Friday, February 28, 2014
LÀM NGƯỜI KHÔNG MUỐN MÀ MUỐN LÀM CHÓ?
Bánh bao chay hai màu xinh xinh – Afamily
Thay vì dùng phẩm màu sao bạn không thử kiếm tìm những sắc màu tự nhiên như thế này để làm bánh bao chay nhỉ, món ăn sẽ vừa ngon vừa đẹp hơn đấy!
Để làm bánh bao chay bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:
Phần bánh màu trắng:
200g bột mì đạ dụng
1 thìa cà phê men nở instant yeast
4g đường (tùy chọn)
100ml nước ấm
Phần bánh màu tím:
200g bột mì đa dụng
1 thìa cà phê men nở instant yeast
4g đường
100ml nước ấm
1 củ khoai lang tím cỡ vừa
Dầu ăn để phết lên bánh
Khoai lang gọt vỏ thái miếng nhỏ sau đó mang hấp chín chừng 15 phút. Sau đó dùng muỗng nghiền mịn khoai ra.
Thực hiện phần bột trắng: Trong 100ml nước ấm khoảng 35 độ C, hòa tan men nở và đường. Sau đó để sang một bên khoảng 5 phút.
Trong một tô nhỏ, trộn bột mì với khoai lang tím đã nghiền mịn, sau đó từ từ đổ phần men đã hòa tan ở trên vào. Dùng tay nhào thật kỹ, nếu lúc đầu bị dính tay bạn có thể rắc thêm chút bột áo nhưng đừng quá nhiều sẽ làm bột bị khô. Nhào đến khi bột mịn mượt là được. Thực hiện tương tự với phần bột trắng.
Để bột chừng 1 giờ vào chỗ kín cho đến khi phần bột nở gấp đôi.
Trên một mặt phẳng, dùng cán bột, cán bột thành 2 miếng tròn có đường kính bằng nhau. Sau đó đặt miếng bột màu tím lên trên miếng bột màu trắng, và cuộn tròn lại.
Dùng dao miếng bột đã cuộn thành từng miếng có kích thước như nhau. Lúc này đặt nồi hấp lên bếp, có đổ sẵn nước ở đáy nồi thêm chút giấm để bánh được trắng, bạn đun cho đến khi nước bốc hơi thì đắt bánh vào.
Hấp bánh trong khoảng 15 phút, sau đó tắt bếp nhưng vẫn đậy kín vung thêm 5 phút nữa là bánh đã chín và nở hoàn toàn. Xếp bánh ra đĩa, dùng nóng.
Bánh bao chay làm từ khoai lang tím có cách làm rất dễ dàng thêm vào đó nó lại có màu sắc khá bắt mắt. Thay vì dùng phẩm màu tại sao bạn không thử kiếm tìm những sắc màu tự nhiên như thế này nhỉ? Nếu bạn muốn bánh có thêm vị ngọt béo của sữa thì có thể thay phần nước ở trên bằng phần sữa tươi không đường có dung lượng tương đương khi làm bánh bao chay nhé! Chắc hẳn nó sẽ khiến bạn hài lòng đấy.
Chúc bạn thành công với cách làm bánh bao chay này nhé!
