Viết cho những ai đã từng cắp sách tới trường…
Tôi vẫn nhớ những trang sách in Mẹ mua ngày đầu khai giảng như một lối mòn trong suy nghĩ của buổi mai hôm ấy, buổi mai đầy sương thu và gió lạnh…của ngày đầu tiên đến lớp.
Tôi không phải là học sinh học giỏi Văn nhưng cũng như bao bạn bè đồng trang lứa, khi đọc thuộc làu những vần thơ:
“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày”
Những vần thơ có người có thể không rõ là của tác giả nào, tên bài thơ là gì nhưng cứ in hằn trong tâm trí. Có lẽ vì sự ưu ái đặc biệt của Nhà Nước nên những tác phẩm thuộc diện “kinh điển” như vậy được sống mãi với thời gian.
Những trang sách giáo khoa đang khóc khi những tác giả lão thành từng là tấm gương cho thế hệ sau noi theo giờ mang trong mình những suy nghĩ hoàn toàn khác. Hôm 03/03/2014 nhà văn Nguyên Ngọc đã thay mặt cho 61 cây bút trong và ngoài nước tuyên bố kêu gọi thành lập “Văn đoàn độc lập Việt Nam” trên mạng internet.
Một thời thế khác, nên những người cầm bút cũng phải khác. Nhưng Văn học vẫn phải bám sát cuộc sống, giúp con người nhận ra những giá trị tốt đẹp của cuộc đời và khao khát một cuộc sống không phải sống hoài sống phí, giáo dục con người Việt Nam lòng yêu tổ quốc yêu chế độ. Nhưng cái từ “Độc lập” có ý muốn tách ra khỏi sự quản lý của Nhà nước và nó chỉ ra mục đích đen tối của những người đứng ra vận động thành lập “Văn đoàn độc lập Việt Nam”.
Tôi từng biết một Dương Thụy với vốn am hiểu của một cây bút trẻ thổi hơi thở rất phương Đông cho Oxford, cô gái Việt Nam vóc dáng nhỏ bé nhưng sức trẻ gửi gắm vào đó không hề ít ỏi. Tôi ái mộ Dung Keil một cây bút 9x nhưng những triết lý về cuộc sống và tình yêu thương không khi nào hoàn hảo, tìm sự yên lặng trong mỗi cuộc dịch chuyển. Tôi ấn tượng với Gào mang giọng văn đặc biệt hơn bao giờ hết, nhưng mỗi bạn trẻ lại tìm thấy chính mình trong Hoa Linh Lan… văn học Việt Nam đang có sức vóc mới của thời thế hội nhập, những con người máu đỏ da vàng vẫn kiên trì đi khẳng định chính mình trong thời thế đầy biến động. Những cây bút trẻ vẫn ao ước một lần tác phẩm của họ được in trong sách giáo khoa, như một sức sống bất hủ.
Tôi sẽ không nói nhiều về Văn Đoàn độc lập Việt Nam nhưng sau hơn 3 tháng tồn tại, quy tụ được nhiều cây bút lão thành và phủ nhận hết những cố gắng, công ơn của nhà nước với họ:“Một thể chế tổ chức đời sống văn học mang nặng tính quan liêu và bao cấp càng làm nặng nề thêm tình hình, đồng thời không tạo được mối liên kết lành mạnh giữa những người viết văn để nâng đỡ và thúc đẩy lẫn nhau trong công việc và hỗ trợ nhau trong khó khăn.”
Thật đáng xấu hổ khi những trang sách giáo khoa vẫn còn những tác giả lão thành nhưng đã lầm đường lạc lối như vậy. Ngẫm ra một cuộc đời cầm bút, cái Tâm vẫn là cốt lõi, tâm là trách nhiệm với bản thân với cuộc đời và cả chính chế độ đã từng cho những cây bút ấy cơ hội sống cơ hội viết và cơ hội sống mãi với những tác phẩm của mình.
Phải giáo dục thế hệ măng non sao đây khi những tác giả ấy đã khiến những trang sách giáo khoa phải khóc?
Hương Lan
Hương Lan
No comments:
Post a Comment