Cách đây mấy năm đã diễn ra một cuộc tranh cãi hơn là tranh luận, sôi nổi ở Pháp trong giới tâm thần học và phân tâm học, nhân cuốn Le Livre noir de la psychanalyse - Vivre, penser et aller mieux sans Freud (Sổ đen về nạn phân tâm - Sống khỏe không cần tới Freud)(1) được NXB Les Arènes (Đấu trường) phát hành trung tuần tháng 9/2005.
Phải nói rằng tập sách dày cộm này (881 trang) quy tụ đông đảo tác giả nhiều nước trên thế giới (Pháp, Canada, Hà Lan, Hoa Kỳ, Anh, Úc, Bỉ…), nghiệp vụ, chức vụ khác nhau (triết gia, bác sĩ, sử gia, giáo sư, nhà báo…), nhưng thảy đều chung ngành khảo cứu tâm thần và phân tâm học, không đơn thuần về mặt lý thuyết mà qua thực tiễn. Toàn bộ tập sách, như nhan đề đã mặc nhiên biểu lộ, trực tiếp tố cáo phân tâm học là một huyền thoại phi khoa học, une mythologie ascientifique, chẳng chữa trị được bệnh chứng tâm thần như người ta hằng rêu rao gần một thế kỷ nay – mà chúng tôi đã thưa cùng bạn đọc độ nào(2).
Phải nói rằng tập sách dày cộm này (881 trang) quy tụ đông đảo tác giả nhiều nước trên thế giới (Pháp, Canada, Hà Lan, Hoa Kỳ, Anh, Úc, Bỉ…), nghiệp vụ, chức vụ khác nhau (triết gia, bác sĩ, sử gia, giáo sư, nhà báo…), nhưng thảy đều chung ngành khảo cứu tâm thần và phân tâm học, không đơn thuần về mặt lý thuyết mà qua thực tiễn. Toàn bộ tập sách, như nhan đề đã mặc nhiên biểu lộ, trực tiếp tố cáo phân tâm học là một huyền thoại phi khoa học, une mythologie ascientifique, chẳng chữa trị được bệnh chứng tâm thần như người ta hằng rêu rao gần một thế kỷ nay – mà chúng tôi đã thưa cùng bạn đọc độ nào(2).
Từ bấy đến nay, mọi sự tưởng chừng đã lắng đọng: các đối thủ lần lượt rút về cứ địa của mình, ai bái phục phân tâm học thì cứ âm thầm bái phục, ai phản bác thì cứ âm thầm phản bác, chờ thời(3).
Kéo đổ thần tượng
Thế rồi vào cuối tháng 4/2010, cuộc tranh cãi bỗng dưng bùng nổ trở lại. Cũng như lần trước, nhân dịp phát hành một cuốn sách. Và cũng như lần trước, tranh cãi hơn là tranh luận, khiến cho nhật báo có uy tín nhứt ở Pháp là tờ Le Monde (Thế giới) phải buột lời tóm gọn bằng một dấu hỏi đậm nét: Freud: pourquoi tant de haine? (Freud: sao họ thù nhau tới mức ấy? – Le Monde, ngày 2 và 3/5/2010), nhại lại câu hỏi của giới phân tâm học. Thật vậy, lần này, nhan đề cuốn sách còn thẳng tuột hơn nhiều: Le crépuscule d’une idole - l’affabulation freudienne (Ngày tàn của một thần tượng - những phét lác của Freud – NXB Grasset) của Michel Onfray. Và phản ứng của giới phân tâm học, mà đại diện là bà Elisabeth Roudinesco, trong bài Onfray et le fantasme antifreudien (Hành vi chống Freud hay hoang đường của Onfray – Le Monde, ngày 16/4/2010), cũng bộc trực chẳng kém.
Tác giả tập cảo luận đang đứng hàng đầu sách bán chạy (2.000 cuốn mỗi ngày) trong loại Essais et sciences humaines (Cảo luận và khoa học nhân văn) là triết gia Michel Onfray. 51 tuổi, nghề nghiệp: giáo sư triết, chủ trì đại học tư Université populaire de Can (Đại học bình dân Can) do ông thành lập năm 2002, 58 đầu sách xuất bản trong vòng 21 năm. Luận đề trình bày trong mỗi tác phẩm của ông thường gây sóng gió trong giới trí thức: cuốn Ngày tàn… phát hành cuối tháng 4/2010 cũng không khỏi khiến cho giới phân tâm học xôn xao, ồn ào.
