Xứ Xuân Kiều (Nghi Kiều, Nghi Lộc, Nghệ An) những năm về trước tiền nhiệm các Chủ chăn như Linh mục Trần Nam Thắng, Trần Minh Hồng đã cùng đàn chiên vâng phụng ý Chúa, sống tốt đời đẹp đạo, lương giáo thuận hoà, bình an trong Thiên chúa. Thế mà giờ đây Mục tử Lê Công Lượng về quản xứ Xuân Kiều này (tháng 01/2015) mọi sự đều bị đảo lộn. Người thừa tác mới này tự làm những gì mà mình muốn, thay vì đi sâu tìm hiểu đàn chiên để cai quản mà sử dụng "mệnh lệnh" để trấn an dân Chúa.Việc đầu tiên chỉ đạo dân chúng gây áp lực với chính quyền để đòi lại con đường từ nhà thờ giáo họ Yên Lạc, huy động giáo dân đập phá tường bao nhà trẻ trường Mầm non Nghi Kiều đang hiện hữu. Chỉ mới nghe ai đó nói lại trước đây hình như có con đường từ trường Mầm non đến nhà thờ họ mà quả quyết đòi lại, nhiều lúc nghe nói có thể là có, hoặc không có… cũng có khi chỉ vì toan tính của người khởi sự.
Mọi sự có thể hoá giải như thể "Bí tích hoà giải" vậy "giao hoà giữa người ta với Chúa" nhưng cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng (Linh mục), Linh mục Lượng cho rằng: "toàn bộ sự việc không liên quan đến Linh mục mà là nguyện vọng của dân, chính quyền xã là người vi phạm pháp luật ngang nhiên xây dựng tường bao chắn ngang con đường đi vào nhà thờ Yên Lạc, Toà giám mục đã có ý kiến nhưng linh mục nói giáo dân không nghe". Tại Điều 223 Bộ Giáo luật năm 1983 có ghi: "Khi sử dụng các quyền lợi của mình, các tín hữu dù là cá nhân hay kết hợp thành các hiệp hội phải xét tới lợi ích chung của giáo hội cũng như quyền lợi của người khác và những bổn phận của mình đối với tha nhân". Hay quan hệ giáo hội với quốc gia "Giáo hội lo những chuyện thuộc phạm vi tôn giáo, quốc gia lo những chuyện thuộc phạm vi trần thế. Cả hai cần hợp tác với nhau để mưu lợi ích chung cho con người".
Chẳng lẽ chỉ nghĩ tới lợi ích của giáo hội còn quyền lợi của người khác mặc kệ hay sao? Thực tế trường Mầm non Nghi Kiều I được xây dựng từ năm 2002, theo số liệu thống kê năm 2015 trường có tổng số 329 học sinh trong đó có 77 học sinh là con tín hữu giáo dân và đến nay trường vẫn hiện hữu sinh hoạt bình thường. Thế mà vì lợi ích của giáo xứ mà nằng nặc đòi lại bằng được con đường của mình không chắc chắn là có thật, chia tách khuôn viên của trường làm đau lòng con trẻ.
Chẳng lẽ chỉ nghĩ tới lợi ích của giáo hội còn quyền lợi của người khác mặc kệ hay sao? Thực tế trường Mầm non Nghi Kiều I được xây dựng từ năm 2002, theo số liệu thống kê năm 2015 trường có tổng số 329 học sinh trong đó có 77 học sinh là con tín hữu giáo dân và đến nay trường vẫn hiện hữu sinh hoạt bình thường. Thế mà vì lợi ích của giáo xứ mà nằng nặc đòi lại bằng được con đường của mình không chắc chắn là có thật, chia tách khuôn viên của trường làm đau lòng con trẻ.
Điều đáng nói ở đây là "Linh mục nói giáo dân không nghe" câu nói rất mâu thuẫn và đi ngược lại với những gì Kinh thánh dạy các con chiên của Thiên chúa về "Đức vâng lời". Chắc hẳn khi nghe câu nói này chúng ta ắt sẽ đặt ra câu hỏi: Tại sao giáo dân không nghe lời Linh mục? phải chăng giáo dân giác ngộ được rằng những gì mình làm vừa qua (đập phá tường bao, chặt cây cối trường Mầm non) là vi phạm pháp luật, phạm vào Điều răn của Chúa và muốn quay lưng lại với Linh mục để tìm con đường thiện tâm cho mình và cũng là sửa chữa lỗi lầm đã mắc phải? Hay vì Linh mục đã làm những điều khiến các con chiên mất lòng tin? Và nếu như "Linh mục nói giáo dân không nghe" thì ai nghe?
