Wednesday, March 27, 2013

BBC chỉ là công cụ xuyên tạc tinh vi



BBC chỉ là công cụ xuyên tạc tinh vi
Nhiều người vẫn nghĩ rằng BBC có quan điểm trung lập, tính khách quan và công bằng trong cách đưa thông tin. Song sự thực không hoàn toàn như vậy.

Có thể thấy BBC cố tình đi ngược lại với chính những giá trị báo chí do mình tự đặt ra về sự công bằng, trung thực và khách quan qua hàng loạt vụ việc đã xảy ra.

Tiến sĩ Lee Salter, giảng viên báo chí tại Đại học West of England (Anh), là người đã quan sát cách báo chí Anh tường thuật về cuộc bầu cử tổng thống ở Venezuela trong hơn mười năm. Trong bài viết trên tạp chí New Stateman, tiến sĩ Salter cho rằng nếu chỉ đọc báo Anh đưa tin về những cuộc bầu cử năm 1998, 2000 và 2006 tại Venezuela thì có thể thấy Tổng thống Chavez sắp thua đến nơi rồi!

Mảng chủ đạo trong các bản tin trên trang BBC giai đoạn những năm 2000 là luôn hoài nghi về tính hợp pháp của Tổng thống Chavez.

Khi Tổng thống Chavez bắt đầu thách thức tầng lớp “có máu mặt” trong nước và những đồng minh của họ tại Mỹ, BBC ngày 12-4-1999 ngay lập tức đưa tin: “Các lãnh đạo đối lập tại Venezuela thỉnh cầu cộng đồng quốc tế can thiệp để bảo vệ nền dân chủ”. Bốn tháng sau, BBC đưa tin Venezuela đã rơi vào nền cai trị độc tài.

Vào thời điểm đảo chính năm 2002 do phe quân sự khởi xướng, trong một bài viết có tít phụ “Phục hồi nền dân chủ”, BBC trấn an độc giả: “Để thành lập một chính phủ chuyển tiếp, Venezuela không chọn một chính trị gia mà hướng đến chủ tịch Hiệp hội các giám đốc doanh nghiệp”. Điều mập mờ ở đây chính là danh xưng “Venezuela” đại diện cho tầng lớp xã hội cụ thể nào!

Tiến sĩ Salter cho biết BBC có vẻ như tỏ ra đưa tin về Venezuela theo nhiều chiều, nhưng trọng tâm của họ lúc nào cũng tập trung vào những vấn đề tiêu cực, theo một cách tiêu cực mà họ sẽ không làm như vậy nếu đưa tin về các nước châu Âu hoặc khu vực Bắc Mỹ. “Trong khi đó, những thông tin tích cực về Venezuela như chương trình cải thiện phúc lợi quan trọng hoặc là nước hỗ trợ Haiti nhiều nhất... cùng sự thật là Tổng thống Chavez được lòng dân nhiều hơn bất kỳ lãnh đạo Anh nào đều hoàn toàn bị bỏ lơ” - tiến sĩ Salter vạch rõ và nhận xét: “Vấn đề của những cơ quan này là họ không cần quan tâm đến việc họ có trở thành cái loa phát ngôn cho Chính phủ Mỹ hay những nhóm khuynh hữu ở Venezuela hay không”.

Trên thực tế, ông Chavez được bầu làm tổng thống trong ba kỳ bầu cử trên với số phiếu bầu an toàn là 56%, 59,8% và 62,8%. Và khi đưa tin về chiến thắng của ông Chavez thì các báo này đều dùng những tính từ như “ngỡ ngàng”, “giành được đa số phiếu ngoài dự kiến”...

BBC tiếng Việt ngày 17 - 4 - 2010 đăng tải bài “Một cách nhìn khác về tinh thần dân tộc” của bà Đỗ Ngọc Bích đã xúc phạm đầy ác ý đến lịch sử Việt Nam.

