Tuesday, September 30, 2014

Từ tâm lý tiểu xảo đến nếp nghĩ thị trường

Ðọc truyện Trạng Việt Nam giữa khung cảnh văn hóa và xã hội Âu Mỹ, một người đọc có chút tâm huyết với quê hương đất nước sẽ cảm thấy cái buồn sâu kín đậm nét hơn là cái vui dễ dãi nhất thời. “Trạng” nguyên thủy là hình ảnh tiêu biểu cho giới trí thức cổ điển Việt Nam. Ông Trạng, trong tiềm thức và ước vọng của xã hội Việt Nam vốn quý trọng học vấn, vừa mang nhân cách yêu nước nồng nàn của giới sĩ phu; vừa có tri thức rộng rãi và tinh thần đại chúng của người kẻ sĩ. Thế nhưng, dưới mắt quần chúng, những ông Trạng, ông Nghè [1] chính thống có tên, có bài vị được thờ trong văn miếu đã trở thành xa xôi như những đốm sáng xa vời của quá khứ. Những ông “Trạng” giữa cuộc đời thường trong nét nhìn tiêu biểu của giới bình dân Việt Nam là những ông Trạng… Cười vô tích sự.

Những nhà trí thức dân tộc đó đã sử dụng sự thông minh và kiến thức rộng rãi của mình thành những trò chơi rắn mắt như những cố gắng tuyệt vọng và bâng quơ đánh vào thành lũy cường quyền, áp bức; chọc cười thiên hạ để hóa giải những bức xúc trong mối tương quan khập khiễng giữa những giai tầng xã hội. Một thiện tri thức giả làm người chèo đò để làm thơ đối đáp với sứ Tàu như nhà sư Pháp Thuận thời Tiền Lê có thể vẽ được đôi nét chấm phá về lòng tự hào dân tộc. Một Trạng Quỳnh nấp dưới bèo, chờ bà quý tộc đi qua, rồi trồi lên “đá… bèo” chơi có thể tạo được tiếng cười hả hê từ phía đại chúng bình dân đối với giới quý tộc phong kiến. Nhưng sau những tràng cười là một thế giới im lặng mênh mông… Im lặng vì chẳng còn gì và mênh mông vì sau tiếng cười, những giọt nước mắt tủi cực vẫn còn đổ xuống!

Sự đánh giá học thuật và trí thức “dài lưng tốn vải…” xuất phát từ vai trò tượng trưng phi sản xuất của giới trí thức cổ điển. Kẻ sĩ tuy được vinh danh là “Tước hữu ngũ sĩ cư kỳ liệt. Dân hữu tứ sĩ vi chi tiên” [2] nhưng thực chất giới Nho học Việt trong quá khứ chưa phát huy được vai trò ưu tú của mình trong hệ thống chức tước “phong hầu kiến địa” – lấy học làm quan, lấy gan làm tướng – chứ không phải học để làm người trong thời vua chúa. Bởi vậy, tầm nhìn của giới trí thức rất giới hạn và bản lĩnh trí thức không có điều kiện phát huy. Qua các triều đại, số lượng trí thức khoa bảng rất đông, đã có câu vè về số lượng trí thức: “Một giỏ ông Ðồ, một bồ ông Cống, một đống ông Nghè, một bè Tiến sĩ, một bị Trạng nguyên, một thuyền Bảng nhãn”. Nhưng được mấy người khoa bảng làm nên chuyện nước non!

Trong lịch sử con người, khối quần chúng bình dân là người đẩy cỗ xe lịch sử, nhưng trí thức phải ở thế hướng đạo chỉ đường cho cỗ xe đi tới. Trí thức cổ điển Việt Nam tự biến thành những cái kén nhỏ bé và yếu đuối ẩn mình sau mớ võng lọng xênh xang mà vô hồn, sáo rỗng. Chưa một ai dám vượt qua cái hào lũy chất ngất của Nho giáo. Chưa có ai dám gạt những bóng đen cản đường sừng sững của Khổng Tử, của Mạnh Tử để khai thông cho cỗ xe tư tưởng Việt Nam do chính những tư tưởng gia Việt Nam cầm cương chuyển bánh. Sự nhỏ bé, co cụm, lệ thuộc của giới trí thức núp dưới bóng vương quyền để hưởng ơn mưa móc đã tạo tiền đề cho một tâm lý tiểu xảo về mặt học thuật và tư tưởng.

Về mặt tâm lý, dòng tâm lý Việt được un đúc từ lịch sử dựng nước và giữ nước gian nan. Sự chịu đựng những thăng trầm suốt dòng lịch sử nghìn năm Bắc thuộc, trăm năm Tây đô hộ và bao năm chinh chiến… đã để lại cho người Việt một lối sống mềm dẻo, lối xử thế khôn khéo. Dân tộc nào cũng có mặt “giương” để chiến đấu và mặt “thủ” để sinh tồn. Ðấy là lối ứng xử tinh tế, biết tiến, biết thoái và biết lách mình né tránh kẻ mạnh đúng lúc để có lợi, để yên thân, để tránh sự đương đầu trực diện với một đối thủ mạnh hơn. Sau lũy tre xanh, còn có những lớp hào lũy tinh thần như: Ðất lề quê thói; phép vua thua lệ làng; tránh voi chẳng xấu mặt nào… Những bức tường tre đơn sơ như thế chỉ chắn được tầm mắt nhòm ngó từ bên ngoài để cho kẻ bên trong tạm sống yên thân. Văn hoá làng xã chắn được bước tiến của những thế lực xâm lăng, nhưng cũng chắn luôn bước tiến của cộng đồng dân tộc. Trên quy mô đất nước thì tạo ra khuynh hướng bảo thủ cực đoan của chính sách “Bế quan toả cảng” (Khép cửa ngăn sông cấm biển); trên căn bản con người thì khư khư với tâm lý tiểu xảo để sống còn.

Về mặt kinh tế và xã hội, với bản chất tự tồn đầy linh hoạt quyền biến, trong một hoàn cảnh lịch sử khắc nghiệt, nhóm Việt tộc đã bứt ra khỏi sức hút mãnh liệt của sự đồng hóa Trung Hoa. Chiếc nôi văn minh bộ tộc Giao Chỉ hình thành và một nền văn hiến khiêm tốn của nòi giống Việt xuất hiện ở phương Nam. Ðấy là một nền văn minh sơ khai dựa trên hình thái kinh tế đơn giản nhất là săn bắt và trồng trọt. Ðộng cơ sản xuất là nhu cầu cuộc sống ngày lại ngày trước mắt. Thị trường tiêu thụ là sự mua bán đổi chác trong từng cụm làng xã nhỏ bé nên sự cạnh tranh hết sức rạch ròi và chi li. Quan hệ sản xuất dựa trên khả năng và sức mạnh của gia đình, dòng họ và làng xóm.

Hoàn cảnh kinh tế và xã hội quyết định mô thức hình thành tâm lý. Tâm lý phát triển tự nhiên trong những điều kiện kinh tế và hoàn cảnh xã hội như vậy thường mang tính chất bảo thủ riêng tư. Mỗi phương thức sản xuất riêng cho từng gia đình, bộ tộc là một bí quyết. Mỗi công thức sản xuất thành phẩm là một bí truyền.

Một “nghề mọn riêng tay”, một kỹ năng tinh xảo, một phương tiện sản xuất mới lạ, một sản phẩm độc đáo… là gia bảo, là kho tàng bí mật, là sinh lộ, là tương lai truyền đời riêng cho một gia đình, dòng họ hay làng xóm. Nếu ở Âu Châu và Mỹ Châu người ta gọi tên những dòng họ đặt trên căn bản quyền lực chính trị hay mạng lưới kinh doanh cùng sự giàu sang vật chất thì ở Việt Nam, người ta gọi tên dòng họ, làng xã vì tay nghề hay sản phẩm thủ công độc sáng. Yếu tính tự nhiên của quyền lực và kinh doanh là bành trướng; ngược lại, yếu tính của thủ công độc sáng là giữ kín, bảo thủ.

Qua những nghìn năm, nếp sinh hoạt kinh tế, xã hội, chính trị cổ điển mang nặng tính cất giấu, bảo thủ đã làm cho tâm lý tiểu xảo mỗi ngày một ăn sâu và tận gốc rể của người Việt nói chung.

Tâm lý tiểu xảo là gì?

Tâm lý là một trạng thái tâm thức và tình cảm tổng hợp, un đúc và phát triển trong một khung cảnh văn hóa và xã hội nhất định nào đó để tạo nên phong cách, tình cảm và phẩm hạnh riêng của mỗi con người.

Tiểu xảo trong khái niệm phổ biến và đại chúng thường có nghĩa là “khôn vặt”. Ðấy là sự khôn ngoan, thông minh, lanh lợi, quyền biến linh động tùy theo hoàn cảnh nhưng ở một mức độ nhỏ nhặt và nhất thời. Thí dụ như một câu nói châm chích bóng bẩy làm cho ông quan mất mặt, bà quan hổ thẹn nhưng phải ngậm miệng chịu đòn chứ không có lý do bắt tội người nói. Thắng một ván cờ do biết khôn khéo dụ địch thủ mắc bẫy vào thế cờ dàn sẵn chứ không phải vì năng lực cao cờ. Kiếm một món lợi nhờ xảo thuật chứ không do giá trị đích thực của món hàng hay vật dụng đổi chác. Hoặc là một sự thắng cuộc nhờ sự vận dụng cách thực hiện hay thể hiện lắt léo, mánh lới, có khi mang ít nhiều tính chất dối gạt và đánh lừa chứ không phải do sức mạnh hay tài năng thật sự.

Tâm lý tiểu xảo là một trạng thái tâm lý khôn khéo, luồn lách, có khuynh hướng tập trung vào những sinh hoạt trong một địa bàn riêng tư và nhỏ bé.

Về mặt tích cực, tâm lý tiểu xảo là vũ khí để sống còn của dân tộc Việt Nam trong thế thường xuyên phải đương đầu với những thế lực cường bạo xâm lăng. Tâm lý tiểu nông, tiểu thủ công nầy bảo tồn và tinh luyện được những nét độc đáo, riêng tư, đa dạng góp phần tạo nên một bản sắc văn hóa Việt Nam. Quá trình tạo dựng và bảo tồn nầy chính là sức mạnh, vừa ý thức vừa vô thức, của tinh thần chống ngoại xâm quyết liệt, truyền đời, không khoan nhượng của dân tộc Việt Nam.

Tuy vậy, nói như Helias Somophole trong Eastward Sea Travel (Hành trình về phương Ðông) [3] thì “Dẫu rực rỡ và vô tư như mặt trời cũng vẫn có di lụy riêng của nó!”

Những mầm tiểu xảo thường đâm chồi nẩy lộc rất nhanh trong môi trường lạc hậu, nghèo khổ, cục bộ và bị áp bức hay đe dọa. Với bối cảnh Việt Nam, những mầm tiểu xảo lâu năm đã kết tụ thành những khu rừng bạt ngàn đại thụ. Những khu rừng xuất hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau nhưng lại có cùng bản chất.

Di lụy của nguồn tâm lý tiểu xảo đã sản sinh ra những nhà “trí thức khôn vặt” – những ông Trạng Cười Việt Nam – vốn là những du tử thông minh, lanh lợi nhưng thường chỉ có những hành trạng rắn mắt, quyền biến mẹo vặt trong cuộc sống như Trạng Quỳnh, Trạng Bùng, Trạng Lợn, Trạng Cóc… Và cũng chính cái di lụy tâm lý tiểu xảo này đã tạo ra nếp nghĩ nhược tiểu và tâm lý cạnh tranh tiêu cực. 

Trong cuộc cạnh tranh, thay vì nâng mình cao hơn đối thủ để tự chứng minh phẩm chất ưu việt của mình so với đối thủ thì người mang tâm lý tiểu xảo lại đứng yên từ vị trị giới hạn hay thậm chí yếu kém của mình, để tranh thắng, so tài với đối thủ. Cái Vị Ngã (Egoism) của tâm lý tiểu xảo thường quá nhỏ đến nỗi không còn khe hở cho ý thức mới lọt vào; nhưng đồng thời nó cũng quá lớn, lớn đến nỗi bao trùm cả thiên hạ qua cái nhìn “bế quan tỏa cảng”. Chính cái Ngã tiêu cực nầy đã tìm mọi cách để củng cố cái Tôi của Ta; và tìm cách đè bẹp đối thủ xuống bằng những phương tiện không công chính như đặt điều nói xấu, châm biếm, vu vạ, trù dập và hành xử một cách không xứng hợp với lương tri và tầm vóc của đôi bên. 

Sự nghịch lý trong tâm lý tiểu xảo là vừa quá coi trọng, nhưng cũng vừa thiếu tự tin cái mình đang có trong tay. Người tiểu xảo không tin ở mình, không tin ở người mà chỉ tin vào những giá trị tượng trưng đã được xã hội công nhận và sử dụng lặp đi, lặp lại qua nhiều thế hệ. Họ thường nơm nớp lo mình sẽ bị mất “giá trị truyền thống”, sợ bị thiên hạ bắt chước, học theo kinh nghiệm của mình; sợ bị chia sẻ làm theo phương thức của mình. Khái niệm văn hiến, văn hóa, văn minh cũng đứng yên như mặt trăng, mặt trời muôn năm không thay đổi. Có nên chỉ lo bảo tồn hay bảo vệ mà không nỗ lực phát huy? Càng lo lắng, càng bảo thủ cất giấu thì có khi “của quý” thất lạc ngay chính trong tay của mình.

Cái giá phải trả của tâm lý tiểu xảo trong lĩnh vực nhân văn là người Việt tuy thông minh và sáng tạo, tự hào có bốn nghìn năm văn hiến, nhưng chưa un đúc được một triết gia, một nhà tư tưởng hay một triết lý dân tộc độc lập có tầm cỡ trong lịch sử tư tưởng thế giới. Nếp nghĩ nhỏ chỉ tạo ra được những sản phẩm nhỏ. Thói quen tiểu xảo là chuyên tranh thắng người bằng phương tiện nhỏ nhen và vô minh. Không có thiện xảo mà chỉ có thuần tiểu xảo thì chính tác nhân tiểu xảo đó là kẻ trước tiên tự dìm mình xuống trước đối tượng cạnh tranh của mình và vô hình chung hạ thấp phẩm hạnh của mình.

Di lụy nghiêm trọng nhất là về phương diện kinh tế và xã hội. Tâm lý “giấu nghề” – đứa con nối giòng của tâm lý tiểu xảo – đã kéo lê thân phận “con trâu đi trước, cái cày đi sau” suốt mấy nghìn năm của 80 phần trăm dân Việt sống bằng nghề nông. Trong khi dân chúng cả địa cầu tại các nước phát triển đang cạnh tranh quyết liệt trong từng vi ti ngõ ngách của nền kinh tế thị trường thì hiện trạng làm kinh tế theo quán tính tiểu xảo như cắt xén, chắp vá, mánh mun, thu giấu, vụn rời, pha chế “mà mắt” nhau vẫn đang diễn ra trong nội bộ người Việt. Ðiều mỉa mai là tại các nước Âu Mỹ tiên tiến, người Việt định cư đã 30 năm, nhưng quán tính tiểu xảo vẫn còn lẩn quẩn đeo đẳng trong cách sống, từ góc nhìn và trong nếp nghĩ.

