Wednesday, July 30, 2014

BÁO OÁN RÙNG RỢN CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐÀO BỚI NHÀ MỒ

Chuyện “báo oán” rùng rợn của những người đào bới nhà mồ trộm cổ vật
Bất kể hàng trăm, hàng nghìn câu chuyện ma quỷ được thêu dệt xung quanh những ngôi nhà mồ miền cao nguyên này, nhất là những câu chuyện thuốc thư, ma lai được trù ếm trong những món đồ cổ được tìm thấy trong các ngôi nhà mồ.

   Nhưng chưa bao giờ nỗi sợ hãi từ cõi u minh đại ngàn đó làm chùn bước kẻ trộm cổ vật. Thậm chí, nạn phá hoại nhà mồ để lấy cổ vật lại còn tăng đến mức báo động. Và đi kèm theo những phi vụ đào mồ là những câu chuyện “báo oán” rùng rợn giáng xuống những kẻ đào trộm mộ, khiến họ phải thất điên bát đảo.

Một ngôi nhà mồ của làng Kép II, xã Iamơnông, Chư Păh, Gia Lai may mắn được bảo vệ khỏi nạn đào trộm.

Ám ảnh những lần đào trộm nhà mồ
  
Trong những năm gần đây, hàng loạt các nhà mồ tại nhiều địa phương của tỉnh Gia Lai như Đắk Pơ, K’bang, Chư Păh, Chư Prông… của tỉnh Gia Lai bị một số đối tượng đào bới tứ tung lấy đi toàn bộ cổ vật có giá trị văn hóa cao của đồng bào các dân tộc nơi đây như: cồng chiêng, nồi đồng, bát cổ, đồ gốm... Cách đây hơn 10 năm, xã la Ka, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai đã xôn xao về vụ việc nhiều thanh niên trong làng lặng lẽ đào nhà mồ của làng để tìm cổ vật, trong đó có cả nhà mồ của gia đình mình vì cho rằng những nhà mồ đó có chôn theo vàng bạc, đồng đen, gỗ huỳnh đàn.
   Làng Mrông Jô 1 (xã Ia Ka, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) vốn là một ngôi làng bình yên của người dân nơi đại ngàn Tây Nguyên. Không chỉ đào trộm 1, mà trong khu nhà mồ của làng gần 40 ngôi mộ thì có tới hơn 28 ngôi mộ bị đào trộm. Sau khi bắt quả tang, hơn 10 thanh niên trong làng đã bị đưa ra trước cộng đồng để khiển trách.
   Từ xưa cho tới nay, câu chuyện về những cổ vật là đồ tùy táng luôn được bao trùm bởi những lời đồn thổi nhuốm màu ma mị tâm linh. Người nào lấy trộm hoặc có được những thứ không phải của mình sẽ bị quả báo. Nhưng dù rùng rợn ma quái đến đâu, dù cho những lời nguyền quả báo có ám ảnh thế nào đi chăng nữa thì những món đồ cổ có giá vẫn luôn có sức hút đối với những kẻ chuyên đi “săn” trộm cổ vật.
   Hơn 3 năm qua, Rơ Châm Chot (SN 1969, người làng Mrông Jô 1, một trong số những người đào trộm mộ năm ấy) liên tục gặp phải sự ám ảnh kinh hoàng. Khó khăn lắm Rơ Châm Chot mới dám kể với chúng tôi những chuyện ám ảnh mà anh gặp phải sau lần đào trộm nhà mồ. Rơ Châm Chot sợ hãi cho biết là 2 trong số 9 người đào trộm mộ ở làng Blui năm ấy đã chết bất đắc kỳ tử. Có 2 người thì bỏ đi lang thang biệt xứ.
   Một người thì phát điên lảm nhảm linh tinh suốt ngày đêm trong đó có Rơ Châm Mê (SN 1991), Rơ Châm Bức (SN 1992) cùng ở làng Mrông Jô 2 cạnh đó. Thế nên người dân vẫn tin vào những điều quả báo và cho đó là cái giá phải trả. Từ sau lần bị bắt quả tang ấy, Rơ Châm Chot mỗi lần lên rừng lên rẫy làm ăn, khi đi ngủ ở nhà bạn không sao, cứ về nhà là lại nằm mơ có người đánh vào bụng. Ngay cả Rơ Châm Chot sáng nào dậy, cũng kêu đau bụng, đi khám thì không tìm ra nguyên nhân.
   Lúc đầu các Rơ Châm Chot nghĩ chỉ bị dọa thế cho vui, nhưng đến khi 3 người còn lại trong nhóm đào trộm nhà mồ đều bị như thế thì các Rơ Châm Chot mới thật sự tin rằng bị ma ám. Rơ Châm Chot kể, có lần anh đang đi xe máy gần tới khu vực nhà mồ cũ của làng thì tự nhiên xe chết máy, làm cách nào cũng không khởi động lại được nữa, lúc ấy trời đang nắng bỗng dưng tối sầm lại, anh bỗng nghe thấy những tiếng cười nói, rồi những tiếng hò hét quanh đó.
   Sợ quá, anh bỏ xe chạy thục mạng về nhà mà vẫn còn run rẩy. Sau đó, anh nhờ người ra đó lấy xe và mang cả lễ ra tạ. “Hồi bị bắt quả tang đào trộm mộ, mình và nhóm người đi đã phải làm một lễ lớn tạ lỗi với dân làng, với người nhà có mồ bị mình đào. Nhưng mình vẫn bị con ma rừng ám ảnh đến tận bây giờ. Không chỉ mình, mà còn có cả những người đào mộ cùng cũng bị thế! Sợ lắm!” Rơ Châm Chot sợ hãi kể lại.
   Sự việc những thanh niên trong làng bị ám vì dám đào trộm nhà mồ, xâm phạm đến chốn linh thiêng của làng được đồn đại râm ran. Nhiều người dân trong làng càng sợ hãi hơn mỗi khi nghĩ đến những việc làm không phải của mình với người đã khuất.
   Họ cho rằng nếu như theo tục lệ xưa thì những người đào trộm nhà mồ phải làm lại nhà mồ và phải đền một con heo to. Nếu nhà mồ chưa bỏ thì phải đền trâu, đền bò. “Đừng nghĩ người chết không biết gì. Họ biết nhiều hơn người sống, chỉ cần thoáng có ý nghĩ thôi họ đă biết hết rồi. Làm việc xấu xa như vậy thì phải gánh quả báo cho cả đời sau phải trả nợ thôi!”