Việc giáo dân không nghe lời Linh mục nói phạm vào Đức vâng lời. Vâng lời là làm theo ý Chúa, Thánh Alphonsus Rodriguez nói rằng: "Khi người Bề Trên ra lệnh điều gì, hãy xem như đó không phải là ông ta nói, nhưng chính Chúa, như thế người Lãnh đạo chỉ là chiếc loa qua đó phát ra tiếng Chúa. Và đó là chìa khoá thật của nhân đức vâng lời, và lý do tại sao sự vâng lời tuyệt đối trong mọi sự thật chính xác, và không có sự khác biệt giữa người bề trên này và người bề trên khác, và phục tùng người có quyền thấp nhất cũng giống như người có quyền hành cao nhất và người không hoàn hảo cũng như người phẩm chất ca, nhưng chính Chúa, Ngài luôn luôn giống nhau, và có quyền như nhau. Linh Mục là người thừa Thừa tác viên của Thiên chúa giảng dạy, thánh hoá, cai quản dân Chúa." vậy tại sao giáo dân xứ Xuân Kiều không vâng lời? Phải chăng giáo dân đã quên lời Kinh thánh dạy rồi sao? "Vâng lời không đầy đủ nếu chỉ làm những gì được ra lệnh. Nó phải được làm mà không tranh luận và phải xem đó như một việc có thể là tốt đẹp nhất, mặc dù xem ra nó có vẻ ngược lại". Nếu là người con của Thiên chúa ắt sẽ phải thực thi những gì mà Chúa sai bảo và người thực thi lời Chúa tới tất cả con cái của Chúa không ai khác là Linh mục. Nhưng xét khách quan giáo dân Xuân Kiều này vẫn "thờ phượng một Đức Chúa trời và Kính mến Người trên hết mọi sự", luôn sống trong Đức tin, Đức mến và Đức cậy. Đa số dân Chúa ở nơi đây nhận ra người Chủ chăn bấy lâu nay họ tôn thờ, vâng phục đã không còn thay vào đó là những lời nói, tư tưởng, việc làm đi ngược lại với bổn phận của một người thừa hành ý Chúa, đẩy các con chiên của mình vào con đường tội lỗi.
Để tìm hiểu thêm con người này, ngược dòng thời gian về Trang Nứa, Hưng Nguyên cách đây khoảng 02 năm về trước Linh mục Lê Công Lượng quản xứ Trang Nứa (Hưng Yên, Hưng Nguyên, Nghệ An) cũng có những tư tưởng, lời nói, việc làm tương tự khi chính quyền sở tại có chủ trương xây dựng nhà văn hoá xóm Giáp Làng, trên diện tích đất xóm Giáp Làng đang sử dụng. Linh mục Lê Công Lượng không đồng ý và nói: "Uỷ ban muốn làm nhà văn hoá thì thiếu gì đất ở nơi khác mà làm, còn đất chúng ta chưa có điều kiện đòi lại, đất đó là đất của chúng ta" .
Thiết nghĩ nếu Linh mục không làm gương sáng, không khuyên nhủ khi dân sai lầm, chỉ biết quở mắng, không muốn lắng nghe dân thì vị quản xứ đó rất khó được giáo dân yêu mến, kính phục. Lời huấn dụ Linh mục năm 2010 của Đức Thánh cha Phanxico Benedicto XVI tại quảng trường thánh Phêrô: "Sự ngoan ngoãn của dân Chúa đối với Linh mục tuỳ thuộc vào sự ngoan ngoãn của Linh mục đối với chúa Kitô" và nghiệm ra rằng một khi chủ chăn không biết hướng dẫn và giữ gìn, ngăn ngừa đàn chiên của mình thì đàn chiên "tản lạc" là điều khó tránh khỏi.
Nguyễn Lan Chi
Nguyễn Lan Chi
No comments:
Post a Comment