Wednesday, December 2, 2015

NHÂN QUYỀN VÀ TIẾN BỘ XÃ HỘI

Trong sự vận động và phát triển của xã hội, quyền con người và tiến bộ lịch sử hay tiến bộ xã hội có quan hệ một thiết với nhau. Mỗi bước phát triển của tiến bộ xã hội là sự ghi nhận và im đậm nét trên những thang bộc của sự phát triển quyền con người. Những giá trị của quyền con người xét trên tổng thể cũng như tùng lĩnh vực là biểu hiện trực tiếp của tiến bộ xã hội.

Quyền con người - thước đo đánh giá tiến bộ xã hội. Lịch sử xã hội loài người bắt đầu từ đâu thì từ đó bắt đầu quá trình vận động và phát triển của tiến bộ xã hội. Hành vi lịch sử đầu tiên của con người là chế tạo ra công cụ lao động, dùng công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên, bắt đầu quá trình sáng tạo ra một tự nhiên mang tính người. Hành vi lịch sử đầu tiên ấy là khởi đầu cho tự do của con người, tách mình khỏi tự nhiên, biến thiên nhiên thành đối tượng tác động, sản xuất ra của cải vật chất phục vụ, đáp ứng nhu cầu của con người. Khởi điểm của sự vận động và phát triển của tiến bộ lịch sử ấy cũng là khởi điểm khẳng định vị trí của con người trước tự nhiên. Đó cũng chính là giá trị nhân loại đầu tiên khẳng định quyền sống và phát triển của quyền con người.

Việt Nam dự Hội nghị cấp cao Hội đồng Nhân quyền LHQ
Ngày nay, xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội đang diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng trên toàn cầu. Dưới ảnh hưởng của cuộc cách mang khoa học, công nghệ, tin học, mỗi quốc gia, dân tộc khó có thể tự mình giải quyết được những nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và thực hiện được những tiến bộ xã hội với tốc độ nhanh. Tiến bộ xã hội trên phương diện phát triển kinh tế, văn hóa đòi hỏi các quốc giá, các dân tộc sự hợp tác, liên kết, giao lưu giữa các nhà nước, phối hợp các nỗ lực của cả cộng đồng thế giới và của từng quốc gia để cùng thực hiện mục tiêu tiến bộ và thịnh vượng của các dân tộc, xóa bỏ tình trang đói nghèo, kém phát triển vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của con người. Những tiến bộ xã hội đạt được ở những lĩnh vực này là nhân tố quan trọng, cơ sở và điều kiện bảo đảm và thực hiện quyền sống xứng đáng của con người về kinh tế, xã hội.

Quyền con người - động lực thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Không chỉ là kết quả được tạo ra, một yếu tố cấu thành nội dung, thước đo và tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội, nhân quyền trong mối quan hệ với tiến bộ xã hội, ở sự tác động lẫn nhau giữa chúng còn là động lực đặc biệt thúc đẩy sự vận động và phát triển của tiến bộ xã hội.

Xã hội loài người vận động theo quy luật xã hội này thay thế xã hội khác, sự phát triển của các phương thúc sản xuất, của các hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên (C.Mác). Trong sự vận động và phát triển của xã hội loài người, tiến bộ xã hội là một nhu cầu tự nhiên, một xu hướng tất yếu của quá trình đi lên, của sự thay thế các hình thái kỉnh tế xã hội trong lịch sử Cùng với sự phát triển của xã hội, tiến bộ xã hội ngày càng được bổ sung những nội dung mới với những cấp độ tính chất, quy mô và giá trị mới. Trong những nội dung của tiến bộ xã hội, quyền con người nổi trội lên như một giá trị đặc trưng mà thiếu nó tiến bộ xã hội sẽ không có nội dung toàn diện, đầy đủ, không có sinh khí và sức sống nội tại.

Vai trò động lực của quyền con người đối với sự vận động và phát triển của tiến bộ xã hội thể hiện ở chỗ hình thành các nhu cầu và khát vọng giải phóng con người và xã hội khỏi áp bức, bóc lột và tha hóa. Việc thỏa mãn các nhu cầu vật chất, văn hóa, tinh thần của con người là mục tiêu và bản chất của tiến bộ xã hội. Mỗi bước phát triển của xã hội đều ghi nhận những tiến bộ trên lĩnh vực nhân quyền, con người ngày càng có những nhu cầu mới, quyền con người với nội dung, khối lượng ngày càng phong phú, rộng lớn theo sự phát triển của tiến bộ xã hội.

Con người sinh ra tự do và luôn vươn tới tự do. Nhu cầu giải phóng là khát vọng cháy bỏng của con người. Từ khi xã hội phân chia thành các giai cấp, một nội dung cơ bản của tiến bộ xã hội là giải phóng con người và xã hội khỏi áp bức và bất công, đem lại cho con người, xã hội sự công bằng, tự do và dân chủ, bình đẳng. Đó cũng là mục tiêu và yêu cầu của quyền con người trong các cuộc vận động của lịch sử xã hội. Thành tựu đạt được trong lĩnh vực quyền con người do tiến bộ lịch sử mang lại thôi thúc con người hành động để đáp ứng và thỏa mãn những nhu cầu chính đáng về quyền của mình.

