Thường nghe những câu đại loại như “ người Việt Nam sản xuất, buôn bán hàng độc hại chính người Việt Nam”, hoặc như “ nông dân Việt Nam ngu thế bị thương lái TQ lừa bao lần rồi vẫn chưa trắng mắt ra”.
Những người nói những những câu nói này thường là cảm tính, rồi lại hô hào chung chung và thường thì không biết câu trả lời bắt đầu từ đâu. Bản chất vấn đề là bạn đang sống trong nền kinh tế được vận hành theo quy luật thị trường. Động lực thúc đẩy hành vi của các chủ thể theo quy luật thị trường là: LỢI NHUẬN. Lợi nhuận ngắn hạn hay lâu dài, lợi lớn hay lợi nhỏ lại là chuyện khác. Vậy thì có khoảng thời gian nhà nhà làm hàng nhái, hàng giả, hàng kém phẩm cấp nhưng giá rẻ, buôn hàng từ biên giới Trung Quốc thì có gì là trái… so với quy luật thị trường?
Vậy thì những người dân nghèo ít thông tin khi thấy thương lái Trung Quốc thu gom với giá cao mà không lường trước hậu quả thì có gì là trái… so với quy luật thị trường? Vậy thì các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu quy mô vừa và nhỏ đi mua nguyên, vật liệu từ Trung Quốc với chi phí rẻ hơn, thời gian quay vòng vốn nhanh hơn là việc đầu tư phát triển các vùng quy hoạch nguyên liệu trong nước thì có gì là trái… so với quy luật thị trường?
Dù muốn hay không thì bạn cũng cần phải thừa nhận rằng bạn đang sống trong nền kinh tế thị trường sơ khai mà ở đó các chủ thể kinh tế chạy theo làm sao để đạt lợi nhuận một cách nhanh nhất, nhiều nhất có khi bất chấp tất cả trong khi hệ thống pháp luật còn chưa hoàn chỉnh, thiếu chặt chẽ, có nơi, có thời điểm xảy ra hiện tượng buông lỏng sự quản lý của Nhà nước hoặc cơ quan quản lý không theo kịp, không kiểm soát nổi và các hiệp hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dung chưa phát triển. Thế mà có thằng đòi Việt Nam thực hiện nền “ kinh tế thị trường tự do”.
Khi quy mô nền kinh tế phát triển ở mức cao hơn, đời sống nhân dân giảm nhu cầu đối với hàng “ giá rẻ phẩm cấp thấp”, các chủ thể kinh tế tích lũy mở rộng quy mô thì họ nghĩ đến mục tiêu dài hơi hơn. Các doanh nghiệp sẽ đầu tư vào các ngành phụ trợ, các vùng quy hoạch nguyên liệu để kiểm soát đầu vào, mở rộng quy mô, giảm chi phí, tăng lợi nhuận.
Đồng thời, các doanh nghiệp sẽ mở rộng thị trường, không chỉ bán cho 1,2 thị trường để tránh bị “ thằng mua độc quyền” ép giá. Đó là quy luật tất yếu mà các doanh nghiệp phải vắt óc ra cho sự sinh tồn và phát triển của họ chứ chẳng chờ các chiên da chấy thức tổ chức hội thảo hô hào “ thoát Trung”. Mà Việt Nam xuất khẩu cá tra, cá ba sa chủ yếu vào thị trường Mỹ bị Mỹ chèn ép, áp đủ thứ thuế thì sao chưa thấy chiên da chấy sĩ rân chủ nào tổ chức hội thảo hô hào “ thoát Mỹ” nhỉ?
Người ta thường nói Trung Quốc thâm hiểm chắc là vì ở gần Trung Quốc lâu quá hoặc xem phim Trung Quốc nhiều. Nhưng thực ra về độ thâm hiểm, kinh nghiệm thương trường thì người Trung Quốc sao bằng được bọn tư bản phương Tây. Người Hoa giỏi buôn bán nhưng thực ra phần nhiều vẫn là tư duy tiểu nông khác nào cách kinh doanh của không ít người Việt Nam.
Nói về chính trị, thằng Mỹ quá thâm hiểm, ác độc khi chơi nước cờ nhượng lại đảo Hoàng Sa cho Trung Quốc năm 1974 để lấy sĩ diện khỏi nhục mặt vì thua Việt Nam, bắt tay Trung Quốc chống Liên Xô lại còn cài cái thế đẩy Việt Nam và Trung Quốc vào thế mâu thuẫn cao độ như hiện nay, có cớ cho Mỹ đấy máu ăn phần.
Tóm lại là thế này, việc phát triển các ngành phụ trợ, các vùng quy hoạch nguyên liệu là chiến lược Quốc gia, chiến lược của các doanh nghiệp tùy theo nguồn lực và giai đoạn khác nhau vì mục tiêu có nền kinh tế quốc gia độc lập, không bị chi phối của bất cứ nước nào, để có các doanh nghiệp “ đủ sức chơi “trên sân nhà và trên trường quốc tế chứ không phải vì “ thoát Tung thoát Cửa “ nào đó như các chiên da chấy thức hô hào. Chỉ có những kẻ bị tự kỉ ám thị mới tự hoang tưởng Việt Nam lệ thuộc Trung Quốc.
Những kẻ to mồm nhất hô hào “ kinh tế thị trường tự do” lại đi hô hào không mua nguyên liệu giá rẻ từ Trung Quốc để mua nguyên liệu cùng loại từ Mỹ, Âu với giá đắt hơn.
Thật là bệnh hoạn!!!
Hải Trang
No comments:
Post a Comment