Sunday, August 24, 2014

BBC PHẢN PHÁO PHẠM CHÍ DŨNG

“Hội nhà báo VN độc lập” đã được thành lập cách đây không lâu, với sự tụ hội của nhiều nhà báo, nhà văn, nhà thơ đình đám, trong đó có anh PHẠM CHÍ DŨNg được bầu làm chủ tịch hội. Hội này đã gây được tiếng vang trong dư luận bằng “khẩu hiệu” tư do báo chí, tự do ngôn luận, phản biện trực diện, khách quan những vấn đề chính trị, xã hội diễn ra trong nước. Nhưng sau thời gian hoạt động cầm chừng, tổ chức hội lộ rõ âm mưu Đảng phái chính trị khi thường xuyên đăng tải những bài viết xuyên tạc, đánh tráo khái niệm bôi nhọ chế độ hiện nay. 


Phạm Chí Dũng - ủy viên tổ chức khủng bố Việt Tân

Nhiều bài viết trên các trang báo mạng đã vạch rõ bộ mặt này, nhưng có lẽ sẽ phản biện rõ nhất chính là BBc tiếng việt, một trang mạng có thể được xem là cùng hội, cùng thuyền với Hội nhà báo VN độc lập ngày  22/8 đã đăng tải bài viết chỉ rõ những điều xảo trá mà Phạm Chí Dũng – chủ tịch hội viết trong bài: “SẼ CÓ ĐẢ HỔ DIỆT RUỒI Ở VIỆT NAM” đăng trên BBC ngày  21/8.

Xin trích đăng bài phản biện trên BBC về bài viết của Phạm Chí Dũng 

Hôm 21/08/2014, giới quan sát chính trị Việt Nam lại sóng gió và bàn tán xôn xao khi xuất hiện một bài viết trên BBC Việt Ngữ “Sẽ có “đả hổ diệt ruồi” ở Việt Nam” của nhà báo độc lập, chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập – anh Phạm Chí Dũng.

Tôi cảm thấy đã đến lúc cần phải phản biện lại quan điểm của anh Phạm Chí Dũng, với tư cách một ngưởi quan tâm đến chính trị Việt Nam. Tôi phản biện vì một loạt bài gần đây, anh Phạm Chí Dũng đều lý luận rằng quan hệ bang giao Việt-Mỹ khởi sắc là do chuyến đi Mỹ của ông Phạm Quang Nghị và “Mỹ bắt tay phe bảo thủ”. Bài viết mới của anh là “giọt nước làm tràn ly” để tôi phải phản biện chuỗi lý luận của anh. 

“Phe lợi ích” sao lại chống “phe bảo thủ” ?
Tôi thất vọng về những nhận xét của anh Phạm Chí Dũng đối với các sự kiện chính trị nổi bật của đất nước hai tháng nay, nhất là các nội dung trả lời phỏng vấn và viết bài nhận định quan hệ Việt-Mỹ. Các bài phỏng vấn, bài viết của anh đều mang hơi hướng nói rằng “quan hệ Việt Mỹ xuất hiện những bước tiến mới và xích lại gần nhau lúc này” là do ông Phạm Quang Nghị và phe bảo thủ, với những tin tức, sự kiện mơ hồ.
Việc các nhà quan sát bình luận ủng hộ một đảng phái hay một phe nhóm nào đó là việc cá nhân, và người dân chủ cần tôn trọng điều đó.
Tuy nhiên bài viết mới đây của anh thì tôi buộc phải góp ý, vì nó có nhiều thông tin sai lệch quá mức. Nó xa rời tiêu chí “nhà báo độc lập” vì đưa tin sai sự thật và không khách quan khi nhìn nhận vấn đề.

