Nhân sự kiên ngày 11/2 vừa qua, ông Chris Smith chủ trì phiên điều trần về tình hình nhân quyền Việt Nam, tác giả xin gửi đến bạn đọc bài viết nhằm vạch trần cách nhìn thiện cận của dân biểu Chris Smith đã và đang tiến hành đối với Việt Nam hiện nay.
Trước tình hình ngày 1/8/2013 Hạ viện Mỹ thông qua Dự luật Nhân quyền Việt Nam 2013 (H.R.1897), Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam - Lương Thanh Nghị nêu rõ: “Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là bảo đảm quyền con người và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo đảm quyền con người trên tất cả các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Quyền con người được phát huy là yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của công cuộc đổi mới ở Việt Nam những năm qua. Điều mà dân biểu Chris Smith của Hạ viện Hoa kỳ thông qua Dự luật Nhân quyền Việt Nam 2013 (H.R.1897) đã làm xấu đi mối quan hệ giữa 2 nước Việt nam - Hoa kỳ.”
Chris Smith- Đang có cách nhìn thiện cận về Nhân quyền Việt nam
Đúng vậy, khi các dân biểu Hạ viện hoa kỳ không quan tâm tới sự thật, chỉ tin vào những thông tin mang tính bịa đặt, vu cáo... đánh giá công việc của một quốc gia khác bằng cái nhìn của một “nước lớn”, "thiện cận", "một chiều"... thì họ đã có một cách hành xử thiếu chân thành và khách quan. Đó là một điều rất đáng tiếc và đáng tiếc hơn khi điều đó xảy ra trong một thế giới mà ở đó, sự tôn trọng lẫn nhau để tồn tại và phát triển trở thành nguyên tắc chi phối thái độ ứng xử văn minh giữa các quốc gia.
Ấy vậy mà vừa qua dư luận được bùng nổ trên các trang báo mạng, bloger lề trái coi như là điểm nâng đỡ lý tưởng để thi nhau “tung hứng” vấn đề này lên, ngày 1/8/2013 hạ viện Hoa kỳ thông qua Dự luật Nhân quyền Việt Nam 2013 (H.R.1897) tác giả Luật Nhân quyền Việt Nam, không ai khác mà chính là dân biểu Chris Smith - một tên có tư tưởng phản cách mạng, có tư thù cá nhân với đất nước Việt nam.
Bởi lẽ nhân quyền, dân chủ của một quốc gia là hệ thống các giá trị toàn diện cùng các hành vi tương ứng và cụ thể, qua đó con người được tạo điều kiện phát triển và thực hiện các quyền cơ bản của mình. Với ý nghĩa đó, Việt nam hay bất kỳ một quốc gia nào khác, nhân quyền không chỉ gồm “các tổ chức cộng đồng, các bloger, các nhà hoạt động dân chủ, bất đồng chính trị hoặc tôn giáo, các cá nhân đã gửi, xuất bản hoặc phân phối dữ liệu liên quan đến dân chủ…” như dân biểu Chris Smith đã định danh trong dự luật H.R.1897 để biện hộ cho các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật Việt nam và đã pháp luật Việt nam trừng trị. Đó là ai? Ở Việt nam là những con người như Cù Huy Hà Vũ, anh Điếu cày(Nguyễn Văn Hải), Tạ Phong Tần, Chí Đức, Nguyễn Xuân Diện…. đều là những con người không tôn trọng pháp luật Việt nam, luôn sống trong tư thù giai cấp, chống đối cách mạng Việt nam, xâm hại đến các quan hệ xã hội mà pháp luật Việt nam không cho phép. Thế thì trừng trị là điều đương nhiên. Nhưng thoát ly ra khỏi biên giới lãnh thổ quốc gia họ đột nhiên được các ông gọi với cái tên rất cao giá “nhà hoạt động vì dân chủ”, đứa nào đứa nấy thi nhau nói xấu, kích động đủ điều về tình hình đất nước nhằm mục đích duy nhất là trả thù hay toan tính mưu đồ lợi ích cá nhân.
Nếu các dân biểu của Hạ Viện Mỹ có thiện chí quan tâm đến vấn đề nhân quyền ở Việt nam thì nên giành thời gian để khảo sát cụ thể cụ thể và họ sẽ thấy những người mà họ bảo vệ chỉ là một nhóm xô bồ, một số đối tượng cơ hội chính tri, lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để đấu tranh cho lợi ích cá nhân. Bới móc, bịa đặt, thổi phồng một số hiện tượng tiêu cực trong xã hội, rồi vu cáo, bôi đen các giá trị, chính sách ưu việt của Nhà nước về vấn đề dân chủ, nhân quyền… Những con người này chưa bao giờ quan tâm đến đời sông của nhân dân, đến danh dự của đất nước, họ đã lợi dụng vấn đề dân chủ và nhân quyền để làm công cụ thực hiện các tham vọng tư lợi, xây dựng lợi ích cá nhân. Và họ chẳng e ngại khi công khai khoe khoang trên Internet rằng các phong trào chống đối ở hải ngoại đã cung cấp “lương tháng” cho mỗi người là bao nhiêu USD, mỗi người ăn nằm ăn dè “khiếu kiện” được bao nhiêu tiên (Ở ĐÂY), hay như Chí Đức vạch mặt ăn vạ rồi kêu la rằng công an đánh người… Bao che hay nghe lời nói những con người ấy, phải chăng các dân biểu hạ viện Mỹ đang muốn bộc lộ thiên kiến hẹp hòi, không muốn tiếp cận vấn đề một cách khách quan, khoa học và toàn diện?Nếu đúng vậy? Đó thực sự là cái nhìn thiện cận, đáng lên án và phê bình.
