Friday, May 3, 2013

Tản mạn đôi chút về Dân chủ !!!





      Trong cuộc sống, dân chủ thực sự và dân chủ ngụy tạo thường bị đánh tráo nhằm tư lợi và phục vụ nhóm lợi ích. Miệng thì lúc nòa cũng hô hào vì “dân chủ” nhưng hành động chỉ mang tính chất độc tài, phản dân chủ mà thôi. 


Bài viết xin tản mạn đôi chút quanh cái khái niệm dân chủ và sự ngụy tạo của dân chủ 


      Dân chủ được hiểu một cách đơn giản nhất là trong các cuộc họp, hội nghị, đại hội mà trong đó có sự biểu quyết công khai, minh bạch về kết quả của đại hội trên tinh thần đa số thắng thiểu số. Cho nên bất kỳ cá nhân nào hoặc một bộ phận, nhóm lợi ích nào dung chính kiến của mình để tự quyết, định đoạt, không chấp nhận ý kiến của số đông trong các cuộc hội đàm, hội nghị hay đại hội để tự mình cho là đúng thì đó là hình thức phản dân chủ, độc tài. “Tuyên bố của công dân tự do” hay “nhóm kiến nghị 72” đã đánh tráo khái niệm dân chủ và ngụy tạo dân chủ dưới danh nghĩa của dân chủ thực chất. khi bản thân họ lại tự quyết vai trò của các đại biểu – và tự coi đó là sự đại diện cho số đông quần chúng nhân dân nhưng không qua bất kỳ một cuộc trao đổi, hội nghị hay bàn bạc với nhân dân nào cả? 


       Kiến nghị 72 – hiến pháp 72″ cho dù có 100,000 hay 1000.000 chữ ký ủng hộ thì cũng chỉ là thiểu số so với gần 90 triệu dân. Không thể lấy ý kiến của thiểu số mà áp dụng cho đa số, vì đó là phi dân chủ , độc tài. 90 triệu dân việt nam thống nhất ý chí ở vai trò lãnh đạo của Đảng, trong xây dựng chế độ XHCN thì cho chỉ một số người tự coi là dân chủ đấu tranh vì tiến bộ nhưng kỳ thực có đáp ứng nguyện vọng của đai đa số nhân dân Việt nam đâu? Thực chất điều mà họ muốn hiện nay là xoay chuyển, sắp đặt lại thể chế chính trị hiện hành theo một khuôn mẫu mà họ tôn thờ nào đó 

     Lời tuyên bố của các công dân tự do” cho dù có 1,000,000 dân ký tên ủng hộ mà không có danh sách không ủng hộ, thì chính họ đã thừa nhận họ chỉ là nhóm thiểu số của cả đất nước. Một khi đã là nhóm thiểu số thì sẽ không bao giờ gọi là hành động dân chủ, vì thiểu số không thể áp chế cho đa số.
  



        Chẳng có gì ngụy tạo hơn khi một số người hoạt động vì dân chủ, tiến bộ cho dân tộc lại cho rằng xóa bỏ Điều 4 về vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản, thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, thiết lập chế độ tam quyền phân lập, phi chính trị hóa lực lượng vũ trang, xóa bỏ chế độ sỡ hữu toàn dân về đất đai… nhằm mang lại “tự do, dân chủ” cho nhân dân ta. Thực tế, lịch sử phát triển của mọi quốc gia cho thấy dân chủ đâu có phụ thuộc vào đa đảng hay một đảng đâu? mà phụ thuộc và mục đích, bản chất của Đảng và Nhà nước cầm quyền, khi Đảng và Nhà nước đó là của ai, phục vụ ai là chủ yếu. Cùng với đó là không phải cứ đa đảng là phương thức duy nhất, tốt nhất cho nền dân chủ, mà thực tế một quốc gia có nền daanchur hay không phụ thuộc vào nền dân chủ đó đáp ứng nguyện vọng của đại đa số nhân dân ra sao và như thế nào? 




        Nhiều người tự coi mình là nhà dân chủ hoạt động vì tiến bộ ở Việt nam đã từng ảo tưởng, nuôi hi vọng điên rồ về xây dựng một nền dân chủ kiểu như Mỹ và coi đó như là một mô hình tuyệt đối lý tưởng cho nền dân chủ thực sự nhưng đông đảo nhân dân sống trong lòng nước Mỹ họ lại nghĩ khác, họ cho rằng “nền dân chủ ở đây được xây dựng trên nền tảng bất bình đẳng xã hội trầm trọng” và đó không phải là mô hình về nền dân chủ mà họ chờ đợi, họ đã gọi nền dân chủ của đất nước Mỹ là dân chủ “của 1%, vì 1%, do 1%” để chỉ ra sự nghịch lý trầm trọng trong xã hội mình khi 1% người giàu Mỹ thâu tóm 21% thu nhập và 35% tài sản của đất nước, thao túng mọi lĩnh vực của đời sống xã hôi. Thế thử hỏi có nền dân chủ thực sự hay không? 


       Dân chủ cho nhà giàu và dân chủ để phục vụ nhà giàu đâu có mang lại một nền dân chủ thực chất cho đông đảo nhân dân của một quốc gia đâu? mà chỉ phục vụ cho một nhóm lợi ích có quyền và có tiền trong xã hội mà thôi, kỳ thực nhân dân lao động nghèo sống trong tình trạng bất bình đẳng xã hội trầm trọng, sự bóc lột và đàn áp luôn đến với họ. Vậy dân chủ đâu ra cho một xã hội như thế này chứ? 


Có một số người đã hỏi: “Khi người dân nói lên ý kiến, hoặc đưa ra giải pháp của họ về một vấn đề gì gì đó của xã hội, của chính trị thì đó đã là dân chủ chưa.?” 

Câu trả lời: Đó chỉ mới là một tiến trình để đi đến dân chủ mà chưa phải là dân chủ (có rất nhiều người hiểu sai giai đoạn này đã là dân chủ). Khi một người dân hoặc một nhóm dân nói lên ý kiến, hoặc đưa ra giải pháp cho một vấn đề của xã hội – chính trị thì cả xã hội sẽ “ngồi lại” cùng bàn bạc để tìm tiếng nói chung – thống nhất và biểu quyết, điều này có thể hiểu như là một dự luật được đệ trình lên quốc hội để xem xét và biểu quyết. Sau khi trãi qua cái quá trình trên, người dân trong xã hội (dân biểu Quốc Hội) thu thập được số lượng tán thành và số lượng không tán thành để đi đến kết quả là hủy bỏ, hoặc áp dụng “ý kiến và giải pháp” (dự luật) đó và được công bố công khai thì đó mới là một xã hội – một cách làm dân chủ. Còn nếu một nhóm nhỏ nào tự nói lên ý kiến, hoặc đưa ra giải pháp đã tự quyết ý kiến – giải pháp của mình là đúng và chỉ chấp nhận sự tán thành mà không thừa nhận sự chống đối thì đó không còn là dân chủ. 

        Nói đến dân chủ là phải nói đến đa số và thiểu số, đó chính là quy tắc căn bản của mọi nền dân chủ, luôn luôn phải có đa số thắng thiểu số.!!!Tùy hình thức dân chủ, tùy vào những đòi hỏi của xã hội và chính trị mà cơ quan, quốc gia họ sẽ quy định mức đa số là như thế nào sẽ là chiến thắng và được áp dụng. 


------------------ 



No comments:

Post a Comment