xuống trong khoảng không. Biền rất sợ, muốn yểm thần, đến đêm nằm mộng thấy thần tới nói rằng: “Chớ yểm ta, ta là tinh ở Long Đỗ, đứng đầu các địa linh. Ông xây thành ở đây, ta chưa được gặp, cho nên tới xem đó thôi; ta có sợ gì bùa phép?”.
Biền lại khiếp đảm, sáng hôm sau lập đàn niệm chú, lấy kim đồng thiết phù để yểm. Đêm hôm ấy, sấm động ầm ầm, gió mưa dậm dật, đất trời u ám, thần tướng hò reo, kinh thiên động địa. Trong khoảnh khắc, kim đồng thiết phù bật ra khỏi đất, biến thành tro, bay tan trên không. Cao Biền càng kinh hãi, than rằng: “Xứ này có thần linh dị, ở lâu tất chuốc lấy tai vạ” và sau đó cho lập đền thờ ở ngay chỗ ấy và phong cho thần là thần Long Đỗ, chính là đến Bạch Mã ở phố cổ Hà Nội ngày nay.
Một truyền thuyết khác lại kể rằng: khi sang nước Nam để yểm bùa và triệt hạ long mạch, Cao Biền có nuôi 100 âm binh. Đến nước Nam, Cao Biền ở trọ nhà một bà hàng nước và nhờ bà mỗi ngày thắp một nén hương, gọi dậy một âm binh. 100 ngày thắp đủ 100 nén hương sẽ gọi dậy được 100 âm binh. Bà lão nước Nam đã phá âm mưu của Cao Biền, giả vờ quên, thắp cả 100 nén hương trong một ngày. Kết quả là 100 âm binh của Cao Biền đã dậy đủ nhưng mà dậy non, thiếu ngày nên chẳng hiệu quả gì. Đây là nguồn gốc của câu thành ngữ “lẩy bẩy như Cao Biền dậy non”.
Chuyện trấn yểm long mạch ở Sài Gòn trước 1975
Ở Sài Gòn trước năm 1975 có hai công trình hình bát giác được cho là biểu tượng phong thủy để trấn yểm long mạch, đó là hồ Con Rùa và khám Chí Hòa, với rất nhiều giai thoại mang màu sắc huyền bí, ly kỳ xung quanh.
Có giai thoại kể rằng, sau khi nhậm chức tổng thống, ông tổng thống nổi tiếng mê tín Nguyễn Văn Thiệu đã cho người mời thầy địa lý từ Hồng Kông sang Việt Nam để trấn yểm Dinh Độc Lập. Thầy này phán rằng Dinh Độc Lập được xây trên long mạch, trấn ngay vị trí đầu rồng. Đuôi rồng rơi vào vị trí Công trường Chiến sĩ trận vong. Cần phải dùng một con rùa lớn trấn yểm đuôi rồng lại thì sự nghiệp của tổng thống mới mong bền vững.
Nguyễn Văn Thiệu lập tức cho xây hồ nước theo hình bát giác, phỏng theo bát quái đồ, có 4 đường đi bộ xoắn ốc đều hướng đến khu vực trung tâm là đài tưởng niệm và hình tượng con rùa bằng hợp kim đội bia đá. Khu vực trung tâm còn có một cột cao được xem như một chiếc đinh lớn đóng xuống giữa hồ để ghim đuôi rồng lại. Vào đầu năm 1976, tấm bia và con rùa bị phá hủy trong một vụ nổ. Tuy con rùa không còn nhưng người dân vẫn quen gọi là hồ Con Rùa, thay cho tên gọi chính thức.
Một giai thoại khác về hồ Con Rùa gắn liền với nguồn gốc xây Dinh Độc Lập, lấy núi giả trong Thảo Cầm Viên làm bình phong, sông Thị Nghè làm lưu thủy, tạo thế long chầu, hổ phục. Người Pháp biết điều này, liền cho xây nhà thờ Đức Bà mặt trước bên phải Dinh, hòng phá chữ. Do vậy mà sau này thổng thống Thiệu đã xây thêm hồ Con Rùa để phá thủy, làm nước phun lên.

                                                                             Khám Chí Hòa.