Qua 624 trang sách, tác giả chĩa thẳng mũi dùi vào chính Sigmund Freud (1856-1939), chớ không trực tiếp vào phân tâm học như trong cuốn Sổ đen về nạn phân tâm… sau khi đã ngốn nghiến toàn bộ tác phẩm (trên dưới 6.000 trang) của Sigmund Freud, kể cả thư từ gởi cho người bạn tâm/thâm giao là thầy thuốc tâm thần Wilhelm Fliess (1858-1928)(4), như tác giả thổ lộ. Tác giả tố cáo thẳng tuột con người đã chế tạo một huyền thoại phi khoa học gọi là phân tâm học, bằng cách: 1) bắt ông tổ phân tâm trải qua một cuộc phân tâm dai dẳng do mình dàn dựng, 2) tổng kết thành tựu (ít) và thất bại (nhiều) của bộ môn này qua thực tiễn và 3) khảo xét liên can chánh trị của kẻ khai sanh ra nó. Cuốn sách vẽ nên một bức tranh đủ sức kéo đổ thần tượng được sùng bái bấy nay, nhứt là ở Pháp và Hoa Kỳ.
Bức tranh thâm độc
Căn cứ trên nhận định rút ra từ cuộc đời, phong cách và hành tích của đương sự và dựa trên rất nhiều dẫn chứng cụ thể, triết gia Michel Onfray khẳng định:
- Sigmund Freud là một con người hám danh, dùng đủ thủ đoạn để nổi tiếng. Sau bao nhiêu lần thử nghiệm nhiều cách chữa bệnh thần kinh, đặc biệt bằng thôi miên, ông lần hồi tạo nên một cách chữa trị mới gọi là phân tâm (học). Kết quả không thấy đâu, vậy mà ông vẫn được trọng nể nhờ ở thủ đoạn và tài năng quảng cáo đến mức phân tâm học biến thành một thứ giáo điều, ít ai dám phản bác.
- Các đồ đệ tôn sùng Sigmund Freud thảy đều giấu nhẹm nhiều hành vi không mấy tốt đẹp của ông. Thí dụ việc ông đồn thổi rằng mình đã chữa khỏi ông bạn Ernst von Fleischl-Marxow (1846-1891) vốn ghiền thuốc phiện bằng cách chích bạch phiến – chính ông nhắc tới việc này trong cuốn Uber coca (Nói về bạch phiến - 1884). Nhưng chắc vì bệnh nhân qua đời bởi lối chữa trị dị thường này nên nhan đề tác phẩm không cánh mà bay khỏi thư mục sách tiểu sử do đồ đệ soạn thảo.
- Thư từ qua lại giữa ông và Wilhelm Fliess, người bạn tâm/thâm giao mà cũng là người nhiều bận trách ông đạo ý của mình, cho thấy Sigmund Freud là một con người tham lam, hám lợi. Thí dụ đòi tới những 25 đô la (tương đương với 450 đô la hiện nay) mỗi giờ, bắt bệnh nhân phải đến phân tâm nhiều lần. Còn thì coi thường bệnh nhân, xem họ vừa là phương tiện cần thiết để nuôi sống (các nhà) phân tâm học vừa là vật thí nghiệm cho công trình lập thuyết của mình.
Trên cơ sở nói trên trình bày trong tập sách dày cộm (xin nhắc: 624 trang), Michel Onfray không ngớt vạch ra vô ngần tội trạng mà suốt cuộc đời mình Sigmund Freud đã mắc phải, hơn hết là đã sáng chế une vision du monde privé à prétention universelle, tham vọng phổ cập cái nhìn đời tư eo hẹp của mình. Khó bề tóm gọn một cách rành rọt. May thay, chính tác giả đã làm công việc (đầy đủ?) này, kê khai (hết trọn?) như sau đây.
Cáo trạng
Sigmund Freud?
Một con người phét lác, phóng đại, bịa đặt. Thiêu hủy tư liệu liên lụy. Ghiền thuốc phiện một thời gian dài. Đã giết hại bạn mình khi chữa trị bằng cách chích bạch phiến. Trầm cảm. Thủ dâm. Bị ám ảnh bởi bộ phận sinh dục của mẹ mình, ghen ghét người cha. Biến mặc cảm Œdipe riêng tư thành chứng bệnh phổ quát. Loạn luân với họ hàng cùng máu huyết, với em dâu. Giả bộ hạn chế giao hoan hầu thăng hoa bản năng tình dục.