http://afamily.vn/an-ngon/lam-banh-bao-chay-ngon-dep-ma-de-dang-20140221101657767.chn
CSKGH - 9. Hãy tin người khác dù ít hay nhiều
Đọc thêm »
THỜI GIAN ÂM LỊCH VÀ Ý NGHĨA
Giờ Âm lịch | Giờ Dương lịch | Ý nghĩa |
Tý | 23 giờ đến 1 giờ | Lúc chuột hoạt động mạnh |
Sửu | 1 giờ đến 3 giờ | Lúc trâu chuẩn bị đi cày |
Dần | 3 giờ đến 5 giờ | Lúc hổ hung hãn nhất |
Mão | 5 giờ đến 7 giờ | Lúc trăng vẫn còn chiếu sáng |
Thìn | 7 giờ đến 9 giờ | Lúc đàn rồng quây mưa (quần long hành vũ) |
Tỵ | 9 giờ đến 11 giờ | Lúc rắn không hại người |
Ngọ | 11 giờ đến 13 giờ | Ngựa có dương tính cao nên được xếp vào giữa trưa |
Mùi | 13 giờ đến 15 giờ | Lúc dê ăn cỏ không ảnh hưởng tới việc cây cỏ mọc lại |
Thân | 15 giờ đến 17 giờ | Lúc khỉ thích hú |
Dậu | 17 giờ đến 19 giờ | Lúc gà bắt đầu vào chuồng |
Tuất | 19 giờ đến 21 giờ | Lúc chó phải giữ nhà |
Hợi | 21 giờ đến 23 giờ | Lúc lợn ngủ say nhất |
Wednesday, February 26, 2014
Tuesday, February 25, 2014
NHÀ ĐỐI DIỆN NHÀ THỜ, CHÙA CHIỀN
Thực ra thì từ ngày xưa, ông bà ta có câu “Góc ao đao đình” hay “Góc ao dao đình” để chỉ một trong những cấm kỵ về phong thủy nhà cửa là không nên ở gần chùa chiền, miếu mạo, đình miễu…Lý do là vì ở chùa thường có Phật tử đến gửi bài vị hay tro cốt ở nhà linh.Sau khi chôn thì người thân thường có gửi thêm hình ở chùa; thế nên người đã mất ngoài một “biệt thự” ổn định, lâu dài ở khu đô thị “thành phố buồn nghĩa trang” thì cũng có một căn hộ chung cư cao cấp ở chùa (lýdo mình gọi là căn hộ là vì mỗi người có 1 ô vuông để hình trong 1 cái kệ cao cao giống như ở tầng cao) Lúc nào buồn buồn họ cũng có thể khóa cửa nhà biệt thự để qua ở căn hộ cao cấp này. Mà dĩ nhiên là phải có hình ở đó thì các ông thần hộ pháp giữ chùa - tượng hai ông mặt dữ dằn đằng đằng sát khí dựng ở hai bên hông trước cửa chính của chùa (gọi nôm na là security hay bảo vệ) mới cho vào vì là chủ sở hữu chứ không họ cũng không cho vào đâu vì lý do sợ quấy rối trật tự trị an “chung cư chùa” chứ không phải là chùa thì muốn ra vô lúc nào cũng được đâu.
Vậy nên cũng khuyến khích mọi người đầu tư cho ông bà quá cố của mình thêm một căn hộ cao cấp ở chung cư chùa. Vì lý do là ở đây một ngày được phục vụ 2 bữa ăn trưa-chiều, được nghe kinh, nghe nhạc Phật Om Mani Pade Hum; tối còn được xem TV; cải lương; nghe đọc kinh trước khi đi ngủ. Vậy quả xứng đáng gọi là “cao cấp” phải không? Còn nếu chỉ cấp cho ông bà một căn biệt thự ở khu đô thị “thành phố buồn” thì thường một
năm 1 lần mình mới làm đám giỗ mời ông bà về ăn hay tiết Thanh Minh mới ra nhổ cỏ, tảo mộ, dọn vệ sinh cho căn biệt thự của ông bà thì ông bà quanh năm bị nhịn đói hay nhà ở bị dơ bẩn…
Do đó ở chùa cũng thường xuyên tập trung mật độ dân cư hồn ma đông. Dù nơi đây tập trung nhiều ma hiền do tối ngày được nghe kinh, tu tập nên thuần tính nhưng mà tính tình con người thì “nhàn cư vi bất thiện” nên cơm no ấm cật, dễ rậm rựt đi chơi. Thường thì các chùa chỉ cúng ăn 2 bữa trưa, chiều; nhất là các chùa theo phái Nam Tông Phật Giáo
đi dạo chơi vòng quanh các nhà xung quanh chùa để quậy phá.
Thường thì các vong thích quấy phá nhà đối diện cửa chùa vì dễ đi lại nên các nhà đối diện dễ bị phá phách nhất. Còn các nhà bên hông hay sau lưng chùa thường ít bị hơn vì ma cũng làm biếng nhảy qua tường hay đi đường vòng xa nên ma thường dễ đến “thăm” nhà đối diện nhất.