Không có nhà mồ, những bức tượng gỗ cũng trở nên vô hồn

Cái giá phải trả của những kẻ trộm cổ vật ở nhà mồ
  
Hơn 10 năm sau lần ấy, bây giờ khi ngồi thuật lại câu chuyện với chúng tôi, Rơ Châm Chot vẫn còn nổi gai ốc sợ hãi vì những lần bị ám ảnh: “Mỗi lúc đi qua nhà mồ cũ của làng, mình cứ cảm thấy tóc gáy dựng đứng. Cảm giác ớn lạnh ập vào từ gót chân chạy dọc lên tận đỉnh đầu. Hình như có ai đó đứng sát sau lưng mình nhưng khi quay lại thì chỉ là màn đêm đen kịt! Việc đó cứ theo mình mãi đến tận bây giờ!”.
   Giờ đây, Rơ Châm Chot ngồi trước chúng tôi, kể lại câu chuyện dại dột ngày xưa. Tính khí của Rơ Châm Chot thay đổi nhiều, từ một kẻ nhậu nhẹt quậy phá, anh trở thành người hiền lành đến độ khờ khạo. Như báo ứng, hay nghiệp đòi trả, trong buôn làng ai cần giúp cái gì anh cũng đến làm rất trách nhiệm. Xong việc, ai muốn cho đồng nào thì cho, chẳng cho thì anh cũng không đòi hỏi, như một cách để tạ lỗi với dân làng, với thần linh mà anh đã trót phạm tội. Đói bụng, thiếu cái ăn anh lại lên rẫy làm lụng rồi lại trở về làng giúp người làng đủ mọi chuyện.
   Không chỉ có Rơ Châm Chot, mà một trường hợp khác ở làng Mơ H’Ra (xã Kon Lơng Khương, Kbang, Gia Lai) cũng bị ám ảnh bởi việc đào trộm nhà mồ ở đây. Sau khi gây ra nhiều vụ đào trộm nhà mồ bị bắt quả tang, Đinh Văn Quảng (trú xã Kon Lơng Khương) đã bị cho là đã gặp nhiều quả báo. Cha bỗng dưng chết bất đắc kỳ tử trong một lần lên rẫy, con trai bị tai nạn, ngay cả bản thân Đinh Văn Quảng cũng trở thành kẻ ốm yếu bệnh tật liên miên.
   Từ một thanh niên trai tráng khỏe mạnh, giờ Quảng ốm yếu chẳng khác gì một ông lão mặc dù chưa qua tuổi 40. Biết việc mình làm bị báo oán như thế nên ngày nào Quảng cũng phải cầu khấn Yang cho tai qua nạn khỏi mặc dù Quảng đã làm lễ tạ lỗi với dân làng, tạ lỗi với người đã khuất nhiều lần. Đinh Văn Quảng cho biết: “Mình bỏ nghề rồi. Mình làm việc xấu nên Yang bắt tội đấy mà! Mình hối hận lắm, đã làm lễ tạ tội với dân làng rồi nhưng vẫn bị quở phạt như thế này!”
   Tình trạng đào mồ mả để trộm cắp tài sản không phải bây giờ mới xuất hiện. Khắp các buôn làng ở các tỉnh Tây Nguyên, đâu đâu cũng nghe người dân bàn tán hôm nay làng này bị đào trộm mấy ngôi mộ cổ, hôm trước làng kia bị đào tới mười mấy mộ trong đêm, xương người chết bị hất tung lên mặt đất, của cải quý hiếm trong mộ đều bị lấy trộm. Đối với các dân tộc bản địa đang cư trú ở Tây Nguyên, nhà mồ là nơi hội tụ của sự linh thiêng, huyền bí và không thể tách rời với đời sống tín ngưỡng đa thần. Người chết không mất đi mà biến thành “con ma”, về thế giới bên kia. Con ma này lại tiếp tục lao động sản xuất, đón nhận cuộc sống mới giống như ở trần gian với cộng đồng thổ dân và tình cảm nguyên thủy.
   Trung tá Trần Thành Thưởng, Phó Trưởng công an huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai cho biết, nạn đào trộm nhà mồ đã xuất hiện từ rất lâu nhưng rất khó bắt được các đối tượng này bởi địa bàn rừng núi quá rộng, chỉ nghe tiếng động kẻ trộm chạy ngay vào nương rẫy rồi lẩn lên rừng là mất dấu tích. Cũng theo Trung tá Thưởng, Công an huyện cũng đã khởi tố, bắt giam một số đối tượng có hành vi xâm phạm mồ mả người chết, đồng thời rà soát những đối tượng có liên quan đến việc đào trộm mồ mả nhưng chưa đến mức khởi tố hình sự để cảnh báo cho người dân theo dõi.
   Còn những câu chuyện “báo oán” rùng rợn là do quan niệm của người làng còn cho rằng những con ma rừng đã theo những người này “báo oán”, theo quy luật cuộc đời rằng cái ác sẽ luôn bị trừng phạt. Song thực tế là do họ đã từng làm những việc kiêng kị mà tập quán không cho phép nên chính họ bị day dứt lương tâm, dằn vặt nên lúc nào cũng bị ám ảnh sợ bị trả giá. Song dù sao đây cũng là những bài học cho những ai đang rắp tâm xâm hại đến mồ mả, chốn linh thiêng trong đời sống của đồng bào dân tộc.

Tuesday, July 29, 2014

SƠN HƯỚNG VÀ TRẠCH TRONG PHONG THỦY

Sơn – hướng và trạch trong Phong thủy?

  Xét riêng môn Bát Trạch, ta thấy các khái niệm chính được đưa ra không kèm theo một định nghĩa nhất quán và do đó đã đưa đến những quan niệm trái ngược về Tả, Hữu, Sơn, Hướng, Trạch mệnh…
   Sau khi căn cứ vào biến quái và quan hệ sinh khắc để định Bát Trạch du niên, người ta căn cứ vào vị trí các cung cát hung để quy ra Đông Tứ Trạch và Tây Tứ Trạch phối hợp với Đông tứ mệnh và Tây tứ mệnh từ 8 Quái mệnh. Cách định danh Trạch không được quy định chặt chẽ nên sách này theo Hướng, sách kia theo Sơn. Người học theo sách phối hợp Trạch và Mệnh quái không biết thế nào là đúng.
   Với quan điểm Âm trạch có ảnh hưởng đến nhiều thế hệ cháu con trong khi Dương trạch chẳng qua chỉ thích nghi với một chủ gia đình, Khoa Phong Thủy Dương trạch hẳn chỉ là phần ngọn của trái núi băng mà thôi. Vì người ta cho rằng khoa Âm Trạch dựa trên những đặc tính đảo chiều của Dương Trạch, nên khó tin rằng Phong Thủy Âm Trạch có mức độ lý luận hoàn hảo hơn Phong Thủy của Dương Trạch.
   Có lẽ Phong Thủy – như nhiều người đã khẳng định – là một thuật quý tộc, ban đầu chỉ dành cho vua chúa và giới thượng lưu sử dụng. Những tầng lớp này dùng Phong Thủy  để chọn đất làm kinh đô, xây thành lũy, đền đài, cung điện và dinh thự. Những công trình này bao giờ cũng có hình dáng có thể quy về hình vuông, có tỷ lệ diện tích xây dựng trên chiều dài tường bao thuận lợi hơn cả. Những công trình này đặc biệt thích hợp cho việc áp dụng các quan hệ Bát quái đơn thuần hoặc các quy tắc của thuật Bát Trạch.
   Những tác giả sau này của giới Phong Thủy Hồng Kông cũng nhận thấy những nhược điểm trong hệ thống lý thuyết của Phong Thủy, nhất là của Bát Trạch nên họ cố gắng đưa ra những định nghĩa cho các khái niệm chủ yếu của Phong Thủy nói chung và Bát Trạch nói riêng như Eva Wong, Joey Yap… Sau tham khảo những tư liệu của họ. Ta cần nghiên cứu suy luận, chỉnh lý.
Xuất sứ của Sơn và Hướng
   Có tác giả đưa ra nhận định rằng, người xưa khi chọn chỗ xây nhà thường dựa trên quan điểm ghế bành, tức là phải có Sơn để tựa lưng và hai bên Tả Hữu che chắn cho an toàn. Chính vì ưu tiên làm nhà tựa lưng vào gò, núi nên mới có từ Sơn chỉ lưng nhà, chứng tỏ những người lập ra môn Phong Thủy vốn sinh sống ở vùng nhiều núi, như Nam Hồng Kông ngày nay. Quan điểm tìm chỗ dựa lưng này cũng thể hiện trong thuật tác chiến, tự vệ. Như Hồ Dzếnh đã nói đến trong tác phẩm của ông, cho đến giữa thế kỷ trước HK có hai loại người chính, một loại làm lụng kiếm ăn còn loại kia chuyên đi ăn cướp. Nếu lập một gia trang có ba mặt được thiên nhiên bảo vệ trừ mặt trước, chắc chắn việc phòng vệ sẽ dễ dàng hơn cho người trong nhà. Như vậy, chắc chắn sẽ có những học giả hoặc những người ứng dụng Phong Thủy xuất phát từ thực tế đi chọn đất làm nhà mà xem Sơn quan trọng hơn Hướng.
   Nếu những dân tộc du mục trên thảo nguyên lập ra môn Phong Thủy, chắc sẽ không có danh từ Sơn. Ta có thể tin rằng họ sẽ xem Hướngquan trọng hơn vì phải bố trí cửa lều thích hợp tránh ảnh hưởng gió mạnh. Nếu Phong Thủy là một học thuật ứng dụng được trên toàn cầu, nó sẽ phải trút bỏ những giới hạn gây ra bởi ngôn ngữ như từ Sơn… hoặc những ảnh hưởng mang tính thực dụng phụ thuộc vào địa phương, khu vực văn hóa…
   Thực ra, để tránh những xung đột của hai cách định danh hai dạng cư xá theo Hướng hoặc theo Sơn ta chỉ cần hiểu các khái niệm Đông Tứ Gia, Tây Tứ Gia căn cứ vào hai nhóm chính phân bố các cung Cát, Hung của Nhà ở và của Mệnh để phối hợp sao cho hợp lý là đủ.
   Điều quan trọng ở đây là phải xác định được Hướng hậu (Sơn) hay Hướng tiền (Hướng), yếu tố nào có tác dụng mạnh hơn đối với con người cư ngụ trong căn nhà hay căn hộ đó.
Xác định Hướng
   Theo nhiều tác giả và hợp với suy luận, Hướng hậu và Hướng tiền gọi chung là Hướng nhà phải nằm trên một đường thẳng đi qua tâm nhà. Xác định được Hướng tiền sẽ biết Hướng hậu.
   Xuất phát từ một căn nhà tiêu chuẩn hình vuông, Hướng nhà sẽ đi qua điểm giữa cạnh trước và cạnh sau của nhà.
   Ở đây lại nẩy ra một khái niệm mới: Trước (và Sau), thế nào là Trước.
   Nếu ta quan niệm một người ngồi mặt, ngực, bụng bao giờ cũng hướng về phía trước thì một cái nhà chắc cũng không thể khác. Nếu Hướng chính là phía mắt ta nhìn tới thì một căn nhà có chiều dài áp sát một minh đường rộng rãi như bãi đá bóng chẳng hạn, ta cũng không thể theo “Thẩm thị Huyền Không học“ mà quyết định rằng đó chính là mặt trước của nhà nếu như bờ tường nhà phía này không có cửa sổ hoặc ít hơn hẳn so với các bờ tường phía khác. Đó là vì căn nhà ấy đang hướng về phía khác thông qua những cặp mắt cửa sổ của nó. Một cửa ra vào có thể thường xuyên đóng kín, nhưng các cửa sổ đưa ánh sáng, không khí vào nhà không mấy khi bị bịt kín.
   Phong Thủy quan tâm đến Khí, phía tường có nhiều cửa sổ có lẽ là phía tiếp nhận Khí chính của căn nhà. Người ta nói nhiều về thuộc tính của Khí. Kinh nghiệm cũng ít nhiều chứng minh là khi một vật nhọn (tập trung ác khí) chĩa thẳng vào cửa sổ nguy hiểm với người trong nhà hơn là khi nó chĩa vào một bờ tường kín. Ngược lại, một cái cửa ra vào trổ rất đúng cát hướng nhưng nhìn vào bờ tường hàng xóm ở cự ly 1,5 thước thì cái Cát ấy cũng bằng không.
   Các ngôi nhà, căn hộ trong thực tế có nhiều hình nhiều dạng, có lẽ trực quan người làm Phong Thủy có kinh nghiệm sẽ nhận ra được đâu là Hướng nhà thực sự. Cũng theo quan điểm đã trình bầy trên, Hướng tiền sẽ có ảnh hưởng chính yếu.
Trạch là gì
   Theo Tự điển Hán Việt của Đào Duy Anh từ Trạch có nhiều nghĩa trong đó có một cách viết chữ Trạch mang nghĩa là nhà ở, mồ mả. Từ đó có các từ ghép như trạch-khoán là khế ước bán nhà, trạch-ưu là nỗi buồn trong nhà. Danh từ đặc trưng cho nhà ở chắc phải ra đời ít nhất là khi người ta thôi ở hang và biết cất lều để cư trú. Do đó, nếu người Tàu không có từ nào thông dụng hơn từ Trạch để chỉ nhà ở bình thường (TP không sành Hán tự ) thì chắc khó thể chứng minh từ Trạch xuất xứ từ tiếng Việt cổ.
   Phong Thủy LạcViệt đưa ra khái niệm Trạch – như anh Thiên Sứ đã giải thích – khái niệm này không thể lẫn lộn với khái niệm Trạch trong từ Bát Trạch nói trên, vì khái niệm Bát Trạch này được xác định dựa vào Hướng hậu (Sơn) hoặc Hướng tiền (Hướng) của một ngôi nhà.
   Vì khái niệm Trạch trong Phong Thủy Lạc Việt có tương quan với long mạch, tức là mang yếu tố đường truyền dẫn Khí.Nên ta có thể có nhận xét là:
Trạch của một căn nhà là phần nối tiếp của một chi (nhánh) dẫn Khí xuất phát từ một nguồn Khí nhất định.
   Do Khí tồn tại trong Hình, có những hình thể hiện Khí tụ, ngược lại những con đường là mạch khí vận hành định hướng. Ngõ vào nhà xuất phát từ một con đường xa lộ chắc chắn không thu được Khí tốt như khi xuất phát từ một khu vực tụ Khí. Với suy luận như vậy, Trạch sẽ là một thứ Khí mạch từ xa tới đi qua cửa chính của ngôi nhà và ra khỏi cửa thoái khí trở về với tự nhiên – như anh Thiên Sứ cho rằng:
   Thiết kế nhà nên tránh hiện tượng bế khí. Nếu vậy Trạch sẽ là con đường thuận tiện nhất để Khí sau khi qua cửa vào trong nhà tìm cửa Thoái khí mà ra ngoài.   Nếu nhận xét này là hợp lý ta sẽ thấy nên bố trí nội thất sao cho Khí qua cửa chính đi vào trong nhà có thể qua hết các khu vực sinh hoạt chính để trục hết tà khí đi rồi mới ra ngoài trời. Nhận xét này ít nhất cũng hợp lý ở kinh nghiệm phong thủy, tránh không để cửa ra vào cùng các cửa trong và cửa sổ tường hậu hay cửa hậu thông nhau trên một đường thẳng là đường Khí đi ngắn nhất (Những tai hại xẩy ra không phải chỉ thuần túy vì gió lồng).
   Trong một cuốn sách Phong Thủy, tác giả tuy không nên khái niệm Trạch, nhưng nhấn mạnh việc phải bố trí Khí khẩu sao cho Khí vào nhà không lưu thông với tốc độ quá cao không chỉ gây gió lồng ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn gây các thiệt hại tài lộc khác. Tác giả đề nghị nên bố trí để dòng khí lưu thông được dễ dàng lần lượt qua các khu vực chính trong nhà. Một cuốn sách khác nhấn mạnh rằng , đối với một tòa nhà thì xét Hướng tiền là quan trọng, nhưng trong nhà phải xét Khí khẩu theo Bát quái du niên, vì phải chú ý đến đường khí lưu chuyển.
   Nhiều nhà tuy có cửa chính, nhưng phần lớn thời gian trong ngày chỉ dùng cửa phụ. Như vậy Trạch của họ chỉ mang tính lý thuyết. Khi xét cụ thể có lẽ phải xét Trạch của cửa phụ. Cũng qua cách suy luận trên đây ta phải đi đến kết luận là dù Trạch được bố trí tốt đẹp đến đâu, nhưng nếu nó không có nguồn Khí dồi dào nuôi cho thì cũng chỉ là Trạch giả. Thí dụ một căn nhà nhà cao cửa lớn nhưng lối vào phải lách qua mấy cái ngõ nhỏ xuyên qua sân nhà khác. Như vậy ý nghĩa của Trạch theo quan điểm Phong Thủy Lạc Việt không thể tách rời Hình Lý Khí của mội trường kiến trúc .

