Saturday, December 13, 2014

ĐẠI SỨ QUÁN MỸ LẠI "QUAN NGẠI"

Như thường lệ, sau phiên tòa phúc thẩm ngày 12/12/2014 đối với 3 bị cáo: Bùi Thị Minh Hằng; Nguyễn Thị Thúy Quỳnh; Nguyễn Văn Minh về tội “Gây rối trật tự công cộng” theo điều 245 Bộ Luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội và ngài Phil Robertson đại diện Human Rights Watch tại châu Á cho đăng thông cáo báo chí với nội dung lên án chính quyền Việt Nam như sau: 
“Chúng tôi quan ngại sâu sắc về việc chính phủ Việt Nam kết án và phạt tù các nhà hoạt động gồm bà Bùi Thị Minh Hằng, bà Nguyễn Thị Thuý Quỳnh và ông Nguyễn Văn Minh theo thứ tự là 3 năm, 2 năm và 2,5 năm tù giam theo Điều 245, về “trật tự công cộng”. Việc các cơ quan chức năng Việt Nam sử dụng các điều luật về trật tự công cộng để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ vì họ bày tỏ quan điểm chính trị một cách ôn hoà là điều đáng báo động.
Việc kết án này dường như không phù hợp với quyền tự do ngôn luận và những nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị cũng như các cam kết thể hiện trong Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế. Chúng tôi kêu gọi chính phủ hãy thả vô điều kiện ba cá nhân này, cũng như các tù nhân lương tâm khác, và cho phép mọi người Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ.” 
"Bà Bùi Thị Minh Hằng đã từ lâu là một cái gai trong mắt chính quyền Việt Nam, vì vậy Hà Nội đã sáng chế ra những cáo buộc với động cơ chính trị như "Gây rối trật tự công cộng" nhằm bịt miệng bà cùng hai blogger khác," ông Robertson nói.
"Đây chỉ là một phần chiến thuật của chính phủ nhằm trấn áp các nhà hoạt động nhân quyền, với những cáo buộc về gây rối trật tự công cộng thay vì hình sự hóa việc thực thi quyền con người".
"Thế nhưng mục đích của chúng là hoàn toàn giống nhau - ném người dân vào ngục tù chỉ vì dám đòi hỏi sự minh bạch, một chính quyền dân chủ và tôn trọng nhân quyền".
"Trong những vụ án chính trị như vậy, tòa án không có một chút độc lập nào trước Đảng Cộng Sản. Tất cả những gì xảy ra đã được dàn xếp trước".

Khoản 2, điều 19 Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị mà đại sứ quán Mỹ nhắc tới có nói:
“Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ". Và khoản 3 điều này có nói: "Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để:a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác.b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội.
Điều này có nghĩa là mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và đều phải chịu những hạn chế nhất định. Hơn nữa Bùi Thị Minh Hằng cùng 2 bị can trên bị bắt vì tội “Gây rối trật tự công cộng”, vốn không hề liên quan đến việc “chỉ trích chính phủ” hay “bày tỏ quan điểm chính trị”. Đại sứ quán Mỹ không nên lập lờ, đánh tráo những khái niệm trên. Pháp luật là hệ thống luật pháp chung cho toàn xã hội, không có ưu tiên cũng không có ngoại lệ, kể cả các nhà hoạt động dân chủ cũng vậy. Huống chi những người như Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, Nguyễn Văn Minh không phải là những nhà hoạt động dân chủ chân chính. Họ chỉ là những cá nhân mượn danh “dân chủ” để chống phá nhà nước Việt Nam. 

Cần phải nói thêm, Bùi Thị Minh Hằng là một công dân thường xuyên vi phạm pháp luật và không có dấu hiệu ăn năn, hối cải. Thị là một trong những “nhà dân chủ” có bề dày thành tích tù tội.

- Vào năm 1993: Mặc dù đã tái hôn nhưng Bùi Hằng vẫn có quan hệ bất chính với một người đàn khác đang có vợ con, thị vi phạm chế độ hôn nhân 1 vợ 1 chồng, và bị TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xử phạt 9 tháng tù treo, 12 tháng thử thách. 

