Thời gian gần đây, một số báo lá cải và một số facebook của các cá nhân, đặc biệt là các thế lực thù địch chống Việt Nam đã đưa ra các luận điệu “độc đảng là độc tài”, “chỉ có đa nguyên, đa đảng thì Việt nam mới có dân chủ, Việt Nam mới có thể phát triển”…Từ đó, hô hào đòi “đa nguyên chính trị, đang đảng đối lập” tại Việt Nam. Vậy, thực chất các luận điệu này là gì và Việt nam có cần thiết phải thực hiện “đa nguyên, đa đảng” hay không?
Hãy nhìn Thái Lan làm bài học cho đa nguyên, đa đảng |
Cần phải khẳng định rằng: “Ở Việt Nam không cần thiết phải thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Người nào, tổ chức nào, nhà nước nào muốn Việt Nam đa nguyên, đa đảng thực chất là để phục vụ cho mưu đồ chính trị của chính họ, chứ không phải vì lợi ích quốc gia, dân tộc Việt Nam mà lợi ích quốc gia của dân tộc nào, chế độ nào, nhà nước nào bao giờ cũng là tối thượng, là vĩnh cửu”.
Ở Việt Nam không có các điều kiện tiền đề về chính trị, kinh tế, văn hóa, lịch sử cho việc thực hiện đa nguyên, đa đảng. Lịch sử cách mạng Việt Nam cho thấy, có những thời kỳ ở nước ta đã xuất hiện và tồn tại nhiều đảng phái chính trị khác nhau, nhưng chỉ đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập và lãnh đạo xã hội thì mới đưa cách mạng Việt Nam mới đi đến thành công, mới lãnh đạo nhân dân ta giành được độc lập, tự do. Trong tình hình, bối cảnh lịch sử cụ thể, việc Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội là hoàn toàn phù hợp với thực tế của Việt Nam. Đây là sự lựa chọn của lịch sử. Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập đến nay luôn là đội tiên phong; đại diện cho ý chí, nguyện vọng, trung thành với lợi ích của toàn thể nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam.
Ở Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã lãnh đạo giành thắng lợi trong cách mạng giải phóng dân tộc, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đảng lãnh đạo giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, chiến thắng hai đế quốc sừng sỏ là Pháp và Mỹ; Đảng lãnh đạo cả nước thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới, đưa đất nước ta từ nghèo nàn, lạc hậu, bị tàn phá bởi chiến tranh trở thành một quốc gia đang phát triển, đặc biệt không ai có thể phủ nhận dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam hiện nay đang được xem là một trong những đất nước có chế độ chính trị ổn định hàng đầu thế giới, đây là điều kiện cơ bản nhất để phát triển kinh tế-xã hội của một đất nước.
Thực hiện đa nguyên, đa đảng không đồng nghĩa sẽ có dân chủ, không đồng nghĩa sẽ đưa đất nước phát triển. So sánh với thế giới, có những nước đa đảng nhưng vẫn nghèo nàn lạc hậu, có nhiều nước chỉ có một đảng lãnh đạo nhưng vẫn là một nước phát triển, đời sống nhân dân hết sức sung túc (như Singapore). Điều đó có nghĩa là đa nguyên, đa đảng không phải là cứu cánh cho sự phát triển. Vấn đề quan trọng không nằm ở chỗ đa đảng hay một đảng lãnh đạo, mà quan trọng nhất là đường lối lãnh đạo đúng đắn của đảng cầm quyền.
Nếu hiện nay Việt Nam thực hiện đa nguyên, đa đảng, đất nước sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn, tội phạm lộng hành, chính trị - xã hội bất ổn do sự tranh giành quyền lực giữa các đảng phái. Thực tiễn nhiều nước trên thế giới hiện nay đang phải đối mặt với sự bất ổn nghiêm trọng về chính trị do sự tranh giành quyền lực giữa các đảng phái, dẫn đến kinh tế suy giảm, đời sống nhân dân cực kỳ khó khăn, như Ukraine, Ai Cập và các nước Trung Đông, Bắc Phi…
Thiết nghĩ vấn đề quan trọng nhất là mỗi người dân Việt Nam chúng ta hãy tin tưởng và cùng Đảng tìm ra các biện pháp, mỗi người dân Việt Nam yêu nước hãy bằng con tim và khối óc của mình hiến kế cho Đảng để lãnh đạo đất nước phát triển lên tầm cao mới. Ra sức học tập và công tác để làm giàu chính đáng cho bản thân, cho gia đình, xã hội và đất nước.
Sơn Bi
No comments:
Post a Comment