Trước hết, ở cách đặt vấn đề trong bài viết.
"Trong tình hình mà chính ông Trương Tấn Sang và nhiều quan chức cao cấp của đảng phải nói “một bầy sâu ăn hết phần của dân- họ ăn không chừa một cái gì” thì e rằng đa số quan chức đảng cầm quyền đều là phe lợi ích. "
Anh dùng hai khái niệm “phe lợi ích” và phe bảo thủ” để lý luận phe này vượt lên phe kia là một sự đánh tráo chủ thể. Trong tình hình mà chính ông Trương Tấn Sang và nhiều quan chức cao cấp của đảng phải nói “một bầy sâu ăn hết phần của dân- họ ăn không chừa một cái gì” thì e rằng đa số quan chức đảng cầm quyền đều là phe lợi ích. Phe bảo thủ càng có lợi ích, vì lợi ích sinh ra từ bảo thủ. Khép kín chính trị không cải cách chính là để giữ lợi ích.

So sánh phe bảo thủ với phe lợi ích và cho rằng phe bảo thủ thắng, là công khai cho rằng phe bảo thủ “tốt” do không vì lợi ích. Điều này vừa sai vừa ủng hộ bảo thủ, cả hai điều đều phản lại tính chất “độc lập” của một nhà báo độc lập, lại là Chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập.
Phải dùng khái niệm “phe cải cách” và “phe bảo thủ” khi bình luận phe này lấn lướt phe kia thì khách quan và đúng đối tượng hơn.
Khi nói về hai phe đang tranh chấp nhau thì các từ ngữ phải thể hiện được tính đối lập chính thức, không thể đánh tráo được. Do đó tôi xin phép sửa lại từ ngữ của anh. Sự tranh chấp hiện nay trong đảng là “phe cải cách” và “phe bảo thủ”. Không có và không bao giờ có “phe lợi ích” nào tranh chấp với “phe bảo thủ” cả. Tôi sẽ dùng từ “phe cải cách” để thay thế cho cụm từ “phe lợi ích” trong lập luận tranh luận ở bài này.

Việc Petrolimex giảm giá xăng theo anh lý luận là do “phe cải cách” sợ chiến dịch chống tham nhũng “đập ruồi đả hổ” sắp diễn ra giống như ông Tập Cận Bình nên phải từ bỏ bớt lợi ích của mình thì tôi cho rằng không phải. Việc giá xăng giảm, theo tôi đơn giản là nền kinh tế đã quá khủng hoảng về sức mua. Giá xăng là thành phần quan trọng trong giá cả hàng hóa, giá xăng hạ thì giá hàng hóa có thể giảm xuống, tổng cầu tăng lên, giúp doanh nghiệp bán hàng ra, tổng cầu lên thì kinh tế lên. Nếu có động cơ chính trị, thì ở đây là phe cải cách muốn ghi điểm và tạo ưu thế trong Đại Hội Đảng 12 sắp đến.

Phe nào thúc đẩy bang giao Việt-Mỹ?
Anh Phạm Chí Dũng, trong nhiều bài bình luận đều nói rằng do “công của ông Phạm Quang Nghị và phe bảo thủ” thì đó là ý của anh và tôi tôn trọng quan điểm đó.

Tuy nhiên tôi chính thức phê phán cái sai của anh khi anh viết rằng “Đại Tướng, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Mỹ Martin Dempsey gặp ông Nguyễn Phú Trọng” [chú thích của BBC - ông Phạm Chí Dũng đã đề nghị BBC sửa lại chi tiết này ít lâu sau khi bài viết được đăng].
Đây là tin không chính xác. Tất cả các báo chí Việt Nam và nước ngoài lẫn báo của quân đội Mỹ đều nói rằng “ông Dempsey qua Việt Nam theo lời mời của đồng cấp- thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, gặp xã giao Bộ Trưởng Quốc Phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh và Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng”. Bên cạnh đó gặp một thuyền trưởng đánh cá ở Đà Nẵng, Không hề có cuộc gặp với ông Nguyễn Phú Trọng.

