Buổi hội thảo “Thoát Trung về văn hóa” do giáo sư Chu Hảo tổ chức diễn ra tại hội trường tầng 4, tòa nhà Liên hiệp các hội Khoa học kĩ thuật Việt Nam, 53 Nguyễn Du, Hà Nội vào chiều ngày 15/...08/2014 với sự tham gia của gần 50 người. Họ là những người mà “ai cũng biết là ai”, những cái tên, những gương mặt không thể quên từng góp mặt trong đủ các thể loại, từ biểu tình, café nhân quyền cho đến những đoàn hội được mang danh “dân sự’ như diễn đàn xã hội dân sự, văn đoàn độc lập, mạng lưới blogger Việt Nam như Nguyễn Quang A, tiến sĩ hán nôm Xuân Diện, nhà thơ Hoàng Hưng,…. Để tránh tình trạng bị Quang A “cướp diễn đàn” như lần trước, lần này vừa mở đầu buổi hội thảo, Giáo sư Chu Hảo phải nhấn mạnh ngay “hội thảo Thoát Trung về văn hóa là bàn cách bài trừ những ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa Trung Quốc chứ không phải kích động tư tưởng bài Trung hay chính quyền…”.
Có lẽ do buổi hội thảo bắt đầu muộn hơn so với dự định nên giáo sư đã quên không giải thích xem Việt Nam đã lệ thuộc vào văn hóa Trung Quốc như thế nào cũng như ranh giới giữa ảnh hưởng và lệ thuộc.
Sau lời mở đầu của giáo sư Chu Hảo, nhà thơ Hoàng Hưng đọc tóm tắt các bài viết trên Văn Việt, phải nói thêm đây là “cơ quan ngôn luận” của “Văn đoàn độc lập” - là nơi tập hợp những thành phần mà “ai cũng biết là ai” ! Trong đó nhà thơ nhấn mạnh đến bài viết của nhà báo Phạm Thành với hai ý chính: “Văn hóa Việt đồng nghĩa với văn hóa Trung Hoa, thoát văn hóa Trung đồng nghĩa với hủy văn hóa Việt” và “Vấn đề cấp thiết hiện nay là thoát Trung về chính trị chứ không phải về văn hóa” (???). Nhà thơ cũng cho rằng “lý do phải thoát Trung về văn hóa là do sự phụ thuộc toàn diện của Việt Nam vào China” (nhà thơ Hoàng Hưng thích dùng từ China chứ không thích dùng từ Trung Quốc, từ đấy cho đến hết hội nghị, ông này sử dụng từ China để gọi Trung Quốc).
Một số bài viết tiêu biểu được ông Hoàng Hưng trích dẫn như: Tác giả Nguyễn Văn Tuấn viết trong “Một bản sao của Tàu”: Sự lệ thuộc ngoại bang nó ghê gớm ở chỗ là làm cho dân tộc không còn tự chủ và độc lập trong suy nghĩ và người ngoài nhìn vào với ánh mắt khinh thường”.
- Ông Quách Hạo Nhiên thì cho rằng Thoát Trung là thoát chủ nghĩa Mác - Lênin. “Cách quyết định nhất chính là vòng kim cô mang tên chủ nghĩa Mác - Lênin, từ đây đẻ ra cái gọi là ý nguyện cộng sản mà lãnh đạo chính quyền Việt Nam mê muội không chịu từ bỏ nên là bị Trung Quốc lợi dụng”.
- Ông Phùng Hoài Ngọc cho rằng “Thoát Trung cần bắt đầu từ việc đổi tên Đảng”, “tôi đề nghị Đảng cộng sản Việt Nam thoát khỏi cảnh danh xưng “cộng sản” để khỏi trùng hợp với cái tên Đảng cộng sản Trung Quốc”, “Thực chất hơn nữa thì rút lại chính là thoát khỏi ý thức hệ độc tài toàn trị.”
- “Muốn thoát Trung phải trung thực” của Hoàng Hưng nêu trích đoạn “Sự giả dối gần nửa thế kỷ trên cả nước đã phá hủy rất căn bản nền đạo đức xã hội của người Việt mà tôi coi đó là một tội ác lớn nhất của chủ nghĩa Stalin và chủ nghĩa Mao đối với dân tộc ta”.
- “Thoát Trung rút cuộc là thoát gì” của ông Nguyễn Ngọc Lanh viết “Đảng cộng sản Trung Quốc là kẻ thù từ năm 1979”. Truyền thống đền ơn đáp nghĩa là nguyên nhân cản trở tất cả sự phát triển của Việt Nam. Thoát văn hóa Trung để đi đến văn hóa nào ? Thứ nhất khôi phục truyền thống văn hóa Việt đã bị xóa bỏ hoặc xói mòn bởi bọn xâm lược Trung Hoa và sự tiếp nhận mù quáng của giới lãnh đạo Việt Nam (?)