Ðến nếp nghĩ thị trường

Chuyện kể…

Albert Einstein vừa tổ chức một kỳ thi cho sinh viên lớp Vật lý cao cấp tại Viện Cao học trường Ðại học Princeton. Khi vừa bước ra khỏi phòng thi, người phụ giáo hấp tấp chạy theo đón lại:

“Xin lỗi giáo sư…!”

Người phụ giáo còn chưa biết sẽ nói như thế nào để mở đầu cho phải phép thì Einstein đã quay lại hỏi:

“Có chuyện gì thế?”

Einstein hỏi trong lúc người phụ giáo đang lúng ta, lúng túng tìm cách trình bày vấn đề cho khéo để khỏi làm phật lòng vị giáo sư danh tiếng nầy:

“Ơ…à.. dạ… về bài thi mà thầy vừa mới phát ra đó.”

Einstein kiên nhẫn chờ, người phụ giáo giải thích:

“Thưa thầy, có lẽ thầy quên không để ý rằng, đề thi vừa rồi cũng giống y như đề thi đã ra năm ngoái. Nội dung hai cái chỉ là một mà thôi.’’

Einstein suy nghĩ giây lát, rồi nói: “Hừm, phải, chỉ là một đề thôi.”

Người phụ giáo bứt rứt hỏi: “Vậy thì chúng ta phải giải quyết làm sao đây, thưa thầy?”

Một nụ cười chậm rãi hiện trên khuôn mặt Einstein: “Tôi không nghĩ là chúng ta phải làm gì cả. Những câu trả lời đã thay đổi.” [4]

Phải, vật thể biến đổi không ngừng theo thời gian thì những câu trả lời cho những vấn đề đặt ra cũng phải thay đổi theo.

Cũng thế, con người có vẻ như đang đối diện với cùng một loạt những vấn đề giống nhau do cuộc sống đưa đến, nhưng đừng quên quan sát và xem xét để thấy rằng cuộc sống không dừng lại và mọi vấn đề đều liên tục thay đổi theo. Vấn đề năm ngoái có thể vẫn còn đấy, nhưng cuộc sống hôm nay đã có những nhu cầu khác, hoàn cảnh khác, điều kiện khác, khám phá khác… nên câu trả lời cũng phải khác.

Trong số những danh nhân khoa học kiệt xuất hàng đầu của nhân loại, Albert Einstein vẫn được chọn là khuôn mặt tiêu biểu của sự thông minh và đặc biệt làm biểu tượng cho sự tìm tòi, khai phá của con người nhỏ bé vào vũ trụ bao la. Cuộc hành trình tri thức nầy không bao giờ có điểm kết thúc để cho con người nhỏ bé thỏa mãn, cao ngạo tung hô ngày chiến thắng sau cùng. Einstein đã nói đến biển học vô tận – Dĩ học dũ ngu – học để xoá sự ngu dốt bằng câu nói thời danh đầy hài tính: “Có hai cái vô tận: Ðấy là vũ trụ và sự ngu dốt của con người; và tôi thì không chắc lắm về sự vô tận của vũ trụ.” (Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I am not sure about the universe). [5] Như thế thì Einstein chỉ cầm chắc có một điều: cái dốt của con người vô tận, nên biển học để xoá sạch cái dốt sẽ không bao giờ có biên giới tận cùng!

Chính Einstein đã nhiều lần nhấn mạnh rằng cái gốc của thuyết tương đối (Theory of Relativity) không phát xuất từ phòng thí nghiệm mà khơi nguồn từ sự sinh động muôn màu muôn vẻ của cuộc sống.

Một trăm năm qua, tính từ ngày Einstein cho ra đời phương trình E=mc² (E=năng lượng, m=khối lượng, c=tốc độ ánh sáng) vào năm 1905, một phương trình nổi tiếng nhất của nhân loại. Phương trình nầy cũng đặt khái niệm tiền đề về sức mạnh khủng khiếp của nguyên tử… Từ đó, ảnh hưởng và tên tuổi của Albert Einstein không những chỉ vượt mọi biên giới quốc gia mà còn vươn xa ra khỏi biên giới xuất thân của ngành vật lý.

Cuối thế kỷ 19, ngành vật lý truyền thống rơi vào khủng hoảng trầm trọng khi phải đem những lý thuyết cũ để phân tích và giải thích về những hiện tượng và hiện trạng thể lý mới. Einstein đã đột phá bức tường vật lý kinh điển. Ông đã thay đổi thế giới bằng những phương trình độc sáng của mình, tạo nên cuộc cách mạng rung chuyển trong ngành vật lý với những quan niệm hoàn toàn mới lạ nhưng cũng cực kỳ quan trọng về không gian, thời gian, vật chất, năng lượng.

Lịch sử nhân loại chỉ quen sống với không gian 3 chiều. Albert Einstein đã mang đến chiều thứ tư: Chiều thời gian. Chiều thời gian cộng với ba chiều có sẵn (cao, dài và rộng) đã phóng chiếu tri thức của nhân loại đến những vùng trời lãng đãng, mênh mông, sâu thẳm. Einstein đã làm đảo lộn mọi trật tự có sẵn, tạo ra một thế giới đa chiều, đa nguyên kỳ ảo với những điều mới nghe qua dường như nghịch lý, khó tin. Einstein lý luận và chứng minh rằng: Không gian hình cong, đường ngắn nhất nối liền giữa hai điểm không phải là đường thẳng. Do đó, những đường song song sẽ gặp nhau. Không gian hình cong và trở thành hữu hạn vì một tia sáng xuất phát từ một nguồn sáng nào đó, sau hàng triệu triệu triệu… năm ra đi vẫn sẽ quay về nguồn sáng cũ. Và cũng theo thuyết tương đối của Einstein thì người ta có thể tìm về lại quá khứ hay vượt trước tương lai nếu người ta có khả năng vượt tốc độ ánh sáng (186.000 miles hay gần 300.000 km mỗi giây).

Dường như… chuyện Thiên Thai của Lưu Thần, Nguyễn Triệu tự nghìn xưa rất có thể là chuyện có thật của những người đã ở trong một nội hàm ánh sáng có tốc độ vượt ra ngoài tốc độ giới hạn quy ước tạm thời mà con người đang sống!

Ảnh hưởng lớn lao của Einstein đối với xã hội con người không chỉ giới hạn trong lĩnh vực vật lý và nguyên tử mà còn lan rộng và thấm sâu trong nhiều hoạt động kinh tế, xã hội, tâm lý, triết học, tôn giáo. Trong 5 nhà khoa học được xem là vĩ đại nhất của nhân loại trong 2000 năm qua (Aristote, Galilei), Newton, Darwin, Einstein) [6] thì Einstein được xem là người có sức năng động bứt phá cao nhất vì hầu như ông hoàn toàn độc lập và cô đơn trong bước đầu một mình phát minh ra thuyết tương đối, điều chỉnh luôn cả những vấn đề chưa được hoàn thiện trong lĩnh vực cơ học của Newton. Einstein cô đơn trong vinh quang vì ông đi tìm cái mới. Ông tin ở mình, tin ở chân lý khách quan. Từ đấy, không ngần ngại Einstein đã đào bới, kiểm nghiệm tận gốc rễ của tri thức và lao vào cái mênh mông, cùng thẳm, bí ẩn tận cùng của vũ trụ.

Theo James Stockdale và Alan Cummins [7] ngoài hình ảnh một nhà vật lý học sáng chói, Einstein là một kinh tế-khoa học gia (Ecoscientist) và đồng thời cũng là Triết-khoa học gia (Philoscientist). Einstein được mệnh danh là một kinh tế-khoa học gia vì ông có một trực giác thị trường (Marketing intuition) rất mạnh. Trực giác thị trường là tầm nhìn xa thấy được những khả năng và nhu cầu của con người trong mối tương quan với môi trường sống. Phân biệt giữa trực giác và lý luận, Albert Einstein đã nhận định: “Ðầu óc trực giác là một tài năng thiên phú và đầu óc lý luận là một tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo nên một xã hội mà trong đó tên đầy tớ được vinh danh và thiên tài bị quên lãng”.

Tên đầy tớ trung thành của ông chủ lý luận là thói quen, là kinh nghiệm, là những kiến thức lặp lại đầy ước lệ trong sách vở. Giới Nho học Việt Nam lập đi lặp lại từng chữ, từng câu, từng ý của Khổng Mạnh, của thánh hiền bách gia chư tử suốt cả nghìn năm mà vẫn vắng bóng người hiền sĩ dám vươn lên suy nghĩ những điều khác với thầy mình.

Và sự khám phá những khả năng không giới hạn của tác động qua lại trong thế giới vật thể để tạo ra những sức mạnh mới đang ở dạng tiềm năng. Ðấy là những sức mạnh vô biên đang ẩn giấu quanh ta mà con người sẽ dần dần khai phá bởi những triết-khoa-học gia như những Einstein của tương lai. Và để làm một triết-khoa học gia, nhân vật đó cần phải sáng tạo chứ không chỉ là một sản phẩm đúc khuôn khác của sự học vấn hay tri thức (To be a philoscientist one needs to be creative, and not just be an academic or intellectual clone).

Chính vì bản chất sáng tạo đó mà một trăm năm qua, Einstein vẫn còn là “con người mới” của thế kỷ 21 vì ông đã khởi sự xây dựng lý thuyết khoa học, chen chân vào đời, tiếp cận với thực tại, dấn thân vào chính với viễn kiến khai phóng và nhân bản.

Ðiều đáng suy nghĩ nhất đối với người Việt và tuổi trẻ Việt Nam khi nghĩ đến Einstein không chỉ là khối kiến thức khoa học chuyên môn mà là “trực giác thị trường” của nhà khoa học vĩ đại này.

Khái niệm về “thị trường” (marketing) thời hiện đại không đơn thuần mang ý nghĩa kinh tế hay thương mãi mà có ý nghĩa là Một-Lối-Suy-Nghĩ-Khác (Thinking Different).

Lối suy nghĩ khác là một cách nói giản đơn của sự dấn thân để khai phá và sáng tạo về mặt tư duy và sự đào sâu, thí nghiệm về mặt tìm tòi và học hỏi. Những nhà phát minh, khai phá, sáng tạo… nổi tiếng bao giờ cũng kéo theo những cái bóng sau lưng – khi rõ khi mờ – cố gắng sao chép, lặp lại hay phản chiếu nguyên hình hoặc tương tự cái “nội hàm” mà xã hội đã chấp nhận và có khi còn cho là chân lý. Sau Khổng tử, Lão tử, Socrate, Euclide, Newton, Michelangelo… đã có không biết bao nhiêu người tự nguyện đặt mình vào thế “đại đệ tử chân truyền” của bậc thầy đi trước.

Nhưng thực tế đã chứng minh rằng, mọi sự sao chép, bắt chước nguyên hình không bao giờ đẹp bằng nguyên bản. Bắt chước và mô phỏng là ẩn mình sau cái bóng chết. Chỉ có sáng tạo và phát minh mới là hành động tích cực tìm về với sự sống. Thế nhưng khuynh hướng sùng bái tự nhiên đã cột chặt tâm lý con người vào vật chủ. Có khác chăng là sự sơn phết, cắt xén, uốn lượn bên ngoài giúp cho vật sao chép mang một hình thức mới có vẻ khác nhưng nội hàm của nguyên bản thì vẫn không có gì thay đổi. Ðấy là sự tồn tại tiêu cực của tâm lý tiểu xảo. Trong khi tâm lý tiểu xảo là đối cực của nếp nghĩ thị trường:

Tâm lý tiểu xảo khư khư giữ kín bí quyết của mình để thủ lợi. Tâm lý thị trường quảng cáo rộng rãi để bán bí quyết của mình cho đại chúng với giá cao nhất.

Tâm lý tiểu xảo sợ thay đổi. Tâm lý thị trường tìm động lực để thay đổi.

Tâm lý tiểu xảo cạnh tranh bằng sự bảo thủ và tấn công tiêu diệt đối thủ. Tâm lý thị trường cạnh tranh bằng sự tìm tòi để làm tốt hơn đối thủ.

Tâm lý tiểu xảo tự giới hạn mình trong mối tương quan với cộng đồng nhỏ bé của mình. Tâm lý thị trường đặt mình trong mối tương quan với thế giới bên ngoài càng xa, càng rộng lớn càng tốt.

Tâm lý tiểu xảo sợ bị nhòm ngó, quan sát. Tâm lý thị trường mời gọi sự tiếp cận quan sát.

Những nét phản diện giữa hai xu hướng tiểu xảo và thị trường cứ tiếp tục như thế… Qua hàng trăm năm, kết quả đã thấy rõ. Tâm lý tiểu xảo níu tri thức lại với sách vở từ chương, trói buộc kinh tế trong vòng tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp lao động tay chân. Tâm lý thị trường đẩy tri thức lên cao để tìm tòi và khai phá, xây dựng nền kinh tế công nghiệp hiện đại.

Thói quen không là thiên tính, nên có thể thay đổi được vì đấy chỉ là sản phẩm tạm thời của dòng chảy tâm lý và hoàn cảnh xã hội.

Và con đường đi tới…

Người Việt Nam thuộc thế hệ chiến tranh Mỹ-Việt [8] vẫn còn mang nặng khuynh hướng tâm lý tiểu xảo trong nếp suy nghĩ và trong cách ứng xử với thực tại của đời sống. Có thể nói rằng tâm lý tiểu xảo là lực cản, trong khi tâm lý thị trường là sức bật của tinh thần xông xáo và khai phá vào đời sống. Tuy nhiên, sự nghiêng lệnh cực đoan về một hướng nào đó sẽ làm mất sự quân bình cần thiết trong giai đoạn chuyển tiếp từ một nếp cũ tâm lý tiểu xảo sang một nếp nghĩ thị trường. Sự tiếp cận của người Việt Nam giữa môi trường đa chủng, đa văn hóa thế giới trong khoảng 30 năm qua là một kinh nghiệm bằng xương bằng thịt.

Tại các nước phương Tây có đông người Việt sinh sống như ở bang California chẳng hạn, thế hệ thứ nhất của người Việt định cư vẫn còn biểu hiện đậm nét sự bảo thủ. Ðấy là nếp suy nghĩ giới hạn và cách ứng xử, lối làm ăn mang tinh thần tiểu thủ công nghiệp và nếp cũ của gia đình. Trong lúc đó, thế hệ thứ hai (thế hệ trẻ sinh ra tại nước ngoài hay rời xứ sở gốc, đến định cư tại một nước khác từ tuổi thơ) đã bị “hoàn cảnh hóa” theo mô thức và xã hội nơi định cư. Thế hệ trẻ Việt Nam (thế hệ thứ hai) thường Âu hóa hay Mỹ hóa về ngôn ngữ, nếp nghĩ và cách sống trung bình trong khoảng 5 đến 7 năm. Ðấy là cách sống và nếp nghĩ mang đậm tính thị trường. Các nhà xã hội và tâm lý Âu Mỹ thường gọi sự xung đột giữa hai lớp người già và trẻ là “xung đột thế hệ”.