Tbst

Monday, July 28, 2014

PHONG THỦY GIÚP NHƯỜI YÊU, NGƯỜI CHỒNG LUÔN CHUNG THỦY

Phong thủy giúp người yêu, người chồng luôn chung thủy bên bạn

Nguyên nhân khiến chàng không còn quan tâm tới bạn mà chỉ để ý tới những người phụ nữ khác? Vì sao chúng ta thường nghe một số phụ nữ than phiền rằng chồng hoặc bạn trai ngày một xa lánh mình? Vậy làm thế nào để người ấy luôn một lòng chung thủy?

Nguyên nhân là do có quá nhiều “Thủy khí” không tốt trong ngôi nhà của bạn.
Đó cũng có thể là sự hiện diện của quá nhiều đồ vật màu đen. Điều này sẽ làm suy yếu vận thế của người đàn ông và khiến cho toàn bộ Thủy khí không tốt chạy sang người phụ nữ.
Gột rửa Thủy Khí
Hãy mở cửa phòng thông thoáng để ánh nắng chiếu vào, sẽ làm giảm tính “trăng hoa” của anh ấy. Theo chuyên gia Phong Thủy, bạn cũng có thể cùng anh ấy đi tắm biển, tắm suối nước nóng để gột rửa Thủy khí xấu trên người, như vậy vận may tự nhiên sẽ quay trở lại.
Trung hòa Thủy Khí
Bạn cũng có thể mua thêm 1 bộ ghế sofa đẹp và trang nhã, có màu sắc tươi trẻ để trung hòa Thủy khí quá vượng. Đồ dùng trong nhà bằng nhung cũng có thể hút bớt Thủy khí từ người đàn ông của bạn. Thảm, vải bọc ghế, dép đi trong nhà đều có thể chọn chất liệu bằng nhung, len. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng khung ảnh gỗ, lồng ảnh chụp 2 người để tăng vượng khí. Phải chú ý, màu của khung ảnh không nên quá đậm, nên chọn màu nhạt tự nhiên.
Tăng cường Thổ khí
Cả 2 nên ăn nhiều đồ hầm cũng là 1 cách để tăng cường Thổ khí và có được năng lượng “trấn an tinh thần”. Âm nhạc du dương có thể làm yên lặng tâm tư đang xao động của anh ấy. Tóm lại, bạn hãy tìm mọi cách để anh ấy thích không khí ở nhà, từ đó bỏ quên ý định ra ngoài tìm niềm vui thú.
Bên cạnh đó, bạn nên chăm chỉ quét dọn nhà cửa, trong nhà lúc nào cũng cắm hoa tươi; ghế ngồi tốt nhất nên có đệm kê, tạo môi trường thư giãn thoải mái. Nói chung, hãy biến ngôi nhà thành nơi giữ chân anh ấy. Như thế sẽ giảm đi rất nhiều tính trăng hoa của chàng…
Ngoài ra, tính trăng hoa của anh ấy rất có thể xuất phát từ bạn. Bạn nên xem lại cách ăn mặc, trang điểm và thói quen vệ sinh của mình. Liệu bạn có phải là người cẩu thả, lôi thôi không? Nếu đúng vậy thì hãy chăm chút cho bản thân để tạo sự quyến rũ và gợi cảm trong mắt anh ấy.

Chúc ban thành công.