Cách mạng tư sản ở nước Pháp với Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền, Cách mạng tư sản ở nước Mĩ với Tuyên ngôn quyền con người là những cuộc cách mạng đánh dấu bước phát triển mới về chất của tiến bộ xã hội, chế độ phong kiến sụp đổ nhường chỗ cho sự phát triển tất yếu của chủ nghĩa tư bản, mở ra giai đoạn mới trong sự phát triển của lịch sử xã hội loài người. Những quyền con người do tiến bộ Lịch sử mang lại qua cách mạng tư sản trở thành khát vọng, động lực to lớn thúc đẩy loài người tiến lên trên con đường giải phóng cá nhân và xã hội. Đầu thế kỷ XX với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga và sau đó là sự ra đời Liên bang Xô Viết, hệ thống xã hội chủ nghĩa và các nước dân chủ nhân dân đã làm thức tỉnh hàng loạt các dân tộc vùng dậy đấu tranh đòi quyền dân tộc khỏi áp bức và nô dịch của chủ nghĩa tư bản, giành độc lập dân tộc, tự lựa chọn con đường phát triển của dân tộc minh.

Ý thức về quyền con người đối với tiến bộ xã hội, một trong những đặc trưng cơ bản của con người là quyền con người và sức mạnh, quyền năng của con người là tư duy, ý thức của con người. Nhờ có tư duy, có trí tuệ, con người đã cải biến thiên nhiên và sáng tạo ra một tự nhiên khác mang tính người. Trải qua hàng triệu năm lao động và đấu tranh, loài người mới dần hiếu ra và ý thức được vị trí của mình trước tự nhiên, trước xã hội và tự ý thức về mình. Quyền sống, quyền làm người tự do và bình đẳng, quyền được thu hưởng các giá trị vật chất, văn hóa, tinh thần, quyền phát triển toàn diện nhân cách... hệ thống các quyền con người cho đến ngày nay mà nhân loại đã đạt được đều bắt nguồn từ những nhu cầu, khát vọng, lý tưởng, hoài bão, tư tưởng, ý thức của con người từ hàng nghìn, hàng vạn năm qua.

Ý thức về quyền con người là giai đoạn, trình độ cao trong sự phát triển ý thức của con người. Người nô lệ phải có ý thức đòi quyền sống và vươn lên thoát khỏi kiếp nô lệ mới có thể dám đấu tranh để giành lấy tự do. Một dân tộc bị áp bức, bị nô dịch phải có ý chí, ý thúc giành độc lập, tự do mới có thể đấu tránh, bất chấp hy sinh gian khổ mới giành lại được quyền sống trong độc lập và tự do. Những thực tế của các cuộc đấu tranh, chiến đấu giành quyền độc lập dân tộc trong suốt lịch sử nhân loại, đặc biệt trong thế kỷ 20 cho thấy vai trò của ý thức về quyền con người, quyền dân tộc là hết sức quan trọng, nhiều khi có ý nghĩa quyết định đối với quá trình vận động và phát triển của các dân tộc, với từng cộng đồng người và với sự phát triển của lịch sử xã hội. 

Trên bình diện đấu tranh giải phóng giai cấp và giải phóng dân tộc, các giai cấp, các dân tộc bị áp bức, bị bóc lột, nô dịch đã phải trải qua một quá trình hình thành và phát triển ý thức về quyền của mình để từ đó tác động vào thực tiễn, vào đời sống xã hội, tổ chức lực lượng... đấu tranh giành lại quyền cho mình. Các cuộc cách mạng tư sản phương Tây đều giương cao ngọn cờ “dân chủ, tự do, bình đẳng”, cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa đều đề ra mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, vì con người, cho con người, bảo đảm và thực hiện các quyền con người.

Phát triển dân chủ là phát triển tiến bộ xã hội. Dân chủ và nhân quyền là thành quả vĩ đại mà loài người đã đạt được trong đấu tranh chỉnh phục tự nhiên, đấu tranh giai cấp, cải tạo xã hội, thúc đẩy tiến bộ lịch sử; là những lĩnh vực hoạt động xã hội của con người có mối quan hệ hữu cơ, gắn bó mật thiết với nhau. Trong quá trình vận động và phát triển của lịch sử, mỗi bước thắng lợi của các giai cấp, lực lượng xã hội tiến bộ đều gắn liền với sự ra đời, phát triển của các hình thúc dân chủ trong các thể chế chính trị. tổ chức và hoạt động của nhà nước và những quyền cơ bản của công dân, của cá nhân trong các tập đoàn người, các giai cấp, dân tộc nhất định. Thực tiễn lịch sử chứng minh rằng mỗi bước tiến của dân chủ cũng đồng thời đánh dấu sự phát triển của nhân quyền. 

