Sunday, May 12, 2013

HỌC LỊCH SỬ - SỰ CẦN THIẾT ĐỂ BỒI DƯỠNG LÒNG YÊU NƯỚC

-- TRƯỜNG SA-- 
          


     Trong thời đại công nghệ thông tin đang phát triển như vũ bão chịu tác động của các xu hướng văn hóa khác nhau do thời đại hội nhập tác động nên mỗi quốc gia không chỉ phát triển trong biên giới quốc gia chật hệp nữa mà phải có tầm chiến lược phát triển biên giới mềm rộng lớn của mình, phải vượt lên hòa nhịp cùng với nhân loại mới mong tránh khỏi sự tụt hậu được.Thời đại đã đặt ra cho nền giáo dục nước ta những trọng trách lớn lao đó là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.Mỗi môn học đều có một ý nghĩa trong việc dạy người tuy nhiên lịch sử có những ưu thế to lớn trong việc giáo dục thế hệ trẻ về tam thức, ý chí, là môn học có tính tác động to lớn đối với chủ trương “dạy chữ để dạy người”.Vì vậy tác giả xin có vài lời về việc học lịch sử như sau. 



          Lịch sử không chỉ là quá khứ mà còn là sự kết tinh của các giá trị mà những thế hệ sau cần tiếp nối và phát huy, dạy cho những thế hệ sau biết những gì không nên lặp lại và những gì nên phát huy để phục vụ cho phát triển nhân loại.Lịch sử đặc biệt có ý nghĩa trong việc phát huy truyền thống dân tộc và tinh thần nhân văn cho các thế hệ trẻ.Đó là những giá trị dễ bào mòn trong cuộc sống hiện đại nhưng lại là hành trang vô giá cho thế hệ trẻ trong điều kiện mở cửa hội nhập với thế giới hôm nay và mai sau.điều đó đã được khẳng định từ thời cổ đại: “Lịch sử là cô giáo của cuộc sống, lịch sử là bó đuốc của tương lai”. 

        Việc tự nhận thức được một vấn đề mà không có quan điểm lịch sử cụ thể thì đó chỉ là suy diễn một cách mung lung và ngộ nhận, con người không đúc rút kinh nghiệm của các thế hệ, hay những gì bản thân đã trải qua thì con người sẽ thất bại trong những bước đi tiếp theo.Hành trình của con người trên trái đất này nói chung cũng như dân tộc VIỆT NAM nói riêng đều đi những nấc thang từ thấp lên cao, không vì thấy những gì đã trải qua là sẽ khó xảy ra nữa mà con người ruồng bỏ lịch sử, ngược lại bất cứ nước nào muốn tiến đến văn minh thì nhất thiết phải hiểu rỏ lịch sử đất nước mình.Đối với thế hệ trẻ Việt Nam cũng vậy, nếu một ai không hiểu rằng chúng ta nghỉ mùng 10 tháng 3 là ngày gì thì người đó chắc là đi học chỉ để đua đòi, hay không ai biết hai bà Trưng, Ngô Quyền đã đánh giặc như thế nào thì cũng là điều đáng buồn và nên xem xét lại bản thân mình.Đất nước ta có chiều dài lịch sử là bốn nghìn năm văn hiến rất đáng tự hào, trong chiều dài lịch sử ấy ông cha ta đã phải vừa xây dựng cuộc sống vừa trải qua bao nhiêu cuộc đọ sức với các thế lực ngoại bang xâm lược, có lần thắng, có lần thua…tại sao vậy?Đấy là những câu hỏi chỉ có lịch sử mới trả lời được, câu trả lời từ sự nghiên cứu thấu đáo và có hệ thống từ lịch sử sẽ là những bài học mãi còn giá trị cho cả hôm nay và những thế hệ mai sau.Trong thế giới vồn vã của cuộc sống hiện đại, dường như những bạn trẻ đã không còn coi trọng lịch sử, thậm chí nhiều khi quên lãng và coi thường những gì thuộc về lịch sử, bởi vì cuộc sống hiện đại đã cuốn thế hệ trẻ chúng ta theo những chiều hướng mới và đáng kể nhất đó là những gì thuộc về công nghệ đã lấy đi của các bạn trẻ quá nhiều thời gian đam mê.Mặt khác một phần nhu cầu lao động xã hội cũng lựa chọn những người thiên về khoa học tự nhiên cho nên môn học lịch sử luôn bị sao lãng, đấy là một mặt của thực trạng giáo dục.Vấn đề mà tôi muốn nói đến ở đây là những hiểu biết nhất định của các bạn trẻ về các vấn đề lịch sử dân tộc VIỆT NAM trong xu thế hiện nay. 