Lần đầu tiên sau hơn 30 năm kết thúc chiến tranh, người Việt trong và ngoài nước mới có tiếng nói chung về chủ quyền quốc gia, về biên giới lãnh thổ. Tiếng nói đoàn kết đó không phân biệt tầng lớp, đảng phái, tôn giáo, trong hay ngoài nước… Vậy mà BBC lại tung ra một thông tin trái chiều, gây bức xúc người Việt như vậy là không chấp nhận được.

Một hãng truyền thông lớn mà lại đăng tải ý kiến một cá nhân sai trái, gây bức xúc bạn đọc như vậy, đến khi xử lý ý kiến phản hồi trên diễn đàn lại chậm trễ, cắt xén là thiếu công tâm.

Chuẩn mực báo chí chỉ có thể đăng tải những luận điểm có luận cứ, cơ sở. Cho nên, thật ngạc nhiên khi BBC lại tạo diễn đàn trên cơ sở luận điểm thiếu cơ sở khoa học như vậy.

Còn nữa, BBC đưa tin sai về bà Đặng Thị Hoàng Yến, chủ tịch Tập đoàn Tân tạo, Việt Nam. Đài này đưa tin “bà Yến đã đắc cử ở Long An với gần 58% số phiếu” là sai vì bà Yến trúng cử ĐBQH với tỉ lệ đạt 62,36% số phiếu hợp lệ. BBC đưa bà Yến tự ứng cử nhưng sự thật thì bà Yến được đề cử của Ủy ban MTTQ. Bà Yến đã khai rõ trong bản khai hồ sơ lý lịch trước khi trúng cử ĐBQH về tài sản là căn nhà tại Mỹ và hiện tại vẫn đang sở hữu căn nhà đó, chưa bao giờ nghĩ là sẽ bán cả. Tuy nhiên, BBC lại đăng tải bà Hoàng Yến đã bán ngôi nhà trên với giá 5,4 triệu USD hồi đầu tháng 1/2007. Đây là thông tin sai, nguy hiểm vì nó sẽ làm người ta hiểu bà Yến khai man tài sản. Hơn nữa, bà Yến là Chủ tịch một tập đoàn lớn, thông tin bán nhà có thể làm cổ đông và khách hàng hiểu lầm là tẩu tán tài sản, gây thiệt hại rất lớn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp",

Năm 2010, tại Đại sứ quán Nhật Bản ở London, Đài BBC đã phải xin lỗi vì trò đùa cợt trong chương trình quay hồi tháng 12.2010. Tsutomu Yamaguchi, là người Nhật duy nhất được chính phủ Nhật Bản xác nhận đã sống sót qua cả hai cuộc ném bom ở Hiroshima và Nagasaki.

Đài BBC đã lôi chuyện của ông Yamaguchi ra để làm trò đùa trong chương trình hài mang tên QI. Phát thanh viên Stephen Fry còn gọi ông Yamaguchi là"người đàn ông kém may mắn nhất trên thế giới". Trong khi đó, diễn viên hài hước Alan Davies còn đùa rằng: "Này, quả bom không hiểu đã rơi vào đầu ông ấy hay là lại nảy lên nhỉ"?

Ngay khi phát sóng, chương trình đã nhận được sự phản đối dữ dội từ khán giả Nhật Bản. Hàng nghìn người dân Nhật đã gọi điện tới Đại sứ quán Nhật Bản ở London để bày tỏ sự phẫn nộ.

Cái sự giả ngây giả ngô nhận lỗi của BBC không thể chấp nhận được. Không thể thỉnh thoảng lại cố tình hay giả vờ vô ý sai sót đăng một bản tin có lợi cho một thế lực nào đó rồi xin lỗi là được.

Bộ mặt thật của BBC đã hiện ra, đài này chỉ là công cụ chính trị chuyên xuyên tạc thông tin một cách tinh vi mà thôi!

(Blog Thanglong1969)

No comments:

Post a Comment