Saturday, December 12, 2015

VIỆT NAM ĐẢM BẢO THỰC CHẤT QUYỀN TỰ DO LẬP HỘI

Dự án Luật về Hội đã được Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 sau một thời gian nghiên cứu, chuẩn bị. Dự luật được soạn thảo theo tinh thần Hiến pháp 2013 về tôn trọng và phát huy quyền con người, quyền công dân, thể chế hóa quan điểm của Đảng, Nhà nước về bảo đảm và tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền lập hội theo quy định của pháp luật; giúp hoàn thiện hệ thống pháp luật về hội, tăng cường hiệu lực quán lý của Nhà nước đối với hội...


Sắc lệnh số 102/SL/004 ngày 20- 5-1957 được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành Luật quy định về quyền lập hội và luật này vẫn còn hiệu lực cho đến ngày nay. Ngày 30-7- 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 88/2003/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội ghi nhận quyền lập hội của công dân. Điều 25, Hiến pháp 2013 tiếp tục khẳng định quyền lập hội là một quyền của công dân: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.

Các hội, nhóm trá hình thành lập vì mục đích chính trị
Tính đến tháng 12-2014, cả nước có khoảng 52.565 hội (483 hội hoạt động trên phạm vi cả nước và 52.082 hội hoạt động phạm vi địa phương), trong đó 8.792 hội có tính chất đặc thù. Điều đó phản ánh nhu cầu hoạt động hội, đoàn của người dân là rất lớn cũng như điều kiện hoạt động của hội, đoàn ở Việt Nam. Về cơ bản, mô hình tổ chức và hoạt động của các hội là phù hợp với quy mô, tính chất, vai trò của từng hội. Nhiều hội đã phát huy tốt vai trò tập hợp, đoàn kết hội viên, có đóng góp tích cực vào việc bảo vệ, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên. Tuy nhiên, so với quy định của Hiến pháp cũng như quá trình hội nhập quốc tế, luật pháp về hội, công tác quản lý nhà nước về hội và tình hình tổ chức, hoạt động của hội còn có những bất cập. Do đó, việc xây dựng Luật về Hội để thể chế hóa kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng, quy định của Hiến pháp, bảo đảm thực hiện quyền lập hội của công dân và tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với hội là cần thiết.

Thực tế thì Dự án Luật về Hội từng được chuẩn bị cách đây 10 năm, sau đó do một số lý do khách quan, dự luật được lùi lại cho đến nay mới lại được đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa X. Dự thảo Luật về Hội gồm 8 chương, 38 điều do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo đã trình Quốc hội cho ý kiến, song song với quá trình đó, bản dự thảo cũng được công bố trên internet để lấy ý kiến rộng rãi của các tổ chức, cá nhân. Tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền lập hội.

Theo dự luật, hội tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc: Tự nguyện, tự quản; tự trang trải về kinh phí; dân chủ, bình đẳng, minh bạch; không vì mục đích lợi nhuận; tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều lệ hội. Như vậy, dự thảo luật thể hiện quan điểm Nhà nước bảo đảm và tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền lập hội, đồng thời hoàn thiện hệ thống pháp luật về hội, tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với hội. Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách nhằm phát huy vai trò của hội trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thực hiện cấp, khoán và hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước tương ứng với nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao cho hội.

Khoản 2 Điều 1 của dự thảo luật quy định: “Luật này không áp dụng với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam”. Nhiều ý kiến tán thành điều này và cho rằng đây là các tổ chức chính trị xã hội có vị trí, vai trò đặc biệt, được giao thực hiện các nhiệm vụ chính trị quan trọng và được Đảng bố trí các cán bộ chủ chốt trong ban lãnh đạo, được Nhà nước bảo đảm ngân sách hoạt động, cơ sở vật chất, có cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ, công chức. Nếu xác định vị trí, vai trò của các tổ chức này là các hội thuần túy mang tính chất xã hội tự quản và chịu sự điều chỉnh của Luật về Hội là chưa phản ánh đúng bản chất và thực tế sự phát triển lịch sử của hệ thống chánh trị ở nước ta. Hơn nữa, một số tổ chức chính trị xã hội đã được điều chỉnh bằng luật, pháp lệnh riêng như Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Pháp lệnh Cựu chiến binh...nên không cần thiết đưa vào luật này.