Hơn thế nữa, phải nói rằng nội dung văn bản của Dự luật nhân quyền H.R.1897 không khác nhiều so với nội dung các luận điểm, các số liệu, thông cáo, thông báo nhám nhí của các thế lực thù địch chông đối Đảng và Nhà nước Việt nam trên các trang mạng Internet. Nói cách khác, các dân biểu Hạ Viện Hoa kỳ bỏ phiếu thông qua dự luật H.R.1897 về nhân quyền, dân chủ Việt nam đã bất chấp yêu cầu về tính khách quan trong đánh giá, nhận định tình hình. Họ chỉ nghe theo, tin theo “điều trần” của mấy kẻ nổi tiếng trơ tráo như Nguyễn Đình Thắng, Cao Quang Ánh, Võ văn Ái… mà không quan tâm đến thành tựu thực hiện chính sách dân chủ, nhân quyền Việt nam đã đạt được trong những năm qua.
Trong những năm qua, mặc dù đất nước còn gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội, nhưng Đảng và Nhà nước ta vẫn hết sức quan tâm đến vấn đề dân chủ, nhân quyền, biểu hiện trực tiếp, cụ thể là Chỉ thị số 44CT/TW của Ban Bí Thư về công tác nhân quyền trong tình hình mới. Bởi có một điều thiêng liêng là hành triệu người dân việt nam đã hi sinh xương máu để giành độc lập dân tộc, vượt qua hai cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc chỉ vì mục đích duy nhất là giành lại quyền làm người cho nhân dân Việt nam khỏi cuộc sống nô lệ. vì thế Đảng và Nhà nước ta luôn thể hiện quan điểm “VÌ CON NGƯỜI” đặt con người vào vị trí trung tâm của mọi chính sách, coi con người vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Về mặt lập pháp, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam thường xuyên phối hợp với các cơ quan hữu quan soạn thảo, xây dựng, chỉnh lý, hoàn thiện, ban hành các luật, pháp lệnh, nghị quyết.. với mục đích tối thượng và duy nhất là bảo đảm quyền con người, khẳng định quyền bình đẳng công dân, bảo đảm các quyền cơ bản trong bầu cử, ứng cử, tự ứng cử… Bên cạnh các văn bản luật được ban hành , thì các văn bản quy phạm pháp luật khác có hiệu lực pháp lý để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong xã hội như Luật khiếu nại, tố cáo, Luật phòng chông mua bán người, luật nuôi con, luật tố tụng dân sự…
Về hành pháp, Chính phủ rất đẩy mạnh các chính sách thực hiện xóa đói giảm nghèo, chú trọng vào an sinh xã hội, xây dựng hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng ở các vùng xâu vùng xa, hệ thống y tế, giáo dục được hoàn thiện và nâng cao. Với báo chí, với vai trò là cơ quan thực hiện nhiệm vụ định hướng xã hội, được chú trọng xây dựng để tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật nhà nước, đặc biệt là về quyền con người trên tinh thần điều 258 Bộ luật Hình sự Việt nam, báo chí cũng có vai trò quan trọng với các vấn đề xảy ra trong xã hội (như vụ Tiễn Lãng – Hải phòng đã có hơn 1000 bài báo được công bố, và các sự kiện chính trị khác nhằm cung cấp thông tin 1 cách đúng đắn nhất.
Với tôn giáo và tín ngưỡng Nhà nước đã tạo điều kiện để mọi công dân theo tin ngưỡng tôn giáo nào đó được thực hành đức tin, trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật đã hệ thống hóa đó là Hiến pháp, các văn bản luật và dưới luật khác, các lễ như Nole(Công giáo), Phật đản(Phật giáo), Đại lễ vía đức chí tôn(Cao đài)… được tổ chức long trọng, phù hợp với lòng dân…
Còn có nhiều chứng cứ chứng minh cụ thể Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn phương hương và quyết sách đúng đắn trong vấn đề thực hành dân chủ, nhân quyền ở Việt nam , qua đó đã huy động được sức mạnh của cả dân tộc đồng lòng đồng sức phát triển kinh tế - xã hội. các luận cứ cụ thể đủ để bác bỏ những luận điệu xuyên tạc, bịa đặt, đổi trắng thay đen của các thế lực thù địch vu cáo Việt nam. Nhưng chúng ta tiếc một điều là một số dân biểu của Hạ viện Hoa kỳ trong đó dân biểu Chris Smith là tác giả của dự luật H.R.1897 không biết đến điều đó, có cái nhìn thiện cận về tình hình đất nước Việt nam dưới con mắt chủ quan cá nhân. Thiết nghĩ, nếu đã quan tâm và đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền thực sự thì hãy tới tận nơi mà tìm hiểu, xem xét tình hình chứ đừng ngồi nghe mấy thầy phán mang cái danh “dân chủ” ngụy tạo đó nữa.///
Linh BEO
No comments:
Post a Comment