           Lịch sử dân tộc là những gì liên quan trực tiếp đến sự hình thành, tồn tại và phát triển của dân tộc trong lịch sử, nó phơi bày tất cả những gì thuộc về quá khứ của biết bao thế hệ đã đi trước, những gì đúng, những gì sai đều là những khía cạnh thật sự mà lịch sử đã phản ánh để mỗi cá nhân có cách nhìn nhận đúng đắn, đa chiều về các vấn đề đã xảy ra trong lịch sử.Nếu ai nói rằng trong thế giới hiện đại chỉ cần làm tốt nghề nghiệp của mình, thu nhập cao để sống sung túc chứ không cần phải biết gì về lịch sử vì nó đã qua rồi thì có lẽ đấy là những suy nghĩ quá hời hợt, mang tính cá nhân thậm chí là rất ngu dốt.Mỗi môn khoa học đều cho chúng ta những tri thức nhất định về một lĩnh vực, triết học cho con chúng ta phương pháp luận, và là nền tảng để nắm vững những gì chung nhất của thế giới, lịch sử cho chúng ta những tri thức mà quá trình tiến hóa con người đã ghi nhận được, những kiến thức làm nền tảng cho con người trong hành trình phát triển.Vì vậy nên chúng ta không thể coi thường lịch sử, lịch sử không thể trực tiếp đem lại cơm ăn áo mặc cho chúng ta tuy nhiên nó sẽ là người thầy chỉ dẫn cho chúng ta trong cuộc sống để khỏi mắc những sai lầm, điiều quan trọng hơn cả là hiểu biết lịch sử sẽ truyền cho chúng ta niềm tin, lý tưởng đúng đắn, giúp chúng ta hiểu sâu hơn về lịch sử truyền thống hào hùng của dân tộc, và tưởng nhớ, biết ơn sâu sắc về những bậc cha ông đã hy sinh xương máu để có được nền hòa bình, độc lập như ngày hôm nay.Đã là người VIỆT NAM thì phải hiểu từ Triệu, Đinh , Lý, Trần gây nền độc lập cùng Hán, Đường, Tống,Nguyên xưng đế một phương…hay người Pháp và người Mỹ đã thay nhau xâm lược để đè bẹp nền độc lập của nhân dân ta, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã thực hiện thành công công cuộc kháng chiến vĩ đại để đưa đất nước ta có ngày độc lập như ngày hôm nay. Và học lịch sử để mỗi chúng ta biết được những đau thương mất mát do kẻ thù đã gây ra cho đất nước ta, và những mất mát hy sinh của đồng bào ta để giành được thắng lợi cuối cùng, đồng thời cũng qua đó nâng cao tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, tạo cho bản thân ý chí kiên cường hơn trong cuộc sống và quan trọng hơn cả là tạo ra những miễn dịch tốt cho mỗi cá nhân trước các luồng văn hóa ngoại lai của các”thế lực thù địch” nhằm phá hoại tư tưởng nhân dân ta.Nói cách khác hiểu lịch sử dân tộc là cơ sở vững chắc để mỗi cá nhân khi bước vào hội nhập, là hành trang chắc chắn cho mỗi thế hệ trẻ để tránh được thảm họa có ngày chính con em chúng ta lưu vong trên chính mảnh đất quê hương mình.Con người có thể tồn tại nhưng mất đi vốn văn hóa dân tộc, mất đi những bản sắc văn hóa của dân tộc ta thì đó là điều vô cùng đáng buồn,thậm chí là thảm họa. Mỗi quốc gia đều có những bản sắc văn hóa nhất định tượng trưng cho quốc gia đó, mà văn hóa của một quốc gia không phải tạo nên từ một sớm một chiều mà đó là một quá trình hình thành thói quen phong tục tích lũy qua bao thế hệ từ xưa đến nay.Nắm được lịc sử dân tộc chính là đã am hiểu rõ về văn hóa đất nước để tự hào hơn về đất nước mình, xa hơn nữa có thế quảng bá ra thế giới.Không phải ngẫu nhiên mà người Trung Quốc bỏ tiền ra để xây dựng hàng trăm viện Khổng Tử trên toàn thế giới hay luôn đầu tư cho các bộ phim về lịch sử, đấy chính là một cách để quảng bá văn hóa lịch sử và đi xa hơn nữa là phát triển “biên cương mềm” của họ.
       Vậy không có cớ gì khi đất nước chúng ta cũng có bề dày lịch sử hàng ngàn năm mà thế hệ trẻ chúng ta lại hiểu sử Tàu hơn sử Ta, thế hệ trẻ cần phải suy nghĩ lại và tìm hiểu nhiều hơn nữa về lịch sử dân tộc, để chứng tỏ rằng như BÁC HỒ đã nói “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà VIỆT NAM”. 


-- TRƯỜNG SA--  http://gocnhinthoidai.blogspot.com

 

No comments:

Post a Comment