Tất cả các cuộc vận động xã hội lớn trong lịch sử, dân chủ và nhân quyền đều là những giá trị nổi bật được xác định như những mục tiêu, mục đích, thước đo của tiến bộ xã hội trong việc giải phóng xã hội và con người. Vì thế, dân chủ và nhân quyền được coi như một tiêu chí cơ bản, quan trọng nhất đánh dấu sự phát triển của các chế độ xã hội cao hơn hay thấp trong thang bậc phát triển của tiến bộ lịch sử.

Dân chủ với ý nghĩa là giá trị xã hội được kết tinh lai là các quyền của con người và của công dân tứ khi dân chủ là một trong những quyền cơ bản, mục tiêu phấn đấu, đấu tranh của các tầng lớp, giai cấp, tập đoàn xã hội trong cuộc đấu tranh giải phóng khỏi áp bức, nô dịch, bất công, giải phóng con người.

Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa kinh viện, chủ nghĩa thầy tu và thần học, nội dung dân chủ và nhân quyền của giai cấp tư sản thời kỳ này là tiến bộ, vì con người, giải phóng con người và xã hội, nâng cao vị trí, vai trò con người trong xã hội, hình thành và phát triển ở con người ý thức và năng lực dân chủ. Với ý nghĩa là những giá trị xã hội, những thành tựu dân chủ đạt được trước chủ nghĩa xã hội, những quyền cơ bản của con người, của công dân được ghi nhận và thực hiện trong hiến pháp, pháp luật. Dân chủ trong xã hội tư bản, mặc dù diễn ra trong những khuôn khổ và giới hạn của trật tự, pháp luật tư sản, tuy nộ không thể và không bao giờ đem lại quyền lực thực sự cho giai cấp những người lao động, bộ phận chiếm tuyệt đại đa số trong dân cư song có vai trò to lớn thúc đẩy xã hội phát triển.

Đối với giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đối với các dân tộc bị áp bức và bóc lột, bị nô dịch, từ đấu tranh đòi dân chủ, dân sinh, dân quyền sang đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng toàn xã hội, tiến đến một xã hội mới, xã hội chủ nghĩa, một xã hội trong đó có dân chủ thật sự, đầy đủ và triệt để nhất và quyền lợi của nhân dân, quyền lực thực tế thuộc về nhân dân, nhân dân tự quản lý xã hội, nhân dân là chủ, là một bước tiến nhảy vọt trong quá trình đấu tranh giành lấy dân chủ và nhân quyền của con người.

Giá trị xã hội của dân chủ, khi biểu hiện thành các quyền con người và quyền công dân được pháp luật của các quốc gia ghi nhận và thực hiện trên thực tế là thước đo đánh giá sự phát triển của quyền con người trong tiến bộ của lịch sử và của các chế độ xã hội. Tính chất, nội dung và khối lượng quyền dân chủ ở mỗi thời đại và thời kỳ lịch sử rất khác nhau, nó phụ thuộc vào các điều kiện chinh trị, kinh tế, văn hóa xã hội ở thời đại đó, người ta có thề so sánh và đánh giá đúng thực chất chế độ dân chủ ấy là như thế nào? Dân chủ trong chế độ nô lệ, dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa là những nấc thang trong tiến trình phát triển dân chủ, là những giá trị xã hội mà loài người đã phấn đấu và đấu tranh trong suốt mấy nghìn năm lịch sử vì những quyền chính đáng của con người, cho con người.

Mỗi bước tiến của dân chủ cũng đồng thời là bước phát triển của quyền con người, của quyền công dân, của tiến bộ lịch sử, của văn hóa và văn minh. Sự phát triển của dân chủ, mở rộng dân chủ không chỉ làm phong phú thêm nội dung các vấn đề quyền con người mà còn là nhân tố kích thích và nâng cao tính tích cực, ý thúc chính trị của quảng đại quần chúng nhân dân.

Quyền con người, quyền công dân trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, dân sự, vãn hóa, xã hội tuy bao giờ cũng phụ thuộc và được quyết định bởi các điều kiện tồn tại xã hội, song quyền con người và quyền công dân luôn gắn liền với từng hệ thống pháp luật trong lịch sử xã hội, nghĩa là nó tồn tại và được thực hiện bao giờ cũng gắn với một hình thái nhà nước, với chế độ dân chủ nhất định. Quyền con người, quyền công dân là yếu tố thể hiện bản chất của pháp luật, nó không thể thiếu trong luật pháp của các chế độ, nhà nước dân chủ. Pháp luật của nhà nước dân chủ, chế độ dân chủ không thể không có quyền con người, quyền công dân cũng như quyền con người, quyền công dân không thể thiếu và ở bên ngoài pháp luật của nhà nước dân chủ. Điều so Hiến pháp năm 1992 nước ta khẳng định: “ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hỏa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật".

No comments:

Post a Comment