Vì thế nếu chúng ta để ý nhà đối diện cửa chùa thường không buôn bán được gì vì mấy con ma hay quấy rối, khách muốn ghé vào mua hàng mà tự nhiên thấy khó chịu, không thoải mái trong người nên chạy xe đi luôn nên cửa hàng thường ế khách. Chỉ trừ các nhà nào bán nhang đèn,…thì còn sống được vì ma luôn khuyến khích ai bán gì có lợi cho họ thôi.
Cách hóa giải:
Thứ nhất, có thể dùng gương tráng thủy đặt ở phòng khách, xoay cho mặt soi nhìn hướng ra đường. Theo lời lý giải thì người chết đi vẫn có thể nhìn thấy được cái bóng lờ
mờ của mình ở trong gương khi soi. Do đó khi nhà nào có người xấu số qua đời tại nhà thì người nhà lập tức dùng vôi, phấn vẽ hay trét lên gương để cho gương dơ. Là vì người chết rồi nhưng thần thức có khi vẫn níu kéo cuộc sống dương gian, chưa biết hay chưa tin là mình đã mất đi nên khi thấy vợ con khóc lóc thương tiếc mình thì họ chỉ muốn gào thét lên là tôi vẫn còn ở đây và chạy đến gương để nhìn hình của mình trong gương xem có hình bóng hay không. Khi thấy gương dơ bẩn, họ khó chịu muốn lấy tay bôi đi phấn, vôi trên bề mặt gương thì phát hiện là mình không thể bôi xóa như khi còn sống nữa, đến lúc đó mới hiểu là mình đã chết, nên buông xả mà ra đi chứ không nên nuối tiếc nữa. Hiện nay nhiều nhà khi có tang lại không hiểu nguồn gốc sâu xa của việc ông bà ta dạy dùng phấn, vôi bôi lên các tấm gương, cửa kính trong nhà nên cũng bắt chước nhưng sợ là dơ kính nên dùng giấy báo dán che lại; kỳ thực là hiểu sai ý ông bà dạy dẫn đến việc làm không có ý nghĩa gì hay cho là đó là mê tín dị đoan.
Vì người chết vẫn thấy bóng lờ mờ ở trong gương nên khi ma đi vào nhà đối diện chùa để “thăm” thì thấy trong phòng khách có sẵn con ma khác đang có sẵn trong nhà (tức là cái bóng của mình) nên bỏ sang nhà khác để chơi; chứ không phải thấy liền nhảy vô làm quen chơi cho có thêm bạn đâu.
Thứ 2, có thể dùng đèn pha cực mạnh chiếu rọi vào nhà, chiếu thẳng vào mặt tiền nhà vào ban đêm để tạo một lớp ngăn cách không cho người âm vào nhà. Thỉnh thoảng đi ở ngoài đường, nếu để ý các bạn có thể thấy có nhiều nhà không bật đèn ở trong nhà rọi ra vườn hay cổng mà lại bố trí đèn ở ngoài vườn hay ngay cổng mà chiếu ngược ánh sáng vào cửa nhà thì đừng ngạc nhiên. Mấy căn đó thường là đã có “khách không mời mà tới”
viếng thăm mấy lần nên chủ nhà mới bố trí như vậy..
Nói thêm về miếu, miễu thì miếu là nơi thờ thành hoàng trong làng, xã; nói chung là những người có công với đất nước, nhiều người, ví dụ như Miếu Bà Chúa Xứ,…còn miễu là những cái am nhỏ dựng gần mép đường thường là để nhân dân địa phương cúng những người chết trẻ, chết oan mà người ta tin là chết linh hay hiện hồn về; miễu thì ta hay thấy hai bên đường nhất là những đoạn đường oan nghiệt hay xảy ra tai nạn giao thông, ví dụ
như Miễu Ba Cô ở đường đèo đi lên Đà Lạt. Nói chung thì đình, miếu là nơi thờ cúng thần nên bình thường thì cũng ít cô hồn, ma quỷ nào xuất hiện ở gần; trừ những ngày rằm, lễ lớn thờ cúng thì ngoài cúng thần linh thường có thêm cúng bố thí cho cô hồn, dạ quỷ,.nên người âm tụ tập về xung quanh và phía ngoài đình miếu cũng không ít. Miễu thì dĩ nhiên là nơi thường xuyên người âm xuất hiện rồi. Riêng về nhà thờ thì tùy, chúng tôi không theo đạo Thiên Chúa, Tin Lành nên không rành lắm. Hình như ở một số nhà thờ thì có cho gửi cốt, hình vào – nếu như vậy thì cũng giống như ví dụ chùa chiền đã nói ở trên; còn nhiều nhà thờ thì hình như không.