Một kiến trúc khác được cho là biểu tượng phong thủy thứ hai của Sài Gòn là trại giam Chí Hòa, được người Pháp cho xây dựng từ năm 1943. Kiến trúc của Khám Chí Hoà rất đặc biệt, do một kiến trúc sư người Nhật thiết kế và xây dựng theo ngũ hành bát quái. Nó cao ba tầng lầu có hình bát giác với 8 cạnh đều, 8 góc A, B, C, D, E, F, G, H, tượng trưng cho 8 quẻ trong Kinh dịch.
Một vài tài liệu nghiên cứu cho rằng, khám Chí Hòa được xây dựng dựa trên bát quái trận đồ của Khổng Minh. Ngay tâm của bát quái trận đồ cũng có một đài phun nước như cột cao của hồ Con Rùa, gọi là “tru tiên kiếm”, có tác dụng khiến những tên tội phạm dù có xảo quyệt, tinh ranh đến đâu cũng không thể trốn được. Nếu tru tiên kiếm bị nhổ lên thì toàn bộ bát quái trận đồ được thiết kế công phu sẽ tự vỡ.
Chính lối kiến trúc nhuốm màu sắc huyền linh này khiến người ta gọi lối vào duy nhất của khám Chí Hòa là cửa Tử. Nghĩa là đã vào rồi thì không có cách nào để nhận biết đường ra nếu không thông lý số, kinh dịch. Có lẽ đó là lý do mà lịch sử khám Chí Hòa chỉ có 2 trường hợp vượt ngục thành công.
Trận đồ bát quái của Cao Biền dưới lòng sông Tô Lịch?
Vào tháng 4/2007, báo Bảo vệ Pháp luật đã đăng một loạt bài về hiện tương “thánh vật ở sông Tô Lịch” gây xôn xao dư luận một thời gian dài.
Theo đó, vào tháng 9/2001, một đội thi công xây dựng do ông Nguyễn Hùng Cường làm đội trưởng, trong quá trình thi công kè bờ, nạo vét một đoạn sông Tô Lịch thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội đã tìm thấy một số di vật cổ, trong đó có tám bộ hài cốt bị đóng đinh vào bả vai, nhiều xương răng động vật (voi, ngựa, trâu), hơn mười cái liễn lớn nhỏ bằng sành, nhiều đồ gốm, đồ sắt, đồ dùng như bát đĩa, dao, liềm, kim khâu, một số mảnh gốm men ngọc đã bị vỡ được cho là thuộc đời nhà Trần và Lê Sơ, tiền cổ hình tròn có lỗ vuông. Tại khu vực này còn phát hiện thấy nhiều vật liệu xây dựng cổ xưa như ngói cổ, đá, nhiều gạch cổ, đặc biệt là gạch vồ thời nhà Lê. Quanh chỗ phát hiện hài cốt là các cọc gỗ lim đóng theo những hàng ngắn, bố trí lạ.
Công trình được dừng lại một thời gian để các nhà khoa học nghiên cứu. Giám đốc Bảo tàng Hà nội và các nhà khoa học được mời tới, trong đó có giáo sư Trần Quốc Vượng. Giáo sư Vượng cho rằng đây là trận đồ bát quái yểm trấn giữ cửa thành Đại La từ thế kỷ thứ 9.
Trong quá trình thi công, ông đã thuật lại những hiện tượng như: Các công nhân xây dựng gặp các hiện tượng như động kinh, mơ gặp ma, thân nhân của họ gặp nhiều chuyện bất hạnh liên tiếp, các công việc thi công không tiến triển được như đê đắp lên thì đê vỡ, kè thép không vỡ nhưng nước xói từ dưới lên, đặt đá xuống thì đá chìm, nhiều mũi khoan bị gãy nhanh khi khoan thăm dò ở giữa sông, một số người khác có liên quan đến các di chỉ và những người được mời tới làm lễ giải bị ốm nặng hoặc chết trong vòng một vài tháng…
Một số nhà khoa học, nghiên cứu lịch sử và các nhà nghiên cứu phong thủy Việt Nam khác cho rằng đây có thể là nơi trấn yểm của Cao Biền. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, câu chuyện “thánh vật ở sông Tô Lịch” là chỉ những thông tin thổi phống, sai lệch so với sự thật.
Đền Hùng bị đạo sỹ của quân Nguyên Mông trấn yểm?
Tháng 4/2013, dư luận đã xôn xao trước thông tin về một “hòn đá lạ” được đặt tại Đền Thượng (Đền Hùng, Phú Thọ) như một dạng bùa yểm không tốt.
Nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Tiến Khôi, nguyên là Giám đốc Ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã giải thích về “hòn đá trấn yểm” này trên báo Năng Lượng Mới như sau:
Khi tu sửa đền Hùng năm 2009, lúc tháo dỡ toàn bộ bệ thờ trên đền Thượng, cán bộ và công nhân đã phát hiện một viên gạch lạ có in chữ Hán. Nhiều nhà văn hóa cho rằng có thể là bùa yểm trong đó. Để phá thế yểm, Ban quản lý đã phải mời các pháp sư.


