Thursday, October 10, 2013

Bùi Hằng – người con gái thành phố Biển - Bài 1: Đứa con bất hiếu, bất nghĩa


        Cái sự nổi tiếng của chị thì đã có từ lâu, nhưng từ sau những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc được tổ chức ở TPHCM và HN thì chị xuất hiện như một vì sao sáng, sáng láng bầu trời dân chủ.

       Bẵng đi một thời gian im hơi lặn tiếng, nhất là sau cái vụ chung đụng với TS Nguyễn Xuân Diện làm vấy bẩn không gian facebook và cũng bởi chẳng có dịp gì để thể hiện sở trường về chất giọng to, khoẻ, rõ ràng và rất bền (từ sáng đến tối vẫn không lạc giọng)… Gần đây, tái xuất hiện như một anh thư trong làng dân chủ, một tay chị bắt với các linh mục DCCT Kỳ Đồng: Thoại, Thanh ; tay kia chị bắt với các bác Đằng, bác Nhuận; chân trái ngoắc với các anh hào Nguyễn Bắc Truyển, Lê Quốc Quyết…; chân phải khều các blogger Nguyễn Tường Thuỵ, Huỳnh Ngọc Chênh… có lẽ nếu còn có thể có một bộ phận nào lồi ra mà dài dài chút chắc chị cũng sẵng lòng giao lưu với những nhà nhân danh dân chủ khác nữa chứ chẳng chơi
.

         Giúp bạn đọc có thêm thông tin về một con người, từng “nổi tiếng” một thời… chúng tôi xin đăng lại loạt bài viết sau đây từ nguồn báo Hà Nội Mới. Hì hì, làng dân chủ mà có thêm vài anh thư như Bùi Hằng, Hoàng Vi, Thục Vy, Như Quỳnh, Công Nhân thì chỉ việc ngôi xem diễn trò thôi, sớm muộn chúng cũng tự cống hiến cho thiên hạ xem màn để đời về nhân cách. Riêng chị Bùi Hằng, bạn đọc hạy tâm niệm câu “nhìn mặt bắt hình dong” để xem bài viết sau có đúng không nhé! Mời xem…

Bài 1: Đứa con bất hiếu, bất nghĩa

(HNM) – Tại cơ sở giáo dục Thanh Hà (trại Thanh Hà) có một trại viên khá ”đặc biệt”. Đặc biệt ở chỗ tuy là nữ và đã đứng tuổi, song trại viên này luôn quậy phá không chịu chấp hành nội quy của trại. Một trại viên cùng buồng với nữ trại viên này cho biết: ”Chúng em vào đây không ít thì nhiều đều là người vi phạm pháp luật. Ai cũng ý thức được tội lỗi của mình để cải tạo thật tốt, mong sớm được về với gia đình. Song với chị Hằng (Bùi Thị Minh Hằng) lại khác. Từ lúc vào trại đến bây giờ, chị ấy luôn gây chuyện, không chấp hành nội quy của trại. Em tuy ít học thật, song em thấy rằng, cách hành xử của chị Hằng đã khiến chúng em không thể tôn trọng”.Thượng tá Hoàng Văn Khung, Phó Giám đốc trại Thanh Hà nói: “Không ngày nào là chúng tôi không phải ”quan tâm đặc biệt” đến Bùi Thị Minh Hằng. Chỉ riêng việc lập biên bản về trại viên vi phạm nội quy, với Hằng đã tốn bao công sức của chúng tôi”.Vậy, người trại viên ”đặc biệt” Bùi Thị Minh Hằng trong trại Thanh Hà là ai?

