Gần đây các chuyên gia y tế nghiên cứu đã có nhiều bằng chứng chính xác chứng minh sự liên hệ giữa ăn thịt với chứng bệnh ung thư ruột già.
Lý do gây bệnh là vì trong thịt chứa nhiều chất béo nhưng lại ít chất xơ, nên dễ gây ra chứng táo bón. Trải qua lâu ngày các độc tố trong thịt sẽ làm cho ruột bị ung thối. Tiến sĩ Sharon Flaming thuộc Phân Khoa Dinh Dưỡng của viện Đại học Berkeley ở California đã viết rằng: "Ăn chay trường sẽ ngăn ngừa và làm giảm thiểu sự nguy hiểm của bịnh ung thư ruột già và ruột cùng". Ngoài ra các nghiên cứu gần đây cũng khám phá ra rằng ăn nhiều thịt cũng là mầm móng phát sinh nhiều chứng bệnh ung thư khác đến mức phải báo động. Trong một bài tường trình của Viện Khoa Học Quốc Gia Hoa Kỳ vào năm 1983, các chuyên gia y tế đã ân cần nhắc nhở dân chúng: "Chúng ta có thể ngăn ngừa các chứng ung thư thông thường bằng cách tiết chế thịt. Nên ăn nhiều Rau quả và ngũ cốc". Ông Rollo Russell cũng đã phát biểu: "Tôi đã tìm thấy trong 25 quốc gia tiêu thụ thịt nhiều nhất trên thế giới có tới 19 quốc gia có tỷ số dân chúng mắc bịnh ung thư cao và chỉ có một quốc gia ở hàng tỷ số thấp. Ngược lại trong 35 quốc gia mà dân chúng không ăn thịt hoặc ăn rất ít thịt không một quốc gia nào có tỷ số cao về dân chúng mắc bệnh ung thư cả".
Những hóa chất nguy hiểm trong thịt:
Gần đây các khoa học gia đã tìm thấy rất nhiều chất hóa học độc hại tiềm ẩn trong thịt các loài thú mà khách hàng tiêu thụ không hề hay biết. Trong quyển Poisons in Your Body (Chất độc trong cơ thể của bạn), Gary và Steven Null đã nói về những mánh khóe của một số cơ xưởng sản xuất thực phẩm: "Người ta đã dùng nhiều loại thuốc kích thích tố, thuốc an thần, thuốc trụ sinh và hơn 2700 loại dược chất khác dể cho súc vật tăng trưởng một cách nhanh chóng bất thường và làm cho chúng béo mập nặng cân cũng như không bị chết chóc vì các loại bệnh tật. Họ dùng thuốc để nuôi con vật ngay trong khi chúng còn trong bụng mẹ và cũng dùng thuốc để ướp cho thịt chịu đựng được lâu ngày sau khi chúng bị sát sanh. Hiện nay chưa có quy luật nào bắt buộc các cơ sở chăn nuôi và các kỹ nghệ gia sản xuất thịt phải ghi rõ loại thuốc nào mà họ đã dùng qua trong thời gian chăn nuôi để người tiêu thụ có sự lựa chọn chín chắn.
Tại Úc Châu, người ta đã dùng chất kích thích tố Diethylstilbestrol trong kỹ nghệ chăn nuôi. Đây là một chất độc có khả năng gây ra bệnh ung thư nên đã từng bị khách hàng ngoại quốc từ chối và hủy bỏ hợp dồng thương mại. Nhưng còn bao nhiêu những chất độc hóa học khác được dùng trong kỹ nghệ chăn nuôi mà hiện thời vẫn chưa bị khám phá ? Nhờ những chất hóa học này, hàng năm các kỹ nghệ gia sản xuất thịt đã thâu vô một số lợi tức khổng lồ, song cũng đã gây ra biết bao chết chóc vì bệnh tật mà những khách hàng ngây thơ đã vô tình phải gánh chịu.
Năm 1972, Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ đã khám phá ra chất độc thạch tín (arsenic) đã được sử dụng trong kỹ nghệ chăn nuôi gà nên đã khuyến cáo các nghiệp chủ chỉ được phép sử dụng trong một mức độ an toàn mà thôi.