Sunday, July 27, 2014

PHONG THỦY ĐỐI VỚI CỬA CHÍNH

Phong thủy đối với cửa chính


Không để cửa chính bị vỡ/nứt, hư hỏng, không treo gương đối diện với cửa chính... là những lưu ý về phong thủy cửa chính.


Cửa chính (hay cửa ra vào) của ngôi nhà có phong thủy tốt hoặc xấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vận may, tài lộc và mối quan hệ của cả gia đình. Vì thế, bạn phải tập trung nâng cao phong thủy cửa chính.
1/. Cửa chính không được nằm xiên/nghiêng
Theo phong thủy, cửa chính không nằm thẳng mà mở theo hướng xiên hoặc nghiêng đồng nghĩa với những điều xui xẻ, đại diện cho cái ác. Do đó, tuyệt đối không thiết kế cửa chính theo chiều xiên/nghiêng dù có bất kỳ lý do nào.
2/. Tránh sự lộn xộn xung quanh cửa chính
Không lưu trữ hoặc chồng chất chổi quét nhà, cây lau nhà hoặc những đồ vật không mong muốn khác xung quanh cửa chính. Chúng sẽ ngăn chặn và xua đổi vận may và nguồn tài lộc tốt đẹp đi vào ngôi nhà.
3/. Cửa chính phải luôn có tình trạng tốt nhất
Tránh để cửa chính bị bẩn, bị phá vỡ hoặc bị nứt. Bởi vì, tất cả những điều này tượng trưng cho sự nghèo nàn, thiếu thốn và bần cùng. Ngoài ra, nó cũng cho thấy chủ nhân ngôi nhà là người lười biếng, không thích chủ động. Chắc chắn Thần Tài sẽ không bao giờ gõ cửa ngôi nhà của bạn nếu không khắc phục tình trạng này ngay lập tức.
4/. Tránh treo gương soi đối diện cửa chính
Nếu bạn treo gương soi ở vị trí đối diện với cửa chính, tất cả ánh sáng sẽ bị phản chiếu. Năng lượng tốt có thể bị dội lại và không ngoại trừ khả năng chính năng lượng tốt cũng sẽ bị đẩy ra khỏi nhà. Nếu cửa chính của bạn không thể tích lũy "khí", bạn sẽ không thể có được sự giàu có cũng như những mối quan hệ tốt đẹp.
5/. Tránh bố trí cửa chính đối diện cửa toilet
Thử tưởng tượng rằng bạn là Thần Tài, nếu thứ đầu tiên bạn nhìn thấy là toilet, liệu bạn có muốn ở lại hoặc thậm chí là bước vào nhà hay không? Dĩ nhiên là không, bạn chắc hẳn sẽ quay lưng và rời đi. Đối với trường hợp này, nó sẽ gây ra sự mất mát của cải hoặc bạn không thể tích lũy được tài sản.Hướng ngồi của bồn cầu cũng không được quay mặt ra hướng mặt cửa chính.
6/. Tránh đặt bếp nấu đối diện cửa chính
Bếp nấu nên được đặt ở vị trí thoáng mát, tránh xa cửa chính vì đây là nơi để chuẩn bị thức ăn và cung cấp chất dinh dưỡng cho những bữa ăn hàng ngày của gia đình. Nếu đặt bếp nấu đối diện cửa chính, nó có xu hướng khiến bạn và người thân cảm thấy áp lực, căng thẳng vì phải nấu nướng, làm việc nhà.
Thêm vào đó, bếp nấu còn mang ý nghĩa "bát cơm" của chủ nhà. Nếu để tình trạng này tiếp diễn, nó tượng trưng rằng bạn phải vật lộn kiếm sống vất vả mà không thể tích lũy tiền bạc, của cải dù chỉ là chút ít.
7/. Tránh bố trí tủ lạnh đối diện cửa chính hoặc cửa sau
Trong bối cảnh hiện đại, tủ lạnh giống như "kho lương thực" ở thời cổ đại. Thực phẩm luôn luôn đại diện cho sự giàu có, vì vậy, tủ lạnh chính là nơi lưu trữ của cải của gia chủ.
Khi tủ lạnh nằm ở vị trí có thể được nhìn thấy rõ ràng từ cửa chính, nó là dấu hiệu cảnh báo rằng của cải của bạn đang bị lộ ra và có thể dẫn tới tình trạng vay mượn tiền từ bạn bè, người thân, người quen...
Nếu tủ lạnh đối diện với cửa sau, nó gây ra tình trạng trộm cắp, nợ nần không trả được và cuối cùng là... tay trắng!
8/. Giữ nội - ngoại thất của cửa chính gọn gàng, sạch sẽ
Thần Tài thích ghé thăm và ở lại ngôi nhà sạch sẽ, tươi sáng và thơm mát. Vì thế, duy trì sự tổ chức, vệ sinh cho cửa chính là cách tuyệt vời để "mời gọi" Thần Tài.

Saturday, July 26, 2014

MẠN ĐÀM ĐÔI DÒNG VỀ ĐỒNG MINH TRÊN BBC

Hôm nay lang thang lạc vào cái động BBC thấy cái này (BẤM VÀO). Mình nghĩ nếu đúng là sự thật số lượng người đòi ngửi đít Mỹ như BBC nói thì công nhận trâu của dân xứ an nam chúng ta đông thật đấy.




Đi vào chủ đề chính là đồng minh với ai tác giả có vài lời nó thế này:

Trước tiên là muốn làm đông minh của Mỹ là ý kiến nhiều nhất vậy mình thứ hỏi thế này? Bây giờ mình đưa ra đề nghị đó, liệu Mỹ nó có chấp nhận không? Cũng như bạn muốn kết bạn với tôi trên facebook thì tôi phải đồng ý hay không cái đã, không có nghĩa bạn kết bạn với tôi là tôi đồng ý ngay được. Đồng minh cũng lắm thế loại lắm đấy cac bạn định chọn loại nào? 

Đồng minh thì có lắm hạng: hạng vip, hạng trung, hàng xoàng… mà nước ta thì nhỏ bé thì chắc kiểu đồng minh như philippines thôi liệu như thế có muốn ko...?

Các bợn chắc còn nhớ chuyện mới đây Mỹ cũng hùng hổ “tuyên bố” rằng sẽ bảo vệ Philippines khi đụng độ với Tàu ở bãi cạn Scarborough, thế nhưng đến khi Trung Quốc nó làm thật thì ông Mỹ im re, còn Philippines lỡ bộ, một mình một chiến tuyến! Link đây

Bằng chứng là phi đã mất quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough trên thực tế và mẽo thì không nói một lời cùng lắm thì đem quân đến tập trận chung vài ngày xong rồi cắp đít về thẳng.

Thứ hai việc Mỹ bỏ rơi Việt Nam Cộng hòa trong quá khứ là những vết sượng sùng không bao giờ có thể gột rửa được về lòng tin trong lịch sử quan hệ đồng minh của Mỹ. Chính ông thiệu đã từng thốt lên rằng tôi không ngờ làm đồng minh của mỹ lại khó đến thế.

Còn mình từng đọc cuốn sách khi đồng minh tháo chạy thì mình có nhớ câu đại khái rằng "làm ké thù của Mỹ có thế nguy hiểm.nhưng làm bạn với Mỹ có thế chết bất cứ lúc nào"

Trong lịch sử, Việt Nam đã không ít lần là nạn nhân những cuộc mua bán sau lưng của các cường quốc cũng như do quá cả tin vào những lời thề thốt, hữu nghị, mồm miệng đỡ chân tay. Thế nên đừng có cái mơ tưởng là đồng minh đồng miếc nhé. Đụng tới lợi ích của Mỹ thì bố nó cũng bán chứ đùng nói đồng minh.

Thế nên tỉnh lại đi các con dân xứ an nam đừng nghĩ liên minh quân sự với Mỹ tức là bạn Mỹ đánh tàu giùm ta.

Ngu thì cũng ngu vừa vừa thôi nhé.

Linh Nguyễn

Thursday, July 24, 2014

"THÁNH" PHÁN !

Từ nguồn tin cho rằng Phần Lan chặn lô hàng chứa bộ phận tên lửa từ Việt Nam sang Ukraine, bọn chống cộng cực đoan (CCCĐ) ngay lập tức ngoạc mõm kêu gào đủ mọi giả thuyết: Việt Nam hợp tác cùng Trung Quốc giúp Nga chiếm Ukraine, và rồi thế giới sẽ trừng phạt Việt Nam đủ kiểu (hình như bọn chúng rất thích nhìn Việt Nam gặp phải rắc rối). 




Sau đây là những sai lầm to lớn trong cái kiểu luận điệu này:


Thứ nhất, nếu bảo những bộ phận tên lửa này từ Việt Nam chuyển sang Ukraine thì bằng chứng đâu mà bảo chúng có nguồn gốc từ Trung Quốc? Đừng quên Việt Nam và Trung Quốc còn đang trong thời kỳ căng thẳng do vụ giàn khoan bất hợp pháp của Trung Quốc ở biển Đông.