Có nhiều dư luận nói rằng có thể ông Martin Dempsey gặp ông Nguyễn Phú Trọng “bí mật theo hình thức đi đêm” vì sự vận động của ông Phạm Quang Nghị. Chuyện này chắc chắn là không có. Ông Phạm Quang Nghị đi Mỹ nhằm “mở ngoại giao qua kênh đảng”. Quân đội Mỹ là phi đảng phái, ông Martin Dempsey qua Việt Nam với tư cách đại diện quốc gia, thành viên quân đội và chính phủ Mỹ. Từng hành động, phát ngôn của ông ta sẽ được truyền thông, các nhân viên tình báo các nước chú ý sát sao. Sẽ có một scandal chính trị nếu quan chức cao cấp quân đội Mỹ “đi đêm” với tổng bí thư một đảng, nhất là đảng đó luôn có “phát ngôn phê phán nước Mỹ” lâu nay. Chính ông Dempsey khi trả lời phỏng vấn báo chí, cũng đã nói “tôi thấy khả quan sau khi trao đổi cùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và một thuyền trưởng tàu cá ở Đà Nẵng” Thành ra việc anh gán ghép phát biểu lạc quan của ông Dempsey “Việt Nam có thể trở thành người bạn tốt nhất của Hoa Kỳ” là do ông Nguyễn Phú Trọng nói “Mỹ là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam” lại không đúng.

Ý này là ông Nguyễn Phú Trọng nói khi gặp ông J. McCain, và dư luận nên lưu ý rằng hiện nay, ít nhất là trên danh nghĩa, quan hệ Việt-Trung vẫn là quan hệ anh em. Quan hệ hàng đầu và quan hệ anh-em, quan hệ nào nặng ký? Lẽ ra anh Phạm Chí Dũng nếu phân tích khách quan và độc lập, như một nhà báo độc lập, thì nên phân tích hai chiều như thế. Ông Dempsey cũng nói “Tôi đã không mời thượng tướng Đỗ Bá Tỵ (Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam) đến Washington (năm 2013) và cũng không đến đây chỉ để xoáy vào vấn đề Trung Quốc.
"Tôi đến đây là để tập trung thảo luận về quan hệ quân sự giữa Mỹ và Việt Nam”. Thế là rõ ràng, ông Dempsey giao lưu cùng ông Đỗ Bá Tỵ, quân đội Mỹ hợp tác với quân đội Việt Nam là một nghị trình lâu dài giữa hai bên, chả thấy dính dáng gì vào việc ông Nghị đi Mỹ mới đây cả.

"Quan hệ hàng đầu và quan hệ anh-em, quan hệ nào nặng ký? Lẽ ra anh Phạm Chí Dũng nếu phân tích khách quan và độc lập, như một nhà báo độc lập, thì nên phân tích hai chiều như thế."
Về chuyến đi của phái đoàn ông McCain, trong buổi họp báo tại Hà Nội, TNS McCain chỉ nhắc đến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông McCain cũng đã trả lời chính thức cho công luận “tôi đến Việt Nam hôm nay là kết quả lâu dài của gần 20 năm quan hệ Việt-Mỹ. Tôi hi vọng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ dẫn dắt đảng phất ngọn cờ dân chủ, như thông điệp đầu năm 2014, và vì Trung Quốc cắm giàn khoan, chúng ta phải nhanh lên”. Điều này có thể kiểm chứng qua báo chí quốc tế và lề phải của Việt Nam, cũng như bài viết chính thức trên website của ông McCain..
Ông Carl Thayer có nói “thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể bị gạt ra rìa” trong nhận định hồi đầu tháng 7, khi Việt Nam chưa kiện Trung Quốc (theo thông báo chính thức của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “việc kiện Trung Quốc là do Bộ Chính Trị quyết định).

