Monday, June 8, 2015

BANG HỘI GIANG HỒ HAY HIẾN CHƯƠNG?

Cứ tưởng rằng chỉ có băng nhóm xã hội đen như Năm Cam, Dung Hà, Khánh Trắng… mới có thể thiết lập được thiết chế giang hồ giữa người với người.



Cựu nhà báo Đoan Trang mới trở về tù chuyến đi dài học hỏi kinh nghiệm đấu tranh cách mạng, xã hội dân sự năm châu bốn bể đã tung ra được bản Hiến Chương 2015 với 5 điều khoản ràng buộc trách nhiệm những người đấu tranh dân chủ tham gia phải tuân thủ, bất chấp lý do hoàn cảnh cá nhân, kiểu bất cứ hội viên nào bị bắt giữ thì tất cả phải đi đòi người, bị hành hung phải bảo vệ, gặp khó khăn kinh tế phải trợ giúp, bị tù phải thăm nuôi, ai mà thoái thác sẽ bị bêu xấu trên truyền thông, bị khai trừ khỏi Hiến chương và chịu sự tẩy chay, lên án, chịu ném đá từ “công luận”.

Nguyễn Lân Thắng giải thích Hiến chương này chỉ dành cho người đấu tranh ở Hà Nội!

Trước các thắc mắc về tính khả thi và điều kiện ràng buộc hà khắc, Đoan Trang tuyên bố “ai tự xét thấy không thực hiện được thì không nên ký”, “Nếu không khe khắt, không "làm dữ" thì sẽ không bao giờ chuyên nghiệp hóa được”…

Bang hội này đang chứng minh hùng hồn rằng, phía cuối con đường tự do, dân chủ, đa nguyên, nhân quyền gì đó là văn hóa, thiết chế độc tài, giang hồ mạnh mẽ hơn cả cộng sản ngự trị!

Bang hội này ắt sẽ sớm công khai hoặc ngầm thừa nhận có thủ lĩnh hoặc nhóm thủ lĩnh cầm cân nảy mực, ra phán quyết, anh A, chị B đã hoàn thành nghĩa vụ hay chưa, áp đặt những chế tài nặng nhẹ ra sao với kẻ bị xem là phản bội hay không hoàn thành nghĩa vụ, khi “bản án” đã được ra phán quyết rồi thì tất cả phải răm rắp nhau thi hành bất chấp ân sâu nghĩa nặng ra sao, ai không đánh hội đồng kẻ bị trừng phạt cũng sẽ là kẻ tiếp tay sẽ bị xử tiếp thế nào…

Bang hội này sẽ sớm chứng minh cho xã hội thấy, cộng sản còn khướt mới theo nổi những người đấu tranh dân chủ về hành xử phi dân chủ, phi pháp lý, phi nhân văn…Ý chí, trình độ nhận thức, tư cách đạo đức của người hoặc nhóm bang chủ sẽ quyết định số phận của thành viên ký tên.

Ô hô, xin chúc phúc cho bước tiến vĩ đại của phong trào dân chủ Việt!

Nguyên văn Hiến chương 2015 

"HIẾN CHƯƠNG 2015

Chúng tôi, những người ký tên trong Hiến chương này, nhận thấy:

Hiện nay, phong trào đấu tranh vì dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực và nhanh chóng. Trong bối cảnh đó, những lực lượng cản trở sự tiến bộ trong chính quyền đã và đang tăng cường các hình thức kiểm soát và trấn áp nhằm phá hoại phong trào: từ theo dõi, giám sát, đến vu khống, bôi nhọ, hành hung và bắt bớ tùy tiện, thậm chí bỏ tù các nhà hoạt động.

Do vậy, với tất cả danh dự và trách nhiệm, chúng tôi, những người ký tên trong Hiến chương này, cùng đồng thuận rằng tất cả chúng tôi có nghĩa vụ tương trợ và bảo vệ lẫn nhau. Cụ thể:

1. Nếu bất kỳ ai trong chúng tôi bị câu lưu, tạm giữ, tạm giam, thì tất cả những người còn lại, nếu ở cùng địa phương đó tại thời điểm xảy ra hành động bắt giữ, phải hợp lực đấu tranh, đòi trả tự do ngay lập tức cho người đó; không ai được thoái thác. (Đòi người tại đồn công an nơi người đó bị giữ; trong trường hợp không biết người đó bị giữ ở đâu thì có thể tổ chức biểu tình tại Bộ Công an).

2. Nếu bất kỳ ai trong chúng tôi bị hành hung, bị khủng bố tinh thần hoặc thể chất, thì những người còn lại phải chăm sóc, hỗ trợ về tài chính và pháp lý cho người đó.

3. Nếu bất kỳ ai trong chúng tôi bị gây sức ép về kinh tế, chỗ ở, học tập, ảnh hưởng tới cuộc sống, thì những người còn lại, trong điều kiện của mình, phải trợ giúp khôi phục khả năng ổn định cuộc sống, đòi lại quyền lợi chính đáng cho người đó.

4. Nếu bất kỳ ai trong chúng tôi bị gây khó khăn về thủ tục hành chính liên quan đến chính quyền, thì những người còn lại phải hỗ trợ về truyền thông và pháp lý cho người đó, buộc chính quyền phải thực hiện đúng trách nhiệm của họ.

5. Nếu bất kỳ ai trong chúng tôi bị kết án tù hoặc cải tạo giam giữ, thì những người còn lại phải thăm nuôi người đó và chu cấp, bảo vệ, chăm sóc thân nhân (bố mẹ, vợ/chồng, con cái) của người đó.

Chúng tôi thực hiện các nghĩa vụ này trong tinh thần đoàn kết, tương trợ và phi bạo lực.

Các nghĩa vụ này chỉ áp dụng đối với những người ký tên trong Hiến chương và bị trấn áp vì các hoạt động chính trị-xã hội ôn hòa và đúng mục đích dân chủ, nhân quyền.

Bất kỳ ai đã ký tên vào Hiến chương đều phải thực hiện các nghĩa vụ nêu trên. Nếu thoái thác, vì bất kỳ lý do gì, người đó sẽ bị nêu tên trên các phương tiện truyền thông và chịu sự phán xét của công luận. Vi phạm 03 lần sẽ bị khai trừ khỏi Hiến chương.

Hiến chương có hiệu lực đối với từng cá nhân kể từ thời điểm ký.

Hà Nội, ngày 5 tháng 6 năm 2015"

Hoàng Trường

No comments:

Post a Comment