Ảnh hưởng trực tiếp có thể kiểm chứng được. Tại Mỹ và các nước phương Tây có đông người Việt, hiện tượng “xung đột thế hệ” (generational conflicts) đang diễn ra dưới nhiều dạng và nhiều mức độ khác nhau. Ở mức độ nhẹ nhàng nhất thì thiếu sự liên lạc bình thường giữa phụ huynh và con cái. Thế hệ trẻ và thế hệ già chỉ còn gặp nhau chung trong bữa ăn, trong vài ba hình thức mua sắm cho nhu cầu hàng ngày. Cha mẹ và con cái không nói chung một ngôn ngữ (theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng). Nếp suy nghĩ của thế hệ phụ huynh vẫn còn dính chặt với nếp suy nghĩ cũ, trong khi đó thế hệ trẻ đã thay đổi từ gốc. Cách nghĩ và lối sống tùy theo hoàn cảnh và tiêu chuẩn của xã hội mới.

Xung đột ở mức độ trung bình là hiện tượng cha mẹ và con cái thường xuyên tranh cãi, chỉ trích, phê phán nhau về cách sống và cách nghĩ hoàn toàn khác nhau. Xung đột nghiêm trọng nhất là tình trạng hai thế hệ già trẻ hoàn toàn kết án và phủ nhận hai hệ thống giá trị (values system) của nhau và không thể có sự hóa giải hay đối thoại với nhau.

Nếu quan sát và nghiên cứu kỹ những trường hợp điển hình thì rõ ràng đấy là sự xung đột giữa hai mô thức tâm lý:

Một bên là thế hệ phụ huynh còn chịu ảnh hưởng sâu đậm của mô thức tâm lý tiểu xảo, gắn chặt với nếp cũ, khư khư với định kiến “trăng đồng mình là trăng sáng nhất. Ðất làng mình là đất thần tiên!” Sự bảo thủ cứng nhắc hệ thống giá trị cổ truyền, hoài nghi mọi sự thay đổi, dị ứng với nhịp sống mới, phê phán nghiêm khắc nếp sống tuổi trẻ tự do, ai không giống mình là xấu… là những biểu hiện khá tiêu biểu của thế hệ phụ huynh.

Một bên gần như trái ngược là khuynh hướng tâm lý thị trường của xã hội Âu Mỹ. Sự cạnh tranh, nhu cầu thường xuyên đổi mới, mạnh dạn loại bỏ cái cũ không còn hợp thời, chuộng đời sống vật chất, không có sự tôn sùng tuyệt đối, coi trọng tự do và điệu sống cá nhân, loại bỏ mọi biên giới cấm cản của tri thức… là những “tiêu chí” tiêu biểu trong sinh hoạt của thế hệ trẻ trong xã hội Âu Mỹ ngày nay.

Tuổi trẻ lành mạnh là tuổi trẻ có điều kiện và năng lực phát triển toàn diện. Tuổi trẻ Việt Nam thế kỷ 21 đang lớn lên và đối diện với một tương lai mới mà thế hệ đàn anh chưa từng trải qua trước đó. Ðấy là khuynh hướng toàn cầu hóa. Kiến thức nhân loại trong mọi lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội có sự giao lưu nhanh chóng, cập nhật và phổ quát. Khuynh hướng tâm lý thị trường sẽ làm căn bản cho những đìều kiện và nguyên tắc giao lưu quốc tế.

Có thể tạm coi hai triệu người Việt đang sinh sống khắp nơi ở nước ngoài như một kinh nghiệm bước đầu về sự tiếp cận của người Việt với môi trường quốc tế. Quan sát về quá trình “giao lưu chẳng đặng đừng” này, chúng ta rút ra được bài học kinh nghiệm gì cho thế hệ trẻ Việt Nam trong mối tương quan với cộng đồng thế giới?

Tuổi trẻ Việt Nam đang có cơ hội thi thố tài năng với tuổi trẻ thế giới. Những báo cáo và kết quả thăm dò, nghiên cứu của Bộ Giáo dục Mỹ [9] trong 2 năm 2002 và 2004 đã đưa ra con số thống kê đầy khích lệ về tình trạng học vấn của học sinh và sinh viên Việt Nam trong các nhà trường trên toàn nước Mỹ. So với học sinh và sinh viên da trắng Mỹ, học sinh và sinh viên Việt Nam không thua kém bất cứ lĩnh vực nào. Ðặc biệt là lực lượng sinh viên Việt Nam du học và sinh viên Việt Nam định cư ở nước ngoài đã và đang vưọt xa sinh viên da màu và châu Mỹ La tinh. Trong các môn học về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và sinh hoạt ngoại khóa, sinh viên Việt Nam ngang tài, ngang sức với các nhóm sinh viên ưu tú nhất của châu Á như Trung Hoa, Ðài Loan, Ðại Hàn, Nhật Bản, Ấn Ðộ. Mặc cảm nhược tiểu không còn ám ảnh tuổi trẻ Việt Nam như năm ba chục năm về trước.

Thế hệ trẻ Việt Nam cần được cơ hội thi thố tài năng với tuổi trẻ năm châu. Trước những tấm gương khai phá và khai phóng của các nhà phát minh khoa học và sáng tạo nghệ thuật tài danh của thế giới, tuổi trẻ sẽ tự tìm thấy được hướng đi của mình vào tương lai. Nghèo chỉ mới là lực cản, chưa phải là lực triệt. Những mặt tiêu cực trong dòng tâm lý tiểu xảo sẽ không có lý do tồn tại trước hiện trạng khuynh hướng thị trường đang chiếm lĩnh toàn cầu. Kỷ niệm 100 năm ngày khai phá trọng đại của Albert Einstein, chúng ta hướng về tương lai với kỳ vọng tâm lý tiểu xảo thủ cựu sẽ từng bước được thay thế bằng nếp nghĩ thị trường tiên tiến vươn lên.

Tiến trình khai phá tri thức của nhân loại không có một điểm dừng chân thỏa mãn nào cả. Thế hệ Euclide, Newton… với không gian ba chiều đã bị vượt qua. Không gian bốn chiều của thế hệ Einstein cũng đang bị vượt qua với khái niệm không gian vô số chiều. Ngay cả những dữ kiện khoa học của thế hệ Einstein được xem là chân lý như tốc độ ánh sáng (300.000 km mỗi giây) là tốc độ cố định và nhanh nhất trong phát minh khoa học của Einstein cũng đang bị dao động với sự chuyển mình của những viễn ảnh mới. Năm 1997, tiến sĩ Alan Guth [10] và tháng giêng năm 2003, giáo sư tiến sĩ vật lý học Joao Magueijo [11] của đại học Hoàng gia Luân Ðôn đã xuất bản hai cuốn sách để lý luận, chứng minh lý thuyết tốc độ ánh sáng thay đổi (VSL: Variable Speed of Light). Theo những vị giáo sư nầy thì tốc độ ánh sáng thuở khai thiên lập địa – Big Bang – cách đây chừng 16 tỷ năm, nhanh hơn là tốc độ ánh sáng về sau này.

Tinh thần khoa học, khai phá, giải huyền và dự phóng là những khía cạnh tích cực làm nên đạo lý khoa học mới. Việt Nam đang cùng với thế giới mạnh dạn qua cầu để bước vào 5 năm đầu của thế kỷ 21. Ước mong những người tuổi trẻ Việt Nam sẽ không có ai ngồi lại bên cầu.


[1]Người đỗ tiến sĩ ngày xưa còn được gọi là ông Nghè. Trong kỳ thi Ðình để chọn tiến sĩ, các thí sinh được dụ thi dưới mái cung điện của vua gọi là Nghè và do vua làm chủ khảo nên người đỗ tiến sĩ còn được vinh dự mang tên mái ngói cung vua làm nơi Ðình thí.

[2]Thơ Nguyễn Công Trứ. Chức tước ngày xưa có 5 bậc là: Công, Hầu, Bá, Tử, Nam. Và dân có 4 hạng: Sĩ , Nông, Công, Thương. Người có học vấn đỗ đạt được phong tước và đứng đầu trong 4 giai tầng xã hội.

[3]Batam Publishing, NY, 2003

[4]Saleem Rana. How Albert Einstein Saw Things A Little Differently. Ezine 2005

[5]Famous Quotes From Einstein. Einstein Mirror 1989

[6]John Christie. School of Chemistry, La Trobe University

[7]Einstein and His Economic Vìews. Chansung. Taipei, 2004

[8]Danh xưng của cuộc chiến tranh Việt Nam, sau 30 năm, vẫn chưa có một tên gọi thống nhất. Có khuynh hướng cho đó là cuộc Chiến tranh Hoa Kỳ (American War); có khuynh hướng gọi đó là cuộc Chiến tranh Việt Nam (Vietnam War); có khuynh hướng gọi đó là cuôc Chiến tranh Mỹ-Việt (American-Vietnam War). Người viết xin tạm dùng cụm từ “Chiến tranh Mỹ-Việt” cho bài viết này. Nếu lấy cuộc Chiến tranh Mỹ-Việt làm mốc thời gian thì co thể tạm chia người Việt đang còn sống thuộc về một trong 3 thế hệ: Thế hệ trước CTMV, thế hệ CTMV và thế hệ sau CTMV.

[9]U.S Department of Education. Ed Performance & Accountability. Annual Plans and Reports

[10]Dr. Alan Guth. The Inflationary Universe. Adison Wesley, 1997

[11]Dr. Joao Magueijo. Faster Than the Speed of Light. Perseus, 2003

Monday, September 29, 2014

Băng hoại đạo đức

1. Báo chí lá ngón An-nam, ngày qua ngày, kiếm cơm và làm giàu bằng cách giật tít câu vìu các tin cướp hiếp giết, hở ngực hở mông và các sì-căng-đan về tình ái cũng như đời tư của những “người của công chúng”.

Hầu như ngày nào cũng có vài vụ án cướp hiếp giết được đưa lên, từ báo in đến báo mạng. Vấn đề không phải đưa lên với mục đích cảnh báo răn đe, mà lại chỉ để đánh vào cái thị hiếu khát máu, bạo lực và dâm loạn của phần lớn cần lao An-nam thối tai khai bẹn. Các bạn có thể minh chứng điều này qua nhà thông thái đốc-tờ Gúc.

Và hậu quả tất yếu là reo rắc vào những cái đầu non nớt của những mầm non tương lai của đất nước lẫn những già hói óc phẳng như láng xi-măng với dục vọng đê hèn lấn át đạo đức và lòng tự trọng những sự tò mò, kích động lẫn bản năng thú vật.

Ví dụ chỉ trong 2 ngày, gần chục vụ việc như vậy tràn lan trên báo mạng: Nào là con trai đâm chết cha ở bãi rác, con trai giết mẹ chém anh, 2 con gái đánh và chửi bố, bác họ làm cháu mang bầu 6 tháng, quan hệ bất chính nên chị dâu và em chồng cùng tự tử, cụ bà 75 tuổi bị sát hại trong nhà, cặp đôi lõa thể chết trong nhà nghỉ, sát thủ đẹp trai giết bạn gái vì ghen tuông, bị đâm chết khi ngăn cản va chạm, học sinh lớp 8 đấm chết bạn, nữ sinh đánh hội đồng và lột áo đối thủ,…

Mặc dù không muốn quy chụp, nhưng rõ ràng có một sự ảnh hưởng ghê gớm đến suy nghĩ và hành động của lớp trẻ và những kẻ thiếu nhân cách từ những “bản tin đen” trên báo chí lá ngón.

Một trong những nhiệm vụ của báo chí cách mạng là tích cực đấu tranh, góp phần ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, các tiêu cực và tệ nạn xã hội, phục vụ mục tiêu ổn định để phát triển xã hội. Thế nhưng chỉ cần không chạm vào các “vùng cấm” là báo chí lá ngón xứ An-nam mặc sức tung hoành, kiếm những đồng tiền bẩn thỉu trên sự suy thoái đạo đức xã hội.

Đạo đức nghề nghiệp của người làm báo có lẽ chỉ giản đơn như ý kiến của nhà báo Trần Quang “xử sự đúng đắn để ngăn ngừa những hành vi không đúng đắn”. Thế nhưng hiện nay, có bao nhiêu phóng viên, nhà báo đã “xử sự đúng đắn”? Và có bao nhiêu “hành vi không đúng đắn” được hình thành từ những bài báo “đen”?

Trong một xã hội mà thước đo giá trị của con người được quy bằng vật chất thì đạo đức nghề nghiệp là một điều quá xa xỉ. Bởi vì, người có lòng tự trọng bản thân và tự trọng nghề nghiệp không thể bán rẻ đạo đức và lương tâm để xây dựng giá trị bản thân trong xã hội. Và xã hội lại “cực kỳ hiếm” những người xem thường các giá trị vật chất và danh vọng.

Xã hội bất ổn, các giá trị đạo đức bị đảo ngược chắc chắn có sự đóng góp không nhỏ của những kẻ mang trong mình dục vọng thấp hèn dưới tấm áo khoác nghề nghiệp mỹ miều là phóng viên, nhà báo.

Thế mới nói, khốn nạn nhất trong tất cả các loại điếm là điếm bút.

2. Các buổi “điều trần” của các bộ trưởng tại Ủy ban thường vụ Quốc hội lại tiếp tục đưa đến cho cần-lao những tiếng cười chua chát và những cái lắc đầu ngán ngẫm bởi cách trả lời vòng vo, ngụy biện.

Chỉ có mỗi quả dưa hấu mà 2 bộ trưởng vần mãi không xong. Bộ trưởng Công thương cho rằng ứ đọng dưa hấu đã diễn ra nhiều năm nay, và nguyên nhân chính là do cửa khẩu quá chật hẹp. Đỡ đạn giùm bộ bạn, bộ trưởng Nông nghiệp bổ sung thêm là tại người dân mở rộng diện tích trồng và dưa hấu năm nay được mùa. Ông Phát hứa là “sẽ rút kinh nghiệm và có biện pháp tốt cho người dân”(!?).

Không hiểu đến bao giờ thì những vụ việc tương tự mới không còn xảy ra trong nghị trường. Bởi vì những sự việc này quá nhỏ trong một khối công việc quá lớn của các bộ trong điều hành. Vả lại những vụ việc này, chỉ cần một lãnh đạo cấp Cục có thể giải quyết thỏa đáng chứ không đến mức các bộ trưởng phải quanh co trước nghị trường như thế.

Thêm nữa, ông Hoàng nói vụ việc trên đã xảy ra nhiều năm, ông Phát hứa sẽ rút kinh nghiệm và đề xuất biện pháp tốt. Cả ông Hoàng và ông Phát đều làm bộ trưởng hơn một nhiệm kỳ rưỡi, nghĩa là có khoảng 7 năm ngồi ghế bộ trưởng. Thế mà có mỗi quả dưa hấu không giải quyết được thì không rõ những việc khác sẽ như thế nào? Và không biết ông Phát còn bao nhiêu thời gian để rút kinh nghiệm nữa?

Khi có mặt bộ Y tế giải trình thì không thể không nhắc đến bà bộ trưởng, một người luôn có những câu trả lời “nổi tiếng” trước nghị trường, chính phủ và báo giới. Nổi tiếng không phải vì bà bộ trưởng giỏi giang, làm tốt trả lời hay. Mà nổi tiếng vì làm dở, trả lời cực thiếu i-ốt và giống như cán bộ phong trào cấp cơ sở lần đầu phát biểu trước đám đông.