                                                                     "Đá lạ" ở Đền Hùng.
Cụ thể người trực tiếp tham gia làm việc này là ông Nguyễn Minh Thông (hiện nay đang là giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng văn hóa phương Đông). Một số nhà khoa học, chuyên gia ngoại cảm đã vào cuộc hội thảo nhiều lần, khẳng định viên gạch này có từ cuối thời Trần, do đạo sỹ của quân Nguyên Mông mang đến đặt.
Thời đó, phía Nguyên Mông bị nhà Trần ta đánh tan ba lần, đã cử đạo sỹ được cải trang sang nước ta, dùng thủ đoạn yểm bùa gạch này tại đền Thượng. Trên viên gạch được ghi “Đánh đổ đức sáng Vua Hùng” (hiện còn lưu giữ tại bảo tàng Đền Hùng).
Hòn đá ở đền Hùng không phải có từ trước, mà được một người dân cung tiến, đưa về và đặt tại Đền Thượng từ năm 2009…
Theo ông Khôi, từ năm 2009 đến nay, hòn đá chắc chắn đã làm tốt nhiệm vụ của nó, với ý hóa giải bùa yểm phương Bắc, trấn trạch bình an, tạo năng lượng vũ trụ cho Đền Thượng khiến quốc gia được hưng thịnh, tốt đẹp.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia trong nước đã phản bác ý kiến của ông Khôi, cho rằng hòn đá không có ý nghĩa gì về tâm linh.
Nguồn internet



The Sami Who Rescued The Ants (Chú Tiểu Sa Di Cứu Sống Đàn Kiến)

The Sami Who Rescued The Ants

Once there was a little sami who studied Buddhism with a very wise Teacher. He was a very good student. He was respectful, sincere, and obedient. He learned very quickly.

The Teacher was so wise that he could foretell the future. The Teacher knew from the beginning that his little student could not live very long. One day he counted and realized that the little student had only seven days left to live. He felt very sad.

The Teacher called the little sami to him. He said, “Hey, little sami, you haven’t seen your mother for a long time. think you need a vacation. You run on home and visit your mother, and come back eight days from now.” He did this so at least the little sami could die in his own parents’ home.

When the little sami left, the Teacher was very sorry. He thought he would never see his little student again.

Eight days later, who should show up but the little sami! His Teacher was delighted, but he was also puzzled, because the little student looked wonderful. He didn’t look like someone who had been about to die.

Finally, the Teacher decided to find out what had happened. He told the boy, “Son, I have foretold the future many times, and I have never been wrong. I sent you home because you were doomed to die within seven days.  But the seven days have already passed. Not only are you still alive, but you look great. The image of death has left you. How did you do it?”

The little sami was thunderstruck. He didn’t have any idea how to answer his Teacher, so the Teacher entered the settled state of meditation. Before long, he understood.

“Son, on the way home, did you save some ants?”

“Yes, Teacher, on the way home I saw a whole bunch of ants trapped by some water. They were about to drown, so I got a piece of wood and rescued them.”

“That’s it, then. Your kind heart has earned you a long life. The wise men of old said, ‘Saving one life earns more merit than building a pagoda of seven stories.’ You have saved hundreds of lives, so you will live a very long time now.

“You have earned a good future, but you still have to keep working to save living creatures. You must spread the message of the Buddha. Teach all people to be merciful. Tell everyone not to kill living creatures.  Let animals live in peace.”

The little sami never forgot his teacher’s words.  He worked very hard and became a great monk.  He lived for a long, long time.

Chú Tiểu Sa Di Cứu Sống Đàn Kiến

Ngày xưa có một chú tiểu Sa Di đến học Phật giáo với một vị thầy rất sáng suốt. Chú là một đứa đệ tử rất tốt. Chú rất lễ phép, thành thật và biết vâng lời. Chú học đạo rất nhanh.

Thầy của chú rất sáng suốt có thể đoán biết trước được chuyện tương lai. Lần đầu tiên mới gặp, vị thầy xem tướng biết thọ mạng của chú học trò nhỏ này sẽ kéo dài không lâu. Ngày nọ, ông ta tính ra và nhận thấy rằng chú học trò này chỉ còn sống được bảy ngày nữa thôi. Vị thầy rất buồn.

Ông ta gọi người đệ tử lại và bảo rằng: “Này con, đã lâu lắm con không được gặp mẹ con. Thầy nghĩ con cần nghỉ một thời gian để về nhà thăm mẹ con và sau tám ngày hãy trở lại đây.” Vị thầy dạy như vậy với hy vọng rằng chú này có thể chết tại nhà cha mẹ của chú.