Thứ hai, trong suốt giai đoạn khủng hoảng và tới thời kỳ nội chiến hiện giờ ở Ukraine, Trung Quốc hoàn toàn im lặng, không theo phe Nga hay Mỹ và EU trong vấn đề này. Trung Quốc làm như vậy là có mục đích riêng của nó và thể hiện qua việc vẽ ra đường 10 đoạn và đưa giàn khoan trái phép vào biển Việt Nam. Tự nhiên bây giờ chúng lại muốn đổ thêm dầu vào lửa và rước thêm nợ vào thân vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine sao?

Thứ ba, bọn CCCĐ hiện giờ khi nhắc đến Ukraine thì chỉ biết đến cuộc nội chiến đang diễn ra căng thẳng ở miền đông nước này mà quên mất rằng đất nước Ukraine vẫn còn chính phủ hoạt động ở miền Tây tại thủ đô Kiev. Việt Nam vẫn đang duy trì quan hệ bình thường ở nhiều mặt với Ukraine, trong đó có cả hợp tác về quốc phòng. Số bộ phận tên lửa kia chỉ nói là chuyển đến Ukraine chứ có nói rõ là chuyển đến vùng chiến sự tại Donetsk đâu mà chúng chưa gì đã bảo Vệt Nam tiếp viện vũ khí cho quân ly khai ở đấy? Chẳng lẽ Việt Nam lại nóng lòng muốn bị Mỹ và phương Tây cấm vận lần nữa hay sao?

Và chưa hết, bao lâu này cả chính quyền Ukraine thân phương Tây, Mỹ và EU ngày nào cũng ra rả cho rằng Nga đang viện trợ vũ khí cho quân ly khai ở miền đông trong khi không đưa ra được bằng chứng nào. Nga cũng không hề đưa quân vào can thệp tình hình ở Ukraine. Nhưng từ khi cuộc nội chiến nổ ra, quân đội Kiev đã nhận được vô số hỗ trợ từ quân phục, súng ống, xe tăng, xe bọc thép, lều ngủ, lương khô từ Mỹ và EU để đàn áp miền đông trong lửa và máu. Dường như ở đây đang thể hiện một kiểu đạo đức giả của những kẻ "dân chủ" giả mạo khi ném bom lên đầu thường dân rồi khóc cho họ. Buồn cười nhất là khi chiếc máy bay MH17 của Malaysia vừa rơi, còn chưa có chuyên gia điều tra nào vào cuộc để điều tra vụ việc thì ngay lập tức Kiev và Mỹ đã đổ tội cho Nga khi chưa có bằng chứng nào (chắc bọn chúng có mặt tại đó và tận mắt chứng kiến sự việc vậy).

Sự thật thì sao? xem đây 

Victor Charlie - CT03

CÙ HUY HÀ VŨ LẠI LA!



Nhắc đến Cù Huy Hà Vũ thì ai cũng biết, đó là một con người ngông cuồng, vi phạm pháp luật Việt Nam và sau khi chấp hành hình phạt của luật pháp Việt Nam ông đã được cho sang Mĩ chữa bệnh. Sau một thời gian được tại ngoại bên Mĩ thì ông Cù đã xuất hiện bằng một bài viết nghe qua tưởng chừng rất là ganh thép những đọc kĩ thì mới biết được đó là đồ “đểu”. Loại văn viết đó ông ta đã viết quá nhiều lần, và dường như nó không thể làm thay đổi nhận thức của những người Việt Nam cho nên đợt này ông ta việt hẳn lên quốc gia khác, đó chính là quốc gia Mĩ. Tôi nói thể cũng không phải là chê bài gì người Mĩ nhưng mà rõ ràng, người không biết một thông tin gì về Việt Nam thì nghe những lời nói của những kẻ ngông cuồng như thế làm sao không tin được chứ. Đây là một điều thực sự rất tai hại đối với đất nước Việt Nam.


nh: Cù Huy Hà Vũ đang chém gió

Bài phát biểu đó mang tên: “Dân chủ hóa Việt Nam và lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ ở biển Đông” với quốc hội Hoa Kì. Ông Cù Vũ này đã bắt đầu bài phát biểu của mình bằng cách giới thiệu mình là một trong những tù nhân lương tâm của nước Việt Nam, và đó chính là cách ông ta kêu gọi lòng thương hại của chính quyền Mĩ. Cái giọng đó như kiểu: “lậy ông tôi ở bụi này”, bản thân tôi đọc xong đoạn đó cũng thấy thương hại cho ông ta chứ không kể những người được đọc chính là đơn ông ta viết, ông ta thật cao thượng khi đã lồng ngay lợi ích của mình vào trong bài viết. Lợi ích của một con người có tư tưởng “cá nhân”, không coi ai ra gì và chỉ lo nghĩ cho cái lợi ích của bản thân mà thôi.

Bài phát biểu của ông như một lời cầu xin Hoa Kì hiện diện tại Việt Nam mà thực tế thì những sự giúp đỡ của Hoa Kì hoàn toàn không làm cho đất nước Việt Nam tiến lên được. Học theo kiểu dân chủ của họ cũng chỉ có thể làm cho nền dân chủ Việt Nam đi xuống mà thôi. Hãy nhìn cái kiểu dân chủ của Mĩ những năm gần đây thì biết, nó hoàn toàn trái với những gì mà họ tuyên truyền, khác với những gì mà họ nói với thế giới, đó chính là sự giảo hoạt, lừa gạt dư luận mà thôi. Các bạn có thể thấy nó qua video

Bản thân Cù Vũ đã mắc một sai lầm, ông ta đang nghĩ rằng Việt Nam cần cái kiểu dân chủ của Mĩ. Nhưng thực tế ông ta quan trọng cái lợi ích của bản thân mình, lợi ích của cái danh “tù nhân lương tâm” của ông ta. Mà thực tế thì ông ta là một con người vi phạm pháp luật của Việt Nam và bị xử lí theo đúng quy định của pháp luật, trớ trêu thay cho con người ăn nhờ ở đậu ở nước khác bằng màn ra mắt tự lừa dối bản thân mình và cả dư luận quốc tế.
Ông ta có kêu gọi: 
1. Hạ Viện Hoa Kỳ tiếp tục soạn thảo và thông qua Dự luật nhân quyền Việt Nam trong đó kiên quyết yêu cầu chính quyền cộng sản Việt Nam trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện cho tất cả tù nhân chính trị - tù nhân lương tâm đồng thời hủy bỏ các điều 79, 88 và 258 Bộ Luật hình sự Việt Nam.
2. Thượng Viện Hoa Kỳ khẩn trương thông qua Dự Luật nhân quyền Việt Nam sau khi Dự Luật này được Hạ Viện Hoa Kỳ thông qua.
3. Lưỡng Viện Hoa Kỳ không thông qua việc chấp nhận Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cho đến khi nào chính quyền cộng sản Việt Nam chấm dứt hoàn toàn xâm phạm nhân quyền và thiết lập lộ trình dân chủ hóa chế độ.
Như thế khác nào ông là môt người làm luật, nhưng bản thân ông không nắm được luật pháp quốc tế. Ông đang phá vỡ sự bình đẳng giữa các quốc gia trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế, sự bình đẳng giữa các quốc gia về quyền và nghĩa vụ. Ông đưa người Mĩ vào việc giải quyết những vấn đề riêng tư, can dự vào pháp luật cũng như sự thực thi của cá điều luật trong bộ luật hình sự Việt Nam trên đất nước Việt Nam, theo tôi như thế là không đúng và cũng không nên. Ông Cù Vũ đang quá đề cao nước Mĩ, coi nước Mĩ là độc tôn, là có thể quyết định các việc riêng tư của các quốc gia. Tóm lại những việc làm của Cù Huy Hà Vũ là không thay đổi được bản chất xấu xa, bản chất nham hiểm của ông, một con người vì lợi ích cá nhân quá nhiều. 

Niềm Tin


BA LẦN CHỌN ĐẤT LẬP ĐÔ CỦA QUANG TRUNG

Ba lần chọn đất lập đô của Quang Trung

Sau khi có chiếu chỉ của Quang Trung, Nguyễn Thiếp đã đi rà soát lại thì thấy Phượng Hoàng trung đô là nơi đắc địa hiếm có trong trời đất.