Vẫn liên quan đến vấn đề y đức của y bác sỹ trong khám chữa bệnh, bà Tiến nói: “bệnh nhân đi khám chữa bệnh thì có thể khỏi bệnh hoặc không và cũng có thề để lại biến chứng, thậm chí tử vong”. Đáng ra đây là câu nói của một cần-lao thiếu hiểu biết và bi quan với ngành y tế chứ không phải được phát ngôn từ mồm bà bộ trưởng Y tế trước nghị trường.

Các ông bà bộ trưởng nói trên chắc chắn không dốt, không đần, không thiếu năng lực. Bởi vì họ có đầy đủ học hàm, học vị chuyên môn và đang ngồi ghế tư lệnh ngành. Thế nhưng “có lẽ” họ phấn đấu trèo lên cái ghế bộ trưởng là vì danh, vì lợi và họ giữ ghế đó vì họ, vì những người đã giúp họ có được cái ghế đó chứ không phải vì dân vì nước. Chính vì vậy, cái họ quan tâm là làm sao để ngồi ngay ngắn từ lúc nhận chức đến khi rời ghế để nghỉ hưu.

Khi một người đã nắm một trọng trách của đất nước, ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến đời sống của cần-lao thì chắc chắn họ phải là người giỏi giang, để lại thành quả và tiếng thơm nơi hậu thế. Ngược lại, nếu họ không đủ năng lực mà cố bon chen vị trí đó để đoạt danh, đoạt lợi. Hoặc có năng lực nhưng vì danh, vì lợi và vì cố giữ cái ghế đó mà không dám thay đổi theo chiều hướng tích cực cho đất nước, có lợi cho cần-lao thì họ chính là những kẻ mũ ni che tai, đồng lõa với lợi ích nhóm để yên thân, để hưởng lợi. Chắc chắn rằng, họ không thể có cái đức độ, cái tâm huyết của những bậc kinh bang tế thế được.

Và điều tất yếu, những kẻ ở dưới sẽ a dua theo họ để tranh quyền đoạt lợi vơ vét cho bản thân mà quên đi trọng trách với dân tộc, với đất nước. Đấy là một sự suy thoái đạo đức công quyền có hệ thống.

Có thể An-nam sẽ khó có những vụ việc như Bạc Hy Lai hay Chu Vĩnh Khang ở bên Tung-Của. Nhưng lịch sử hậu thế sẽ đánh giá họ một cách sòng phẳng.

Nghìn năm bia miệng là thế.

3. Một vụ việc được báo chí các loại lề phê phán kịch liệt và khiến dư luận bức xúc đến mức phẫn nộ trong tuần là vụ xét xử 5 công an đánh chết nghi can ở Tp.Tuy Hòa (Phú Yên). Bản án từ 1 năm (hưởng án treo) đến 5 năm tù giam với tội danh “dùng nhục hình đối với nghi can”.

Trả lời báo chí sau vụ việc, ông Lương Quang - chánh án tòa này nói “vụ án này hết sức phức tạp, hết sức nhạy cảm, cả trung ương cũng rất quan tâm” nên “xét xử theo phạm vi truy tố của VKS” để khỏi “ôm rơm cho nặng bụng”. Đồng thời ông này cũng cho là phải chọn “giải pháp nào để giải quyết cho an toàn” để “đảm bảo mối quan hệ cho tốt” kẻo 5 công an kia lại “xì ra” vì so bì hình phạt tại tòa phúc thẩm(!?).

Ông Vũ Xuân Hải - cựu Chánh Tòa Hình sự TAND tỉnh Phú Yên, nói: “Phải xử thêm tội giết người hoặc tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người…”. Đồng quan điểm trên, ông Vũ Phi Long - Phó Chánh tòa Hình sự TAND TP.HCM cũng cho rằng “Công an đánh chết nghi can là giết người”. Hàng loạt các ý kiến của những người công tác trong tòa án, viện kiểm sát và các luật sư đều cho rằng tòa án Tp Tuy Hòa xử chưa đúng người, đúng tội.

Nhớ lại năm 2009, TAND huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã tuyên phạt 3 người nông dân 13 năm tù chỉ vì cướp… 2 con vịt làm mồi nhậu. Nếu so sánh một cách khập khiễng theo cảm tính, hóa ra một mạng người (là nghi can) do công an sử dụng nhục hình mà chết rẻ hơn mạng của 2 con vịt!!!

Thế mới thấy, vấn đề điều tra, xét hỏi, xử án trong thời gian qua chắc chắn còn nhiều dấu hỏi (?) về sự công bằng, hợp lý và đảm bảo quyền con người của các cơ quan thực thi pháp luật. Nhiều vụ án oan sai được phát hiện trong thời gian qua như vụ ông Nguyễn Đức Bình (bị TAND Tp.Hà Nội kết án oan) hay vụ ông Nguyễn Thanh Chấn (bị TAND Tp.Bắc Giang kết án oan) đã nói lên điều đó.

Vụ việc chắc sẽ còn gây tranh cãi nhiều trong dư luận. Tuy nhiên, một bản án khiến xã hội phẫn nộ thì chứng tỏ việc xét xử chưa nghiêm minh, chưa đúng người đúng tội.

Tòa án là nơi thực thi công lý, giữ gìn sự sự công bằng, minh bạch với mọi đối tượng trong xã hội. Hàn Phi đã từng nói: “Pháp luật không hùa theo người sang” và “Trừng trị cái sai không tránh kẻ đại thần”. Khi pháp luật bị nắn cong bởi kẻ có quyền và có tiền thì xã hội không còn công lý nữa. Và khi đó, một xã hội vô pháp sẽ hình thành với công lý được thực thi bởi những “luật rừng”.

Dĩ nhiên, những người điều tra, những công tố viên, những thẩm phán khi không thực thi đúng chức trách, để quyền lực và tiền bạc đâm toạc tờ giấy thì chắc chắn đây là sự suy đồi nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp. Và dĩ nhiên, sự tha hóa nhân cách cũng đi kèm theo sự suy đồi đạo đức nghề nghiệp đó.

Người ta luôn nói đến vấn đề “nhân - quả”. Xã hội sẽ như thế nào khi cần-lao sử dụng luật rừng để đòi công lý?

4. Những chuẩn mực của đạo đức có thể đúng với người này, nhưng chưa chắc đã đúng với người khác. Có thể phù hợp trong trường hợp này, nhưng chưa chắc đã phù hợp trong trường hợp khác. Tuy nhiên, xã hội loài người luôn có những chuẩn mực chung, và tất cả con người đều phải tuân thủ.

Khi những chuẩn mực đạo đức bị vứt bỏ vào sọt rác. Những kẻ vứt bỏ đạo đức đó sử dụng một mặt nạ đạo đức giả và cái áo khoác nghề nghiệp diêm dúa để đánh lừa xã hội và trục lợi cho bản thân thì xã hội không còn công bằng và thượng tôn pháp luật nữa. Dĩ nhiên, phần thiệt luôn thuộc về đa số cần-lao thối tai khai bẹn.

Khốn nỗi, những kẻ băng hoại đạo đức lại kêu gào người khác đi học tập đạo đức!!!

Sunday, September 28, 2014

Chuyển nhân quả quá khứ trong kiếp hiện tại

Đáp: Trong kiếp này cháu gặp nhiều điều không may mắn, cuộc sống hiện tại có nhiều điều bất an, đó là do kiếp trước cháu gieo duyên chẳng lành mà tạo thành quả cho đời nay, do đó khi sanh ra làm người cháu phải gặp nhiều hoàn cảnh và những đối tượng không như ý, để trả quả khiến cho cháu cuộc đời lỡ dở và nhiều khổ đau.

Sống trong hoàn cảnh này, nếu cháu biết giải tỏa thì cháu thoát ra khỏi cảnh khổ đau. Vậy giải tỏa như thế nào? Giải tỏa có nhiều cách như: Cháu nên hiểu và chấp nhận mình là một người đang thiếu nợ, mà đã chấp nhận mình là một người thiếu nợ thì phải chấp nhận trả nợ, chấp nhận trả nợ thì phải vui lòng mà trả nợ, có vui lòng trả nợ thì nợ mới dứt, còn nếu cháu không vui mà trả nợ thì làm sao nợ dứt được phải không cháu?

Trả nợ mà không vui tức là vừa trả mà cũng vừa vay, cháu có nhận ra điều này không? Đã tự làm mình khổ mà nợ cũng không dứt đó là một bằng chứng cụ thể cho kiếp làm người nếu ai không hiểu Phật Pháp đều phải đi dẫm lại lối mòn khổ đau này của nhau.

Nợ nhân quả mà cứ vay trả, trả vay như vậy thì đời này sang đời khác trả nợ cũng chưa xong, hiện giờ cháu đang sống buồn khổ là cháu đang trả nợ mà trả như vậy thì làm sao cháu trả cho xong, tại sao vậy? Vì nợ này không phải nợ tiền bạc của cải tài sản, mà nợ buồn khổ, cho nên cháu còn buồn khổ là còn nợ, chừng nào cháu hết buồn khổ là cháu hết vay nợ.

Tuy cháu đã hiểu được nhân quả như vậy, thì lòng cháu như gió đã dừng, nhưng sóng chưa dừng cháu ạ! Muốn cho sóng dừng thì cháu nên dẫn tâm cháu vào chỗ không có sóng thì cháu nên nhắc tâm:

a- Buồn khổ là ác pháp hãy rời khỏi tâm ta.
b- Lúc nào tâm cũng phải thanh thản an lạc vui vẻ không được buồn khổ.
c- Dù bất cứ hoàn cảnh nào ta cũng phải an vui không được buồn khổ, buồn khổ làm cho đời úa tàn khô héo.
d- Tâm như đất không nên buồn khổ, buồn khổ là nợ của nhân quả.
e- Buông xuống đi!
   Hãy buông xuống đi!
   Buồn khổ làm chi có ích gì?
   Thở ra chẳng lại còn chi nữa
   Vạn sự vô thường buông xuống đi.

Trích ĐVXP tập X
Trưởng Lão Thích Thông Lạc
Và đây là bộ sách của Thầy Thích Thông Lạc mà tác giả Blog đã sưu tập (tạm thời), bạn có thể tải về: Click tại đây

Con người hơn nhau ở điểm nào

Con người chỉ hơn nhau ở đức hạnh, ở những phẩm chất tốt đẹp chứ không phải hơn nhau ở vật chất. Thật ra tiền chẳng ở với bạn được lâu đâu, vì một khi nó muốn từ bỏ bạn thì nó sẽ ra đi rất nhanh.

Có tiền là một chuyện, đặt tiền cho đúng chỗ lại là chuyện khác. Đầu tư không đúng nơi thì sẽ “tiền mất tật mang”. Thông minh cần phải đặt đúng chỗ thì mới thành công được.

Con người bây giờ gắn kết mình với quá nhiều thứ vật chất mà quên mất rằng sự gắn kết vĩ đại nhất là gắn kết với lương tâm thánh thiện.

Sự thông thái là món quà lớn nhất mà tự nhiên ban tặng cho loài người mà rất nhiều người đã không biết nhận lấy nó. Muốn có sự thông thái phải chịu khó học tập.

Càng trải nghiệm cuộc sống, ta sẽ càng ngộ ra được nhiều điều quý giá. Rồi bạn sẽ thấy: người được học nhiều khác xa so với người ít học. Chỉ có những người kém hiểu biết thì mới có tính khinh người thôi.

Trong tất cả cái khổ thì khổ nhất là cái khổ vì thiếu hiểu biết. Muốn trở thành người thông thái nhất, trước tiên bạn phải tự nhận mình là kẻ ngu ngơ nhất.

Rồi từ từ khắc phục những cái ngu của mình, bạn sẽ trở thành người thông thái nhất. Hãy nhớ là bạn chỉ khắc phục những cái ngu chứ bạn không bao giờ hết ngu, vì bạn cũng chỉ là một con người.

Khi giận dữ, chính bạn sẽ là người phải gánh chịu hậu quả đầu tiên. Tha thứ là một trong những đỉnh cao của sự vĩ đại. Trời cao, biển rộng đến mấy cũng không mênh mông bằng tâm hồn con người.

Thông thường, khi không có tiền thì người ta khổ vì nghèo. Khi có nhiều tiền, người ta lại khổ vì cái khác.

Bây giờ khó phân biệt thật giả lắm vì có những cái giả còn thật hơn cả cái thật. Tỉnh táo lắm thì mới nhận biết được.

Ai cũng có những góc khuất riêng trong tâm hồn mình. Chúng ta chỉ có thể ở hiện tại mà không thể ở quá khứ hay tương lai. Hiện tại là thời điểm thiêng liêng nhất.

Tôi thích sự trong sáng và tinh khiết của trẻ con. Cái vui của trẻ nhỏ rất hồn nhiên, dễ thương. Rất nhiều người đã nói rằng con cái là niềm vui, là hạnh phúc, là món quà lớn nhất mà họ có được.

Hãy nhớ rằng đứa bé chỉ có mặt trên đời khi trước đó có sự giao hợp giữa bố và mẹ. Điều đó cho thấy: niềm vui chỉ xuất hiện khi có từ hai tác nhân trở lên.

Bởi thế hãy biết chia sẻ tình cảm của mình ra xung quanh. Những người khư khư giữ lấy mọi thứ cho riêng mình là những người sai lầm.

Giai đoạn nuôi con thơ là giai đoạn mà ta phải đầu tư rất nhiều về chất dinh dưỡng và tình cảm.

Giống như trong quả trứng vịt lộn phải có cả lòng đỏ và lòng trắng để cung cấp chất dinh dưỡng cho “thai nhi vịt” nằm trong trứng. Vì cả thai nhi vịt, lòng đỏ và lòng trắng đều giàu chất dinh dưỡng nên người ta thích ăn trứng vịt lộn là vậy.

Một quả trứng phải được vịt mẹ ấp ủ thì mới nở thành vịt con. Điều đó chứng tỏ đứa trẻ nào cũng cần tình thương của người đời.

Những người được gọi là thầy đều đáng để ta đặc biệt tôn trọng: thầy thuốc, thầy giáo, thầy tu, đại đức, thượng tọa, hòa thượng, linh mục, giáo hoàng, … Đạo đức của xã hội được vun đắp nên từ đó.

Con người ta hơn nhau ở đức hạnh, và những phẩm chất tốt đẹp.”

Saturday, September 27, 2014

Mắc nợ cuộc đời

Điều tôi sợ nhất không phải là cái chết, mà sợ nhất là tôi chưa kịp nói hết những điều muốn nói trước khi tôi qua đời.

Càng sống, tôi càng nhận ra một điều: nếu tìm cách sống sao cho hài lòng tất cả mọi người thì ta sẽ bị đi vào cái vòng luẩn quẩn và không lối thoát. Căn bệnh nặng nhất của tâm trí là suy nghĩ quá nhiều về người khác. Vì không ai có thể chui vào đầu người khác để biết được họ đang nghĩ gì để mà làm hài lòng người khác. Bởi thế, hãy yêu vài người, tin vài người và cố gắng đừng làm hại tới ai. Hãy nói những lời nâng đỡ người khác.

