Monday, December 7, 2015

CUỘC CHIẾN DƯỚI CHIÊU BÀI “BẢO VỆ NGƯỜI DÂN” SYRIA CỦA MỸ VÀ ĐỒNG MINH

Kể từ khi bạo lực bùng phát và leo thang trong các cuộc giao tranh giữa quân đội của Chính phủ Syria với lực lượng nổi dậy đến nay ước tính số người chết đã lên tới hàng chục nghìn người. Syria đang chìm sâu vào vòng xoáy của cuộc nội chiến. Hàng triệu người dân Syria đang bị đe dọa bởi bóng ma của cuộc nội chiến, hàng trăm nghìn người Syria phải rời bỏ đất nước, hàng vạn người khác đang phải sống trong các trận tị nạn, cuộc sống vô cùng bất ổn và thiếu thốn. Trong khi đó Mỹ và các đồng minh NATO, với vai trò giải quyết xung đột đang bằng mọi cách nhằm lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad, bao gồm cả việc lôi léo, sử dụng các tổ chức hồi giáo cực đoan, các quốc gia Arab để hậu thuẫn, ủng hộ cho lực lượng nổi dây, thâm chí cả các tổ chức khủng bố, cho dù nó là kẻ thù của nước Mỹ.

Mỹ và đồng minh đang bảo vệ người dân hay đẩy người dân Syria vào bước đường cùng


Cuộc khủng hoảng chính trị ở Syria đang nóng lên từng ngày bởi lúc này, lực lượng đối lập đang phối hợp chặt chẽ với các tổ chức hồi giáo cực đoan, các tổ chức khủng bố quốc tế và lực lượng đặc nhiệm của một số nước phương Tây, được đạo diễn từ bên ngoài để tiến hành “cuộc chiến tranh không tuyên bố” mượn cớ “bảo vệ người dân” nhằm chống lại lực lượng ủng hộ chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Cuộc chiến này còn nguy hiểm hơn cả nội chiến bởi nó được các lực lượng đối lập che đậy dưới vỏ bọc “theo đuổi mục đích nhân đạo” và không thể phân biệt rõ đâu là chiến tuyến, đâu là hành động bạo lực của Chính phủ Syria, đâu là hành động khủng bố tàn bạo nhất của lực lượng đối lập.

Phát biểu tại Quốc hội Syria ngày 3- 6-2012, Tổng thống Syria Bashar al- Assad tuyên bố, hiện nay các thế lực nước ngoài đang xúi giục các phần tử cực đoan tôn giáo với sự tham gia của các phần tử thuộc mạng lưới khủng bố “Al-Qaeda” để tiến hành cuộc chiến tranh khủng bố nhằm hủy hoại quốc gia này. Kể từ khi cam kết thực hiện sáng kiến 6 điểm của Đặc phái viên của Liên Hợp quốc và liên đoàn Arab Kofi Annan, các lực lượng đối lập chuyển sang thực hiện cuộc chiến tranh khủng bố, đưa Chính phủ Syria rơi vào tình thế vô cùng khó xử. Nếu tuân thủ nghiêm túc Nghị quyết 2042 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc (HĐBA LHQ) ngày 14-4-2012, nghĩa là : “Rút hết lực lượng ra khỏi các khu vực giao tranh và không hành động gì, họ sẽ bị chiến tranh khủng bố đánh bại; còn nếu buộc phải có hành động đáp trả cuộc chiến tranh khủng bố, quân của Chính phủ Syria sẽ bị cáo buộc “vi phạm Nghị quyết 2042 của HĐBA LHQ” và bị “cộng đồng quốc tế” lên án, thậm chí mượn cớ đó để can thiệp quân sư.

Tổng thống Bashar al-Assad đã phải lựa chọn phương án đáp trả. Ngay lập tức, các lực lượng đối lập được bộ máy tuyên truyền rộng khắp của phương Tây ra sức ủng hộ, cáo buộc Chính phủ Syria “vi phạm cam kết ngừng bắn, tiếp tục dùng vũ lực tàn sát người dân”, còn chính phủ nhiều nước mượn cớ đó để trục xuất đại sứ của Syria về nước. Đó thực chất là cái vòng luẩn quẩn dẫn đến sự bế tắc chính trị sâu sắc hiện nay ở Syria. Tổng thống Syria Bashar al- Assad đã lên án một số quan sát viên của Liên Hợp quốc không công bằng khi lên án lực lượng chính phủ dùng bạo lực mà làm ngơ những vụ tấn công khủng bố tàn bạo của lực lượng đối lập. Như vậy, cuộc chiến tranh không tuyên bố đang diễn ra ở Syria là cuộc chiến tranh khủng bố điển hình nhất do các lực lượng đối lập, trước hết là “Đội quân tự do Syria”, tiến hành với sự viện trợ ráo riết về tài chính, vũ khí, huấn luyện và chiến thuật của Mỹ và các đồng minh NATO của họ ở Trung Đông như Arab Saudi, Quatar và Israel nhằm mục đích tiêu diệt bằng được Tổng thống Bashar ai-Assad (như họ đã từng làm với Tổng thống Muammar al-Gaddafi ở Libya).