Vua Quang Trung rất coi trọng việc chọn đất cát tường để lập kinh đô mới nên đã nhiều lần tha thiết nhờ đến cụ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp là danh sĩ giỏi về dịch lý phong thủy đương thời tìm kiếm thế đất tốt tại Nghệ An.
Ba lần chọn đất lập đô
Lần đầu vào tháng 4 năm Mậu Thân 1788, khi Nguyễn Huệ kéo kỵ binh thần tốc ra Bắc để trừng phạt Vũ Văn Nhậm, đã dừng quân để nhờ La Sơn phu tử “giúp coi địa lý để định lập đô ở đất quê quán mình là xứ Nghệ An”.
Nhưng một tháng sau, khi xong việc, Nguyễn Huệ từ Thăng Long quay về vẫn chưa thấy La Sơn phu tử xem đất cho, nên Nguyễn Huệ đã tự tay viết một bức thư bằng mực son tàu, trách: “Trước đây đã nhờ Phu tử về Nghệ An để coi đất đóng đô, sao tới nay ta quay về thấy việc đó chưa làm?
Vì thế ta phải thẳng về Phú Xuân để binh sĩ dưỡng sức và viết chiếu này ban xuống để Phu tử hãy cùng với quan trấn thủ Thận bàn bạc, xem xét đất đai để đóng đô tại Phù Thạch (trên bờ sông Lam, dưới chân núi Nghĩa Liệt). Hành cung hãy dựng dựa lưng vào sát núi. Cuộc đất được chọn tùy nơi Phu tử dùng con mắt tinh tường mà sớm định. Hãy mau mau chọn gấp, giao cho trấn thủ Thận xây dựng cung điện thật nhanh sao cho trong vòng 3 tháng phải xong”. Nhận thư, La Sơn phu tử viện dẫn địa thế ở Phù Thạch vừa hẹp, vừa không hợp phong thủy.



Tượng vua Quang Trung tại núi Bân, TP. Huế.
Nguyễn Huệ lại có chiếu gởi trả lời đại ý tiếp nhận những ý kiến của La Sơn phu tử, không lấy Phù Thạch làm đất đóng đô nữa, nhưng vẫn giữ ý định dứt khoát chọn đặt kinh đô tại Nghệ An và nhờ La Sơn phu tử chọn đất khác:
“Nay kinh thành Phú Xuân địa thế cách trở, lại ở xa Bắc Hà nên rất khó xử lý công việc. Chính vì thế, các đình thần có quyết nghị rằng đóng đô ở Nghệ An thì sẽ khống chế được thế lực trong Nam ngoài Bắc, vả lại người trong bốn phương có việc gì cần kíp kêu kiện cũng tiện việc đi lại (…) nhiều lần ta đã nhờ tiên sinh xem đất tìm những chỗ núi non kết phát ở đất Nghệ An mà tiên sinh đã từng chú tâm xem xét địa thế. Nhưng lâu nay vẫn chưa thấy trả lời (…) ta đã từng mở xem địa đồ hình thế vùng Nghệ An thấy ở huyện Chân Lộc, xã Yên Trường, đất đai rộng rãi, thông thoáng, khí sắc tươi nhuần, xem ra có thể chọn làm nơi xây kinh đô mới (…) tiên sinh gắng suy nghĩ giúp cho việc ấy”.
Đó là chiếu ngày 3/9 năm Mậu Thân 1788, tỏ rõ mong muốn được La Sơn phu tử coi đất lập đô, nhưng La Sơn phu tử vẫn tìm cách trì hoãn. Đó là lần thứ hai La Sơn phu tử ngầm ý từ chối cuộc đất mà Nguyễn Huệ đề nghị xây kinh đô.



Điện thờ vua Quang Trung ở núi Quyết, Nghệ An. 
Nhưng đến lần thứ ba, thì La Sơn phu tử đồng ý với địa điểm mới là Phượng Hoàng: “Ngày nay, khoảng giữa núi Quyết và núi Mèo, còn thấy dấu tích một thành cũ hình gần tam giác. Dấu thành và hào đương còn rõ, nhất là trong bức ảnh chụp từ cao. Cửa tiền ở phía Nam. Núi Mèo (núi Kỳ Lân) làm nền cho đồn gác, thành phía Nam chắp vào núi ấy. Mặt Đông Bắc lấy núi Quyết (Phượng Hoàng) làm thành.
Ở giữa thành, còn dấu thành trong và nền nhà. Nhấtlà có nền cao ba bậc ở phần Bắc, mà ngày sau đời Nguyễn dùng làm nền xã tắc. Chắc đó là chỗ Quang Trung, ngự triều trong khi tạm nghỉ ở Nghệ An. Tuy gọi là Trung Đô, nhưng thành Phượng Hoàng nhỏ, thành Nam chỉ dài chừng 300 mét, bức thành Tây dài 450 mét, và cái nền cao thì ngang dọc cũng chỉ có chừng 20 mét mà thôi. Ấy vì Quang Trung mất sớm, chưa kịp đổi hành cung ra cung điện. Về sau kinh đô của Quang Toản vẫn ở Phú Xuân”.
Những trích dẫn trên đây nằm trong cuốn sách giá trị: La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp của GS. Hoàng Xuân Hãn với lời tóm lược về ba lần chọn chỗ đóng đô: Lần đầu ở núi Lam Thành Sơn, lần thứ hai ở Yên Trường (cách Lam Thành Sơn chừng mười cây số ở phía Bắc), lần thứ ba ở Dũng Quyết (cách Yên Trường chừng hai cây số ở phía Đông Nam và cách Lam Thành Sơn chừng tám cây số).
Phong thủy Phượng Hoàng Trung Đô
Cuối năm 2011 hội thảo về Phượng Hoàng trung đô mở tại thành phố Vinh (Nghệ An), nhà khảo cổ học và nghiên cứu phong thủy lão thành Đỗ Đình Truật được mời từ TP. HCM ra Vinh để tham dự và ông đã viết một tham luận đề cập đến phong thủy của Phượng Hoàng trung đô trích dưới đây:
“Thị trấn Thanh Nghệ xưa kia chỉ là một cuộc đất từ sông Mã chạy xuống Nam đến hết sông Lam, là cuộc đất rất thịnh dễ sinh ra những vị anh hùng cho đất nước. Căn cứ vào tấu thư của Cao Biền đời Đường và “Hoàng Phúc cố chuyện” của thời Minh thì hai nhân vật này tuy sống ở thời đại khác nhau nhưng cùng chung một ý đồ đi yểm trời đất sông núi Việt Nam. May thay Lê Lợi đã bắt được tướng Hoàng Phúc, thấy trong hành trang của Hoàng Phúc có cả bản đồ của đất Nghệ Tĩnh và tài liệu về việc Hoàng Phúc đã dựng 5 ngọn cờ ở đất Hà Tĩnh cách núi Quyết độ 10km để yểm trừ vùng đất thiêng này – gọi là “cờ 5 yểm”.



Nhà nghiên cứu phong thủy quá cố Đỗ Đình Truật. 
Và Hoàng Phúc dự kiến đến khoảng thiên niên kỷ III thì vùng này sẽ là trung tâm chống Bắc Triều. Nguyễn Thiếp giỏi về dịch học và khoa phong thủy đã dày công đọc hết những tài liệu đó và đi thăm dò thực hư. Quả nhiên là Tổ Sơn của vùng này xuất phát từ (khe Bò Đái) nằm trong 99 ngọn núi Hồng Lĩnh sơn và được mạch khí chạy lòng vòng xuống núi Quyết rồi quay lại về Tổ Sơn; làm cho núi Quyết trở thành âm phù dương trợ, quần phong tụ khí, nên vô cùng đắc địa. Do đó mới có tên là núi Phượng Hoàng, vì ta đứng bên dòng sông Lam quay mặt ra bể thì ta thấy bên tả Thanh Long: là con Rồng Xanh (sông Lam), bên hữu là Bạch Hổ (có dãy núi của Hà Tĩnh) cũng đưa khí về núi Quyết. Còn ở mặt trước phía Đông núi Quyết là Chu Tước – vật báo hiệu Minh Đường rất phát triển và phía sau là Huyền Vũ (sao của người giữ nhà, giữ cửa, giữ nước) làm hậu phương.
Sau khi có chiếu chỉ của vua Quang Trung, Nguyễn Thiếp đã đi rà soát lại thì thấy Phượng Hoàng trung đô là nơi đắc địa hiếm có trong trời đất. Điểm này ông hoàn toàn nhất trí với tướng Hoàng Phúc (nhà Minh bạo tàn). Vì vậy ông và Trần Quang Diệu quyết tâm để lăng mộ của chủ tướng mình ở đây là hợp lý và việc xây cất trở thành việc làm vô cùng bí mật. Đứng bên ngoài mà nhìn là việc xây thành đắp lũy, bên trong thì ngấm ngầm làm việc trọng đại ấy. Tôi cũng đi rà soát lại lần nữa với hai đồng nghiệp là nhà nghiên cứu Nguyễn Thiện Đức và nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Tâm thì thấy Nguyễn Thiếp miêu tả cảnh quan phong thủy của cuộc đất Phượng Hoàng như thế là rất đúng, nên đều nhất trí là di mộ của vua Quang Trung có khả năng để ở đây”.
Qua phân tích và nhận định của GS. Hoàng Xuân Hãn, cụ Đỗ Đình Truật và các tài liệu lịch sử khác như: Đại Nam chính biên liệt truyện, Hoàng Lê nhất thống chí cho chúng ta biết Phượng Hoàng trung đô đã được bắt tay xây dựng ở khoảng giữa núi Mèo và núi Quyết với lầu gác ba tầng có bố trí đồn binh bảo vệ vòng quanh đó. Xa xa về phía núi có kho lúa dự trữ. Dấu tích của thành và các đường hào đến thế kỷ 20 vẫn còn khá rõ.
Các nhà nghiên cứu kết luận địa thế của thành rất dễ giữ, vì phía trước có con Mộc và sông Lam, phía bên có núi Quyết, vốn là hào và thành thiên nhiên kề cận để che chắn bảo bọc. Tiếc rằng vua Quang Trung mất sớm nên việc xây dựng cung điện nguy nga để định đô ở Nghệ An chưa kịp hoàn thành. Vậy là, cuộc đất tuy đại lợi về mặt phong thủy nhưng giống như con phượng hoàng đang bất ngờ lâm bệnh nên không đủ sức khỏe để cất cánh bay cao khỏi số mệnh nghiệt ngã của mình.
Theo Một thế giới

Tuesday, July 22, 2014

XEM CÁCH DIỆT TRỪ MA QUỶ KHI XÂY NHÀ

Xem cách “diệt trừ ma quỷ” khi xây nhà ở một số nước

   Mỗi nền văn hóa khác nhau lại có những biện pháp khác nhau, theo quan niệm của riêng mình. Cùng điểm qua một vài tín ngưỡng "diệt ma, trừ quỷ" khi xây dựng nhà ở của người châu Á và phương Tây. Đó là những tín ngưỡng có từ lâu đời của các nước từ Đông sang Tây.