Sau đó, khi ông Thayer sang Việt Nam dự hội thảo Biển Đông (22-27/07/204), ông ấy có thay đổi và nói “Tôi không nghĩ là ai có thể đắc cử trở lại ở trong Đảng nếu họ dám thúc đẩy một chính sách thỏa hiệp với Trung Quốc.”. Xin công luận bình xét, ai trong phe cầm quyển muốn thỏa hiệp?. Giáo Sư Carl Thayer đã có nhận xét mới như thế sau khi ông đến Việt Nam, vì sao anh Phạm Chí Dũng không nêu ra mà lại dẫn chứng một nhận xét cũ hơn ? Vô tình hay cố ý? Vì sao chỉ nêu ra tiêu cực mà bỏ đi sự tích cực??? Ông Nghị tuyên bố khi ở Mỹ “Đàm phán không được thì mời Trung Quốc cùng ra tòa”.

Sau vụ giàn khoan, chính phủ và nhân dân Việt Nam cũng như giới quan sát chính trị quốc tế đến Việt Nam tham vấn đều nói “ đây là lúc phài kiện ra tòa” thì ông Nghị lại nói như trên. Vậy phải chăng quan điểm của phe bảo thủ (qua ông Nghị) là “không nên kiện mà là đàm phán tiếp”.? (dù thiệt hại toàn ở phía VN nhiều năm nay).Vậy ai, phe nào chủ trương “thỏa hiệp”, phe bảo thủ hay phe cải cách?
Cũng chính trong chuyến đi Mỹ, ông Nghị vẫn nói “Trung Quốc đã giúp Việt Nam nhiều. Chúng tôi ý thức được tầm quan trọng của mối quan hệ hữu nghị với Trung Quốc. Chúng tôi muốn giải quyết tranh chấp trên biển Đông như đã giải quyết đường biên giới trên bộ, vịnh Bắc Bộ (đàm phán song phương tiếp như trước). Cho đến nay Trung Quốc vẫn chưa sẵn sàng cùng chúng tôi đưa vụ việc ra tòa”. Thế nghĩa là nếu Trung Quốc chưa sẵn sàng thì Việt Nam sẽ đợi Trung Quốc và trong thời gian đó, VN-TQ tiếp tục “thỏa hiệp” song phương như biên giới và Vịnh Bắc Bộ ?

Sai lầm chiến lược
Thiết nghĩ phân tích đến đây là khá rõ để bạn đọc bình xét về các phản biện của tôi với bài viết mới nhất của nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng. Tôi thẳng thắn kết luận rằng các bài viết và nhận định chính trị của anh Phạm Chí Dũng đã không còn đúng theo tiêu chí một nhà báo độc lập.
Việc anh “nhầm lẫn” thì không biết vô tình hay cố ý, nhưng hậu quả là làm dư luận ngộ nhận về các sự kiện, qua đó tác động sai lạc vào tư duy --đây là điều có thể đang xảy ra.

Cũng thế, lẽ ra ở tư thế một nhà báo tranh đấu cho sự cải cách chính trị, anh cần ủng hộ của phe cải cách thì anh quay ra phê phán và có ý bôi xóa cố gắng của họ. Một điều nguy hiểm hơn là anh còn là chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập, điều này dễ dẫn đến ác cảm của phe cầm quyền cải cách khi họ nhận xét về Hội này. Tôi không trông mong một kết quả bi quan là Hội Nhà Báo Độc Lập do anh dẫn dắt sẽ rơi vào giữa hai làn đạn, đó là sự ghét bỏ của tất cả các phe phái trong đảng.Hậu quả của việc này thế nào, tôi nghĩ công luận sẽ hình dung được. Chúng ta không ai muốn như thế và cần hết sức giúp để Hội tránh được hậu quả này.

Tôi mong các thành viên của Hội Nhà Báo Độc Lập nỗ lực gìn giữ được tính trung thực và độc lập của Hội, để không phụ lòng mong đợi của tất cả những người quan tâm và ủng hộ quyền tự do ngôn luận và báo chí tại Việt Nam.

Nguyễn Anh

No comments:

Post a Comment