Trong mọi thời đại, đồng tiền luôn mang trong mình cái sức mạnh vạn năng làm thay đổi mọi thứ. Và cũng chính điều này đã khiến nhiều kẻ đánh mất bản thân trước ma lực của “ những đồng tiền bẩn”.
Khẩu chiến để kiếm những đồng tiền bẩn |
Từ xưa tới nay, tiền luôn là mối quan tâm lớn nhất của rất nhiều người. Tiền là gốc rễ của mọi tội lỗi nhưng cũng khiến cho thế giới chuyển động. Cái sức mạnh của đồng tiền được người ta ví “ là tiên là phật”. Đồng ý là tiền rất quan trọng trong cuộc sống nhưng mỗi người sẽ có một ý thức khác nhau về giá trị của đồng tiền để từ đó chọn cho mình một cách kiếm tiền cũng không giống nhau. Trong bối cảnh tình hình đất nước phức tạp như hiện nay , đã có những phần tử biến chất, tha hóa trước “những đồng tiền bẩn” dẫn đến phản bội Tổ quốc, phản bội Đảng , Nhà Nước và niềm tin của nhân dân.
Đất nước Việt Nam đang trong thời kỳ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH-HĐH), Đảng và nhà nước ta đang nỗ lực từng ngày để đưa đất nước sánh ngang với các cường quốc năm châu trên thế giới. Tuy nhiên, thời gian gần đây, khi tình hình ngoại giao giữa Việt Nam với các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung quốc đang trong tình trạng căng thẳng đã tạo điều kiện cho các thế lực thù địch trong và ngoài nước ngấm ngầm thực hiện những âm mưu chống phá nhằm lật đổ bộ máy chính quyền của ta và lập nên một chính quyền với bức bình phong của hai từ gọi là “dân chủ”. Trong khi đó, nội bộ nước ta, “con sâu” tham những đang dần đục khoét hệ thống chính trị xã hội ở mọi ban nghành, cấp bậc. Theo đánh giá của Tổ chức minh bạch quốc tế, Việt Nam thuộc nhóm nước tham nhũng nghiêm trọng. Năm 2011 có những tiến bộ nhất định nhưng vẫn là những nước có điểm số thấp và đứng ở phía cuối bảng xếp hạng. Ở nước ta, từ thời Hồng Đức và Gia Long đã có các bộ luật để chống tham nhũng, Thời Minh Mạng có “phép làm liêm”, thời Tự Đức có ” chính sách báo liêm” của Nguyễn Trường Tộ. Ngày nay tham nhũng đã trở thành quốc nạn, là 1 trong 4 nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ. Có thể nói tham nhũng là căn bệnh hiểm nghèo gắn liền với mọi Nhà nước, bởi lẽ chừng nào còn Nhà nước thì còn quyền lực, mà còn quyền lực thì dễ xuất hiện những người dùng sai quyền lực. Những kẻ được dân tin yêu giao trọng trách gánh vác sứ mệnh của đất nước lại quay lưng lại với chính niềm tin ấy của nhân dân. Những “đồng tiền bẩn” được bòn rút từ chính máu và nước mắt của người dân và chảy vào túi của những tên “quan tham” thời kỳ mới. Những năm gần đây dư luận không khỏi nhức nhối trước những vụ tham nhũng được báo chí đưa ra ánh sáng mà tác giả của nó chính là những “quan phụ mẫu” luôn lấy cái câu khẩu hiệu “Trung với nước, hiếu với dân” làm bình phong cho các hành động nhơ bẩn của mình. Những vụ tham ô bạc tỉ, những yêu sách nhũng nhiễu người dân nhằm lấy tiền đút lót dường như đã trở thành vấn nạn trong xã hội nước ta trong mấy thập niên trở lại đây. Cha ông ta thường có câu : Cha mẹ là tấm gương cho con cái noi theo, Nhưng khi gương của các “bậc phụ mẫu” “trong sáng” như thế thì thử hỏi nhân dân noi theo bằng cách nào? Như Chu Dung Cơ- Thủ tướng Trung Quốc giai đoạn (1998-2003) đã từng nói : “Kẻ dưới quyền không sợ ta nghiêm mà sợ ta liêm; Dân chúng không phục năng lực của ta mà phục sự công tâm của ta; Công tâm thì dân không dám nhờn, liêm khiết thì kẻ dưới quyền không dám khinh. Công tâm sinh sáng suốt, liêm khiết sinh uy nghiêm”.