Cố gắng làm hết mình cho công việc, rồi sẽ đến lúc kết quả tốt đẹp ùa tới. Với tôi, cuộc sống là một quá trình học tập, hết học ở trường học rồi đến học ở trường đời. Học, học và học…

Có lúc, những chuyện buồn trong quá khứ cứ ào ạt tuôn chảy trong đầu óc khiến cho ta vô cùng đau khổ. Con người ta chết đi là để hóa giải cái kiếp người ngắn ngủi này, để những đau buồn và mất mát không đeo bám người ta mãi mãi. “Anh nằm xuống cho hận thù vào lãng quên”, “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai vươn hình hài lớn dậy. Ôi cát bụi tuyệt vời, mặt trời soi một kiếp rong chơi. Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi…” (Trịnh Công Sơn).

Điều tôi sợ nhất không phải là cái chết, mà sợ nhất là tôi chưa kịp nói hết những điều muốn nói trước khi tôi qua đời. Càng sống, tôi thấy mình mắc nợ cuộc đời này càng nhiều.
Theo Ngôi sao


….Trong hành trình cuộc đời, cũng có lúc ta phải dừng lại và tự đặt cho mình những câu hỏi: Đâu là ý nghĩa của cuộc sống? Sống để làm gì?.. Chưa trả lời được cho câu hỏi về sự sống, ta đã phải đối diện với một vấn đề khác còn oan nghiệt hơn. Đó là bệnh tật và cái chết.

Đôi lúc ranh giới giữa sống và chết bỗng trở nên mong manh quá đỗi. Có những người gần gũi với chúng ta, mới ngày hôm qua hãy còn là một con người sống động và đầy năng lực, hôm nay đã là một cái xác lạnh ngắt vô hồn trong mộ hay trên giàn hỏa thiêu…

Có người quan niệm rằng con người được sinh ra là để hướng về cái chết. Bước qua mỗi ngày sống, người ta tiến gần đến với cái chết của mình hơn.

Người khác thì lại cho rằng con người chỉ thuần là vật chất, chết là hết chuyện.

Ta cố vùng vẫy để tự ban cho cuộc đời mình một ý nghĩa, để khoát cho mình ánh vinh quang của những người có địa vị, tạo dựng cuộc đời mình trong tiền tài, danh vọng…bằng mọi chiêu thức, thủ đoạn… Để rồi đến một lúc nào đó, ngỡ ngàng nhận ra rằng tất cả những điều ấy chỉ là những thứ bên ngoài mà mình đã cố công để tô điểm cho mình. Còn chính mình thì vẫn cứ là một vấn đề càng lúc càng bí ẩn….

Cuộc sống sao trôi nhanh quá, mới ngày nào đó thôi mà đã là hôm nay…
Theo csvtsnt.ning.com

Friday, September 26, 2014

NKYN- LẠI TIẾP TỤC NGU

Thế nên mình mới hiểu là tại sao ngày xưa cờ vàng súng ống trang bị tới tận chân răng mà vẫn phải vắt cổ lên mà chạy sang tận Cali.

NKYN Mỹ đó là ghép hình vào tít bài báo nhằm chế giễu báo quân đội


Trước hết phải khẳng định một điều là vụ dùng cung tên bắn máy bay (bắn vào phi công máy bay trực thăng) là có thật báo nước ngoài cũng đã đăng tin. Còn cái hình chèn trong bức ảnh trên trang NKYN Mỹ đó là ghép hình vào tít bài báo nhằm chế giễu báo quân đội, rồi từ đó nói cộng sản tuyên truyền láo.

Bài viết thật trên Báo QĐND Link: Đây

Còn hình ảnh chúng chèn vào bài báo thực chất là "giàn thun cao su phóng lựu đạn" cái này dùng để tiêu diệt đồn bốt hoặc các chốt canh. Cái này nhớ hình như nó ra đời ớ Nam Bộ, trong điều kiện quân giải phóng phải chiến đấu với điều kiện thiếu thốn khó khăn, thiếu các trang vũ khí hiện đại thì đó là một sự sáng tạo của cách đánh lấy nhỏ địch lớn, lấy ít địch nhiều của quân và dân ta. Hiện nay thế kỷ 21 rồi nhưng những tố chức phiến quân trên thế giới vẫn còn áp dụng theo phương pháp này.

Như chúng ta đã biết lựu đạn dùng đế sát thương và tiêu diệt sinh lực địch, được trang bị chủ yếu cho bộ binh trong lúc đánh địch, nhưng các bạn biết đấy sức người thì có giới hạn, tầm ném của sức người giỏi lắm cùng tầm vài chục mét, thế nên khi công đồn đánh địch trong bốt gác nếu ớ cự ly xa thì ném không tới nơi. Còn nếu vận động vào gần thì sợ sẽ lộ bí mật, trong thời điểm đó chúng ta chưa có súng phóng lựu.


Và phương án giải quyết đó là dùng giàn thun cao su "phóng" lựu đạn được ra đời. Giàn thun cao su bắn lựu đạn sử dụng được làm bằng hai dây lớn, buộc một mảnh bạt vào đuôi. Hai đầu dây cột vào một cây có hai chạc cao hơn đầu người (như kiểu súng cao su mà trẻ em thường chơi) kéo căng ra để quăng lựu đạn đã rút chốt sẵn. Phần mỏ vịt được quấn chặt bằng dây cao su và tính toán sao cho lựu đạn bay xa từ 100m đến 150m thì dây cao su mở hết.

Và trong kháng chiến không biết bao nhiêu đồn bốt địch bị bức rút và tiêu diệt cũng vì giàn ná thun này đấy.


Và tôi nhớ không nhầm thì "giàn ná thun" này từng được đoạn làm phim CHDC Đức thực hiện bộ phim tài liệu về chuyện du kích địa phương sáng chế ra lựu đạn dàn thun để tấn công, làm tiêu hao sinh lực đối phương. 

Bộ phim nói trên sau khi hoàn thành đã được chiếu tại nhiều nước, kể cả ở các nước Tây Âu.


Linh Nguyễn

Tám Bài Kệ Chuyển Hoá Tâm–Đức Đạt Lai Đạt Ma thuyết giảng

sb_sys_medias_asset_multimedia_3_4902

Cho tới nay chúng ta đã nói về những điều căn bản có thể giúp ta chuyển hóa tâm, về sự cần thiết huân tập tâm thức. Ðiểm thiết yếu nhất là ta cần phát triển Bồ đề tâm, ý hướng vị tha muốn đạt tới giác ngộ để độ chúng sanh. Ðiểm này được phát khởi nhờ huân tập hai ước nguyện giúp người và đạt đạo.

Chúng ta được dạy nên áp dụng việc thực tập này trong đời sống hàng ngày, trong mọi hành xử và áp dụng cho cả ba nghiệp thân, khẩu và ý. Về khẩu ta nên đọc các kinh văn như: "Tám bài kệ về chuyển hóa tâm" ở đầu trang này như những lời nhắc nhở thường trực về sự quan trọng của quán tưởng.

Ta hãy xét vị trí của việc tu tập Bồ đề tâm trong toàn bộ Phật giáo Tây Tạng. Ðạo Bụt Tây Tạng có thể coi là hệ thống Phật giáo đầy dủ nhất vì nó chứa đựng đủ các tông phái, kể cả Kim Cang thừa1.

Tứ Diệu Ðế, giáo pháp cốt tủy của các tông phái không thuộc Ðại thừa, cũng thực sự là nền tảng của đạo Bụt. Cùng với sự tập huấn của đạo đức, Tứ Diệu Ðế được dùng như nền tảng của sự tu tập, thực hành Bồ Ðề tâm.

Phát triển Bồ Ðề tâm là con đường chánh và là căn bản của Phật pháp. Khi bắt đầu phát khởi Bồ Ðề tâm rồi, hành giả nổ lực áp dụng nguyên lý vị tha trong suốt cuộc đời họ. Từ đó đi tới lý tưởng Bồ Tát, gồm sáu phép tu đại hạnh hay Lục độ Ba la mật 2: đại hạnh Bố Thí, Trì Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tấn, Thiền Ðịnh, Trí Tuệ Ba la mật. Trong sáu phép tu này, có lẽ hai loại cuối cùng quan trọng nhất trong Kim cang thừa vì nó gồm hai yếu tố đại định và giác ngộ.

Ta có thể nói Kim cang thừa giảng dạy nhiều pháp môn tinh tế để kiện toàn sự định tâm và phát triển tuệ giác. Pháp môn cao nhất trong Phật giáo Tây Tạng được giảng giải trong cuốn "Du Già Mật Tông cao cấp" (Highest Yoga Tantra-Anuttarayoga tantra), đề cập tới những tầng lớp vi tế của các Thức.

Ðây là điểm tôi muốn nhấn mạnh: hành xử từ bi chính là trái tim của toàn thể đạo Phật. Các phép tu khác đều hoặc đơn sơ quá, hoặc chỉ là nền tảng hay ứng dụng của pháp môn căn bản này.

Tôi cũng có thể nói rằng tất cả các tông phái Phật giáo đều nhất trí như vậy, kể cả các tông phái Ðại thừa hay không Ðại thừa. Từ bi là nguồn cội của Phật pháp, nhưng chỉ trong lý tưởng Bồ Tát, chúng ta mới nhấn mạnh vào chuyện phát triển tâm từ bi bằng cách nuôi dưỡng Bồ đề tâm.

TÁM BÀI KỆ CHUYỂN HÓA TÂM

1.- Với quyết tâm thành tựu ước vọng cao quý
Mang lợi lạc tới cho chúng sanh
Quý giá hơn bảo châu như ý
Tôi xin trân quý lý tưởng này không ngừng nghỉ.

Bốn câu đầu nói về Tôi, cái ngã mà chúng ta đã nói sơ ở chương I. Nay chúng ta đi sâu hơn một chút. Sự phân tích về bản chất và sự hiện hữu của cái Tôi rất quan trọng để hiểu Phật pháp. Chúng ta có thể nói có hai phe chính về vấn đề này trong Phật pháp.

Một gồm những tông phái tuy chối bỏ sự hiện hữu của một cái ngã, một linh hồn bất tử, nhưng họ lý luận rằng cái Tôi, cái ngã hay con người phải được nhận diện qua các uẩn 3 thân và tâm của cá nhân đó. Chẳng hạn như có nhóm quan niệm con người là tổng hợp của ngũ uẩn. Một vài nhóm lại cho rằng các tâm thức mới là con người, là cái ngã thực sự.

Ðạo sư Ấn độ Bhavaviveka chẳng hạn, sau khi phân tách rốt ráo, đi tới sự nhận diện một con người bằng sáu tâm thức3a của họ. Tuy nhiên, có trường phái khác như tông Duy Thức không hài lòng với lối nhận định này. Họ công nhân một thức khác gọi là Thức căn bản A lại da3a là tâm thức bất biến, luôn luôn hiện diện và liên tục. Thức này trung tín, hoạt động như một cái kho chứa đủ các khuynh hướng trong dòng sông tâm tưởng của ta.

Nhóm Phật giáo trên muốn coi cái ngã như một đối tượng tâm thân phức tạp. Vì sao trong đó, phái Duy Thức lại thấy cần thừa nhận cái thức căn bản ngoài sáu thức kia? Ðó là vì họ đã thấy trong nhiều trường hợp - nhất là nơi các thiền giả đã nhập định Tánh Không một cách hoàn hảo, khi các thức không còn bị vẩn đục chút nào nữa - mà họ vẫn không thể đạt tới đại ngộ, như vậy nghĩa là những tâm hành ô nhiễm và các dấu vết của chúng vẫn còn tiềm ẩn trong một chỗ nào đó.

Vậy nên họ thấy cần phải thừa nhận một cái thức riêng biệt, có bản chất trung tín, gọi là tàng thức A Lại Da.

Nhóm thứ hai có phái Trung Quán (Qui Mậu Luận Chứng)4. Họ chối bỏ sự cần thiết phải công nhận một cái ngã có tự tánh hiện hữu thường hằng. Họ lý luận rằng chúng ta không thể công nhận ngã hay pháp (things) như những thực tại độc lập.

Ta phải hiểu cái ngã của con người là một tập hợp phức tạp của thân tâm, của những gì bắt nguồn từ đó nhưng nó không hiện hữu độc lập, không có tự tánh thường hằng.

Từ quan điểm thứ hai sâu xa hơn đó, ta có thể nói ngã là cái tên chỉ những uẩn phức tạp của thân và tâm.

Nhóm Trung Quán duy trì quan điểm "Ta không thể nào tìm được cái gì có thể gọi là ngã chân thật, dù cho ta có tìm tòi trong những hiện hữu hiển nhiên của thân và thức". Họ trình bày về ngã qua quan niệm phân tích bảy điểm5 và cuối cùng nhận định rằng "Tuy ta không thể tìm thấy cái ngã khi phân tích thân thể và tâm tư, nhưng ta không nên kết luận cái ngã đó không hiện hữu chút nào, mà nó có hiện hữu trong một vai trò nào đó".

Một trong những hàm ý ta rút ra từ triết thuyết trên là đừng quá phân tích hay áp đặt một chân lý siêu hình vào cái ngã. Thay vào đó, chúng ta hãy chấp nhận thực tướng của cái ngã như là một quy ước chung, không cần nghiên cứu về nó.

Vậy khi bạn bắt đầu chấp nhận cái ngã thực tế trong quy ước và ngôn ngữ thông dụng, bạn sẽ nhận ra là không ai có thể gán cho ngã cái thực thể thường hằng được. Và xa hơn nữa, bạn sẽ thực sự hiểu cái ngã không có tự tánh độc lập hay hiện hữu vĩnh cửu. Con người không hiện hữu tự họ mà chỉ hiện diện trong bối cảnh ngôn từ và trong sự hiểu biết phổ thông sinh động của thế giới. Phân tích này là phương tiện rất thiện xảo để có tuệ giác về sự trống rỗng trong Tánh Không của con người.

Phái Trung Quán quan niệm con người không phải là một hiện thực nhưng là một thực thể trong tên gọi, trong nhận thức. Quan điểm này hơi khác với các trường phái cho rằng tính chất của ngã chỉ có tính cách trừu tượng, ngoài cái tên và ý niệm về ngã.

Ta cần phải hiểu cho rõ ràng, không bị rối trí trong chuyện này dù trong các tông phái, có khi họ dùng cùng một từ ngữ nhưng ý nghĩa có thể khác nhau tùy theo bối cảnh và thời gian mà các triết gia bình giải.

Thực thế, chẳng hạn như chữ bản chất thực tại Svabhava6, có khi các triết gia Trung Quán cũng dùng, nhưng họ vẫn không công nhận có gì hiện hữu vĩnh cửu. Ta phải có nhận xét tinh tế về cách dùng các từ ngữ của họ.

Vậy, khi ta nói tới cái Tôi trong tám bài kệ, chúng ta đừng cho đó là một có ngã có thật, một hiện hữu chắc chắn. Ta nên luôn nhớ đó chỉ là một con người theo quy ước mà thôi.