Nếu như nhà đối diện nhà thờ nào chỉ chuyên tổ chức đám cưới thì đó là cát địa rồi; mấy ông chồng thường xuyên thấy đám cưới thì được nhắc nhớ “ngày đó chúng mình…”, làm sao dễ tơ tưởng hình bóng khác..
Tuy nhiên, trên đây cũng chỉ mới xét theo Loan Đầu Hình Thể, nếu muốn biết tốt hay xấu còn phải xem thêm về Lý Khí, tức xét theo Tam Nguyên mới thật sự tỏ tường. Theo người xưa trên 100 bước chân là khoảng cách hợp lý an toàn khi ở gần nhà thờ đển chùa miếu mạo (khoảng 70m).
Bánh mì ngọt – Long
Nguyên liệu:
- 250g bột làm bánh mì
- Nửa quả trứng gà đánh tan
- 50g bơ
- 130 ml sữa
- 30g đường
- 7g men nở
- 1 lòng đỏ trứng, 1 muỗng sữa tươi khuấy đều dùng để quết mặt bánh.
Cách làm:
- Cho tất cả nguyên liệu trừ bơ vào trộn đều bằng đũa. Bột lúc này rất dính, sau đó cho bơ đã đun chảy vào khuấy cho đều.
- Rắc chút bột vào trộn sơ, khối bột rất mềm và không dính tay.
- Đem ủ cho đến khi khối bột nở gấp đôi.
- Vo tròn từng viên bột để nở lần 2, mất khoảng 45 phút, rắc mè, quét lớp trứng lên mặt.
- Nướng nhiệt độ 180 C (350 độ F) trong vòng 20 phút.
Chúc các bạn làm bánh mì thành công.
Long
Monday, February 24, 2014
PICNIC KIỂU THÁI
Linh BEO
Sunday, February 23, 2014
MONG ƯỚC ĐƯỢC BIẾN ĐẤT NƯỚC THÀNH BÃI CHIẾN TRƯỜNG
Sao Băng Thiên Sứ
Đậu hũ om với chik'n strips – Long
Nguyên liệu:
- 2-3 bìa đậu phụ
- 200g đậu Hà Lan
- 150g đậu ngự tươi đã bóc vỏ bên ngoài
- 1 bịch veggie chik'n strips cắt nhỏ
- dầu hào, nước mắm chay, hạt nêm, muối, đường, boa rô
- 1 ít lá lốt
- 1 thìa nhỏ tương cà chua hoặc tương ớt chua ngọt.
Cách làm:
Bước 1:
- Đậu phụ rửa sạch, để ráo, cắt quân cờ vừa ăn.
Bước 2:
- Đậu Hà Lan rửa sạch, để ráo. Nếu dùng đậu khô bạn phải luộc đậu tầm từ 10 đến 15 phút.
- Đậu ngự tách bỏ vỏ lụa bên ngoài, rửa sạch, để ráo.
Bước 3:
- Đun nóng một ít dầu ăn, phi boa rô cho thơm, cho veggie chik'n strips vào xào cùng với tương cà chua, rưới vào một ít nước mắm chay, hạt tiêu, đảo đều.
Bước 4:
- Chik'n strips sau khi xào, thêm đậu phụ, đậu Hà Lan và đậu ngự vào đun cùng, cầm tay cầm của nồi lắc đều, đậy kín nắp, thêm 1 thìa nhỏ nước mắm chay, 1 thìa nhỏ muối, nửa thìa nhỏ hạt nêm, 1 thìa nhỏ đường cát trắng, tiếp tục đun sôi.
Bước 5:
- Thỉnh thoảng khi đun bạn châm vào một ít nước lạnh, tiếp tục đun lửa nhỏ để gia vị được thấm và đậu chín mềm. Bạn nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn, đun tiếp thêm từ 5 đến 10 phút thì tắt bếp, bên trên thêm lá lốt thái nhỏ. Múc đậu phụ ra bát lớn, dùng làm món mặn ăn với cơm.