Khi người đệ tử đi rồi, vị Thầy cảm thấy rất buồn cho chú. Ông ta nghĩ rằng ông không bao giờ có thể gặp lại chú nữa.

Tám ngày sau, người đệ tử trở lại. Vị thầy mừng rỡ và rất ngạc nhiên thấy chú vẫn khỏe mạnh. Chú không lộ vẻ gì cho thấy rằng chú giống như người sắp lìa đời.

Cuối cùng, vị thầy muốn tìm hiểu nguyên nhân tại sao. Ông nói với người đệ tử: “Này con, ta đã nhiều lần xem tướng đoán việc tương lai, và chưa bao giờ sai lầm. Ta bảo con trở về thăm nhà vì ta biết chắc rằng con sẽ chết trong vòng bảy ngày. Nhưng bảy ngày đã trôi qua, không những con vẫn còn sống mà trông con có vẻ khỏe mạnh. Yểu tướng sắp lìa đời nơi con đã biến mất. Vậy con đã làm sao mà được như vậy?”

Nghe nói thế, người đệ tử sửng sốt. Chú không biết phải trả lời với Thầy thế nào. Vị Thầy liền bắt đầu nhập định và biết rõ sự việc.

“Trên đường về nhà có phải con đã cứu sống một đàn kiến?”

“Thưa thầy, dạ có. Trên đường về nhà, con gặp thấy một đàn kiến rơi xuống nước. Nhìn thấy đàn kiến sắp bị chết đuối, con liền đưa một khúc gỗ xuống để cứu chúng.”

“Ðúng vậy. Do lòng từ bi cứu đàn kiến mà con được sống lâu. Các thánh nhân đã dạy rằng: ‘Cứu một mạng sống, phước đức lớn hơn xây dựng một ngọn tháp bảy tầng.’ Con nhờ cứu hàng trăm chúng sanh, mà con sẽ được sống trường thọ.

“Nay tương lai của con thật huy hoàng, nhưng con vẫn nên tiếp tục cứu độ cho mọi chúng sanh. Con cần phải truyền bá giáo lý của đức Phật. Hãy dạy cho mọi người nên có lòng từ bi. Và khuyên tất cả đừng nên sát sanh. Hãy để cho mọi thú vật sống an lành.”

Người đệ tử không bao giờ quên lời thầy dạy. Chú đã nỗ lực tinh tấn tu hành và trở thành một đại sư. Chú đã sống rất thọ, và trường thọ.

http://www.tuvienquangduc.com.au/TruyenNgan/234longthuongyeususong.html

Tuesday, October 29, 2013

Khổ qua dồn xốt cà – Diêu Minh

khoquadonxotca 025

Mẹ của DS làm món này và tự chụp hình bằng iPad luôn. Món này ăn rất ngon, nhưng mà hơi công phu một chút.

Nguyên liệu:

  • 5 trái khổ qua, rửa sạch, cắt khoanh, bỏ ruột
  • 1 pound nấm trắng, ngâm nước muối, rửa sạch, xắt hạt lựu nhỏ
  • 1/2 pound nấm oyster, ngâm nước muối, rửa sạch, xắt hạt lựu nhỏ
  • 1/3 pound đạm vụn chay, ngâm nước cho mềm, vắt ráo
  • 1 hộp đậu hũ, rửa sạch, để ráo nước, bóp nhuyễn
  • bột mì căn
  • 6 trái cà chua lớn, rạch bốn múi, trụng nước sôi, lột vỏ, xắt hạt lựu

khoquadonxotca 021

  • Đường, muối, tiêu, nước, tương

Cách làm:

1. Bắt chảo dầu nóng, cho tai vị vào khử cho thơm, vớt tai vị ra bỏ, cho nấm vào xào cho ráo nước, nêm đường, muối, tiêu.

2. Cho đạm vụn chay, đậu hũ, nấm vào trộn đều, nêm đường, muối, tiêu, nước tương.

3. Nhồi bột mì căn vào nhân ở trên, vừa đủ để sao cho không còn ướt thì được. 

4. Dồn nhân vào mỗi khoanh khổ qua, ép chặt.

5. Xắp khổ qua dồn vào chõ để hấp 20 phút cho chín bột mì căn.

6. Để nguội khổ qua, xong chiên cho ngon. Các bạn nào không muốn  chiên thì bỏ qua bước này.

khoquadonxotca 012

8. Bắt chảo dầu cho nóng, xốt cà chua với đường, muối, nước tương cho vừa ăn.

9. Cho khổ qua dồn ra dĩa, chan xốt cà lên.

10. Món này ăn với cơm, rất ngon.

Chúc các bạn làm món này thật ngon.