         Sinh năm 1964, trong một gia đình có truyền thống cách mạng tại thị xã Sơn Tây, bố là thiếu tá quân đội, mẹ là cán bộ thương nghiệp, là chị lớn thứ hai trong 4 chị em gái, Bùi Thị Minh Hằng được nuôi dưỡng và tạo điều kiện học tập đầy đủ. Tuy vậy, không như những gì mà bố mẹ Hằng kỳ vọng, ngay từ bé, Hằng đã nổi tiếng là một đứa trẻ ương bướng và ngỗ nghịch. Theo những gì mà bà Phạm Thị Hoán – mẹ đẻ Hằng (năm nay đã 86 tuổi, hiện đang sống ở 15 phố Đệ Nhị (Đốc Ngữ) thị xã Sơn Tây, Hà Nội) kể lại, thì ngay từ năm học lớp 3, lớp 4, Hằng đã ăn cắp gạo của mẹ đi bán để lấy tiền ăn quà và đi chơi. Cũng theo bà Hoán, trong 4 đứa con, Hằng là đứa khó dạy nhất và bị đòn nhiều nhất. Sinh thời, ông Bùi Sỹ Kỷ, sinh năm 1917, nguyên là một thiếu tá quân đội, Trưởng ban Tuyên huấn chính trị Trường Sỹ quan Pháo binh (bố đẻ Hằng – đã qua đời) là người rất ít đánh, mắng các con. Vậy mà khi Hằng vào tuổi mới lớn, ông Kỷ đã có lần phải đánh Hằng vì bị Hằng dọa mua một quả bộc phá để phá tan ngôi nhà cả gia đình đang ở. Năm Hằng học lớp 9, do hỗn hào với thầy cô và vô kỷ luật, Hằng đã bị đuổi học khiến bà Hoán phải nhờ người xin chuyển lên học ở cấp 3 Quảng Oai và ở nhờ nhà một người quen. Từ đó đến lúc Hằng lấy chồng rồi đi nước ngoài về là vô vàn những chuyện phiền toái lớn nhỏ mà vợ chồng ông bà Hoán phải gánh chịu.

           Năm 1981, rời nhà bố mẹ đẻ ở thị xã Sơn Tây, Bùi Thị Minh Hằng được đi học tại Trường Trung cấp Kỹ thuật công nghiệp nhẹ tại Nam Định. Vừa ra trường, Hằng lấy chồng và về làm nội trợ tại số 36 Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm. Năm 1987, bỏ lại đứa con gái nhỏ còn đang ẵm ngửa cho mẹ đẻ trông nom, Hằng đi xuất khẩu lao động tại Liên Xô. Trở về sau gần 4 năm, Hằng bỏ chồng và cùng nhân tình vào Vũng Tàu… Tại đây, Hằng đã có 2 con trai với người chồng sau là Trần Văn Dục, sinh năm 1944, trú tại 83/5B Nguyễn An Ninh, TP Vũng Tàu (đã chết). Ở Vũng Tàu, Hằng không chịu yên phận mà thường xuyên đi khỏi nơi cư trú, gây ra nhiều chuyện thị phi. “Quậy” ngoài xã hội chưa đủ, Hằng cũng không để cho gia đình yên ấm, khiến mẹ già nhiều lần rơi nước mắt; nhất là sau khi bố đẻ qua đời, mẹ đẻ bán nhà, chia tiền cho 4 chị em gái. Nhận đủ số tiền được chia nhưng Hằng vẫn thường xuyên về thị xã Sơn Tây gây rối, tranh chấp với các chị em gái và cho rằng gia đình giả mạo chữ ký để bán nhà, kiện chính quyền bao che việc bán đất. Đỉnh điểm là ngày 9-4-2009, Hằng về nhà chửi bới, gây sự với mẹ đẻ và các em gái, mang bàn thờ của bố đẻ ra đặt ở vỉa hè. Cơ quan công an đã đến làm việc, nhắc nhở và lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng, nhưng Hằng không ký biên bản. Ít ngày sau, Hằng lại cùng đồng bọn xông vào nhà em gái, xô xát với em rể rồi trộn dầu nhớt lẫn mắm tôm để khủng bố em gái út vì ”tội” đã dám nuôi Quỳnh Anh – đứa con gái ruột mà Hằng đã bỏ rơi… Trước những hành vi ngang ngược của Hằng, gia đình đã buộc phải làm đơn tố cáo Hằng vi phạm pháp luật, bất trung, bất hiếu, bất nghĩa, phá hoại gia đạo.

         Bà Hoán nói trong nước mắt: ”Các cụ xưa thường nói ”con dại cái mang”. Từ nhỏ đến lớn, Hằng chưa báo hiếu được vợ chồng chúng tôi một ngày nào mà chỉ toàn gây ra những chuyện đau lòng. Lúc bé là học sinh cá biệt, bỏ học, ham chơi, cãi láo với bố mẹ; lớn lên lại mâu thuẫn, ruồng bỏ gia đình, anh chị em đi theo những thành phần bất hảo, gây ra biết bao chuyện trời không dung, đất không tha. Kể ra điều này, tôi vô cùng đau đớn và xấu hổ vì có một đứa con mà cả xã hội đều lên án”.

Bút luận 

No comments:

Post a Comment