Chúc các bạn om đậu phụ với đạm chay thật ngon.
Long
TẤM THẢM TRONG PHONG THỦY
Saturday, February 22, 2014
ĐÂY MỚI LÀ TIẾNG DÂN
Bác Trần Nhật Quang - cựu chiến binh tham gia chiến tranh biên giới 1979 |
Nguồn: Yêu nước
Ý NGHĨA VÀ CÁCH TRƯNG BÀY TƯỢNG PHẬT PHONG HỦY TRONG NHÀ
LÚC CƠ HÀN NÀY HỌ NHỚ VỀ QUÁ KHỨ HUY HOÀNG NGÀY XƯA
Hải Trang
MỘT TÀI NĂNG MỚI CHO CÁC NHÀ LÀM PHIM HOLLYWOOD
Friday, February 21, 2014
THÁP CỔ VÀ TÁC DỤNG TRONG PHONG THỦY
Phong thủy chia địa hình thành 5 loại chính theo ngũ hành, gọi là ngũ tinh. Kim tinh là miếng đất ngay ngắn, đầu tròn chân rộng; Mộc tinh là miếng đất hình dài, thẳng; Thủy tinh là thế đất thấp, nhấp nhô không đều; Hỏa tinh là thế đất nhọn, nhô cao, chân rộng; Thổ tinh là thế đất hình vuông vắn, vững chắc. Kim tinh thuộc Võ tinh, Mộc tinh thuộc văn tinh, Thủy tinh thuộc Tú tinh, Hỏa tinh thuộc Lộc tinh, Thổ tinh thuộc Tài tinh. Ngũ tinh tương ứng với 5 hạng người trong xã hội là quân nhân, văn sĩ, nghệ nhân, quan lại và nông dân.
Theo môn Kỷ hà học thì Kim tinh tương ứng hình bán cầu, Mộc tinh hình chữ nhật, Thủy tinh hình gấp khúc, Hỏa tinh hình nón, Thổ tinh hình lập thể. Nếu địa thế hình tròn mà trong có hình vuông thì gọi là cuộc đất "thổ phù kim"; Miếng đất dài mà chia nhánh thì gọi là "mộc sinh nha"...
Tháp Bút bên Hồ Gươm
Vì trên thực tế rất khó có một địa cuộc thuần, mà thường pha tạp hai ba loại, vừa giống thổ, vừa giống kim, hoặc thổ không thành thổ, kim không thành kim... nên các nhà Kham dư học lại đặt ra phép Cửu tinh từ hình thái căn bản của Ngũ tinh. Cửu tinh phân theo 9 loại, lấy tên của 9 vì sao (Cửu diệu) là Tham lang, Cự môn, Lộc tồn, Văn khúc, Liêm trinh, Võ khúc, Phá quân, Tả phù, Hữu bật.
Quy về ngũ hành thì Tham lang thuộc Mộc tinh; Cự môn, Lộc tồn thuộc Thổ tinh; Văn khúc, Hữu bật thuộc Thuỷ tinh; Liêm trinh thuộc Hoả tinh; Vũ khúc, Phá quân, Tả phù thuộc Thổ tinh.
Như vậy, trong biến thể địa hình của Cửu tinh thì Tham lang thuộc Văn tinh (sao Khuê), thuộc hành Mộc, khí màu tía, hình nhô thẳng cao vút, hình tượng giống như cái hốt (thẻ bài để các quan cầm vào chầu), lại giống như cây bút nên Tham lang biểu trưng cho văn chương, quý nhân. Phong thủy cho rằng, cuộc đất ấy thường tạo ra nhiều nhân tài văn học.
Những nơi tận cùng sơn mạch, trên đỉnh núi, bên nguồn nước... thường xây dựng tháp để "trấn sơn, áp thủy, trấn tà", đồng thời bổ sung khiếm khuyết của địa thế nơi ấy.