Nam Mô A Di Đà Phật.

THÂM NHẬP RỪNG MA

KỲ BÍ TỤC TÁNG TÂY NGUYÊN: THÂM NHẬP “RỪNG MA”

Phải nhờ các chiến sĩ Đồn Biên phòng 673, xã Đắk Long, huyện Đắk Glei – Kon Tum thuyết phục mãi, chúng tôi mới được già làng A B’lá ở làng Vai Trang đồng ý dẫn đường vào nghĩa địa táng treo của người Dẻ Triêng nằm trong một khu rừng.   Già A B’lá cho biết dân làng vẫn quen gọi khu rừng linh thiêng bậc nhất này là Gô kuăm - rừng ma hay nghĩa địa quỷ. Không một người Dẻ Triêng nào dám vào “rừng ma”, trừ khi phải đến táng treo người chết.

Bất khả xâm phạm
Khu rừng thiêng của người Dẻ Triêng cách làng Vai Trang không xa, ẩn mình dưới những sườn núi sừng sững, âm u. Đoàn chúng tôi gồm 6 người, trong đó có thiếu tá biên phòng Lê Văn Hội, vẫn không đủ sức trấn an già A B’lá. Ông đi phía trước dẫn đường mà cứ như bị đẩy vào lưng, rón rén từng bước, miệng không ngừng lầm rầm khấn vái...
Cách tuyến đường nhựa dẫn vào Đồn Biên phòng 673 chỉ vài chục mét, đường vào “rừng ma” đã không còn lối đi. Lau lách và lồ ô mọc ngang dọc, lá cây mục ngập lút bàn chân.
Vượt qua vài ngôi mộ mới chôn cất kiểu người Kinh được xây gạch, che mái tôn, cả khu rừng mênh mông hiện lên hoang vắng đến rợn người. Chúng tôi nắm lấy áo nhau, lần theo từng bước chân dò dẫm của già A B’lá.
Khi còn cách khu táng treo khoảng vài chục mét, già A B’lá níu áo thiếu tá Hội, run rẩy: “Thôi..., chỉ nhớ đường đến đây thôi...”. “Rừng ma” đón những người đầu tiên sau gần 10 năm kể từ ngày hai người cuối cùng, ông bà A B’rót - Y Bay, được táng treo tại đây.
Trước mặt chúng tôi là những quan tài để lơ lửng dưới tán rừng không một chút ánh sáng mặt trời lọt xuống. Trái với hình dung của tôi, táng treo không phải là treo người chết bằng dây mà thay vì đào huyệt chôn dưới đất, người Dẻ Triêng dùng 2 hoặc 4 cọc gỗ nâng quan tài lên lơ lửng.
Nhiều quan tài gỗ tròn đã mục nát, rơi xuống đất, chìm khuất trong đám lau lách và dây leo rừng. Cặp quan tài của vợ chồng cụ A Ỏn - Y Xơu nổi bật với những thân gỗ tròn, có lẽ nặng tới cả tấn, song đã có dấu hiệu mục nát. Phía dưới quan tài của cụ ông A Ỏn có một quan tài nhỏ.
Già A B’lá thì thào: “Đó là cháu nội nó, chết khi 2 tuổi. Có cháu không may bị chết, người Dẻ Triêng thường treo dưới quan tài của ông như vậy. Cháu gái chết thì được treo dưới quan tài của bà”.
Cách không xa quan tài vợ chồng cụ A Ỏn là cặp quan tài bằng nhôm sáng lóng lánh của vợ chồng ông A B’rót - Y Bay, xung quanh vương vãi nhiều mảnh chum, chóe, bát đĩa, đồ nhôm. Theo già A B’lá, con cháu của vợ chồng ông A B’rót là những người giàu có và họ mua cặp quan tài cho ông bà với giá hàng chục triệu đồng.
Khi chúng tôi đến cạnh những chiếc quan tài để chụp hình, già làng A B’lá vẫn nhất quyết đứng xa xa không chịu tới gần. Theo thiếu tá Hội, ngoài già làng A B’lá, chưa một người Dẻ Triêng nào dám bước vào “rừng ma” này.