- Ngày 29/11/1996, Bùi Hàng bị CA tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khởi tố vụ án Hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản. Thời gian bị bắt, thị tỏ ra thành khẩn, do đó ngày 19/3/1997 Bùi Hằng chỉ bị tòa xử phạt hành chính 400.000 đồng về hành vi cưỡng đoạt tài sản và được đình chỉ điều tra vụ án hình sự.

- Năm 2009, vì không thể chịu nổi những hành vi ngang ngược của Bùi Thị Minh Hằng, bà Phạm Thị Hoán – mẹ đẻ của Hằng đã làm đơn tố cáo nhờ cơ quan chức năng can thiệp.

- Ngày 2/8/2011 Bùi Hằng có mặt tại phiên tòa xét xử phúc thẩm Cù Huy Hà Vũ. Tại đây, thị đã gào thét hỗn loạn, kích động một số người gây mất trật tự công cộng làm ảnh hưởng đến việc xét xử. Mặc dù đã được nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn cố tình vi phạm với thái độ hung hăng, mạt sát, thóa mạ cán bộ cơ quan chức năng. Các lực lượng làm nhiệm vụ đã buộc phải đưa Hằng về trụ sở CA quận Hoàn Kiếm, lập biên bản, ghi lời khai, ra quyết định xử phạt hành chính với hình thức cảnh cáo về hành vi gây rối trật tự ở nơi công cộng.

- Ngày 18/8/2011, UBND TP Hà Nội đã có Thông báo về công tác đảm bảo an ninh trật tự, yêu cầu chấm dứt mọi hoạt động tụ tập, tập trung đông người trái pháp luật trên địa bàn thành phố, nhưng ngày 21/8/2011, Bùi Thị Minh Hằng vẫn tiếp tục cùng một số người tụ tập quậy tưng bừng gây mất trật tự công cộng tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ. Mặc dù, được lực lượng làm nhiệm vụ đảm bảo ANTT kiên trì tuyên truyền, giải thích, thuyết phục và vận động, nhưng Bùi Thị Minh Hằng cố tình vi phạm, buộc lực lượng công an phải cưỡng chế đưa về Đồn công an số 1 Mỹ Đình, sau đó chuyển tới công an quận Hoàn Kiếm lập hồ sơ, ra quyết định xử lý hành chính theo điều 7, Nghị định 73/CP.

- Ngày 16/10/2011, Bùi Thị Minh Hằng cùng 17 người khác tụ tập trước cổng Đền Ngọc Sơn - Hoàn Kiếm, có hành vi phát tán khẩu hiệu gây mất trật tự công cộng. Lực lượng làm nhiệm vụ đã vận động họ dừng ngay các hành vi trên nhưng Hằng không chấp hành. Khi bị xử lý, Hằng đã la hét, lăn ra vỉa hè ăn vạ, chửi bới, lăng mạ lực lượng làm nhiệm vụ…

- Cuối năm 2011, Bùi Hằng liên tục có những hành vi gây rối trật tự công cộng quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm. Sau mỗi lần vi phạm, Hằng đều được tuyên truyền, vận động, giáo dục nhiều lần. Tuy nhiên, thị vẫn ngoan cố thách thức chính quyền, bất chấp pháp luật, liên tục có hành vi gây rối trật tự công cộng. Ngày 27/10/2011, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm đã đề nghị Hội đồng tư vấn thành phố đưa Bùi Thị Minh Hằng đi cơ sở giáo dục, thời hạn 24 tháng. Ngày 1/11/2011, Hội đồng tư vấn thành phố đã có báo cáo đề nghị UBND TP Hà Nội ra Quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục đối với Bùi Thị Minh Hằng. Ngày 8/11/2011, UBND thành phố có Quyết định số 5225/QĐ-UBND về việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục thời hạn 24 tháng đối với Bùi Thị Minh Hằng. Trong trại, thay vì tu tâm dưỡng tính thì thị luôn là một trại viên “bất hảo”. Một trại viên cùng buồng với nữ trại viên này cho biết: ''Chúng em vào đây không ít thì nhiều đều là người vi phạm pháp luật. Ai cũng ý thức được tội lỗi của mình để cải tạo thật tốt, mong sớm được về với gia đình. Song với chị Hằng (Bùi Thị Minh Hằng) lại khác. Từ lúc vào trại đến bây giờ, chị ấy luôn gây chuyện, không chấp hành nội quy của trại. Em tuy ít học thật, song em thấy rằng, cách hành xử của chị Hằng đã khiến chúng em không thể tôn trọng''. 