Trong đoạn kệ này, bạn mong được tôn quý mọi người khác, đặt họ lên trên bạn, vì nhờ họ bạn có thể hoàn thành mục tiêu cao cả: mang lợi ích tới cho chúng sanh. Mục tiêu này còn đáng quý hơn viên ngọc như ý7 vì dù ngọc đó quý giá tới đâu, nó cũng không thể mang được cho bạn sự đạt ngộ về tâm linh.

Ðoạn này cũng nói tới lòng nhân hậu của các chúng sanh mà chúng ta đã đề cập ở phần trên. Ðối với một hành giả tu theo Ðại thừa thì chính nhờ chúng sanh, bạn có thể phát triển lòng từ bi vô lượng, đạt tới trình độ tâm linh cao nhất, và cũng nhờ chúng sanh bạn có cơ hội phát triển Bồ đề tâm, khuynh hướng vị tha.

Do đó, bạn phải căn cứ vào những liên hệ, vào phản ứng hổ tương với người khác để đạt tới sự thành tựu đạo nghiệp cao cả. Trong quan điểm đó, lòng nhân hậu, tử tế của chúng sanh thật là vĩ đại.

Chúng ta có thể tìm thấy nguyên tắc tương tự trong các phép hành trì khác như "Ba phép huấn luyện cao đẳng"8 về đạo đức, thiền định và tuệ giác. Vai trò của người khác rất quan trọng trong ba loại huấn tập này, ngay từ bước khởi đầu.

Hãy coi trong sự luyện tập cao cấp về đạo đức mà căn bản là giới luật. Trong đó có những giới luật cấm làm hại người khác, cấm làm mười điều bất thiện. Ðiều thứ nhất là cấm sát sanh, nó có liên quan trực tiếp tới giá trị của người khác.

Hơn nữa, trong Phật giáo, một số những điều tốt đẹp mà chúng ta thường mong ước được hưởng như sống thọ, xinh đẹp, đầy đủ và giàu sang... là kết quả của những nghiệp dĩ tạo ra do liên hệ giữa ta với người. Thí dụ như sống thọ là do ta giữ giới không sát sanh; xinh đẹp là ta đã có kiên nhẫn với người khác; đầy đủ sung túc là ta đã rộng rãi với mọi người từ kiếp trước v.v... Vậy thì, ngay cả các lợi lạc thế tục, chúng cũng là kết quả của sự tương quan giữa ta với tha nhân.

Khi nói về ý tưởng tôn quý người khác, điều quan trọng ta cần hiểu đó không phải là lòng thương hại đôi khi khởi lên trong ta, đối với những người không may mắn bằng mình. Khi thương hại, ta có khuynh hướng nhìn xuống đối tượng của lòng thương và ta có cảm tưởng mình hơn người. Trân quý mọi người ngược lại với quan niệm đó.

Trong phép tu tập này, ta nhận biết lòng nhân từ của người khác và hiểu ta không thể thiếu họ nếu muốn tinh tấn tu hành. Ta sẽ hiểu và biết trân quý sự hiện diện quan trọng đầy ý nghĩa của họ, và tự nhiên ta sẽ thấy họ ở một vị thế cao hơn mình. Vì nghĩ như thế về tha nhân chúng ta có thể coi họ như người thân đáng được chúng ta kính quý. Do đó, có những câu kệ sau đây:

2.-Khi nào tiếp xúc với mọi người
Tôi xin được coi mình thấp kém hơn tất cả
Và tự thâm tâm
Tôi xin kính quý hết mọi tha nhân.

Bài kệ này đề nghị cho ta thái độ tử tế mà tôi mới giảng xong. Ý tưởng coi ta kém người khác không nên dẫn tới chuyện tự coi thường mình, bỏ quên mọi nhu cầu, cảm xúc của mình, coi mình như không còn chút hy vọng. Trái lại, như tôi đã giảng, thái độ coi mình thấp kém đó bắt nguồn từ tấm lòng can đảm của bạn trong liên hệ với người khác, và từ khả năng có thể giúp ích tha nhân trong bạn. Xin đừng hiểu lầm về chuyện này. Ðiều tôi đề nghị ở đây là sự cần thiết của tánh khiêm cung chân thành.

Tôi xin kể một câu chuyện cho rõ hơn. Có một vị đại sư thuộc phái Dzochen từ vài ba đời trước đây tên là Dza Paltrul Rinpoche. Không những ngài là một vị thầy lớn mà ngài còn có rất đông đệ tử, thường giảng dạy cho hàng ngàn học trò. Ngài cũng là một thiền giả, nên đôi khi biến đi ẩn tu ở một chỗ, khiến cho các đệ tử phải đi tìm kiếm khắp nơi.

Trong một kỳ nghỉ ngơi, ngài đi hành hương và ghé lại nhà một Phật tử vài ngày, giống như các vị tăng Tây Tạng thời đó. Trên đường đi, các tăng sĩ thường xin cư trú trong một gia đình, nhận cơm nước cúng dường và để đổi lại, giúp ích việc cho gia chủ. Dza Paltrul Rinpoche cũng vậy, ngài làm một số việc giúp cho gia đình tiếp đải ngài, trong đó có việc thường đi đổ bô cho bà cụ mẹ gia chủ.

Tình cờ, có mấy học trò ngài đi tới vùng đó, nghe tin ngài đang ở quanh đâu đây, bèn đi tìm và cuối cùng tới được nhà Rinpoche đang trọ. Họ hỏi bà cụ:

- Bà có biết Dza Paltrul Rinpoche đang ở đâu không?

Bà cụ trả lời:

- Tôi không thấy có Rinpoche nào ở quanh đây cả?

Các tăng sĩ liền tả con người Rinpoche cho bà cụ nghe rồi hỏi tiếp:

- Chúng tôi nghe nói ngài ở trọ đây trên đường hành hương mà?

- Trời ơi! người đó là đại sư Dza Paltrul sao?

Lúc đó hình như ngài đang đi đổ bô giúp cụ. Bà mẹ gia chủ hoảng vía lên và liền chạy trốn.

Câu chuyện chứng tỏ rằng ngay một vị đại sư như Dza Paltrul Rinpoche, người có hàng ngàn môn đồ, đã từng ngồi giảng trên ngai cao, chung quanh bao nhiêu tăng sĩ v.v... ngài cũng vẫn hết sức khiêm cung. Ngài không ngần ngại gì khi làm một việc tầm thường như đổ bô cho bà lão.

Có nhiều phương cách đặc biệt các hành giả có thể tập luyện để thấy mình thấp kém hơn người. Hãy cứ coi một thí dụ đơn giản. Ai trong chúng ta cũng đã kinh nghiệm khi chú ý tới một đối tượng hay một người nào, tùy theo góc độ của cái nhìn mà ta thường có những nhận thức khác nhau. Ðó chính là bản chất của các suy nghĩ.

Tư tưởng của ta không có khả năng nhìn thấu toàn diện các sự vật. Bản chất của tư tưởng có tính cách lọc lừa. Nó có thể chọn ra những tính chất đặc biệt của một đối tượng trong thời điểm nào đó, chứ không thể có cái nhìn quán triệt về toàn thể đối tượng.

Bản chất của tư tưởng là chọn lọc. Khi bạn hiểu được như vậy, bạn sẽ thấy bạn thấp kém hơn mọi người ở một vài điểm, ngay cả khi so sánh với loài côn trùng.

Tỷ dụ bây giờ tôi so sánh mình với loài sâu bọ. Tôi là một Phật tử, một con người có khả năng suy nghĩ và giả thiết là có thể biết cái gì sai, cái gì đúng.

Ðáng lý tôi cũng phải có một số hiểu biết về Phật pháp và trên lý thuyết, tôi đã cam kết hành trì tu học. Khi tôi nhận ra các khuynh hướng bất thiện khởi lên trong tâm hay khi tôi hành xử theo các nghiệp lực của chúng, thì lúc đó, quả thực tôi thấy mình kém loài sâu bọ. Vì sao?

Loài sâu bọ không có khả năng phán xét giữa cái sai và đúng như loài người, chúng không nghĩ đường dài được và không thể hiểu đươc những lời Bụt dạy. Theo quan điểm Phật giáo, các loài côn trùng đó chỉ làm theo thói quen của các nghiệp quả trong chúng mà thôi.

So sánh với chúng, loài người có khả năng quyết định việc mình làm, vậy nên khi hành xử xấu ác, thì có thể nói mình tệ hơn sâu bọ! Suy nghĩ như thế, bạn sẽ thấy căn bản thật sự của cái nhìn "mình thấp kém hơn mọi chúng sanh".

Ðây là bài kệ thứ ba:

3.- Tôi xin nguyện thẩm xét tâm mình
Ngay khi các khổ đau hiện khởi
Ngay khi chúng có thể nguy hiểm cho người
Xin cho tôi đối trị và ngăn cản được chúng.

Bài này có nghĩa là các tư tưởng và cảm xúc bất thiện thường bộc phát mạnh mẽ trong ta, dù cho chúng ta đã tu tập, đã mong ước thoát được những cảm ý, nghiệp lực khổ đau đó. Vì các tập khí lâu đời, và vì thiếu kiên trì trong việc trừ khử chúng, những nghiệp bất thiện có thể lôi chúng ta theo chúng, về hướng phiền não.

Bài kệ dạy ta nên có ý thức về sự kiện này, ta phải có chánh niệm luôn luôn. Chúng ta nên tự xét mình và ghi chú khi bắt gặp mình khởi tâm bất thiện. Làm như vậy, ta sẽ không chịu thua chúng, tỉnh thức để giữ khoảng cách với chúng Ta cũng sẽ không tạo thêm sức mạnh cho chúng, không bị bùng nổ lên vì quá xúc động, không bị chúng thúc đẩy khiến cho ta phải nói ra hay hành động một cách tệ hại.

Nhưng bình thường không như thế. Dù cho có ý thức là các cảm xúc tiêu cực đều có hại, khi chúng chưa dữ dội lắm, ta vẫn thường nghĩ: "Ồ, chuyện này có lẽ không sao đâu".

Vấn đề là khi ta càng quen với phiền não của mình, bạn càng dễ trở thành con mồi để cho chúng hiện ra nữa, bạn thường dễ có khuynh hướng buông thả theo chúng. Vì vậy các tính bất thiện kéo dài mãi mãi. Vậy, điều quan trọng là bạn phải tỉnh thức, như bài kệ đã dạy. Bạn cần tỉnh thức để ngay khi các cảm nghĩ bất thiện khởi lên, bạn có thể ngay lập tức đối đầu và chuyển đổi chúng.

Trước đây tôi đã nói chuyện ta cần phải hiểu Phật pháp tương quan với sự giải thoát khổ đau, và trái tim của sự hành trì Phật pháp là ta cần phải "làm việc" với các khuynh hướng bất thiện trong ta.

Ðối với các Phật tử đang hành trì, điều quan trọng là bạn phải luôn tự xét mình trong cuộc sống hàng ngày, theo dõi những tư tưởng, tình cảm, ngay cả trong giấc mơ nếu có thể. Khi bạn áp dụng chánh niệm9 trong việc thực tập, dần dần bạn sẽ quen với sự tỉnh thức, xử dụng nó được nhiều hơn và hiệu quả của chánh niệm cũng gia tăng hơn.

Ðây là bài kệ tiếp theo:

4.- Khi tôi thấy những con người khó chịu
Bị khổ đau và phiền não thống trị
Xin cho tôi coi họ như người thân
Như bảo châu hiếm khi tôi được gặp.

Bài này nới tới những con người đứng bên lề xã hội vì những hành xử, diện mạo bề ngoài, nỗi cơ cực hay bệnh tật nào đó của họ. Những ai muốn rèn luyện Bồ dề tâm, phải chăm sóc những con người đó một cách đặc biệt như thể gặp kho tàng vậy. Thay vì tránh xa, người thực sự tu luyện lòng từ bi sẽ tự thách đố mình để giữ liên hệ với họ. Phản ứng của ta đối với loại người đó có thể giúp ta tiến nhanh trên con đường thực nghiệm tâm linh.

Trong bối cảnh này tôi muốn nêu lên những tấm gương lớn của các huynh đệ Thiên chúa giáo, đang làm công việc trực tiếp chăm sóc những kẻ ngoài lề xã hội. Tấm gương của thời đại chúng ta là Mẹ Teresa, cả đời săn sóc cho người cùng khổ. Bà là người thể hiện lý tưởng diển tả trong bài kệ trên.

Ðó là điểm tôi thường nêu lên khi gặp các hội viên của những trung tâm Phật giáo khắp nơi trên thế giới. Tôi thường nêu lên vấn đề: một trung tâm Phật giáo chỉ giảng dạy hay thiền tập thôi không đủ.

Tất nhiên có những trung tâm Phật giáo rất đáng nể, có những tu viện mà các tăng sĩ Tây phương có thể thổi được cả thứ kèn cổ truyền Tây Tạng! Nhưng tôi vẫn nhấn mạnh tới chuyện phải mở rộng chương trình sinh hoạt ra để các nguyên lý trong Phật giáo của Bụt có thể đóng góp cho xã hội.

Tôi vui mừng được biết đã có các trung tâm Phât giáo bắt đầu áp dụng đạo Bụt vào mục tiêu xã hội. Chẳng hạn như ở Úc châu, tôi nghe có một trung tâm Phật giáo đang thành lập các nhà An dưỡng (Hospice), giúp những người ở cửa Tử và chăm sóc những bệnh nhân bị Aids.

Tôi cũng nghe nói có trung tâm dạy thiền trong nhà tù, họ tới giảng và chỉ dạy cho tù nhân. Ðó là những tấm gương tốt. Thật là đại bất hạnh cho những con người bị xã hội ruồng bỏ như vậy, nhất là những người bị tù tội.

Không chỉ đau đớn cho họ, mà nhìn rộng ra, thì còn là sự mất mát cho xã hội nữa. Chúng ta không cung cấp cho những con người đó có cơ hội phục vụ xã hội, dù họ có khả năng. Tôi nghĩ cộng động xã hội chúng ta nói chung không nên ruồng bỏ những người như vậy, mà nên bao bọc và chấp nhận khả năng đóng góp của họ. Như thế họ sẽ cảm thấy họ có chỗ đứng trong xã hội, và họ có thể bắt đầu thấy mình có gì để hiến tặng.

Bài kệ tiếp theo:

5.- Khi người ta vì ghen ghét
Ðã lạm dụng, vu cáo, miệt thị tôi
Xin cho tôi nhận phần thua thiệt
Và tặng cho họ phần thắng lợi vinh quang.

Ðiều này dạy ta cho dù kẻ khác khiêu khích bạn vô lý hay không có nguyên do, thay vì phản ứng một cách tiêu cực, người tu tập vị tha có thể tha thứ cho họ. Bạn nên bình tâm, không bị rung động vì cách đối xử của họ. Bài kệ sau đây dạy ta không những bao dung mà ta còn nên coi họ như các vị thầy tâm linh của ta nữa:

6.- Khi nào người tôi đã giúp đở
Hoặc tôi đã hy vọng nhiều
Cư xử tệ hại khiến tôi khổ tâm
Xin cho tôi vẫn thấy họ là bậc thầy quí.