Cho ý kiến tại phiên họp thứ 42 ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhiều đại biểu nhấn mạnh, một mặt phải bảo đảm cho công dân thực hiện quyền lập hội của mình mặt khác, cần đảm bảo tính phòng ngừa, không để các thế lực thù địch, các tổ chức phản động lợi dụng để hình thành các tổ chức đối lập chống phá Đảng và Nhà nước, xâm hại đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Về đối tượng điều chỉnh, một số ý kiến đề nghị bổ sung đối tượng điều chỉnh của Luật về Hội bao gồm cả cá nhân, tổ chức nước ngoài hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam. Trên thực tế, đã có nhiều hiệp hội được thành lập theo tinh thần Nghị định số 08/1998/NĐ-CP ngày 22-1- 1998 của Chính phủ về quy chế thành lập hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Qua thông tin đánh giá của Bộ Nội vụ thì các hiệp hội này hoạt động đúng pháp luật, phát huy tác dụng tốt. Vì vậy, trong báo cáo thẩm tra của ủy ban Pháp luật cho biết, nhiều đại biểu tán thành việc cho phép người nước ngoài và người không quốc tịch đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam được tham gia hội trong một số trường hợp cụ thể. Báo cáo thẩm tra cũng nhấn mạnh, vấn đề này cần được quy định ngay trong luật, mà không giao Chính phủ quy định. Việc giới hạn lại trong Luật đối với cá nhân, tổ chức Việt Nam là phù hợp, đảm bảo một luật có đối tượng, phạm vi điều chỉnh không quá rộng sẽ dẫn đến không đảm bảo chặt chẽ về quy định pháp lý. Hội có yếu tố nước ngoài nên sớm có luật hoặc pháp lệnh quy định riêng nội dung này. Phải làm rõ người nước ngoài tham gia hội của công dân Việt Nam, hay chỉ tham gia hội của người nước ngoài được thành lập tại Việt Nam, hoặc hội được thành lập ở nước ngoài và được phép hoạt động tại Việt Nam.

Chủ nhiệm ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý, cơ quan thẩm tra dự án Luật về Hội cho biết, đây là những biểu hiện tích cực của quá trình dân chủ hóa xã hội vai trò làm chủ của nhân dân được thể hiện trực tiếp trong tiến trình phát triển đất nước và hội nhập quốc tế, nhưng pháp luật về lĩnh vực này chưa đầy đủ, thực tế còn nhiều hạn chế, bất cập. Vì vậy, ủy ban đồng tình với việc cần thiết phải ban hành Luật về Hội. “Luật cần quy định rõ hội nào được công nhận, hội nào cho lập và hội nào được lập tự do hoạt động theo tinh thần Hiến pháp. Còn luật ra chỉ để quản lý hạn chế thì còn lâu để người ta tự do lập hội”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chất vấn Ban soạn thảo cẩn trọng trước những quan điểm lệch lạc.