Chất Sodium Nitrate và Sodium Nitrite được dùng để giữ cho thịt khỏi bị hư thúi trong kỹ nghệ thực phẩm kể cả các sản phẩm của thịt đã được chế biến và cá đều là những chất có hại cho sức khỏe. Những chất hóa học này làm cho thịt luôn luôn trông có vẻ tươi tốt vì nó đã được nhuộm thấm vào máu và thớ thịt. Nếu không có các chất hóa học này, thịt để lâu sẽ đổi thành màu xám và có mùi hôi nên sẽ bị khách hàng từ chối. Một điều ít ai ngờ đến là chính những chất hóa học này đã làm cho chúng ta khó phân biệt được thịt nào đã để lâu ngày và thịt nào hãy còn mới. Vì vậy, cùng với chất độc hóa học, độc tố phát xuất ra từ thịt để lâu ngày sẽ cộng hưởng với nhau mà tha hồ tàn phá sức khỏe của chúng ta, đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ thơ vì tạng phủ của chúng vẫn còn non yếu. Vì thế Cơ Quan Lương Nông Quốc Tế (FAO) đã khuyến cáo các kỹ nghệ gia chế biến thức ăn cho trẻ con không được dùng hai chất hóa học này để ướp vào thực phẩm. Ông AJ.Lehman nói: "Chỉ một số lượng thật nhỏ của chất nitrate cho vào thực phẩm được coi là trong mức độ an toàn cũng đã là một độc chất nguy hiểm huống hồ là với một số lượng lớn". Nơi chăn nuôi gia súc thường khi bẩn thỉu và chật hẹp nên d sinh ra các bịnh dịch. Để ngăn ngừa hoặc để chữa trị các bệnh truyền nhim lan tràn làm thiệt hại tài sản, các nghiệp chủ không ngần ngại sử dụng một số lượng trụ sinh lớn lao. Họ không đếm xỉa gì đến việc sử dụng thuốc trụ sinh một cách bừa bãi trên cơ thể của loài vật đã vô tình gây ra các chất kháng thể và những vi khuẩn có sức chống cự lại với công hiệu của thuốc trụ sinh. Sau dó những kháng thể độc hại này sẽ tự nhiên được truyền vào cơ thể của con người bằng đường ăn uống. Cơ quan kiểm soát thực phẩm của Hoa Kỳ ước lượng, nhờ các thuốc trụ sinh như Penicillin và tetracyclin mà nền kỹ nghệ thực phẩm sản xuất thịt đã được cứu vớt và nâng tổng lợi tức thu nhập hàng năm lên đến 1 tỷ 900 triệu đô la. Quyền lợi và lòng tham đã khiến các nghiệp chủ làm ngơ trước những ảnh hưởng tai hại tới sức khoẻ mà những khách hàng tiêu thụ là những kẻ vô tội phải hoàn toàn gánh chịu một cách oan uổng.
Một số động vật nuôi lấy thịt bị nhiễm trùng E.coli, gây ra các vụ ngộ độc thức ăn nguy hiểm ở người.
Các nhà khoa học Anh mới đây đã tìm thấy 60 gene của E.coli, theo đó có thể hạn chế khả năng hoạt động của loại siêu vi trùng này. (Nature)
Những mầm bệnh sẵn có trong thịt:
Ngoài những hóa chất độc hại được người ta cho vào thịt trong thời kỳ chăn nuôi cho thú được mau lớn hoặc sau khi đã sát sinh để giữ cho thịt được lâu dài, thịt cũng còn chứa những mầm móng bệnh tật khác. Các nhà kiểm thực đã cố gắng thanh lọc các mầm bệnh, nhưng vì áp lực từ phía các kỹ nghệ gia giàu có và thế lực hoặc không đủ khả năng để thanh tra kiểm soát toàn bộ nên một số lượng lớn thịt đã lọt khỏi lưới kiểm tra và đã đến tay người tiêu thụ một cách dễ dàng.
Trong một bản báo cáo của cơ quan kiểm dịch Hoa Kỳ hồi năm 1972, xác nhận rằng có nhiều xác thú vật đã thông qua được các mạng lưới kiểm soát sau khi những bộ phận bị nhiễm bịnh đã được cắt bỏ hoặc tẩy sạch. Điển hình gần 100 con bò bị bệnh ung thư mắt và 3.596.302 trường hợp súc vật bị bệnh bướu Gan đều đã qua mắt được sự kiểm soát. Cơ quan kiểm dịch cũng còn cho phép thông qua những trường hợp gà bị bệnh viêm phổi được phép đem bán ngoài thị trường sau khi đã rửa sạch bộ phận bị nhim bệnh bằng một loại máy hút đặc biệt. Song phương pháp này cũng không thể nào thanh lọc được hết mầm bệnh đã nhiễm vào thịt. Sự kiện tương tợ này hiện nay cũng đang xảy ra trong ngành kỹ nghệ sản xuất thịt tại Úc.
Tâm Diệu
http://www.muivi.com/muivi/index.php?option=com_content&task=view&id=11173&Itemid=431
No comments:
Post a Comment