Mê tín dị đoan, say mê đồng bóng. Chơi trò toán số, chiêu hồn, thần giao cách cảm. Bịa ra nhiều ca bệnh thần kinh chưa từng thấy, thêm mắm thêm muối sao cho câu chuyện có sức thuyết phục. Rao rêu bệnh viện của mình có hiệu quả tốt, chữa trị mau lẹ. Làm giàu bằng cách lấy tiền mặt khỏi phải đóng thuế. Chữa bệnh thủ dâm bằng cách thăm dò, đo lường niệu đạo (ống dẫn nước tiểu). Lập thuyết ngủ nghê đương khi phân tâm mà phân tâm không bị gián đoạn, thường thì cùng ngủ với đồ đệ là Hélène Deutsch (1884-1982). Kỳ thị đồng tánh luyến ái. Khinh khi phụ nữ.
Đề tặng tập cảo luận Sao lại gây chiến? của mình(5) cho trm pht xít Ý Benito Mussolini (1883-1945) với lời than phục: “Kính gởi Ngài Benito Mussolini, với lòng thành của một kẻ lớn tuổi nhận thấy Ngài quả là một nhà lãnh đạo kiêm anh hùng văn hóa. Wien, ngày 26/2/1933”.Năm sau nhệt liệt ủng hộ chánh thể phát xít Áo do Thủ tướng Engelbert Dollfuss (1892-1934, tử nạn trong một cuộc xô xát) cầm đầu. Bàn với đặc sứ của Thống chế Hermann Göring (hay Goering, 1892-1946) xin cho ngành phân tâm học được phép tiếp tục hành nghiệp trong nước Đức quốc xã. Dùng mọi thủ đoạn loại trừ Wilhelm Reich (1897-1957) ra khỏi ngành phân tâm học vì tội theo cộng sản. Luận giải rằng nhà lãnh đạo dân tộc Do Thái Moshé (hay Moïse, thế kỷ XIII trước CN), chẳng phải gốc tộc Do Thái, mà là gốc Ai Cập(6).
Tác giả quả quyết: “Toàn bộ cáo trạng dẫn trên đều có thể kiểm tra được, chứng cớ ghi rõ trong tập sách gồm những một triệu dấu hiệu”. Trên thực tế là gồm 624 trang sách.
Phản ứng dữ dội
Chúng ta không lấy làm ngạc nhiên đọc thấy ngay liền sau đó phản ứng dữ dội của giới phân tâm học, mà đại diện là bà Elisabeth Roudinesco. Trong bài Hành vi chống Freud…, bà thẳng tay phang: “Đầy dẫy sai lầm, toàn bộ căn cứ trên những lời đồn đại, không có dẫn chứng nguồn gốc trong mục lục, tập sách chỉ là hình ảnh hoang đường của tác giả về nhân vật Freud. Ông Onfray dùng ngôi thứ nhứt để đề xuất ý kiến cho rằng Freud làm hư hỏng tận gốc rễ phương Tây vì đã, vào năm 1897, tổ chức âm mưu Œdipe (7), nghĩa là cuộc đời dàn trải của ông chỉ là phiên bản bệnh tật của mình”. Xem chừng chưa đủ, bà và đồ đệ của bà (và, dĩ nhiên, của S.Freud) còn tiếp tục nặng lời hơn nữa trên báo giấy, báo mạng. Chẳng hạn, gọi tác giả là một kẻ đáng ngờ, cứ suy bụng ta ra bụng người và không ưa thì dưa có dòi: “khạc nhổ vô đối tượng mà mình ghét (ông tổ phân tâm học) mọi ám ảnh của chính mình - tộc người Do Thái, nhục dục đồi trụy, mưu đồ tối tăm” (E.Roudinesco) và là kẻ “điên khùng trong suy luận”, “thủ dâm”, “xét lại”, “đa thần chống giáo lý Do Thái Cơ Đốc kiểu mới’’ (René Major), ôi thôi đủ thứ lời lẽ cay độc tục tằn khác nữa.
…
Cuộc tranh cãi lần thứ hai này rồi sẽ đi đến đâu? Chúng tôi chỉ đặt câu hỏi, chớ không dám lên lời giải đáp. Tuy cũng ngầm đón trước rằng chẳng sớm thì chầy nhứt định sẽ nổ ra một cuộc tranh cãi thứ ba.