Liên quan việc góp ý dự án luật, hiện trên mạng xã hội và một số diễn đàn đang xuất hiện khuynh hướng cổ súy cho quan điểm tiêu cực. Tất nhiên, một dự luật khi đưa ra lấy ý kiến thì việc có những ý kiến khác nhau là điều bình thường. Ngay cả những điều khoản quy định trong dự luật, từ nội dung đến hình thức, tên gọi cũng có những vấn đề phải làm rõ, phải được xem xét kỹ trước khi quyết định phương án tối ưu. Do đó, người dân, cơ quan, tổ chức có quyền đóng góp ý kiến, nêu quan điểm về phương án theo chủ ý của mình, trình bày những vấn đề theo cách lập luận của mỗi người. Tuy nhiên, việc góp ý, kiến nghị dù theo hình thức, phương án nào cũng phải tuân thủ những quan điểm, nguyên tắc trong xây dựng luật. Thế nhưng, nhìn lại nhiều hình thức “góp ý”, “kiến nghị" về dự luật này cho thấy những động cơ sai lệch vì các mục đích không tích cực. Với khẩu hiệu “tự do lập hội”, những ý kiến đi theo khuynh hướng này cho rằng, việc lập hội là quyền của mọi người, không phải xin phép ai, đăng ký với cơ quan nào và cũng không phải tuân theo quy trình, quy định nào cà Tức là hội theo kiểu tự do, thích làm gì thì làm, không có luật pháp. Từ việc tuyên truyền khuynh hướng “tự do, phóng túng” như vậy, một số quan điểm sớm quy chụp kiểu như “dự luật lạc hậu hơn cả 10 năm trước”, “luật bóp hội”, “siết hội”... từ đó cổ súy việc bài trừ dự luật.
(“Nhà nước tôn trọng và đảm bảo công dân, tổ chức Việt Nam có quyền lập hội. Nghiêm cấm cản trở, ép buộc, can thiệp vào việc thành lập tổ chức, hoạt động hội trái quy định của pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, phượng hại đến độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia, an toàn xã hội, khối đại đoàn kết dân tộc, quyền con người, quyên công dân”. (Trích Tờ trình dự án Luật về Hội)
Chưa cần phân tích gì nhiều, nếu hiểu theo nghĩa, trên đầu là trời, là vũ trụ để đưa quyền lập hội, hoạt động hội tự do theo kiểu “thích làm gì thì làm” thì đâu riêng gì Việt Nam mà cả thế giới còn đề cập đến luật về hội làm gì. Quy phạm nào đưa vào sự điều chỉnh của luật, nghĩa là nó phải tuân theo khuôn khổ nhất định và khuôn khổ đó do Nhà nước sở tại quy định trên cơ sở phù hợp các văn bản pháp lý quốc tế mà Nhà nước đó đã tham gia hoặc ký kết. Thật lấy làm lạ khi nhiều ý kiến rao giảng sự tự do như phương Tây hay ở nước tiên tiến nào đó nhưng không đưa ra được viện dẫn, ví dụ nào cả. Trong khi đó, ngay Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) một mặt khẳng định quyền tự do hội họp hòa bình, quyền tự do lập hội, tham gia hội nhưng một mặt vẫn khẳng định quyền này có thể bị hạn chế do pháp luật quy định và những hạn chế này là cần thiết. Quyền tự do hội họp hòa bình và lập hội cũng đã được đề cập trong các phán quyết của ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc (HRC). Ngày 30-9-2010, Hội đồng Nhân quyền LHQ cũng ban hành Nghị quyết số 15/21 về hai quyền này. Đọc kỹ những nội dung này thì thấy, quyền tự do hội họp hòa bình và lập hội không phải là các quyền tuyệt đối. Nghị quyết 15/21 tái xác định lại Điều 21 và 22 ICCPR, khẳng định rõ, các quyền này có thể “phải chịu những giới hạn được luật quy định và là cần thiết trong một xã hội dân chủ vì lợi ích của an ninh quốc gia hoặc an toàn, trật tự công cộng, bảo vệ sức khỏe và đạo đức công cộng, hoặc bảo vệ các quyền và tự do của người khác”. 

Như vậy, văn bản của cơ quan cao nhất về vấn đề nhân quyền quốc tế cũng xác định rõ giới hạn của vấn đề lập hội. Điều này đặt ra những tôn chỉ, mục đích trong lập và hoạt động hội. Nếu hội vì những mục đích giải trí, gặp gỡ thăm hỏi lẫn nhau như hội đồng hương, hội nuôi chim, hội cây cảnh... thì hẳn cả người lập, người tham gia và cơ quan Nhà nước cũng không bận tâm về phạm vi điều chỉnh. Những hội thiện nguyện mà tuân thủ các lợi ích chung, lợi ích quốc gia, cộng đồng hiển nhiên luôn được ủng hộ. Duy chỉ có lập hội dưới các danh nghĩa, tên gọi khác nhau nhưng thể hiện rõ mục đích, động cơ gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, cộng đồng hoặc mục đích đó ẩn dưới các “áo ngụy trang” thì không thề nói “tự do”. Đây thực chất là hành vi mượn cớ lập hội để chống phá đất nước thì dù tồn tại ở đâu cũng đều trái với luật pháp nước đó.

Bởi thế, các quốc gia một mặt tôn trọng quyền tự do lập hội và bảo đảm quyền đó trên thực tế, một mặt phải duy trì trật tự, kiềm soát các tổ chức, nhóm hội gây nguy hại cho xã hội. Một số quốc gia có luật về hội khá sớm như Anh quốc (Luật về sự liên kết 1825, Luật Công đoàn 1871) hay Pháp (Luật về hội 1901) cũng quy định rõ vấn đề này. Do đó, quy định rõ quyền lập hội, các điều kiện lập, hoạt động hội cũng như các hành vi bị nghiêm cấm là cần thiết trong việc xây dựng Luật về hội.

Hải Trang

No comments:

Post a Comment