Đồng tiền quả có sức mạnh vạn năng và ma lực khủng khiếp. Nó không chỉ biến con người trở nên “mục ruỗng” về tư cách đạo đức mà còn khiến những kẻ sẵn sàng bán rẻ danh dự, nhân phẩm và thậm chí là Tổ quốc- một điều thiêng liêng ăn sâu trong máu thịt của mỗi người dân Việt Nam. Trong thời kỳ phong kiến , nước ta có những ông vua “cõng rắn cắn gà nhà” như : Kiều Công Tiễn, Lê Chiêu Thống; Trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ có tên phản quốc Ngô Đình Diệm “rước voi về dày mả tổ” và ngày nay, khi Đảng và Nhà nước ta siết chặt tình hình an ninh xã hội thì những thế lực thù địch đã và đang ngấm ngầm hoạt động , len lỏi trong các từng lớp xã hội nhằm chống phá chính quyền. Bên ngoài, sau chiến tranh, ngoài những người chỉ muốn làm việc nuôi vợ con và kiếm tiến giúp đỡ người thân ở quê nhà, những người có đầu óc tiến bộ muốn đóng góp xây dựng quê hương, hoà hợp hoà giải dân tộc, vẫn còn một thiểu số cực đoan mang ảo vọng “phục quốc”. Nếu trước đây họ đã lãnh lương Mỹ để ôm súng chống lại sự nghiệp cách mạng thống nhất đất nước, thì giờ đây lại muốn dựa vào ngoại bang để gây mất ổn định chính trị trong nước. Trong khi đó, ở trong nước lại có những kẻ muốn thực hiện những ước mơ xa vời về một đất nước không có thật, một cuộc sống xa hoa giàu có ở một chế độ khác. “Hai tư tưởng” lớn gặp nhau đã tạo điều kiện cho những kẻ phản động trong nước thực hiện những âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước ta. Bọn chúng nhận những đồng tiền viện trợ từ nước ngoài để in tài liệu, rải truyền đơn và lôi kéo những người “nhẹ dạ” đi theo chúng.
CHIẾC LAPTOP, LÁ CỜ BA QUE VÀ “LÒNG YÊU NƯỚC” CỦA NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN |
Thời gian gần đây, dư luận trong nước xôn xao trước sự kiện xử phạt Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên về việc tham gia vào “ Tuổi trẻ yêu nước” với những hành vi nhằm chống phá Đảng và Nhà nước do sự chỉ đạo của Nguyễn Thiện Thành đang sống ở Thái Lan. Sự kiện này khiến dư luận không khỏi lo lắng về một thế hệ trẻ của Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị dụ dỗ, lôi kéo trước những lợi ích cá nhân mà các tổ chức phản động nước ngoài hứa hẹn sẽ mang lại cho họ. Như nhà văn-nhà thơ Nguyễn Đức Đạt (NXB Việt Nam) đã từng nhận xét về đồng tiền : “Tiền làm cho dân tộc hưng, vong- Kẻ mạnh thường dùng mồi chài, mua chuộc - Mua không được, chúng xua quân xâm lược - Tiền biến thành phương tiện chiến tranh - Chết chóc tang thương, tàn phá tan tành !”.
Một thực tế không thể phủ nhận là khi con người vẫn còn có lòng tham, khi lợi ích cá nhân vẫn được đặt lên trên lợi ích của tập thể thì những “đồng tiền bẩn” vẫn còn tồn tại và tồn tại một cách “bám rễ” trong lòng xã hội nước ta.Điều quan trọng là Đảng và Nhà nước ta cần có những biện pháp nghiêm khắc hơn để xử phạt; siết chặt hơn nữa tình hình an ninh trong nước, đồng thời phải tiến hành giáo dục tinh thần cho người dân, nâng cao tinh thần cảnh giác trước những hành động lôi kéo của kẻ thù.
No comments:
Post a Comment