Theo nhận định của ông Tyurker Ertyurk, Đô đốc Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ, nguyên Giám đốc Học viện Quân sự Thổ Nhĩ Kỳ, lãnh thổ Syria hiện nay tràn ngập các chiến binh khủng bố, còn mạng lưới khủng bố "Al-Qaeda" được Mỹ ủng hộ đã từng tiến hành nhiều vụ khủng bố tàn bạo và đẫm máu nhất ở quốc gia này.

Các vụ khủng bố cảm tử ở Damascus, thủ đô Syria, cho thấy phương Tây và các đồng minh của họ trong thế giới Arab đang lặp lại "kịch bản Salvador" bằng cách sử dụng các lực lượng khủng bố thay thế lực lương đối lập. Kịch bản này đã từng được hai người Mỹ có tên là John Negroponte va Robert Ford tổ chức thực hiện ở Cộng hoà Salvador trước đây. John Negroponte về sau trở thành Đại sứ của Mỹ ở Iraq, còn Robert Ford được bổ nhiệm Đại sứ của Mỹ ở Syria.

Báo "The Guardian" (Anh) đăng bài "Sự can thiệp quân sự vào Syria sẽ để lại hậu quả tàn khốc đối với quốc gia này" của Sami Ramadan, trong đó phanh phui Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng tiền bán dầu mỏ của Arab Saudi và Quatar để gây tình hình bất ổn ở Syria. Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton đang thuyết phục cộng đồng thế giới về sự cần thiết phải tiến hành can thiệp quân sự vào Syria, còn Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đang tích cực ủng hộ và huấn luyện các chiến binh khủng bố. Theo Sami Ramadan, Mỹ và các đồng minh NATO đã tuyển mộ thủ lĩnh của các tổ chức khủng bố và các nhóm tội phạm ở các nước làm lính đánh thuê, sau đó huấn luyện họ tại các trại huấn luyện đặc biệt trên lành thổ Thổ Nhĩ Kỳ và Libanon. Chính nhân viên của Cục Tình báo Iraq đã nhận diện được một số kẻ chuyên làm nghề đâm thuê chém mướn đến từ Iraq. Có một chi tiết rất quan trọng là trong khi các lực lượng thuộc chính phủ Syria giải phóng thành phố Homes, họ đã bắt giữ được hàng trăm lính đánh thuê đến từ các nước Arập và nhiều nước khác, trong đó có rất nhiều tên thuộc đội quân viễn chinh của Pháp.

Theo số liệu của báo "The Guardian" (Anh), Arab Saudi tiến hành viện trợ toàn diện cho các chiến binh thuộc "Đội quân tự do của Syria" nhằm gây áp lực đối với chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad. Arab Saudi cũng đã từng thảo luận kế hoạch này với Mỹ và nhiều nước Arab khác. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ cho phép thành lập Trung tâm chỉ huy ở thành phố Stambun có chức năng phối hợp các hoạt động cung cấp vũ khí cho lực lượng đối lập ở Syria và tham vấn với chỉ huy các đội quân khủng bố trên lãnh thổ quốc gia này. Theo nhận xét của báo "The Guardian" trích dẫn nguồn tin từ các nước Arab, thì chủ trương của một số nước giúp đỡ toàn diện cho các lực lượng đối lập là nhằm phá hoại Nhà nước Syria.

Tác giả Reuel Marc Gerecht, cộng tác viên khoa học của "Quỹ bảo vệ dân chủ", ương một bài báo đăng trên tuần báo "The Wall Street Joural" của Mỹ, cho biết, một chiến dịch trên quy mô lớn của CIA được tiến hành đồng thời trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan và Iraq hoàn toàn có khả năng lật đổ chế độ của Tổng thống Bashar al- Assad. Reuel Marc Gerecht khẳng định rằng, Chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad không đủ lực lượng để trấn áp các lực lượng nổi dậy cùng một lúc trên nhiều mặt trận. Do không có đủ lực lượng cũng như do điều kiện địa hình của Syria quá trống trải như núi thắp, sa mạc và thảo nguyên khô cằn, nên lực lượng của Chính phủ Syria rất dễ bị các tổ chức khủng bố tấn công.

Một cựu nhân viên tình báo Mỹ tin rằng, chiến dịch lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad không đòi hỏi CIA phải nỗ lực quá nhiều. Ngay cả trong chiến dịch ủng hộ các lực lượng nổi dậy chống lại Quân đội Liên Xô ở Afganistan trong những năm 1986 -1987 cũng chỉ có vài chục nhân viên của C1A là đủ. Chiến dịch hiện nay ở Syria có thể cần có sự tham gia nhiều hơn của CIA, nhưng cùng lắm cũng không quá 50 chuyên gia, với sự hợp tác của cơ quan tình báo các nước đồng minh. Ngoài ra, người Curd ở Iraq có thể tạo điều kiện cho Mỹ có quyền tự do hành động để nhận được sự ủng hộ của Mỹ đối với họ trong cuộc tranh chắp lãnh thổ với Iraq và Iran.

Hải Trang

No comments:

Post a Comment