Thursday, May 9, 2013

Viết cho Phương Uyên và những mầm xanh !!


Nguyễn Phương Uyên 

Sau câu chuyện Đoàn Văn Vươn, dư luận cả nước lại có nhiều ý kiến trái chiều về em, tán thưởng thì chủ yếu là các thế lực phản động nhưng phản đối là chủ yếu. 

       Trong kho tàng câu chuyện cổ Việt Nam, có lẽ câu chuyện về anh học trò nghèo nhưng ham học, được thiên đình rất chú ý và trong sổ thiên tào cũng có ghi là anh ta sẽ làm Tiến sĩ có nhiều nét tương đồng vời em. Chuyện kể rằng mỗi lần anh ta đi học qua ngôi đền thờ Thần ở làng bên cạnh, các vị thần luôn tỏ ra cung kính với anh vì đã đọc qua sổ thiên tào. Anh cu chàng khoái chí lắm, vội vàng về nhà từ bỏ Vợ con và đèn sách, há miệng chờ bổng lộc đến với mình. Nhưng không làm sao dễ có ăn, thiên đình đã biết hết chuyện nên rất phật ý, anh ta bị kết án là "dưới trăng bỏ vợ, trước sân đòi nhà, chưa làm nên đã thất đức" nên bây giờ không được hưởng phúc nữa. Từ đó anh chàng đi thi quanh năm không đỗ đạt và chẳng thể nào quay lại với vợ nữa. Đó là nguyên nhân cho câu nói của người xưa : “chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng”. 

         Có lẽ sự so sánh em với nhân vật trong câu chuyện này là khập khiễng khi em đâu phải là người tài giỏi bằng chứng là khi em và các bạn quyết định đi tìm cái gọi là “công lý” thì giáo viên của trường buộc lòng phải công bố kết quả học tập rất kém. Trong khi các bạn các trường Luật đứng đầu cả nước như các bạn có thành tích học tập tốt trong trường Luật Hà Nội hay khoa Luật Đại Học Quốc Gia phấn đấu nỗ lực để có kết quả học tập tốt để trở thành những con người của công lý thì em và các bạn lại có những hành động thiếu suy nghĩ. 

       Tôi là người yêu Lịch sử, được biết trong lịch sử dân tộc, có rất nhiều tấm gương tuổi trẻ dũng cảm như Trần Quốc Toản: Tháng 10 năm 1282, các vua Trần mở hội nghị Bình Than để bàn kế chống quân Nguyên. Đại Việt Sử ký Toàn thư chép: Vua thấy Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản, Hoài Nhân Vương Kiện đều còn trẻ tuổi, không cho dự bàn. Quốc Toản trong lòng hổ thẹn, phẫn kích, tay cầm quả cam, bóp nát lúc nào không biết. Sau đó Quốc Toản lui về, huy động hơn nghìn gia nô và thân thuộc, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, viết lên cờ sáu chữ :"Phá cường địch, báo hoàng ân" (phá giặc mạnh, báo ơn vua). Sau này, khi đối trận với giặc, tự mình xông lên trước quân sĩ, giặc trông thấy phải lui tránh, không dám đối địch. Đến khi mất, vua rất thương tiếc, thân làm văn tế, lại gia phong tước vương. 

(Sưu tầm lịch sử) 

       Tuổi trẻ là hi sinh là dám dấn thân đấu tranh đến cùng cho lý tưởng của đất nước. Nếu tấm gương này quá xa xôi thì tôi muốn kể Phương nghe về các anh hùng như Võ Thị Sáu, Trần Thị Lý. Họ tham gia kháng chiến khi tuổi đời con rất trẻ có lẽ, họ chiến đấu cho con đường mà Đảng , Bác Hồ và cả dân tộc đã lựa chọn. Tấm gương chiến đấu anh dũng của họ là nguồn cảm hứng vô tận cho thơ ca, xin được trích lại một trong những nguồn cảm hứng như thế: 

Người con gái Việt Nam 

(Tặng chị Trần Thị Lý anh dũng) 

Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên 
Em có tuổi hay không có tuổi 
Mái tóc em đây, hay là mây là suối 
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông 
Thịt da em hay là sắt là đồng ? 

Cho tôi hôn bàn chân em lạnh ngắt 
Cho tôi nâng bàn tay em nắm chặt 
Ôi bàn tay như đôi lá còn xanh 
Trên mình em đau đớn cả thân cành 

Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng 
Em đã sống lại rồi, em đã sống! 
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung 
Không giết được em, người con gái anh hùng! 

Ôi trái tim em trái tim vĩ đại 
Còn một giọt máu tươi còn đập mãi 
Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời 
Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! 

Từ cõi chết, em trở về, chói lọi 
Như buổi em đi, ngọn cờ đỏ gọi 
Em trở về, người con gái quang vinh 
Cả nước ôm em, khúc ruột của mình. 

Em đã sống, bởi vì em đã thắng 
Cả Nước bên em, quanh giường nệm trắng 
Hát cho em nghe như tiếng mẹ ngày xưa 
Sông Thu Bồn giọng hát đò đưa... 

Cả nước cho em, cho em tất cả 
Máu tiếp máu, cho lại hồng đôi má 
Cho mái tóc em xanh lại ngày xuân 
Cho thịt da em lại nở trắng ngần 

Em sẽ đứng trên đôi chân tuổi trẻ 
Đôi gót đỏ lại trở về quê mẹ 
Em sẽ đi, trên đường ấy thênh thang 
Như những ngày xưa, rực rỡ sao vàng! 

Ôi đôi mắt của em nhìn, rất đẹp 
Hãy sáng mãi niềm tin tươi ánh thép 
Như quê em Gò Nổi, Kỳ Lam 
Hỡi em, người con gái Việt Nam! 

(7-12-1958) 


         Và thế hệ thanh niên đặc biệt là phái nữ ngày hôm nay cũng rất xứng đáng với sự hi sinh của thế hệ đi trước và không thiếu tấm gương các bạn gái có thành tích học tập đáng nể khi là thủ khoa các trường Đại học danh tiếng, xông pha đến những nơi khó khăn gian khổ nhất của đất nước để cống hiến. Phương Uyên thân mến, phiên tòa xét xử em sắp diễn ra và chúng tôi chờ đợi kết quả nhưng tôi tin chắc là tương lai của em sẽ có nhiều thay đổi. Khi từ đây em “được tiếp bước” các “đồng nghiệp” như Tạ Phong Tần, Phạm Thanh Nghiên,..mà không phải lo lắng về việc làm tương lai như bè bạn đồng trang lứa nhưng cả cuộc đời em sẽ là “phản động”. 

         Hi vọng rằng em sớm nhận ra sai lầm để tuổi trẻ của em sẽ là những năm tháng cống hiến hết mình cho lý tưởng chứ không phải là những năm tháng bồng bột để sau này nhìn lại em biết tiếc cho những năm tháng đã sống hoài sống phí. 

No comments:

Post a Comment