Trong cuốn "Hướng dẫn vào Bồ Tát đạo" của ngài Tịch Thiện Shantideva, có phần bình giải rất quan trọng về phương cách làm sao ta phát triển được các thái độ nói trên, làm sao ta lại nhìn những kẻ hại ta như các đối tượng để học hỏi về tâm linh.

Và trong đoạn thứ ba của cuốn "Ðường vào Trung Quán", ngài Nguyệt Xứng Chandrakirti đã giảng nhiều bài rất hiệu quả, đầy hứng khởi cho việc thực tập nhẫn nhục bao dung.

Bài kệ thứ bảy tóm tắt những phép thực tập mà ta đã học:

7.- Tóm lại, tôi xin hiến tặng lợi lạc và niềm vui
Cho tất cả các bà mẹ ruột thịt hay mẹ gián tiếp của tôi
Xin cho tôi lặng yên nhận chịu
Tất cả những khổ đau của hiền mẫu.

Bài kệ này trình bày phương pháp cho và nhận Tonglen10. Do việc hình dung hóa sự cho và nhận, chúng ta luyện tập tánh bình đẳng và phép hoán chuyển giữa ta và người.

Sự hoán chuyển này không có nghĩa là mình trở thành người kia hay ngược lại, vì chuyện đó không thể thực hiện. Ðây chỉ có nghĩa là ta thay đổi thái độ cố hữu mà ta thường có đối với mình và người khác.

Ta thường coi cái gọi là "Tôi" này như một thứ rất đáng quý, rất cần được chăm sóc, đôi khi lấn sang cả sự an vui của người khác. Trái lại đối với người, ta thường vô cảm, may lắm thì cũng có chút quan tâm nhưng chỉ ở mức cảm xúc mà thôi. Nói chung, ta không để ý tới sự an vui của người ngoài, không coi nó là quan trọng.

Sự thực tập hoán chuyển có nghĩa là ta thay thế thái độ quá bám víu, vướng mắc vào cái Tôi, cố gắng đổi nó, coi bình an của kẻ khác là quan trọng và cần để tâm tới.

Khi thực tập theo phương pháp nhận những khổ đau thua thiệt về mình, tôi cho rằng bạn phải coi xét kỹ và hiểu cho thấu đáo.

Trong khi tu học theo con đường tâm linh, học cách quan tâm tới phúc lợi của tha nhân, bạn có thể gặp một số khó khăn đôi khi phiền não. Vậy nên bạn cần được sửa soạn đầy đủ để chấp nhận chuyện này. Bài kệ không dạy bạn ghét mình hay đặt mình vào các khó khăn, đau khổ, như để tự hành mình. Không, xin nhớ không phải như vậy.

Một tỷ dụ khác về chuyện không nên hiểu lầm ý nghĩa của đoạn văn tôi trích sau đây trong một tác phẩm nổi tiếng của Tây Tạng:

"Xin cho tôi can đảm sống thêm đời đời kiếp kiếp, ngay cả trong hỏa ngục nếu như đó là chuyện cần thiết". Câu này có ý nghĩa: nếu con đường vị tha cần tới sự can trường vô thời hạn như vậy, thì bạn cũng cần có ý chí và quyết tâm chấp nhận.

Cái hiểu thấu đáo những đoạn văn như vậy rất quan trọng, vì nếu không, bạn có thể vì chúng mà tự ghét mình, nghĩ rằng cái Tôi thể hiện những ý tưởng vị kỷ thì cần phải bỏ nó luôn đi.

"Ðừng quên mục tiêu tối hậu của con đường tâm linh là đi tìm nguồn hạnh phúc cao nhất cho ta và cho người". Người nào mưu cầu hạnh phúc chân thực cho mình, cũng là tìm hạnh phúc cho người khác vậy.

Ngay trong quan điểm thực tế, ta cũng thấy là ai muốn phát triển lòng từ bi đối với người khác, đều phải biết căn bản của sự huân tập lòng từ bi là khả năng liên kết được sự quan tâm về mình với sự để ý tới người khác.

Nếu ta không thể làm như vậy thì làm sao ta tới với người khác và chăm lo cho họ? Quan tâm tới người khác đòi hỏi ta phải biết tự lo đã.

Sự thực tập phép cho và nhận Tonglen bao gồm sự huân tập lòng từ bi, tập phần "cho" tức là tập từ bi. Ngài Tịch Thiên Shantideva đề nghị một phương pháp rất hay trơng cuốn "Hướng dẫn vào Bồ Tát đạo": dùng phương pháp hình dung quán tưởng để hiểu những thiếu kém của sự vị kỷ và làm sao đối trị đưiợc nó.

Một bên, bạn hình dung ra con người bạn, chỉ biết để ý tới sự tốt lành của mình, chỉ thể hiện cái ngã và hoàn toàn dửng dưng với phúc lợi của người khác. Ðó là cái ngã chỉ biết có mình, đôi khi đi tới chỗ khai thác người khác một cách quá đáng, để đạt mục tiêu vị kỷ.

Mặt khác, bạn hình dung ra một nhóm người đang đau khổ, không có gì hỗ trợ, không biết nương tựa vào đâu. Bạn có thể chú ý tới từng cá nhân nếu bạn muốn. Tỷ dụ bạn hình dung tới một người bạn thân đang bị phiền não. Hình dung người đó như một đối tượng để bạn thực tập phép cho và nhận.

Sau nữa, bạn hình dung mình như một cá nhân thứ ba, trung dung, không liên hệ với hai bên, chỉ đóng vai quan sát vô tư để xem coi bên nào quan trọng hơn. Tách con người mình ra, đứng ở vị trí quan sát vô tư, bạn sẽ dễ nhìn thấu được những giới hạn của các hành xử vị kỷ. Và bạn sẽ thấy chuyện để tâm tới phúc lợi của đám đông là điều hợp lý, công bằng hơn nhiều.

Kết quả của phép hình dung này là bạn sẽ bắt đầu có thiện cảm với tha nhân và thông cảm sâu xa với những khổ đau của họ. Tới đây, bạn có thể bắt đầu thiền quan về phép 'Cho và Nhận" được rồi.

Có một phép hình dung ích lợi hơn để có thể quán về phưong pháp Nhận, mang vào mình những khổ đau của người khác: Trước hết bạn chú tâm vào những người đau khổ, ráng phát triển tâm từ bi đối với họ, cho tới lúc bạn thấy như không chịu nổi cái đau khổ đó nữa.

Ðồng thời, bạn nhận ra là mình không giúp gì được họ một cách thực tế. Vì vậy, do lòng từ bi thúc đẩy, và để cho có hiệu năng hơn, bạn hình dung đem vào mình những đau khổ đó, kể cả các căn duyên gây khổ và những cảm nghỉ bất thiện của chúng v.v... Bạn có thể tưởng tượng tất cả những khổ đau ấy như một nguồn khói đen, tưởng tượng nó tan hòa vào trong con người bạn.

Trong phép thực tập này, bạn cũng có thể hình dung để chia sớt cho người khác những phước thiện của bạn. Bạn có thể nghĩ tới một việc công đức nào bạn đã làm, các tiềm năng thiện lành có thể có trong bạn, các hiểu biết về tuệ giác tâm linh mà bạn đã đạt được.

Bạn hãy gởi những thứ đó cho chúng sanh để họ cũng được hưởng phúc lợi. Bạn có thể tưởng tượng các thiện tính đó như một nguồn suối hoàn toàn ánh sáng trắng tuôn chảy và thấm nhuần vào chúng sanh. Ðây là sự thực tập bằng cách hình dung phép "Cho và Nhận" Tonglen.

Dĩ nhiên sự luyện tập này không có ảnh hưởng vật chất gì tới người khác, vì nó chỉ là những quán tưởng bằng hình ảnh. Nhưng nó có thể giúp bạn gia tăng sự quan tâm và cảm thông với người khác, cũng như giảm thiểu năng lượng của sự vị kỷ trong bạn. Ðó là những phúc lợi của tu học.

Ðây là cách huấn luyện tâm linh để nuôi dưỡng ước vọng vị tha muốn giúp đở người khác. Khi ước vọng này phát khởi cùng với nguyện vọng được giác ngộ, thì bạn đã thực hiện được Bồ đề tâm - tức là ý hướng vị tha muốn giác ngộ để độ trì cho tất cả chúng sanh.

Chúng ta hãy đọc bài kệ chót:

Xin cho các ước nguyện kể trên
Không bị bát phong11 làm ô nhiễ
Xin cho hiểu thấu tánh hư huyễn của các pháp
Ðể được tự do, không còn chút dính mắc nào

Hai câu đầu trong bài này rất quan trọng cho những người tu tập nghiêm thâm. Bát phong hay "tám ngọn gió, tám thói đời" thường điều khiển chúng ta trong cuộc sống. Ðó là sự tự hào khi được ca ngợi; buồn nản khi bị chê bai hay nhục mạ; hạnh phúc khi thành công; phiền não khi thất bại; vui sướng khi có thêm tài sản; mất tinh thần khi bị nghèo khổ; hài lòng với danh vọng và tủi hổ khi ít người biết tới.

Một con người tu tập thực sự chắc chắn sẽ không bị những tư tưởng trên làm ô trược tới sự phát triển Bồ đề tâm của mình. Tỷ dụ như khi tôi giảng bài pháp này, nếu tôi có một chút tư tưởng nào trong tâm: hy vọng mọi người sẽ kính phục tôi, thì điều đó chứng tỏ là động cơ giảng dạy của tôi đã bị thói đời làm ô trược.

Việc kiểm soát chính mình để không rơi vào tình trạng đó rất ư quan trọng. Tương tự như vậy, một hành giả vẫn thường áp dụng lý tưởng vị tha trong đời sống hàng ngày, bỗng nhiên anh ta suy nghĩ: "Mình tu giỏi quá rồi", thì lập tức "bát phong" của thế tục làm cho việc hành trì của anh bị ô nhiễm.

Chuyện này cũng giống như khi anh ta khởi lên ý tưởng mong được người đời ca tụng vì anh đã cố gắng hành trì và tinh tấn.

Tám thói đời ấy làm hỏng công trình tu tập của chúng ta, nên ta phải làm sao để được thanh tịnh, không bị chúng phá hoại.

Như các bạn đã biết, những bài giảng trong Lo-jong về Chuyển hóa tâm có hiệu quả rất mạnh. Nó thật sự làm cho bạn phải suy nghĩ. Ðây là một đoạn thí dụ:

"Xin cho tôi được vui vẻ khi có người xúc phạm, xin cho tôi không thích thú khi có người khen ngợi - vì như vậy tôi đã làm tăng lên trong tôi sự kiêu hảnh, ngạo mạn và tự phụ. Tôi vui vẻ với những bình phẩm vì ít nhất tôi được mở mắt ra để biết những khuyết điểm của mình".

Cho tới nay, chúng ta đã bàn về tất cả những phương pháp tu tập liên quan tới sự phát triển cái gọi là Bồ đề tâm theo quy ước - nghĩa là khuynh hướng vị tha muốn đạt tới giác ngộ để độ cho hết thảy chúng sanh.

Hai câu dưới của bài kệ chót liên hệ tới việc phát triển Bồ đề tâm tối thượng (Ultimate Boddhichita), tức là sự phát triển tuệ giác về bản chất chân như của thực tại.

Việc phát triển trí tuệ là một phần lý tuởng của Bồ tát, thể hiện trong việc hành trì sáu pháp Ba la mật như đã trình bày ở trên. Tuy nhiên, thông thường chúng ta đã biết, có hai khía cạnh của con đường tu tập theo đạo Phật: phương tiện và trí tuệ.

Cả hai đều có trong định nghĩa của giác ngộ - là sự bất nhị của hình tướng hoàn thiện và trí tuệ viên mãn. Tu tập trí tuệ tiến tới cùng với sự hoàn thiện của tánh giác và thực hành các phương tiện thiện xảo liên hệ tới sự hoàn thiện của các hình tướng.

Phật pháp thường được trình bày trong khung cảnh của ba loại Pháp12, gồm có giáo pháp (nền tảng), hành pháp (con đường) và chứng pháp (kết quả). Trước hết ta khai triển sự hiểu biết về chân lý thực tại trong hai quan niệm tục đế và chân đế13, đó là nền tảng.

Rồi tới hành pháp, ta dần dần thực hành thiền quán cả hai khía cạnh trí tuệ và phương tiện. Chứng pháp, kết quả sau cùng của hành giả là sự bất nhị giữa hình tướng tuyệt đối và trí tuê viên mãn.

Hai hàng chót của tám bài kệ trên:

"Xin cho tôi hiểu thấu tánh hư huyễn của các pháp,
Ðể được tự do, không còn chút dính mắc nào".

Ở đây nhấn mạnh tới hành trì phát triển trí tuệ về bản chất của thực tại nhưng bề ngoài, hai câu trên hình như giải thích phương cách ta liên hệ với thế giới sau khi thiền định.

Phật giáo dạy ta có hai ý nghĩa khác nhau về bản chất thực tại: một là trong thiền quán nhất điểm về Tánh Không, hai là trong những thời gian ngoài khóa thiền, trong đời sống thực tế.

Hai dòng trên liên hệ trực tiếp tới tương quan của hành giả với thế giới sau khi đã quán tưởng về Không - Mọi sự coi như huyễn ảo, đó là nhận thức của thiền giả về bản chất thực tại, sau khi quán tưởng về một điểm "Tánh Không hay trống rỗng".

Theo tôi, đây là những chi tiết quan trọng vì đôi khi người ta tưởng rằng, chỉ cần chú tâm thiền quán về Không trong các thời kỳ tĩnh tọa mà thôi. Họ không để ý tới chuyện áp dụng kinh nghiệm này sau các khóa thiền. Dù sao, tôi vẫn cho là những thời gian ngoài khóa thiền tập rất quan trọng.

Ðiểm chính yếu trong thiền quán về bản chất thực tại là để giúp bạn không bị các hình tướng bề ngoài làm cho điên đảo, và bạn sẽ hiểu được bề ngoài của đối tượng mà bạn thấy, nó khác với bản chất thực sự của nó ra sao. Ðạo Bụt cho là hình tướng bên ngoài có thể làm cho ta lầm lẫn.

Sau khi hiểu sâu hơn về thực tại, bạn có thể vượt qua các hình tướng và bạn sẽ có những liên hệ thích hợp, hữu hiệu và gần thực tế hơn

Tôi thường đưa thí dụ về liên hệ với hàng xóm của ta. Hãy tưởng tượng ta sống ở một khu đô thị không thể có liện hệ gì với hàng xóm. Thực ra bạn nên tìm cách liên hệ tới họ hơn là bỏ lơ họ.

Tương quan tốt xấu tùy theo bạn hiểu người hàng xóm đó ra sao? Nếu người đó rất phong phú, thì khi kết thân với họ, bạn sẽ được hưởng.

Nếu bạn biết trong thâm tâm họ có tánh lừa dối, thì sự hiểu biết về con người đó càng quý giá vì bạn sẽ biết cách giữ liên hệ thân tình, nhưng làm sao cho họ không lợi dụng được bạn. Nói khác đi, khi bạn có sự hiểu biết về bản chất thực tại, thì sau các thời thiền quán, khi sống với thế tục, bạn sẽ biết cách liên hệ với mọi người và mọi việc một cách thích hợp và thực tế hơn.