   Có rất nhiều cách tính toán trong thiết kế để xây dựng thành công một căn nhà mơ ước. Bên cạnh đó, theo tín ngưỡng, việc tránh cho ngôi nhà gặp phải những nguồn năng lượng xấu, hay nói theo cách "đời thường" là những vị khách “không mời mà đến” (như hồn ma) cũng không là điều ngoại lệ.
Nhật Bản: Bỏ trống kimon (cửa quỷ)



   Ở Nhật Bản, có truyền thuyết kể rằng các linh hồn đều đến từ hướng Đông Bắc hay "kimon" (cửa quỷ). Đó bị coi là một hướng không may mắn trong ngôi nhà vì linh hồn ma quỷ có thể đi vào, ăn cắp tất cả vận may của gia đình bạn và đi ra từ đó.
Theo quan niệm này, họ không thể làm cửa, đặt bếp, nhà vệ sinh, phòng tắm hay thậm chí là bồn rửa ở góc này. Tất cả những thứ liên quan đến lửa và nước đều có thể dẫn ma quỷ vào ngôi nhà của bạn từ góc kimon. Để bảo vệ ngôi nhà, người ta thường đặt tủ quần áo hay treo những lá bùa viết bằng chữ Phạn ở góc Đông Bắc đó.
Thậm chí, họ còn dựng một mô hình thành Hiji (một tòa thành cổ được xây theo hướng kimon ở Nhật Bản) làm tháp bảo vệ ở hướng Đông Bắc. Nếu có thể, họ sẽ bỏ trống hoàn toàn khu vực này. Nhiều người Nhật tin rằng, việc làm đó sẽ giúp ngăn chặn triệt để và không cho những linh hồn ma quỷ có cơ hội xâm nhập vào nhà.

"Lối thoát ma quỷ" của người Philippines



   Trong một số nền văn hóa ở Philippines, tầng hầm và những căn phòng dưới lòng đất được xem là nơi trú ẩn của các linh hồn ma quỷ. Cách duy nhất bạn có thể "hóa giải" là xây dựng một lối ra trong ngôi nhà thấp hơn so với căn phòng đó. Đây được coi là “lối thoát ma quỷ”.
Một đặc điểm nữa là khi xây cầu thang trong nhà, họ thường đếm những bậc thang đó với "oro, plata, mata" (có nghĩa là vàng, bạc, cái chết) cho mỗi bậc.
Nếu bậc thang cuối cùng ứng với “oro” - có nghĩa là cuộc sống của bạn sẽ rất tốt; nếu kết thúc bằng “plata”, bạn sẽ có một cuộc sống bình thường. Bậc cuối cùng mà mang tên “mata”, bạn hoặc ai đó trong gia đình có thể sẽ phải đối mặt với cái chết, bởi đó là bậc thang chết chóc. Chính vì vậy, rất ít cầu thang ở đây được xây theo con số lẻ.

“Nhà hồn” ở Thái Lan



   Trong khi rất nhiều nền văn hóa cố gắng xua đuổi, thậm chí là tìm cách diệt trừ những linh hồn xung quanh họ thì người Thái lại xây dựng “ nhà hồn” cho linh hồn ma quỷ.
Người Thái cho rằng, những linh hồn sống ở khắp mọi nơi xung quanh bạn, họ không có chỗ để nương thân nên mới vây quanh bạn và quấy nhiễu. Do đó, người Thái đã nảy ra ý tưởng xây dựng ngôi nhà nhỏ mang tên “nhà hồn”.
   Chúng sẽ được dựng lên bên cạnh nhà người sống đang ở. “Nhà hồn” chính là nơi để các linh hồn có thể cư trú ở trong đó, vì thế sẽ không làm phiền đến cuộc sống của bạn. Người Thái tin đây không chỉ là cách để xoa dịu các linh hồn, mà từ đó các linh hồn này sẽ giúp đem lại may mắn cho họ trong cuộc sống.

Mái nhà cong trong kiến trúc Trung Hoa



   Xây dựng và thiết kế mái nhà sao cho phù hợp là một phần quan trọng trong kiến trúc của người Trung Quốc. Điều này không chỉ có ý nghĩa về mặt kiến trúc mà còn mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu xa.
Mái nhà của người Trung Quốc, đặc biệt là trong các thiết kế cung đình hay chùa chiền đều có dạng hình cong. Theo quan niệm của đạo Phật, linh hồn chỉ có thể bay theo đường thẳng, không thích những thứ có hình dáng cong.
Nhiều người cho rằng, những linh hồn ma quỷ sẽ bị rơi ra khỏi mái nhà khi gặp phải những đường cong trên mái, hay ngay cả khi chúng bay xuống từ phía trên cũng sẽ bị bật trở lại nếu va phải đường cong này. Do đó, người Trung Quốc tin, mái nhà cong sẽ giúp xua đuổi những hồn ma và khiến linh hồn tà ác tránh xa nơi ở của họ.

Sơn “Haint blue” ở Phương Tây



   “Haint blue” là tên gọi chung cho toàn bộ các sắc thái của màu xanh. Theo một số quan niệm của phương Tây, những sắc xanh này có tác dụng xua đuổi ma quỷ.
   Nhiều người tin câu chuyện về “Haint blue” có nguồn gốc từ nền văn hóa của người Gullah ở miền Nam nước Mỹ. Họ cho rằng, ma quỷ không thể đi qua nước, vì vậy nếu sử dụng màu có sắc tố xanh giống như màu nước (haint blue) sẽ đánh lừa được ma quỷ là ngôi nhà bao phủ bởi một dòng sông. Do đó, chúng không thể vượt qua để vào nhà được.



   Theo giả thuyết này, nhiều người đã sơn một phần hoặc thậm chí toàn bộ ngôi nhà của mình màu xanh của nước để đẩy lùi ma quỷ, giữ cho ngôi nhà tránh khỏi sự phá rối của các hồn ma.

Sunday, July 20, 2014

BÍ ẨN MỘ TÀO THÁO

Bí ẩn 72 ngôi mộ của Tào Tháo: Đâu là mộ thật?

