“Nước Mỹ tự do” từng làm người hùng "chống cộng, bảo vệ thế giới tự do" với cái giá vài trăm tỷ USD và hơn 50 ngàn mạng người trong chiến tranh Việt Nam với mục đích cao cả “ngăn chặn làn sóng đỏ”. Khi ấy người ta tưởng chừng như nước Mỹ sẽ không bao giờ “đội trời chung” với “cộng sản”. Ấy thế mà, đùng một cái, Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương, chuẩn bị ký kết TPP, thậm chí là mở toang cửa Nhà Trắng mời ông Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tới thăm - hành động bom nguyên tử có ý nghĩa như “phản bội” mọi giá trị lâu nay Mỹ tuyên bố: xem “cộng sản” như “kẻ thù nhân loại”. Đong đếm, kì kèo từng đồng bạc cắc bồi thường nạn nhân chất độc màu da cam nhưng lại sẵn sàng tài trợ 18 triệu USD để Việt Nam – một nước cựu thù của Mỹ mua tàu tuần tra. Trong khi anh bạn đồng minh Philippine gào khản cổ thì chỉ được vài cái máy bay hết date. Một sự “tốt bụng” đến bất ngờ!
Sau khi thua trắng trong ván bài "chống Nga" và chuốc lấy sự bất mãn từ các đồng minh Tây Âu, nước Mỹ có nguy cơ đánh mất vị trí cường quốc số 1 vào tay Trung Quốc. Để ngăn chặn điều này, Mỹ vội vàng nhảy vào Biển Đông bằng con bài TPP, thúc đẩy nâng tầm ngoại giao với các quốc gia ASEAN. Với dã tâm biến ASEAN trở thành con tốt thí đi đầu trong việc chống lại đại gia Trung Quốc. Tuy nhiên, vì phần lớn các nước trong khu vực hoặc đã bị mua chuộc hoặc không có quyền lợi ở Biển Đông. Trong khi Maylaysia chỉ được cái to mồm còn Philippin thì quá yếu, chỉ còn lại Việt Nam sẵn sàng chơi khô máu với Trung Quốc vì có quyền lợi sống còn ở Biển Đông. Việc Mỹ dùng “biện pháp nóng” khiêu khích quân sự có thể là đòn hâm nóng khiến các nước nhỏ tưởng Mỹ sẽ nhảy vào nên hung hăng ra trận (ngư ông đắc lợi), hoặc sẽ tham gia cuộc đua vũ trang mua sắm vũ khí cho Mỹ (chả phải tự dưng Nhà Trắng dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam đâu), hoặc Trung Quốc buộc phải chia sẻ quyền lợi Biển Đông với Mỹ để được yên thân… Tóm lại, dù tình hình Biển Đông xoay chuyển theo tình huống nào thì Mỹ vẫn là kẻ đắc lợi liều nhất.
Đừng nói Mỹ nhảy vào vì “Mỹ có lợi ích cốt lõi ở Biển Đông”. Câu này được các học giả Âu – Mỹ viết dựa trên quan điểm vì lợi ích của nước Mỹ. Một đất nước ở cách Biển Đông nửa vòng trái đất mà đòi có "lợi ích cốt lõi ở Biển Đông" thì không khác gì chuyện dưới thời Pháp thuộc học sinh An Nam lớp đồng ấu cứ phải đọc "tổ tiên chúng ta là người Gô - loa". Lợi ích của Mỹ ở Biển Đông phải giống như lợi ích của bất kỳ nước nào có tàu bè qua lại ở Biển Đông. Mà cứ cho là Mỹ có “lợi ích cốt lõi ở biển Đông đi”. Xưa kia Mỹ sẵn sàng chi vài trăm tỷ USD trong cuộc chiến tranh Việt Nam để “ngăn chặn làn sóng đỏ, bảo vệ thế giới tự do”. Ấy thế mà lại tiếc vài chục tỷ USD, không chịu đầu tư cho quân đội đồng minh Philippine trở thành tiền đồn chống Trung Quốc mà lại chọn cách hỗ trợ Việt Nam – một nước “cộng sản” cựu thù. Nghe có vẻ không hợp lý lắm.
Thể hiện vài động tác giựt le kiểu lượn lờ tàu chiến trong phạm vi lãnh hải cách Trung Quốc....12 hải lý, cho máy bay trinh sát bay xa xa và chở theo một anh phóng viên CNN để thế giới trầm trồ ngưỡng mộ “À! Không phải dạng vừa đâu". Sau đó thì quan chức Mỹ liên tục đưa ra những phát ngôn thề non hẹn biển cùng Việt Nam chống Tàu. 18 triệu USD, 5 cái tàu tuần tra mà so với hải quân Việt Nam thì chỉ như xuồng ba lá xuất hiện tần suất dày đặc trên truyền thông. Phải chăng nước Mỹ đang định dùng nước bọt và dăm ba đồng tiền lẻ làm liều Doping kích thích Việt Nam xông lên chống Tàu, làm bãi chiến trường cho Mỹ giống như Ukraine?
Cuối cùng, xin nhắc lại một câu nói được xem như kim chỉ nam của các nước tư bản "Không có đồng minh vĩnh viễn, không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn".
Nhật Lệ
Nhật Lệ
No comments:
Post a Comment