Một đất nước mà công dân quan tâm đến vận mệnh đất nước, yêu nước đến mức cháy bỏng như Việt Nam là cái phúc thật to. Tuy nhiên cái phúc ấy tiềm tàng một nguy cơ khác, đó là chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan có thể làm một dân tộc xuất chúng gặp phải sai lầm khủng khiếp như Đức, Nhật thời Phát xít. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan có thể khiến người dân quay lại chống chính phủ của họ nếu như chính phủ ấy không có những hành vi thỏa mãn mong muốn của họ trong cách hành xử với quốc gia đối địch. Nếu điều đó xảy ra thì xem như quốc gia đối địch và các nước chờ hôi của trúng độc đắc: Bất chiến tự nhiên thành !!! Yêu nước nhưng không đi vào phạm trù cực đoan thì phải gắn với hiểu biết.
Vụ giàn khoan HD981 tốn không ít giấy mực của báo chí và neuron thần kinh của người dân Việt Nam. Thế nhưng người dân Việt Nam hiểu biết đến đâu về lich sử tranh chấp biển đảo, thực trạng các vùng tranh chấp ra sao? Các quy tắc hay tiền lệ các vụ kiện tụng về biển - đảo thế nào? Sức mạnh quân sự - lợi thế ngoại giao của Việt Nam so với Trung Quốc chênh lệch đến đâu? Và câu hỏi quan trọng nhất là xác xuất thắng kiện (nếu vụ kiện Trung Quốc được tiến hành) là bao nhiêu?
Cá nhân tôi cho rằng với từng đó câu hỏi mà người Việt Nam cần phải biết thì báo chí Việt Nam chưa làm tốt vai trò của mình.
Trong những ngày đầu gian khoan HD981 neo đậu, tiến hành thăm dò bất hợp pháp trên vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, những băng nhóm, tổ chức chống phá Việt Nam cũng đã to mồm kêu gào "tại sao Việt Nam không dùng quân đội đáp trả, có quân đội mà không dùng như vậy là hèn là bán nước vv, vv...". Gần tháng rưỡi trôi qu , nỗ lực của lực lượng chấp pháp (cảnh sát , kiểm ngư và các biện pháp ngoại giao đã làm người dân hiểu được quyết tâm bảo vệ lãnh thổ của Chính Phủ. Sự đồng thuận của người dân được thể hiện qua các cuộc vận động "Hướng về biển Đông" với hàng chục tỉ đồng được toàn dân đóng góp.
Ảnh: Trong các báo cáo về Hoàng Sa, sĩ quan hải quân Việt Nam Cộng Hòa dùng chữ "Tây Sa" để gọi Hoàng Sa |
Các nhóm chống phá Việt Nam lại bày ra trò khác để mượn tay người dân chống phá chính phủ: Họ hô hào tại sao Việt Nam không kiện Trung Quốc? Vậy là bán nước rồi còn gì. Đây là mưu sâu kế hiếm của các vị được gọi "tri thức" (cả trong và ngoài nước)
Kiện, Kiện, và Kiện !!! Không kiện nghĩa là bán nước .
Dân tình nhà ta bị sập cái bẫy mà các nhơn sĩ chấy thức xôi thịt giăng ra.
Binh pháp Tôn Tử có câu là "Biết người biết ta trăm trận trăm thắng". Lâu nay báo chí nhà mình thường đưa những thông tin một chiều thường chỉ có bằng chứng của ta còn của Trung Quốc thì chả thấy nó trưng cái gì nghĩa là người dân mình chỉ biết "ta", còn "thì dân ta mù tịt. Cách tuyên truyền một chiều như vậy khiến cho dân hoặc thiếu thông tin, hoặc chỉ có thông tin một chiều, nên mới cứ hồn nhiên tin rằng hễ ra tòa là ta thắng. Chắc thắng vậy mà Việt Nam không dám kiện ra tòa thì rõ hèn chứ còn gì (ha này làm mấy anh phản động mát cả bao tử, mát tận ruột già ). Ở tòa quốc tế thì ai có lý hơn là thằng chứ đừng nói mơ hồ như báo chí và nhơn sĩ chấy thức chém "Hoàng Sa- Trường Sa là của Việt Nam không thể tranh cãi" là thắng đâu.
