Thursday, May 16, 2013

Thư gửi Chênh !!


Chênh à,... 


       Anh định thôi, viết cho chú mày bấy nhiêu để chú mày nghiền ngẫm mà ngộ ra tí chút, anh cũng mong từ tí chút của anh, thêm tí chút của người khác nữa để mày có được cái mà gạn đục khơi trong, mà tìm đến cái hướng thiện mà làm, đừng làm mấy chuyện bông xung, không đâu mà ảnh hưởng đến gia đình, ảnh hưởng đến bình yên lối xóm... Dạo này anh thấy mày sa đà lắm đấy, mày mà không tỉnh táo nhìn nhận vấn đề, cũng như bình tĩnh trong xử sự thì có ngày nguy đấy, anh muốn giúp mày lúc đó cũng chịu. 

      Sáng nay đọc bài của mày, viết về cái vụ đa nguyên, đa đảng… thấy mạch viết của mày cũng khá, có cái lý. Nhưng mà có nhiều chuyện trong đó anh thấy mày hơi ẩu đó nha. Viết lách mà ẩu là vạ miệng chẳng chơi. Anh dẫn chứng vài cái mày xem: 

        Mày dẫn chứng về những người được cho là tiên phong trong vấn đề đấu tranh đòi hỏi đa nguyên chính trị, mấy cụ ngày xửa, ngày xưa qua vụ “Nhân văn giai phẩm” thì anh chẳng bàn, bởi nhẽ nếu là người hiểu chuyện sẽ có đánh giá khác chứ không nói như mày, nói với mày là kẻ hậu sinh hóng hớt thì mày không hiểu được vấn đề này đâu. Anh chỉ lưu ý với mày là nên đặt sự việc trong bối cảnh lịch sử của nó, để thấy được cách mà người ta xử sự lúc đó là có cái lý của nó, chứ đừng nên đưa chuyện xưa đặt vào bối cảnh ngày nay mà phán xét là không có được. Còn khía cạnh nặng nhẹ thì lại càng thấy sự kiên quyết lúc đó là cần thiết, hồi đó chính quyền còn non trẻ mà cứ xử lý theo cái kiểu xử lý với mày bây giờ thì có mà dâng tổ quốc cho ngoại bang à? Mấy cụ như Trần Độ, Trần Xuân Bách hay Nguyên Ngọc… lúc đó cũng to thật đấy, nhưng chỉ là thiểu số, mà thiểu số đó đưa ra những vấn đề mang tính phát kiến, cũng giống như ngày nay gọi đó là ý tưởng… mà ý tưởng thì phải có quá trình nghiên cứu, đối chiếu thực tế, thử nghiệm… rồi mới áp dụng. Trong bối cảnh xã hội lúc đó mà cho đa nguyên, cho thử nghiệm một cách vô lối… thì chắc gì có sự bình yên bây giờ để cho chú mày ngồi gõ phím phán xét lịch sử. Nhưng thôi, vụ này nói với mày thế thôi, chứ anh biết mày không hiểu đâu. 

        Mày dẫn chứng tiếp theo là thế hệ của những người như lão Hà Sỹ Phu, nhà thơ Bùi Minh Quốc… ở danh sách mày thống kê này anh thấy cũng có vấn đề. Ví như mày nhắc đến Phạm Hồng Quế, thú thực anh thua mày là trong cả cuộc đời đọc sách của anh, anh không biết tí ti gì về cái tên này cả, chớ chưa thể nói đến thành tích đấu tranh đòi đa nguyên của cái họ tên mà mày nhắc đến này. Hay mày nhầm? có phải ý mày muốn nói đến là đại tá Phạm Quế Dương? Lúc nào rỗi, mày “chỉ giáo” cho anh vụ này nhá! 

         Lại nữa, cái người mà mày nêu là Lê Anh Kim thì anh nghĩ là mày nhầm thật rồi, trước tới nay anh có biết cái ông trung tá Trần Anh Kim ở Thái Bình có tham gia cái này cái nọ rồi bị bắt, hiện đang ở tù, ông này họ Trần chứ không phải Lê đâu nhá, không tin mày cứ vào google mà tìm đi. 

       Ở đây anh muốn nói thêm với mày là những cái tên như Trần Anh Kim, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung là họ hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, mày theo dõi báo đài thì mày biết rồi, mày à uôm dẫn chứng vào danh sách đấu tranh đòi đa nguyên chính trị là không có đúng. Họ phạm tội lật đổ chính quyền sở tại chứ đa nguyên con mẹ gì. Lật đổ có nghĩa là xoá sổ cái chính quyền mà đang cho mày cái điều kiện để ngồi gõ phím phán xét lịch sử, cho mày chế độ lương hưu để mày đi du lịch với con gái đó … chứ không phải đa nguyên để thêm đảng, thêm chế độ đâu nhá. Giả sử mấy người trên mà lật đổ được chính quyền này thì lúc đó chắc gì họ đã chủ trương đa đảng, đa nguyên? Nhưng mà thôi, cứ theo luật mà nói chuyện với nhau rằng, có hành vi nhằm lật đổ chính quyền nhân dân thì theo luật mà hành xử, khỏi cãi làm gì. Ai cũng phải sống và làm việc theo pháp luật cả, kể cả mấy lão Uỷ viên BCT cũng thế cả thôi. 