- Sáng ngày 11/2/2014, Bùi Thị Minh Hằng cùng 20 người khác đi trên 10 chiếc xe mô tô về huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Khi đi trên đường, đoàn mô tô xe máy này đi hàng đôi, hàng ba nên đã bị Tổ công tác CSGT đang tuần tra kiểm soát ra hiệu dừng lại để kiểm tra. Không những không chấp hành hiệu lệnh của người thi hành công vụ, Bùi Thị Minh Hằng cùng đoàn người này còn thóa mạ, tấn công tổ công tác làm ách tắc giao thông trong nhiều giờ. Công an huyện Lấp Vò đã ra quyết định khởi tố vụ án và khởi tố 3 bị can cầm đầu gồm Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh. Nhóm bị can này bị khởi tố về 2 tội danh “Gây rối trật tự công cộng” theo Điều 245 và “Chống người thi hành công vụ” theo Điều 257 Bộ luật Hình sự.

Các hành vi vi phạm pháp luật của Bùi Hằng đều thuộc diện có tổ chức, phạm tội nhiều lần, xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội, Gây cản trở giao thông nghiêm trọng, làm đình trệ hoạt động công cộng, chống người thi hành công vụ và đặc biệt là TÁI PHẠM NGUY HIỂM. Chính vì vậy việc chính phủ Việt Nam bắt giam Bùi Thị Minh Hằng là hoàn toàn hợp lý. Việc đại sứ quán Mỹ không có cơ sở để cho rằng việc chính phủ Việt Nam kết án 3 cá nhân này là “không phù hợp với quyền tự do ngôn luận”

Hoạt động của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội và Ngài Phil Robertson đại diện Human Rights Watch tại châu Á đã vi phạm điều 41 Công ước viên về quan hệ ngoại giao ngày 18/04/1963 và Điều 55 Công ước Viên về Quan hệ lãnh sự ngày 24/04/1963. Theo đó, các viên chức ngoại giao, lãnh sự cử các phải có nghĩa vụ tôn trọng pháp luật, phong tục tập quán của Việt Nam; không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam; không sử dụng trụ sở của cơ quan và nhà ở của các thành viên cơ quan vào mục đích trái với chức năng chính thức của mình".

Hơn nữa, đại sứ quán Mỹ nên tự nhìn lại chính mình trước khi chỉ trích Việt Nam về các vấn đề nhân quyền. Những vết đen như tù nhân bị hành hạ như thời trung cổ ở nhà tù Goan-ta-na-mô hay việc cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) đã thực hiện hơn 61.000 vụ đánh cắp thông tin trên toàn cầu thu giữ một lượng lớn dữ liệu điện thoại và Internet, thậm chí là cài thiết bị, phương tiện vào các văn phòng, đột nhập vào hệ thống máy tính nội bộ của EU để nghe lén, do thám, thu thập tin tức tình báo, đánh cắp thông tin trên toàn cầu còn khiến người khác phải “quan ngại” hơn rất nhiều. Vì vậy có lẽ đại sứ quán Mỹ nên để dành sự “quan tâm” của mình cho những vấn ở Mỹ thì hơn. 

P/s: Ở Mỹ, nếu Bùi Hằng dám chống đối người thi hành công vụ thì có lẽ thị đã nhận được 2 viên vào đầu như cậu thanh niên da màu Michael Brown.

Nhật Lệ


No comments:

Post a Comment