Có lẽ nhiều người không biết câu chuyện hai nước Anh- Argentina và quần đảo Falkland. Nước Anh nằm ở Tây Âu, Argentina và Falkland nằm tận Nam Mỹ xa lắc chứ không sát nách nhau như Việt Nam - Trung Quốc và hai quần đảo Trường Sa- Hoàng Sa. Với Falkland thì Anh - Argentina choảng nhau bằng hải quân có, cù cưa chửi nhau có và cuối cùng hai nước cũng dắt nhau ra tòa. Tòa phán rất "công chính vô tư" :
- Để dân Falkland quyết định. Nước Anh mấy chục năm chiếm đóng Fakland thì đương nhiên dân ở Falkland toàn dân Anh di cư, khỏi trưng cầu dân ý cũng biết kết quả.
Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa thì có thắng có thua chứ làm gì có chuyện Việt Nam thắng chắc 100% !!!
Chắc nhiều người không biết câu chuyện đau như bị hoạn của chính người Trung Quốc bị quốc tế xử ép ở hội nghị các nước sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Vùng Sơn Đông Trung Quốc trước kia là vùng ảnh hưởng của người Đức, trong thế chiến thứ nhất người Nhật đứng về phe Mỹ Anh Pháp đem quân tấn công Đức tại Sơn Đông và chiếm được vùng này .
Trung Hoa Dân Quốc lúc đó cũng đứng về phe Mỹ - Anh - Pháp và cũng đem quân tham chiến tấn công các "vùng ảnh hưởng " của Áo và Đức tại Trung Quốc . Vậy mà
TẤT CẢ CÁC NƯỚC TRONG HỘI NGHỊ ĐỀU NHẤT TRÍ RẰNG SƠN ĐÔNG THUỘC CHỦ QUYỀN CỦA NHẬT BẢN LÀ ĐIỀU HIỂN NHIÊN VÀ KHÔNG CẦN BÀN CÃI. TUYÊN BỐ CỦA TRUNG QUỐC LÀ HOÀN TOÀN PHI LÍ!!!
Nếu Việt Nam thắng kiện thì cái Tòa đó chả có hiệu lực chế tài, nếu thắng mà Trung Quốc không thực hiện phán quyết thì khác gì ....không kiện đâu. Khi ấy thì tác dụng của tố tụng chỉ là làm giảm uy tín của Trung Quốc. Với một quốc gia "mặt dày" như Trung Quốc mồm luôn hô "trỗi dậy hòa bình" nhưng luôn gây sự với thiên hạ thì mặt họ dày thêm tí nữa chả sao.
Kiện thì cũng tốt thôi nhưng lỡ may Trung Quốc đi đêm với tòa,Tòa phán "Hoàng Sa của Trung Quốc" hay "để dân Hoàng Sa tự quyết" thì xong phim, Việt Nam từ đây về sau chả được quyền bô bô cái miệng là "Hoàng Sa" là của Việt Nam" nữa ấy chứ.
Nên nhớ cái khoản đi đêm của Trung Quốc thì phải nói là sư phụ: ai mà tưởng tượng được, một nước XHCN trong thời kỳ chiến tranh lạnh lại có thể đi đêm với Mỹ mặc cả mua bán cái ghế Hội đồng bảo an LHQ và Hoàng Sa (1972).
Những rủi ro đến từ một vụ kiện với Trung Quốc là như vậy. Bây giờ có lẽ chúng ta đã hiểu tại sao Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ Trưởng Nguyễn Văn Nên đã nói "hồ sơ kiện đã chuẩn bị từ rất lâu" nhưng kiện là biện pháp sau cùng.
Bảo Bình
No comments:
Post a Comment