“Kể cả khi trâu, bò đi lạc vào rừng, họ cũng chỉ dám đứng ngoài chờ. “Rừng ma” là bất khả xâm phạm. Hai năm trước, làng Vai Trang đã đòi phạt vạ làng Đắk Tu bên cạnh vì dân làng này lỡ làm cháy một vạt “rừng ma” trong mùa đốt rẫy. Cán bộ, chiến sĩ đồn biên phòng chúng tôi đã phải đứng ra hòa giải, dàn xếp mới yên chuyện”- thiếu tá Hội cho biết.
Trên đường từ “rừng ma” trở ra, già A B’lá đi như chạy. Khi đã ra khỏi rừng, ông than thở: “Không biết lấy lễ đâu mà cúng cho nó đây. Không cúng, nó theo về là khổ lắm!”.
Không muốn nằm khuất trong đất
Tại ngôi nhà của già A B’lá ở làng Vai Trang, chúng tôi được ông kể về tục Boong plêng – táng treo của dân tộc Dẻ Triêng.
Già A B’lá dẫn chúng tôi ra vườn, đến bên cỗ quan tài được gia đình chuẩn bị cho cụ A Nan, bố vợ ông. Cỗ quan tài làm bằng gỗ dổi, do 30 trai làng làm liên tục 3 ngày ở rừng mang về. Cỗ quan tài của cụ A Nan cũng như của người Dẻ Triêng nói chung thường được tạc từ nguyên khối gỗ.
Già A B’lá cho biết: “Khi chết, nó được treo vĩnh viễn trong “rừng ma”. Chúng tôi thắc mắc về chuyện vì sao người Dẻ Triêng không chôn người chết xuống đất, già A B’lá lắc đầu: “Chịu thôi! Theo ông bà mà”.
Đến làng Đắk Tu kế bên, chúng tôi được hai cụ A Lum và A Nhôm, đều khoảng 70 tuổi, giải thích về tục Boong plêng: “Chỉ những người giàu có và có uy tín mới được làng cho táng treo. Người Dẻ Triêng không muốn họ rời xa buôn làng, không muốn họ nằm khuất trong đất mà muốn hằng ngày vẫn được gần người mà mình kính trọng”.
Cách giải thích này có điều mâu thuẫn vì hầu hết những người chúng tôi gặp ở 9 khu làng Dẻ Triêng vùng Đắk Glei đều rất sợ linh hồn người chết và không bao giờ dám bén mảng đến “rừng ma”.
Cũng ở Đắk Glei, chúng tôi được nghe chuyện ông A Tôi, cựu chủ tịch xã Đắk Nhoong, “treo” con gái của mình ngay sát đường đi vì muốn hằng ngày được nhìn thấy người con cưng không may chết trẻ.
Đoạn đường ngang qua quan tài cô gái này sau đó bị dân làng bỏ luôn không qua lại. Chính quyền địa phương phải “đền bù” 3 triệu đồng, gia đình ông A Tôi mới chịu chuyển quan tài con lên “rừng ma”!
Trâu hiếm, táng treo ít dần
Ở làng Vai Trang, ông A B’rót và vợ, bà Y Bay, là những người cuối cùng được táng treo. Già A B’lá nhớ lại: “Hơn 30 trai làng phải vào rừng cả tuần mới làm xong quan tài bằng gỗ sao cho tụi nó. Đám tang mổ 2 con trâu, cả làng ăn tiệc cả tuần lễ”.
Già A B’lá cho biết theo tục lệ của người Dẻ Triêng, khi có người sắp chết và được làng quyết định táng treo, tất cả thanh niên sẽ cùng nhau lên rừng tìm gỗ tốt để làm quan tài. Tất cả các công đoạn làm quan tài cho người được làng kính trọng phải hoàn toàn thủ công và bằng sức người.
Để thể hiện sự kính trọng người chết, những ngày diễn ra đám tang, tất cả dân làng đều tình nguyện đến làm bất cứ việc gì phục vụ tang chủ. Để đáp lễ dân làng, thân nhân người chết phải mổ trâu, làm tiệc liên tục ít nhất 3 ngày.
“Không có trâu thì không táng treo được mà trâu thì ngày càng hiếm. Đó cũng là lý do gần chục năm nay, làng Vai Trang không có ai táng treo nữa” - già A B’lá giải thích.
Nguồn internet

