Mấy ngày nay, xung quanh việc tỉnh Vĩnh Phúc chi 271 tỉ đồng xây Văn miếu thờ Khổng Tử? Và sự kiện tại trường ĐH Hà Nội gắn biển "Học viện Khổng Tử" đã xảy ra nhiều tranh cãi xung quanh sự việc này. Đặc biệt, với bản chất thường xuyên xuyên tạc sự thật, tuyên truyền chống phá đất nước Việt Nam lâu nay, các trang mạng, đài báo không có thiện chí với Việt Nam như BBC, RFA, RFI, VOA ... ngay lập tức đăng tải những bài viết tuyên tuyền, xuyên tạc, công kích chính quyền. Trước hết, có thể khẳng định việc thành lập viện, hoặc các cơ sở thờ tự này nhằm thúc đẩy việc nghiên cứu, giảng dạy tiếng Trung tại nhà trường cũng như góp phần củng cố quan hệ Việt-Trung. Đây là một trong số khoảng trên 400 học viện được phía Trung Quốc xúc tiến thành lập trên hơn 100 quốc gia. Xét về quy mô của viện Khổng Tử tại Việt Nam với khoảng 90 viện được triển khai ở Hoa Kỳ thì Việt Nam chỉ giới hạn viện này thuộc một trường đại học.
Trở lại những lo lắng xung quanh việc nhà nước ta nhất trí cho phép trường ĐH Hà Nội gắn biển "Học viện Khổng Tử". Sự kiện này diễn ra tại thời điểm mà quan hệ Việt-Trung vừa trải qua giai đoạn nhiều căng thẳng và như Thủ tướng chính phủ phát biểu về chính sách của ta trong quan hệ với Trung Quốc là "vừa hợp tác, vừa đấu tranh". Thứ nữa, tâm lý đề phòng, cảnh giác cao trước những động thái của phía Trung Quốc là vấn đề có tính lịch sử. Bên cạnh đó,việc gắn biển nêu trên nằm trong chính sách tăng cường sức mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng với thế giới. Do đó, xuất hiện những băn khoăn, lo lắng trong dư luận xã hội là dễ hiểu. Điều đó như liều thuốc tích cực nhằm nâng cao sức đề kháng trước một nguy cơ tiềm tàng có tên "đồng hóa" của "chủ nghĩa bành trướng".
Tuy nhiên, việc lo lắng thái quá, dẫn đến những đồn thổi, suy đoán, diễn giải thiếu căn cứ gây hoang mang, nhiễu loạn dư luận lại trở nên phản tác dụng, tác động không tốt tới đời sống xã hội, tạo áp lực lên quá trình xây dựng và thực hiện các chính sách đối ngoại nhất quán của Nhà nước.
Lợi dụng tâm lý cảnh giác của nhân dân ta trước sự việc này, các tổ chức, các đối tượng cơ hội chính trị, phản động chống phá lại triệt để sử dụng những công cụ tuyên truyền ra sức suy diễn,"trăn trở" hay mập mờ rằng đây là một nội dung để tiến tới hiện thực hóa việc sáp nhập lãnh thổ (?). Đây là âm mưu nguy hiểm, phản động. Một mặt tạo dư luận xấu, tâm lý hoang mang trong xã hội, làm cho quần chúng nghi hoặc về các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; làm cho quần chúng mất niềm tin vào chính quyền. Mặt khác, chúng dụ dỗ, lôi kéo những cá nhân nhận thức đơn giản, dễ dao động tham gia vào các cuộc biểu tình chống Trung Quốc với nội dung đòi "bạch hóa hội nghị Thành Đô","chúng tôi muốn biết","trả tự do cho những nhà đấu tranh cho dân chủ"…nhưng thực chất là phục vụ mưu đồ chính trị cá nhân, tạo dựng phong trào chống đối, tập hợp gây dựng lực lượng đối lập; gây tình hình mất ổn định chính trị xã hội..
Vì thế, mỗi người cần bình tĩnh, tỉnh táo trong phân tích tình hình. Trước luồng thông tin đa chiều nên sàng lọc để có được sự nhìn nhận đúng. Giữ vững niềm tin vào đường lối đối ngoại khôn khéo và sự lãnh đạo của Đảng; ý thức và sức mạnh của đoàn kết dân tộc, của truyền thống yêu nước. Làm thất bại mọi mưu toan xâm lăng văn hoá, bành trướng dân tộc của người phương Bắc; cũng như không để đối tượng xấu kích động, lôi kéo, dụ dỗ, lợi dụng vào những vu việc vi phạm pháp luật, gây mất an ninh trật tự...
Trung Dung
Trung Dung
No comments:
Post a Comment