Dân trong thành, thậm chí lính khênh quan tài cũng không biết quan tài nào là thật và trong 72 ngôi mộ, ngôi mộ nào là thật. 
   Không chỉ được coi là người lập ra vương quốc hùng mạnh nhất trong thời kì Tam Quốc với tài năng quân sự, chính trị, thơ ca lừng danh, Tào Tháo còn nổi tiếng là một người đa nghi và quyền biến.
   Cũng bởi cái tính đa nghi và quyền biến nên lúc còn sống ông được coi là người có nhiều kẻ thù nhất, và trước khi chết, Tào Tháo đã cho làm rất nhiều mộ giả của chính mình để kẻ thù không biết đâu là thực, đâu là hư, vì thế mộ của Tào Tháo cho đến nay vẫn còn là bí ẩn.
Bí ẩn thiên cổ
   Tương truyền, Tào Tháo là người cả đời tiết kiệm. Ông yêu cầu người nhà và các quan chức rất nghiêm. Vợ của Tào Thực con trai ông vì mặc quần áo lĩnh the mà bị ông theo gia quy hạ chiếu “tự trừng phạt”. Các đồ vải vóc dùng trong cung nếu rách rồi thì vá lại dùng tiếp, không được thay mới.
   Có thời kỳ thiên hạ bị thiên tai đói kém, đời sống khó khăn, vật dụng thiếu thốn, Tào Tháo không mặc triều phục da, các quan trong triều cũng không ai dám đội mũ da. Việc trước khi mất Tào Tháo yêu cầu cho xây thật nhiều mộ giả xuất phát từ tính đa nghi của ông.
   Chuyện kể rằng lúc còn nhỏ, trong một lần tham gia cùng với nhóm đào trộm mồ mả, tận mắt thấy chúng lấy hết của cải tùy táng với người chết, Tào Tháo liên hệ ngay đến bản thân mình sau này sau khi chết. Vì vậy, để đề phòng bản thân sau khi chết không rơi vào thảm cảnh ấy, ông đã nhiều lần yêu cầu “chôn cất đơn giản”.
   Còn về tính đa nghi, khi còn sống, vì đa nghi nên Tào Tháo đã giết nhầm rất nhiều người nên có khá nhiều kẻ thù, Tào Tháo muốn sau khi chết không bị những kẻ thù kia lật mộ lên mà trả thù. Bởi vậy ngày an táng Tào Tháo, có tới 72 cỗ quan tài từ hướng Đông, Tây, Nam và Bắc cùng một lúc được khênh ra các cổng thành. Dân trong thành, thậm chí lính khênh quan tài cũng không biết quan tài nào là thật và trong 72 ngôi mộ, ngôi mộ nào là thật. 
   Bí ẩn thiên cổ về 72 ngôi mộ Tào Tháo đến nay vẫn chưa có lời giải. Điều này đã thu hút sự chú ý của những kẻ đào trộm mồ mả song chưa có ai đào được mộ thật của Tào Tháo. Tương truyền trong những năm quân liệt hỗn chiến, một nhà buôn đồ cổ người Ấn Độ đã thuê nhân công đào mười mấy ngôi mộ giả để tìm cho ra ngôi mộ thật của Tào Tháo.
   Nhưng khi đào những ngôi mộ này, ngoài một số đồ gốm sứ ra không thu được thứ gì khác. Hài cốt thực của Tào Tháo chôn ở đâu vẫn là một bí ẩn. Có người căn cứ vào “thơ mộ Tào Tháo” suy đoán mộ ông ở đáy sông Chương. Theo cuốn “Chương Đức phủ chí”, lăng Ngụy Vũ Đế Tào Tháo ở thông Linh Chi, cách đài Đồng Tước 5km về phía chính Nam. Tuy nhiên khi tiến hành khảo sát, điều này chỉ là giả thiết.
   Mộ Tào Tháo có thể ở đâu? Có một ý kiến cho rằng, mộ ông ở “Cô Đôi Tào Gia” (tức mộ phận họ Tào) thuộc huyện Tiều - quê hương của Tào Tháo. Theo ghi chép “Văn Đế” trong cuốn “Ngụy Thư”: “Năm Giáp ngọ (năm 220) mở tiệc chiêu đãi quân lính và dân chúng ở Ấp Đông (thuộc huyện Tiều). Văn Đế đến huyện Tiều, thiết đãi phụ lão ở đây. Lập đàn trước nhà lập bia được gọi là bia thết đãi lớn”.

 Tào Tháo trên phim.

   Tào Tháo mất tháng Giêng năm Giáp Ngọ, ngày hai chôn cất. Nếu chôn ở Thành Nghiệp, Ngụy Văn Đế Tào Phi vì sao không đi Thành Nghiệp mà lại quay về quê hương? Mục đích chuyến đi này của Tào Phi là để kỷ niệm ngày mất của Tào Tháo? Sách “Ngụy Thư” còn nói: “Năm Bính Thân, Tào Phi đích thân đến ở lăng Tiều”.
   Lăng Tiều chính là “Cô Đôi Tào Gia” nằm cách thành Đông 20km. Nơi này từng là nhà ở của Tào Tháo, cũng là nơi Tào Phi ra đời. Ngoài ra, sách còn chép: “Bột Châu có quần thể mộ thân tộc Tào Tháo. Trong đó có mộ ông nội, cha, con cái của Tào Tháo”. Từ đó suy đoán, mộ Tào Tháo cũng chôn ở đó. Tuy nhiên, cách giải thích này cũng không có bằng chứng xác đáng.
Mộ Tào Tháo được khám phá?
   Vào ngày 3 tháng 4 năm 2009, hơn 11 nhà khoa học hàng đầu của Trung Quốc về giai đoạn lịch sử Tần Hán và Ngụy Tấn Nam Bắc Triều đã mở một cuộc hội nghị thảo luận về ngôi mộ cổ phát hiện ở An Dương, Hà Nam được cho là mộ Tào Tháo hồi cuối năm 2008.
   Trong hội nghị này, các nhà khoa học Trung Quốc cho rằng, từ những di vật khai quật được, cho đến quy cách, hình dáng và hoàn cảnh địa lý xung quanh của ngôi mộ, có thể kết luận đây chính là ngôi mộ của Tào Tháo. Sau đó tỉnh Hà Nam sẽ tiến hành quy hoạch phạm vi bảo vệ cho đến xây dựng cơ quan bảo vệ di tích này. Việc khẳng định ngôi mộ ở An Dương là mộ Tào Tháo cũng dẫn đến rất nhiều những vấn đề khác. Chẳng hạn, xung quanh mộ Tào Tháo liệu có còn mộ huyệt của người nhà ông không? Và lăng của Tào Tháo nằm ở đâu?
   Khi những tranh luận về chuyện thật giả của ngôi mộ Tào Tháo được phát hiện ở An Dương cũng là lúc người ta chuyển sự chú ý đến bản thân Tào Tháo. Trước đây, trong quan niệm truyền thống, người ta luôn cho rằng Tào Tháo là kẻ gian hùng, thậm chí là gian tặc. Tuy nhiên, từ giữa thế kỷ XX, các nhà lịch sử bắt đầu lật lại “nghi án” này.
   Vào tháng 2 năm 1959, Quách Mạt Nhược liên tiếp viết “Thái Văn Cơ” rồi “Thay Tào Tháo phản án” minh oan cho Tào Tháo, cho rằng ông là nhà chính trị, quân sự, văn học có tài. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cách mạng văn hóa, “bản án” của Tào Tháo đã bị xếp lại. Nhà sử học Chu Thiệu Hầu nói, việc khai quật mộ Tào Tháo cùng những di vật được tìm sẽ cung cấp những chứng cứ quan trọng cho việc lật lại “nghi án” Tào Tháo.
   Chu Thiệu Hầu cho biết ngôi mộ được phát hiện ở An Dương chỉ vẻn vẹn hai gian với diện tích hơn 740m2, các vật tùy táng phần nhiều là đồ bằng đá, chỉ có ba đồng tiền. Cách chôn cất tiết kiệm này hoàn toàn phù hợp với chủ trương mai táng đơn giản được Tào Tháo ghi trong “Di lệnh”.
   Điều này cho thấy, Tào Tháo cả đời sống cần kiệm, quan tâm đến cuộc sống của dân. Từ đó, Chu Thiệu Hầu nói rằng, đã đến lúc các nhà sử học phải liên kết với các nhà kiến trúc xây dựng lại hình tượng chính diện cho Tào Tháo, rửa án oan suốt hàng ngàn năm nay cho nhà chính trị tài ba này.
   Tuy nhiên có nhiều ý kiến trái ngược đầy nghi vấn về ngôi mộ được phát hiện ở An Dương. Giáo sư Vương Hâm Nghĩa ở khoa Lịch sử thuộc Đại học An Huy cho rằng, những thứ vũ khí trong mộ như hổ đại kích, hổ đại đao hay chùy đá không phù hợp với ghi chép lịch sử vì khi sinh thời, Tào Tháo chủ yếu sử dụng kiếm.
   Giáo sư Trương Tử Hiệp, Chủ nhiệm khoa Lịch sử ở Đại học An Huy, đã nêu ra 4 nghi vấn: Thứ nhất, trong dân gian lưu truyền nhiều giai thoại về mộ Tào Tháo nhưng đều có điểm chung là lăng mộ này được xây dựng ở khu vực đồi núi. Bởi khi cử hành lễ tang thì Tào Phi, con cả của Tào Tháo, ghi rõ: “Linh cữu rời cung đình, đi tới Sơn Nga”. Trong khi đó, khu mộ vừa được tìm thấy lại nằm ở vùng đồng bằng.
   Thứ hai, lúc sinh thời, Tào Tháo chủ trương sau khi mất, các đại thần, tướng lĩnh trong triều có công sẽ được mai táng xung quanh mộ ông. Tuy nhiên, khu mộ nói trên dù được xây với quy mô lớn nhưng cạnh đó không có mộ của đại thần hoặc tướng lĩnh nào.

   Thứ ba, những phiến đã có khắc chữ “Ngụy Vũ Vương” là danh xưng chỉ được phong cho Tào Tháo sau khi ông qua đời một thời gian, Hơn nữa những phiến đá này không phải được lấy từ mộ ra mà do thu hồi của những kẻ trộm cắp. Thứ tư, trong mộ không có ấn tín, đây lại là vật không thể thiếu ở lăng mộ của các bậc vua chúa Trung Hoa. Bốn nghi vấn trên hiện chưa được giải đáp thỏa đáng. Vì vậy, mộ thực của Tào Tháo hiện ở đâu vẫn chờ khoa học giải đáp chính xác.