Bài kệ nói tới sự huyễn ảo của mọi hiện tượng, tiếp theo nói tới tánh chất huyễn chỉ được nhận ra khi bạn đã tự do, không còn dính mắc vào quan niệm : "các hiện tượng có tự tánh độc lập" nữa.

Một khi bạn đã thoát được ràng buộc đó, nhận thức về bản chất huyễn ảo của thực tại sẽ tự động phát khởi. Dù cho chuyện gì tới với bạn, dù nó có vẻ độc lập và hiện hữu thực sự nhưng sau khi thiền quán, bạn sẽ hiểu là nó không thật như thế.

Bạn sẽ thấy mọi chuyện không có bản chất và bền vững như bạn tưởng. Chữ "Huyễn" ở đây chỉ về sư khác biệt giữa nhận thức của bạn về sự vật và thực tướng của chúng.

PHÁT TRIỂN TÂM GIÁC NGỘ

Ðối với những ai quý trọng các lý tưởng tâm linh trong tám bài kệ Chuyển hoá tâm, quý vị nên tụng đọc nó hàng ngày để phát triển trí tuệ. Các Phật tử hành trì đạo Phật nên đọc tụng và quán chiếu về ý nghĩa bài kệ, đồng thời cố gắng phát triển tâm vị tha và từ bi. Những vị có tôn giáo khác, nên tìm học trong giáo pháp của mình và cũng nên cố gắng hành trì, nuôi dưỡng những ý tưởng vị tha trong lý tưởng từ bi giúp người.

Với ước nguyện giải thoát hết mọi chúng sanh,
Con xin mãi mãi quy y Tam Bảo:
Phật, Pháp và Tăng,
Cho tới ngày con đạt được Chánh giác.
Trước đức Phật từ bi trí tuệ viên mãn,
Con xin phát khởi tâm chánh niệm,
Vì lợi ích của tất cả các chúng sanh.
Khi còn thế giới,
Khi còn chúng sanh.
Con nguyền ở lại,
Giúp đời bớt khổ.
(Kệ của ngài Tịch Thiên Shantideva).

Ðể kết luận, những vị nào như tôi đây, tự cho mình là Phật tử, thì nên ráng hết sức để tu tập và hành trì. Nếu các bạn theo một tôn giáo khác, tôi xin khuyên "Hãy học tập tôn giáo của bạn một cách nghiêm chỉnh và hết lòng". Ðối với những ai không có tín ngưỡng, tôi xin các bạn hãy ráng sống cho tử tế, nhân đức. Tôi xin bạn điều đó vì nó thực sự sẽ đem hạnh phúc lại cho chúng ta. Như tôi đã nói: lo cho người thì mình sẽ được hưởng.

GHI CHÚ:

1.- Kim cang thừa: Vajrayana trong Phật giáoTây Tạng Kim cang thừa hay Mật Thừa được coi là giai đoạn chót của Ðại Thừa, nhằm khai mở rốt ráo lòng từ bi và chuyển đổi tâm thức thành trí tuệ viên mãn. Chỉ có các vị Tổ và Bồ tát mới đi được con đường này.

Trong Kim cang thừa, các thiền giả chuyên chú vào việc phát triển Bồ đề tâm. Quí vị đó hành thiền, tụng niệm và trì chú rất nghiêm mật, rốt ráo để đạt đước đại ngộ. Nhờ nhiều phép tu thiện xảo và biết phối hợp âm thanh (Chú) với cử chỉ (Ấn quyết) và tâm ý (Tam ma địa) mà thân, khẩu, ý các vị thanh tịnh, dứt trừ hết các vọng niệm và phát triển trí tuệ Bát nhã.

Kim cang thừa thường bị hiểu lầm là chiếc thang máy, là con đường tắt đưa người ta tới Niết bàn... Theo sách Mật tông thì sau khi trải qua nhiều kiếp tu hành, nay được một minh sư hướng dẫn và dốc lòng tu tập, người ta mới theo Kim cang thừa mà đạt tới quả vị Phật. Lúc đó, các thức đã biến thành các Trí:

- A lại Da (Alaya) thành ra Ðại Viên cảnh trí - Giác ngô viên mãn.
- Mạt Na (Manas) thành Bình đẳng tánh trí (Phi nhất phi dị) - Không còn vấn đề ngã hay vô ngã.
- Ý thức (Vijnana) thành ra Diệu quan sát trí: có sự hiểu biết thường trực về Y tha khởi, đạt tới cái thấy của Viên thành thật...(Xin xem tiếp các sách ở mục tham khảo).

2.- Lục độ Ba la mật: sáu phép qua bờ (Lục đáo bỉ ngạn pháp - six perfections), sáu phép tu để từ cõi u mê (vô minh) qua được bờ giác ngộ. Ðây là sáu phép tu của người có hạnh nguyện Bồ tát, nhờ đó quý vị có thể tự độ và giúp được bao người. Sáu phép tu gồm có:

- Bố thí Ba la mật: Dana paramita.
- Trì giới Ba la mật: Sila paramita.
- Nhẫn nhục Ba la mật: Kshanti paramita.
- Tinh tấn Ba la mật: Virya paramita.
- Thiền định Ba la mật: Dhyana paramita.
- Trí tuệ hay Bát nhã Ba la mật: Prajna paramita.

Bốn phép tu đầu thuộc về các đức tính, khi ta khai triển được bốn phép tu này thì sẽ thực hành được Thiền định và hướng đến trí tuệ toàn vẹn, thể nhập được tự tánh, chân như.

3.- Uẩn (ngũ uẩn hay ngũ ấm: five aggregate - skandhas): năm yếu tố kết hợp tạo nên con người, gồm có:

- Sắc: thân thể.
- Thọ: các cảm giác, cảm thọ.
- Tưởng: tri giác, nhận biết.
- Hành hoặc tâm hành: gồm tất cả những hoạt động tâm lý của con người. Có tất cả 51 tâm hành trong đó có thọ và tưởng, là hai tâm hành quan trọng nhất được tách riêng.
- Thức: cái biết.

3a.- Sáu thức, A lại da thức: là những dòng cảm giác hay bản thể hiểu biết phân biệt sự vật. Khi các giác quan (Căn) tiếp xúc với các đối tượng của chúng (Trần hay cảnh) thì thức (cái biết) phát sanh. Theo tông Duy Thức (Mind Only School - một trong hai trường phái lớn của Phật giáo Ðại thừa), có 8 thức hay 8 tâm thức cũng gọi là tâm vương:

- Nhãn thức (Eye consciousness): cái biết sanh ra khi mắt (nhãn căn) tiếp xúc với hình sắc của cảnh vật (sắc trần).
- Nhĩ thức (Ear consciousness): cái biết sanh ra khi tai (nhĩ căn) tiếp xúc với âm thanh (thanh trần).
- Tỷ thức (Nose consciousness): cái biết do mũi (tỷ căn) tiếp xúc với mùi (hương trần).
- Thiệt thức (Tongue consciousness): cái biết do lưỡi (thiệt căn) tiếp xúc với các đồ ăn uống (vị trần).
- Thân thức (Body consciousness): cái biết do thân thể (thân căn) tiếp xúc với mọi vật (xúc trần).
- Ý thức (Mind consciousness): cái biết do ý căn (Mạt na) tiếp xúc với pháp trần.
-Mạt na thức (Manas - thức thứ 7): bản năng chấp ngã, trực giác chấp ngã hay bản năng tự tồn, có mặt ngay từ khi ta mới ra đời. Mạt na là trung tâm của các nhận thức sai lầm - phân biệt đối đải (ta và người, trước sau, trên dưới, sanh diệt v.v...) và Mạt na cũng là nền tảng cho mọi hành động của sáu thức trên.
- A lại da (Alaya hay tàng thức - thức thứ 8): đây là thức nền tảng của mọi nhận thức và mọi hiện tượng tâm sinh, vật lý... Tâm lý học Tây phương nói tới "tiềm thức, vô thức, nhịp sống..." mới chỉ là các khái niệm gần giống với A lại da, vì Tàng thức sâu kín, rộng lớn và sinh động hơn nhiều. Nó là bản chất hiện hữu của sinh mạng và của môi trường trong đó sinh mạng tồn tại...(Xem các sách trong mục tham khảo).

4- Trung quán (Madhyamaka): một trong hai triết thuyết lớn của Phật giáo Ðại thừa, do ngài Long Thọ khai triển, dựa vào nguyên lý Prasanga (là một thuật ngữ có nghĩa là Quy mậu luận chứng - biện luận tới cùng), nên có khi Trung Quán được gọi là Prasangika Madhyamaka. (Triết học Trung Quán của Jaidev Singh, Thích Viên Lý dịch, Viện Triết lý QT xuất bản).

5.- Phân tích bảy điểm: phương pháp phân tích cái ngã theo bảy điểm phủ định, từng bước một. Ðó là:

- Ta không nhận diện được cái ngã qua những phần tử tạo nên nó.
- Ngã không khác với các phần tử đó.
- Ngã không phải là bản chất của chúng.
- Ngã cũng không luôn luôn tùy thuộc các phần tử tạo ra nó.
- Các thành phần đó không thuộc quyền sở hữu của ngã.
- Ngã không mang hình dáng của các phần tử tạo ra nó.
- Và ngã cũng không phải là một hỗn hợp của chúng. (Ghi chú bản tiếng Anh).

6.- Svabhava: tự tánh, bản chất của thực tại. Ðó là một thực tại tuyệt đối. Phái Trung Quán không chấp nhận tự tánh của một vật là do cái gì khác đem lại, hay có liên hệ, tùy thuộc vào một vật khác. Từ định nghĩa đó, phái Trung Quán dùng chữ Svabhava đi đôi với chữ Không. Svabhava-Sunya có nghĩa là tự tánh không: trên thế giới không có vật thể nào tự mình tồn tại được, không thứ gì có tự ngã độc lập vì tự tánh tuyệt đối của nó là trống rỗng, là không. (Trích sách Triết học Trung Quán của Jaidev Singh, Thích Viên Lý dịch).

7- Ngọc như ý: viên đá quý (ngọc) có phép thần thông, giúp bạn thực hiện mọi lời ước nguyện.

8.- Ba phép huấn luyện cao đẳng (three higher trainings) về đạo đức, thiền định và trí tuệ - tương đương với sự hành trì giới luật, thiền quán và sự khai mở trí tuệ bằng cách học hỏi kinh luận, thực chứng để đi tới giác ngộ. Ðó là con đường của các Phật tử chân chánh.

9.- Chánh niệm; tỉnh thức, tỉnh giác hay tự biết, nghĩa là có ý thức về những gì đang xảy ra trong ta và chung quanh ta. Chánh niệm thường được dịch sang Anh ngữ là Mindfulness, Awareness. (Trong cuốn Trái tim của Bụt, Hòa thượng Nhất Hạnh giảng dạy về Chánh niệm rất cặn kẻ, cụ thể và đầy đủ trong nhiều chương).

10.- Tonglen: phép đem những an vui hạnh phúc của bạn cho người khác và nhận vào mình những phiền não, khổ đau của họ. Ðó là một phép tu "Từ bi quán" cao thượng, do thiền sư Geshe Chekhawa của Tây Tạng (thế kỷ 11) khai triển và truyền lại cho các đệ tử sau khi chứng nghiệm hiệu quả lớn lao của nó. (Sách Tạng Thư Sống Chết của Sogyal Rinpoche, Sư cô Trí Hải dịch, Thanh Văn xuất bản).

11.- Bát phong hay bát pháp: tám thứ gió hay tám thói đời, ngăn cản không cho hành giả đạt tới giác ngộ Tiếng Hán Việt diễn tả bát phong là: Lợi, Suy (yếu), Hủy (chê), Dự (khen), Xưng (ca tụng), Cơ (chế diễu), Khổ, Lạc. (Xem sách Pháp số căn bản của Hạnh Cơ - Làng Cây Phong xuất bản).

12- Ba loại pháp (Tam pháp): thâu tóm tất cả Phật pháp, gồm có:
- Giáo pháp: tất cả những nền tảng (gồm 12 phần) Phật đã giảng dạy suốt cuộc đời hành đạo của ngài.
- Hành pháp: các phép tu như Lục độ, Thập nhị nhân duyên...
- Chứng pháp: những kết quả do tu hành mà chứng được quả Bồ đề, quả Niết bàn...
(Theo Tự diển Phật Học Hán Việt, nhà xất bản Khoa học xã hội).

13.- Tục đế, chân đế:

- Tục đế (Samvrti-satya): chân lý tương đối, sự thật trong cuộc đời thế tục, do phân biệt, khái niệm mà có.
- Chân đế (Paramartha-satya): chân lý hay sự thật tuyệt đối, sự thật vượt khỏi khái niệm của thế giới pháp tánh, nhìn từ bản tánh không phân biệt.

Tục đế (hay thế đế, thế tục đế) và chân đế (hay thắng nghĩa đế, đệ nhất nghĩa đế) là hai khía cạnh của chân lý. Trong các bài giảng tùy vào các nhân duyên (thời gian, khung cảnh, thính chúng nghe pháp) mà Bụt đề cập tới tục đế hay chân đế. Khi học kinh điển, chúng ta phải có khả năng phân biệt hai sự thật đó thì mới không bị lộn xộn. (Theo Trái tim Mặt trời, HT Nhất Hạnh).

SÁCH THAM KHẢO

1.- Thích Nhất Hạnh:
- Vấn đề nhận thức trong Duy Thức học - Lá Bối 1978.
- Trái tim mặt trời - Lá Bối 1982.
- Trái tim của Bụt - Lá Bối 1997.
- Thiết lập Tịnh Ðộ - Lá Bối 2000.

2- Jaidev Singh, Thích Viên Lý: Ðại cương Triết học Trung Quán, Viện Triết lý VN và thế giới, 1998.

3.- Hạnh Cơ: Pháp số căn bản, Làng Cây Phong, 1996.

4.- Sogyal Rinpoche, Thích nữ Trí Hải: Tạng thư sống chết, Thanh Văn, 1996.

5.- Geshe Tsultim Gyeltsen: Mirror of the Wisdom, Thubten Shardye Ling Publication.

6- Các sách Anh ngữ của Ðạt Lai Lạt Ma như:
- Fundamental Wisdom of the Midle Way, Oxford University Press, 1995.
- The Power of Compassion, Thorsons, London, 1995.
- Four Noble Truths, Thorsons, 1998.
- Heart of the Buddha's path, Thorsons, 1999.

* * * *

Trích dẫn: CHUYỂN HÓA TÂM (Phát khởi lòng Từ Bi) của ÐẠT LAI LẠT MA thứ 14. Nguyên tác: TRANSFORMING THE MIND (Teachings on Generating Compassion), Anh ngữ: Geshe Thupten Jinpa. Việt ngữ: CHÂN HUYỀN dịch, nhà xuất bản: Làng Cây Phong, 2001.

Sưu tầm và đánh máy: Thanh Sơn.

http://www.daophatngaynay.com/vn/phat-phap/giao-phap/tam-tanh/3667-tam-bai-ke-chuyen-hoa-tam-cua-geshe-langri-thangpa.html