      Còn nữa, Lê Quốc Quân phạm tội gì mày chưa biết à? Nó có phải bị xử lý vì đòi đa nguyên đâu chứ? mày tự tìm hiểu thêm vụ này đi nhá! 

       À mà còn cái vụ mày ví những người trong cái danh sách tả-pí-lù trên là "tinh hoa của đất nước" thì anh lại càng thấy mày hồ đồ, có vấn đề thật rồi. Họ có nhiều cái đáng phải được xem xét, ghi nhận như với cụ Trần Độ, Trần Xuân Bách, anh Bùi Minh Quốc, cụ Nguyễn Hộ, hay anh Tiêu Dao Bảo Cự, Trần Anh Kim, thì anh đồng ý với chú mày, vì ít ra họ cũng có công, có đóng góp cho tổ quốc, cho nhân dân. Công, tội nên phân minh, có công thì ngợi ca, khen tặng; có tội thì phải xử lý, trước pháp luật lại càng phải nghiêm minh hơn để người dân thấy thế mà nể phục. Mày đưa gã chí phèo Cù Huy Hà Vũ (chửi cha mắng mẹ), gã nhà báo cơ hội Bùi Tín (vượt biên, đón gió chờ thời), linh mục không ngoan đạo Nguyễn Văn Lý (quên sứ mệnh chăn dắt con chiên, mê làm chính trị), con đàn bà trắc nết Dương Thu Hương (vọng ngoại, vinh thân)… chỉ làm bẩn thêm bài viết của mày. Những người khác thì anh không có ý kiến. 


      Chuyển qua vấn đề thứ hai, mày bảo “ngày nay có hàng vạn người công khai và đồng loạt đứng lên đòi hỏi đa nguyên, đa đảng”, rồi mày dẫn chứng là 14 ngàn tham gia ký tên Kiến nghị 72; 10 ngàn ký Tuyên bố công dân tự do, 15 ngàn ký tên tuyên bố của Hội đồng giám mục VN. Anh làm phép tính nhẩm cũng được 4 vạn. 
      Thế nhưng mày có biết, cái Kiến nghị 72, đọ với cái Tuyên bố công dân tự do có bao nhiêu tên trùng không?, có nghĩa là một người ký luôn cả hai bản đó. Đó là anh chưa nói đến những người ký hai bản đó rồi còn ký vào bản của hội đồng giám mục VN nữa. 

       Rồi nữa, mày có biết chuyện mạo danh trong Kiến nghị 72 không? Có bao nhiêu cái tên trong đó là ký thật, bao nhiêu tên là giả. Ngay cả trong 72 người đầu tiên thì ông Nguyễn Đình Lộc đã nói rõ là ổng cũng bị động trong chuyện này, ổng biết cái bản ổng ký tên mà không biết những người bạn lòn thêm cái bản “tân hiến pháp 2013”, khiến ông giở khóc, giở mếu vì mắc lỡm vì quá tin bạn?... 

       Còn cái danh sách của Hội đồng giám mục VN thì mày chắc chẳng lạ gì khi thấy danh sách tham gia toàn là những Guise, Paulo, Maria, …cái đó thì chẳng cần bàn, những người có tuổi như mày mà không hiểu thực chất thì chỉ có hai khả năng là: NGU hoặc LƯƠN LẸO. 

       Mày ca ngợi cái Kiến nghị 72, nhưng với anh nó đã là thứ vứt sọt rác kể từ khi trong danh sách xuất hiện hàng loạt những nông dân, công nhân, học sinh rồi. Anh nói đây không phải có ý chê hay đả kích gì những người thuộc tầng lớp này cả, mà anh muốn nói đến cái thực chất những tên trong danh sách mà ghi thêm những nghề nghiệp đó cho có vẻ quần chúng đó. Anh nghĩ bản Kiến nghị 72 nếu dừng lại ở danh sách 72 người đã có giá trị rất nhiều, hay thêm khoảng vài trăm cũng đủ chứng tỏ nó có “sức nặng”… nhưng cái dở của những người đi thu thập chữ ký là quá say mê với số lượng mà ấu trĩ, không quan tâm đến chất lượng, tham thì thâm là tất yếu thôi. Mày thử nghĩ coi, với trình độ và thâm niên báo chí của mày hãy phán xét cho khách quan rằng: thực tế trong mấy ngàn nông dân, công nhân, học sinh đó thì có được mấy người đọc và hiểu được bản góp ý sửa đổi Hiến pháp? huống chi nói đến nhu cầu quan tâm và trình độ hiểu biết để đưa ra ý kiến góp ý?… 

     Mày cũng thâm thật đấy Chênh ạ! Mày lập lờ cái ý rằng có người chống lưng cho Kiến nghị 72, rồi mập mờ rằng trong chính đội ngũ lãnh đạo cao cấp cũng đang có người ủng hộ ngầm Kiến nghị 72 mà chưa muốn ra mặt. Ý này của mày thâm thật, nhưng cũng không khó nhận ra, nếu là người có hiểu biết. Cả bài của mày, anh thích nhất cái thâm ý này đấy Chênh ạ. Quả là thâm nho như thằng Tàu Khựa đấy! 

    Thôi, có chê, nhưng cũng có khen rồi. Anh cứ “thẳng ruột ngựa” mà bộc bạch với mày. Mày đọc đi rồi có gì anh em mình tiếp nhé!

No comments:

Post a Comment