- Nhà văn Thùy Linh đã chỉ ra “hồn cốt của văn hóa Việt Nam cổ truyền chính là phật giáo Lý - Trần”. “Ý này là để đối lập với những ý kiến cho rằng Việt Nam phải học nho giáo để xây dựng nhà nước hùng mạnh để đối đầu với Trung Quốc thì nhà văn Thùy Linh đã nói ngược lại, chúng ta đối đầu với Trung Quốc không phải nhờ Nho giáo mà là nhờ tinh thần phật giáo” – nhà thơ Hoàng Hưng. ( nói thế này khác quái gì phủ nhận mọi đóng góp của các tôn giáo khác).
Mặc dù nhà thơ Hoàng Hưng khẳng định những bài tham luận đã nói lên khôi phục những mặt rất là hay rất là đẹp của văn hóa Việt Nam nhưng lại “quên” không chỉ ra những mặt cần khôi phục là mặt nào, có lẽ nhà thơ nói để đấy, để người nghe muốn biết thì… tự đi mà tìm hiểu. Nhà thơ cũng nhấn mạnh thoát Trung = thoát Á, vì cho rằng các giá trị Châu Á là bảo thủ và độc tài. Nhà văn Thùy Linh viết “ Thế hệ trí thức lớn lên vào thời gian Pháp đô hộ được hưởng khá nhiều lợi ích từ nền văn hóa tính túy nhất thế giới bấy giờ, có nhiều nét tính cách của người Thăng Long được thừa hưởng vẻ tài hoa tinh tế của văn hóa Pháp, tiếp nối tính nhân văn tự trọng, tự do, khoáng đạt của đạo phật Lý Trần để rồi bắt nhịp hòa hợp với phương Tây để làm nên tính cách của người Thăng Long xưa chăng? Trước năm 45, giới trí thức Hà Nội, Sài Gòn được hưởng làn gió trong lành của tự do, dân chủ từ Pháp quốc thổi sang, chính nhờ những ảnh hưởng này đã sinh ra giới trí thức tuyệt vời mà đến bây giờ gần như bị tuyệt chủng” (Bà con nào gốc Hà Nội mau cảm ơn Pháp đê).
Sau khi nhà thơ Hoàng Hưng giới thiệu những tác phẩm tiêu biểu, một số ý kiến phát biểu trước hội thảo như. Một vị giảng viên nói “muốn thoát Trung thì phải bình đẳng giới để cân bằng tỷ lệ sinh”. Một nhà nghiên cứu khác thì cho rằng chúng ta cần phải gọi đúng tên riêng của người Trung Quốc. Tiến sĩ Xuân Diện thì nhắc lại lời tiến sĩ Quang A – chúng ta không thể bàn thoát Trung ở đây (hội trường có khẩu hiệu Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm, tượng chủ tịch Hồ Chí Minh). Mặc dù mạnh miệng tuyên bố “không đào thải những văn hóa tốt đẹp, bài trừ ảnh hưởng tiêu cực” nhưng bản thân ông này cũng không thể chỉ ra cái nào là tốt, cái nào là xấu. Đồng thời ông này khẳng định mô hình chính trị ảnh hưởng đến văn hóa.
Nghĩa là muốn thoát Trung về văn hóa thì phải thay đổi mô hình chính trị tại Việt Nam. Ông Quang A thì nhẹ nhàng hơn với ý kiến chả việc gì phải thoát cả, thời buổi hội nhập mà, thoát ở đây là mình xem xét về mặt kinh tế, chính trị hay văn hóa nếu mình lệ thuộc quá thì nên xem xét điều chỉnh cho nó phù hợp. Chúng ta không thể thoát Trung vì chùa Bái Đính được gọi là chùa Tàu vì tiền của Tàu bỏ ra. (Thực tế Chùa Bái Đính được xây dựng dưới thời Đinh và được tu sửa năm 2013 bởi một doanh nhân Việt mang tên Nguyễn Văn Trường). Nhân phát biểu ông Đình Thiết: “đề nghị lột cái mũ bình thiên của Lý Thái Tổ ở bờ Hồ đi, vì mũ ấy là mũ của Tàu”, giáo sư Chu Hảo đánh giá luôn: tượng Lý Thái Tổ ở bờ Hồ có “mặt như ông cố đạo Pháp, mà cái mũ lại mũ của Tàu”. Trong số hơn 10 ý kiến phát biểu tại hội nghị, thậm chí cả những bản tham luận được giới thiệu, vấn đề cốt lõi nhất mà khán giả có thể nhận thấy là “chính trị” chứ không phải “văn hóa”. Hóa ra một buổi hội thảo thoát Trung về văn hóa chỉ là cái cớ để đòi đa nguyên, đa đảng.
Đây là lần đầu tiên tôi tham dự một hội thảo của các "nhân sỹ trí thức" trong Diễn đàn xã hội dân sự, Văn đoàn độc lập. Đúc rút từ những gì tôi hóng được ở đây chỉ có là thoát trung = thoát cộng = thoát Á (xóa bỏ các giá trị châu Á) = đa nguyên, đa đảng = thay đổi tên đảng cộng sản cho khác với TQ. Cái cốt lõi về văn hóa mà tôi học được ở đây là khi nghe họ nói: truyền thống "đền ơn đáp nghĩa" là chậm quá trình phát triển của VN
Theo FB của Hoàng Thị Nhật Lệ
No comments:
Post a Comment