Monday, October 28, 2013

XEM TUỔI LÀM NHÀ

Xem tuổi làm nhà

Xem ngày làm nhà - Cửu trạch – Kim lâu – Hoang ốc – Tam tai - Mượn tuổi - Động thổ - Thượng lương - Lễ động thổ
 Thông thường công trình nào khởi công được chọn lựa ngày giờ, tuổi tác và xem xét cẩn thận tâm linh, phong thuỷ thì được bền vững với thời gian, chủ nhà được vinh hoa phú quý, Ngũ đại đồng đường. Ngược lại những công trình không chuẩn bị chu đáo những việc trên thường bị thiên tai, địch hoạ, nhanh chóng bị hỏng, không có người ở, chủ nhân gặp bất hạnh rủi ro, kinh doanh không hiệu quả v.v.
Do đó khi các bạn muốn khởi công nhà ở, biệt thự, khách sạn, văn phòng, ngân hàng, chung cư, khu resort v.v. nên theo thứ tự những lựa chọn sau thì sẽ được vạn sự như ý.
1-    Chọn cửu trạch:
  Gồm có 9 Trạch :
-Trạch Phúc, cát
-Trạch Đức,  cát
-Trạch Bại,   hung
-Trạch Hư,   hung
-Trạch Khốc, hung
-Trạch Quỷ, hung
-Trạch Tử,   hung
-Trạch Bảo, cát
-Trạch Lộc, cát
Cách tính Cửu trạch như sau:
 10 tuổi Trạch Phúc, 11 tuổi Trạch Đức, 12 tuổi Trạch bại, 13 tuổi Trạch Hư, 14 tuổi Trạch Khốc, 15 tuổi Trạch Quỷ, 16 tuổi Trạch Tử, 17 tuổi Trạch Bảo an, 18 tuổi Trạch Lộc cứ như thế tính đi.
2- Tránh Kim lâu:
-Kim lâu Gia trưởng, hung
-Kim lâu Thê tài, hung
-Kim lâu Tử tôn, hung
-Kim lâu Lục súc, hung
Cách tính Kim lâu:
Kim lâu bàng ách khởi Khôn cung
Thường liên đáo ngũ nhập trung cung
Khảm – Ly - Chấn – Đoài vi thượng cát
Càn – Khôn - Cấn - Tốn thị vi hung.
3- Tránh hoang ốc:
-Nhất Cát, cát
-Nhị Nghi, cát
-Tam địa sát, hung
-Tứ Tấn tài, cát
-Ngũ Thụ Tử, hung
-Lục Hoang ốc, hung
Cách tính hoang ốc:
13 tuổi Nhất cát, 14 tuổi Nhị nghi, 15 tuổi Tam địa sát, 16 tuổi Tứ Tấn tài, 17 tuổi Ngũ Thụ tử, 18 tuổi Lục hoang ốc cứ thế mà tính tiếp.
4- Tránh Tam tai:
-Tam tai đầu tổn tài
-Tam tai giữa tổn lục súc
-Tam tai cuối tổn nhân khẩu
Cách tính Tam tai:
-Tuổi Thân, Tí, Thìn vào năm Dần, Mão, Thìn
-Tuổi Tị, Dậu, Sửu vào năm Hợi, Tí, Sửu
-Tuổi Hợi, Mão, Mùi vào năm Tị, Ngọ, Mùi
-Tuổi Dần, Ngọ, Tuất vào năm Thân, Dậu, Tuất
5-Tránh chủ nhân: đang vận khăn xám, Vợ đang mang thai thì không được động thổ, cất nóc, đổ bê tông mái nhà, dọn phòng, khai trương.
6- Liên quan sao chiếu mệnh:
 Khi chủ nhà gặp hạn sao xấu vẫn có thể động thổ trạch nếu xem những yêu cầu trên đều được, nhưng phải chú ý:
Hạn sao Thái bạch nên làm sau tháng 5 âm lịch
Hạn sao La hầu nên làm sau tháng 7 âm lịch
Hạn sao Thái âm nên làm sau thánh 8 âm lịch
Hạn sao Kế đô nên làm sau tháng 9 âm lịch
Hạn sao Thuỷ diệu nên làm sau tháng 10 âm lịch
7- Mượn tuổi:
 Khi làm nhà thì phải chính chủ mới tốt, nếu không được tuổi mà phải mượn tuổi là bất đắc dĩ. Những trạch xấu ít thì còn có tác dụng, nếu gặp trạch quá xấu thì chỉ giải được 1 phần thôi. Nhiều người mượn tuổi làm nhà, làm xong nhà lễ xin chuộc lại ngay là không có tác dụng. Đã không được tuổi làm nhà thì làm sao được tuổi mà chuộc nhà ( như mua nhà)?
 Nếu trong hoàn cảnh bắt buộc phải làm thì phải tìm Thầy giỏi có kinh nghiệm để hạn chế rủi ro.