Các tháp nổi tiếng ở Trung Quốc như Song Tháp ở Thái Nguyên, Lôi Phong ở Tây Hồ, Văn Xương ở Hồ Bắc... ngoài biểu trưng Phật giáo thì đều gắn liền với yếu tố phong thủy. Toà Song Tháp gồm 2 ngọn tháp đôi 13 tầng, hình bát giác, cao 54,7m là một kiến trúc cao nhất của Trung Hoa, trải qua gần 500 năm vẫn sừng sững như xưa. Tháp được xây vào năm Vạn Lịch thứ 27 đời Minh (1599) do các thân sĩ địa phương cầu mong đất Thái Nguyên được "hưng thịnh văn phong", nên tháp còn có tên là Văn Phong hay Tuyên Văn, được xưng là "Kỳ quan đất Tấn Dương".
Cổ nhất là toà Văn Phong tháp ở huyện Chung Dương, tỉnh Hồ Bắc, xây dựng từ năm 880 đời Đường. Tháp cao 16m, có 22 cấp, hình dạng như một cây bút khổng lồ, là nơi để văn sĩ bốn phương lên du ngoạn, tìm tứ lạ.
Quan Thượng thư Lý Đạt thỉnh thầy phong thủy đến xem, thấy phía tây bắc có núi Bút Gia, hình như giá bút mà không có bút; Phía nam có sông Kinh như dòng mực lớn, chỉ chờ bút chấm vào, bèn chọn hướng đông nam lập toà Sùng Văn tháp. Cũng kỳ lạ là từ đó trở về sau, đất Kinh Dương xuất hiện văn tài rất nhiều, nổi tiếng có Vu Hựu Nhậm, Phùng Nhuận Chương, Ngô Mật... Hiện nay, các nhà văn Lý Nhược Băng, Lôi Trữ Ưng, Bạch Miêu, nhà thư pháp Mông Chí Quân... đều xuất thân từ Kinh Dương.
"Dương trạch tam yếu" nói rằng: "Phàm các tỉnh, phủ, huyện, thị mà đường học hành bất lợi, đường khoa cử không phát thì nên chọn tại các hướng giáp, tốn, bính, đinh mà dựng văn bút tháp, chỉ cần cao hơn núi thì khoa giáp sẽ phát. Hoặc lập tháp trên núi, hoặc dựng tháp cao ở đất bằng, đều gọi là văn bút tháp".
Trong các kinh thành xưa, thường thì Văn bút tháp và Khuê văn các được dựng ở phương Tốn, tức hướng đông nam. Khuê tức sao Khuê thuộc chòm Bạch Hổ, là một trong "Nhị thập bát tú" - 28 ngôi sao trên đường hoàng đạo, người xưa tin rằng sao Khuê là chủ tể về văn vận.
Theo phong thủy học, hướng đông nam trũng, đất nhẹ, địa khí tràn ra, khó có nhân tài, vì thế dựng tháp để trấn địa. Kinh Dịch lại nói: "Tượng của Tốn là gió, gió thì theo, không vật gì mà không lợi". Người xưa xem hướng Tốn là "phủ của văn chương" nên dựng tháp hình ngọn bút như là biểu tượng của giáo hoá, học hành. Hình dạng tháp bút đã trở thành tên gọi của nhiều ngọn tháp cổ nước ta.
Đài Nghiên - Tháp Bút
Đài Nghiên - Tháp Bút đã trở thành biểu tượng văn hiến của đất Thăng Long ngàn năm văn vật. Được kiến tạo từ năm 1865 nhờ công của "Thần Siêu" Nguyễn Văn Siêu và án sát Đặng Huy Tá, toà tháp Bút cao 7 tầng này có đỉnh là hình ngọn bút phóng thẳng lên trời như thể hiện khí thế ba chữ "Tả thanh thiên" khắc ở thân tháp. Thân đài Nghiên có khắc bài minh 64 chữ của "Thần Siêu", ý tứ sâu xa: "Xưa lấy hốc đất làm nghiên, chú giải Đạo Đức kinh, nghiền ngẫm bên nghiên lớn, viết sách Hán Xuân Thu. Từ đá tách ra làm nghiên, chẳng có hình dáng. Không vuông không tròn, dùng vào mọi việc thật kỳ diệu. Không cao không thấp, ngôi ở chính giữa. Cúi soi hồ Hoàn Kiếm, ngửa trông ngọn Bút đá, ứng vào sao Thai mà làm ra mọi biến đổi. Ngậm nguyên khí mà mài hư không". Nguyễn Vinh Phúc (dịch)
Chùa Bút Tháp
Ở Bắc Ninh có chùa Bút Tháp tức Ninh Phúc tự ở Đình Tổ, Thuận Thành, được xây dựng từ thời Hậu Lê, thế kỷ XVII. Vùng đất nổi tiếng "địa linh nhân kiệt" Nghệ An có tháp bút Kim Nhan cùng nhiều địa danh thể hiện sự khát khao học vấn, tôn kính văn chương của người dân như Bút Trận, Cát Văn, Bút Điền, Nho Lâm, Văn Tập... Về khía cạnh tâm lý, khi đứng trên toà tháp cao vút, tầm mắt mở ra muôn trùng, khiến con người khoáng đạt, tâm tình thoải mái, sáng suốt, dễ nảy sinh nhiều ý tưởng lạ.