Chú thích:
(1) Chắc vì chỉ nhìn thấy mặt chữ tách rời khỏi mạch văn, nên trong bài “Nạn phân tâm” hay “nạn thiếu trách nhiệm” của người cầm bút (E–van, ngày 29/11/2005), ông Trần Ninh đã lên lời chê trách chúng tôi đã chuyển dịch từ psychanalyse trong nhan đề Le Livre noir de la psychanalyse là nạn phân tâm. Ông đặt câu hỏi: “Việc ông Trần Thiện Đạo dịch la psychanalyse thành “nạn phân tâm” là dựa trên cơ sở nào? “Nạn phân tâm” liệu có trở thành một thuật ngữ tương đương với “phân tâm học” được không? Hay bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể tự cho phép mình đối xử tùy tiện với ngôn ngữ?”.
Xin thưa, vắn tắt như sau: dựa trên ý nghĩa cụm từ livre noir (sổ đen), vì nó mặc nhiên thẩm định phân tâm học là một cái nạn, điều mà ông Trần Ninh bấy giờ mù tịt. Còn nếu như ông chịu khó tìm hiểu đến nơi đến chốn trước khi lên lời dè bỉu kiểu “nạn thiếu trách nhiệm”, thì xin được phép trình bày tiếp theo nguồn gốc ý nghĩa tiềm ẩn của nó trong tiếng Pháp hiện nay. Năm 1997, cuốn Le Livre noir du communisme – Crimes, terreur, répression (Sổ đen về nạn cộng sản - Tội ác, khủng bố và đàn áp – NXB Robert Laffont) được phát hành và tiếp liền là cuốn Le Livre noir du capitalisme (Sổ đen về nạn tư bản – NXB Temps des cerises)… Rồi nhiều cuốn sách khác cùng loại, cùng đầu đề Le livre noir de (…) liên tục ra đời - khiến cho cụm từ livre noir (sổ đen)nghiễm nhiên mang thêm một ýnghĩa mới là sách kể tội... (nạn…):cuốn Le Livre noir de la psychanalyse phát hành năm 2000 hàm trọn nghĩa mới này.
Dịch văn mà chỉ dựa trên mặt chữ khắc dẫn tới hiểu sai và biết lầm…
(2) Trần Thiện-Đạo, Sigmund Freud - Thiên tài hay bịp bợm? (E–van, ngày 12/11/2005) và Sigmund Freud - Thiên tài hay bịp bợm (tiếp) (E–van, ngày 19/11/2005).
(3) Ở Việt Nam còn lặng lẽ hơn. Không nghe ông Đỗ Lai Thúy chuyên khảo cứu phân tâm học cất tiếng, ngoài các bài giảng trong đại học. Còn ông Tô Kiều Phương (bút danh của Kiều Thanh Quế, 1914-1947), tác giả cuốn Học thuyết Freud (NXB Tân Việt - 1943) thì đã mất từ lâu.
(4) Wilhelm Fliess và Sigmund Freud gặp nhau năm 1887. Trở thành bạn tâm/thâm giao, ngày ngày trao đổi thư từ với nhau luận bàn về hiện tượng tình dục cho đến năm 1902 thì ngừng, khi W.Fliess lên lời trách S.Freud đánh cắp ý tưởng của mình. S.Freud lấy làm tức, bèn đốt trụi thư của bạn mình hòng xóa tiệt dấu vết. Còn thư của ông Còn thư của ông sau khi W. Fliess mất thì bán cho một tay buôn, rồi đuợc bà Marie Bonaparte (1882-1962 - dịch và giới thiệu phân tâm học ở Pháp) mua lại, cất giữ. Mãi đến năm 2006, toàn bộ 287 bức thư này mới được công bố, trở thành tư liệu quí giá để tìm hiểu con người và suy luận của S. Freud, cho thấy ông tổ phân tâm học mò mẫm như thế nào để hoàn thành công trình lập thuyết của mình.
(5) Trần Thiện-Đạo, Lầm lỗi (Hợp Lưu, số 97, tháng 11 và 12 năm 2007).
(6) Tréo cẳng ngỗng thay: Sigmund Freud vốn tộc Do Thái.
(7) Mặc cảm Œdipe xem như mưu toan làm hư hỏng phương Tây.
No comments:
Post a Comment