8- Động thổ:  Gọi là phép điểm Long
 Dùng Cuốc là tốt nhất, đứng theo hướng quy định rồi cuốc vào trong nhà mỗi nơi 5 nhát theo thứ tự: Gồm 4 tứ duy + 4 tứ chính + trung cung
Tổng cộng là 45 nhát.
Phép điểm Long: phải dựa vào thời điểm khởi công mới tầm được Huyệt đạo của Long.
 Ví dụ : Tháng giêng thì lục Càn Long Phúc,tứ Tốn Long Bối,  nhị Khôn Long Đầu,  bát Cấn Long Túc, tam Chấn Long Nhĩ, thất Đoài Long Tỷ, cửu Ly Long Mục, nhất Khảm Long Vĩ, ngũ Trung cung Long Tề ..cứ thế suy ra.
9-Thượng lương - Cất nóc - Đổ bê tông mái nhà - dọn nhà mới –  lễ tân gia - trấn trạch - bồi hoàn long mạch v.v. đều xem như trên.
 Tuỳ thời gian làm để biết khi thượng lương hay đổ bê tông mái nhà, chủ nhà sẽ đứng vị trí nào? quay mặt về đâu? đổ bao nhiêu xô bê tông? hoặc cất nóc nhà ra sao?
10- Chuẩn bị khoa lễ:
-  Hương hoa, ngũ quả, chè hoa cau, oản, trầu cau, trà, thuốc, bánh kẹo.
- Xôi gà, thịt luộc, 5 quả trứng gà sống gói giấy trang kim 5 màu, 2 quả trứng vịt sống gói giấy trang kim màu trắng và xanh, 3 chai rượu con.
-Tiền vàng các loại.
- Năm Ngựa 5 màu, đủ roi cờ kiếm hài mũ quần áo.
- Mũ, áo, hài quan Thổ công.
- Ngựa, Voi, Rắn, Rùa đều màu vàng.
-Tiền tào quan 5 lễ.
- Vàng hoa 5 màu 5 hộp.
- 1 cốc nước ngũ vị hương.
- 12 con chim, 1 mớ cá trạch, 1 rổ ốc con, Cua, Ếch v.v.
- 100 bộ quần áo chúng sinh, cháo, nẻ, muối, gạo, khoai, sắn, bỏng, bánh đa .v.v. 1 bát nước to.
-  10 ngọn nến 5 màu .
- Quần ,áo, hài, mũ, nón, giày, dép, cho Ông Bà tiền Chủ, Bà chúa Đất, Thần Tài.v.v.
11- Sớ Thổ công:
Chí thành khả cách nam danh cảm ứng chi huyền cơ khắc kính dĩ thân liêu ngụ tinh thần chi tố khổn phàm tâm khẩn đảo tuệ nhãn chứng minh viên hữu
Việt Nam quốc ................
Thượng phụng
Phật thánh hiến cúng........    Thiên tiến lễ động thổ trạch (tân gia, trấn trạch)v.v
Giải hạn tống ách trừ tai khất cầu gia nội bình an lộc tài vượng tiến diên thọ sự kim thần tín chủ...........
Thiết khủng phương ngung cấm kỵ hoặc do phạm cửu dĩ nan thông cư xử hành tàng mạc thức cát hung chi sám tạ tư phùng lệ
.........Tiết bái đảo cầu an giải nhất thiên tai ương nhạ hà sa cát khánh do thị kim nguyệt cát nhật
Tu thiết nhang hoa kim ngân đầu thành ngũ thể tịnh tín nhất tâm cụ hữu sớ văn chí tâm
Thượng tấu
Cung duy
Bản xứ thổ công địa chủ ngũ phương vạn phúc phu nhân
Vị tiền
Bản xứ thổ công địa chủ ngũ phương vạn phúc phu nhân
Vị tiền
Bản gia đông trù tư mệnh tảo phủ thần quân
Vị tiền
Bản xứ thổ địa phúc đức chính thần
Vị tiền
Ngũ phương long mạch tiền chủ tiếp dẫn tài thần
Vị tiền cúng vọng
Tôn thần
Đổng thuỳ
Chiếu giám
Phục nguyện
Thần vị trấn phương ngung quyền chi chiêu tịch linh thông hữu hách át phục thi cố  khí nhi khẳng sử bằng lăng chính trực vô tư ngoại đạo yêu tà quỷ bất dung tiệp đột hoàng thi âm lực tĩnh chấn dương môn sở cư chi nam bắc tây đông vô ngu thử thiết khuyết xư chi
Bạch điêu nam nữ hàm toại tiến an đản thần hạ tình vô nhậm khích thiết bỉnh dinh chi chí cẩn sớ.

Thiên vận:  niên .... nguyệt......(ngày, tháng,năm).