Tháp Chăm
Từ đèo Hải Vân trở vào, hầu hết tháp cổ mang màu sắc tôn giáo. Các quần thể tháp Mỹ Sơn (Quảng Nam), tháp Nhạn Tuy Hoà (Phú Yên), tháp Hoà Lai, tháp Pô Klông Garai, tháp Pôrômê (Ninh Thuận)... đều thuần tuý là kiến trúc tín ngưỡng tôn giáo của người Chăm (Champa). Các đền tháp này theo tiếng Chăm gọi là"kalan", nghĩa là "lăng", hướng về phía đông được xây dựng để thờ cúng các vị thần tiêu biểu của đạo Bà la môn như Shiva, Ganesha..
Hai món chay ngon từ cà tím - Kim
Cà tím xào
Vật Liệu :
- 2 trái cà tím
- Boa rô băm nhuyễn, tiêu
- Dầu ăn, bột nêm chay, nước tương
Cách Làm :
- Cà tím rửa sạch, cắt lát vừa ăn
- Ướp nước tương, bột nêm chay khoảng 15 phút cho thấm.
- Cho dầu ăn vào chảo phi boa rô cho thơm bỏ cà tím vào xào chín, nên nếm lại cho vừa ăn.
- Múc ra đĩa và rắc tí tiêu và vài cọng ngò lên trên mặt cà tím, dùng với cơm .
Cà tím tẩm bột chiên
Nguyên liệu:
2-3 quả cà tím, bột chiên giòn (tempura powder)
Cách làm:
Cà tím cắt lát dày chừng 2cm, cắt đến đâu ngâm vào nước có vắt chút chanh ngay đến đấy cho cà trắng và ra bớt nhựa. Ngâm khoảng 10 phút.
Vớt cà ra để cho ráo nước.
Bột chiên giòn pha sánh sánh, 200g bột + 100ml nước ấm là vừa, bột pha loãng quá hay đặc quá sẽ làm cà mất giòn.
- Nhúng cà tím vào bột, miếng cà có áo bột chừng 1mm là ok, thả cà vào chảo dầu chiên cho đến khi cà nổi lên mặt là chín, vớt ra, để ráo dầu.
Món này ăn nóng với cơm hoặc ăn chơi đều ngon. Lúc nào gần ăn hãy chiên vì cà chín rất nhanh và ăn giòn mới ngon.
Tuy hơi nhiều dầu không tốt cho sức khỏe nhưng lâu lâu ăn một lần chắc cũng ok.
Chúc các bạn ngày càng nấu nhiều món chay ngon!
Kim
Thursday, February 20, 2014
ĐĐ Thích Pháp Hoà thuyết pháp tại Egg Harbor City, NJ ngày 11/3/2014
Thông Báo
ĐĐ. Thích Pháp Hòa sẽ thuyết pháp tại
Hindu Temple
571 S Pomona Road, Egg Harbor City, NJ 08215, USA
Ngày 11 tháng 3, 2014
Lúc 2 PM - 5 PM: Thuyết pháp và vấn đáp
Lúc 5 PM - 6:30 PM: Dùng cơm chay với Thầy
Sau buổi thuyết pháp sẽ có Buffet Chay miễn phí do các Phật Tử đảm trách.
Ban Tổ Chức trân trọng kính mời.