Saturday, March 29, 2014

"HỘI VIÊN" CỦA VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP VIỆT NAM

Trong cái danh sách dài những “tác giả” của văn đoàn độc lập Việt Nam, tôi có đọc qua và phát hiện ra trong số đó có nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên là đương kim Chủ tịch Hội Nhà Văn Hà Nội. Và tôi có những phát hiện lý thú về ông. Không biết các bạn đã biết hay chưa, nhưng tôi vẫn xin điểm qua cho rõ về các hội viện “ư tú” của hội này.



Tôi đã đọc một ý kiến đánh giá mà ông phê bình trong tác phẩm “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh, tác phẩm được đánh giá “cao” ở nước ngoài, ông có nêu lên quan điểm của mình như sau: “Những người lính là những con người bị vất vào cuộc chiến, buộc phải bắn giết nhau”. Bạn là đọc giả, là công dân Việt Nam hay là người thân của nhưng vị anh hùng dân tộc của những chiến sĩ đã dũng cảm hi sinh hay những bà mẹ Việt Nam anh hùng bạn sẽ nhận định nó như thế nào?

Chiến tranh đúng là không ai mong muốn, bởi chiến tranh chỉ mang lại đau thương, mất mát, sự chia li. Nhưng chiến tranh lại chính là sự tất yếu khi một đất nước chịu cảnh xâm lược. Bởi khi bị xâm lược, có đứng lên tranh đấu thì mới dành lại độc lập dân tộc thống nhất đất nước mới giành lại được chủ quyền cho tổ quốc. Và vì vậy chiến tranh, chính là sự lựa chon tất yếu của lịch sử, của dân tộc Việt Nam, chứ không đơn thuần của riêng cá nhân nào mong muốn. Vậy cái ngôn từ mà ông sử dụng “vất” có nghĩa lí gỉ? Rằng chiến tranh chỉ là của một bộ phận dân tộc phải làm thôi hay sao? Rằng việc tham chiến chỉ là do bị ép buộc? Nhưng xin hỏi việc anh Phạm ĐÌnh Giót hi sinh bản thân để lấp lỗ châu mai, anh La Văn Tám chèn cho xe tăng không lăn xuống núi để cuộc chiến được diễn ra theo tiến trình dự định. Thì đó có ép buộc? Có ai ép bản thân mình chết khi việc đó tùy thuộc vào ý thức bản thân mình? Thực tế ra câu nói trên có thể đúng với những con người xâm lược, nhưng nó thực sự đúng với nhân dân Việt Nam yêu nước, thương nòi hay không? Câu nói trên đã ngầm đánh đồng tất cả những người yêu nước và những kẻ cướp nước. Có xứng đáng hay không khi xếp họ cũng một “lớp” người?

BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP VĐĐLVN

  1. Nguyên Ngọc – nhà văn (Trưởng ban)
  2. Bùi Chát – nhà thơ
  3. Bùi Minh Quốc – nhà thơ
  4. Bùi Ngọc Tấn – nhà văn
  5. Chân Phương – nhà thơ, dịch giả (Hoa Kỳ)
  6. Châu Diên – nhà văn, dịch giả
  7. Dạ Ngân – nhà văn
  8. Dư Thị Hoàn – nhà thơ
  9. Dương Thuấn – nhà thơ
  10. Dương Tường – nhà thơ, dịch giả
  11. Đặng Tiến – nhà nghiên cứu phê bình (Pháp)
  12. Đặng Văn Sinh – nhà văn
  13. Đoàn Lê – nhà văn
  14. Đoàn Thị Tảo – nhà thơ
  15. Đỗ Lai Thúy – nhà nghiên cứu phê bình văn học
  16. Đỗ Trung Quân – nhà thơ
  17. Giáng Vân – nhà thơ
  18. Hà Sĩ Phu – nhà văn
  19. Hiền Phương – nhà văn
  20. Hoàng Dũng – nhà nghiên cứu ngôn ngữ
  21. Hoàng Hưng – nhà thơ, dịch giả
  22. Hoàng Minh Tường – nhà văn
  23. Lê Hoài Nguyên – nhà thơ
  24. Lê Minh Hà – nhà văn (CHLB Đức)
  25. Lê Phú Khải – nhà văn
  26. Lưu Trọng Văn – nhà văn
  27. Mai Sơn – nhà văn, dịch giả
  28. Mai Thái Lĩnh – nhà nghiên cứu triết học, văn hóa
  29. Nam Dao – nhà văn (Canada)
  30. Ngô Thị Kim Cúc – nhà văn
  31. Nguyễn Bá Chung – nhà thơ (Hoa Kỳ)
  32. Nguyễn Duy – nhà thơ
  33. Nguyễn Đức Dương – nhà nghiên cứu ngôn ngữ
  34. Nguyễn Đức Tùng – nhà thơ, nhà phê bình văn học (Canada)
  35. Nguyễn Huệ Chi – nhà nghiên cứu văn học
  36. Nguyễn Quang Lập – nhà văn
  37. Nguyễn Quang Thân – nhà văn
  38. Nguyễn Quốc Thái – nhà thơ
  39. Nguyễn Thị Hoàng Bắc – nhà thơ (Hoa Kỳ)
  40. Nguyễn Thị Thanh Bình – nhà văn (Hoa Kỳ)
  41. Phạm Đình Trọng – nhà văn
  42. Phạm Nguyên Trường – dịch giả
  43. Phạm Vĩnh Cư – nhà nghiên cứu văn học, dịch giả
  44. Phạm Xuân Nguyên – nhà phê bình văn học, dịch giả
  45. Phan Đắc Lữ – nhà thơ
  46. Phan Tấn Hải – nhà văn (Hoa Kỳ)
  47. Quốc Trọng – tác giả kịch bản điện ảnh
  48. Thùy Linh – nhà văn
  49. Tiêu Dao Bảo Cự – nhà văn
  50. Trang Hạ – nhà văn, dịch giả
  51. Trần Đồng Minh – nhà nghiên cứu văn học
  52. Trần Huy Quang – nhà văn
  53. Trần Kỳ Trung – nhà văn
  54. Trần Thùy Mai – nhà văn
  55. Trịnh Hoài Giang – nhà thơ
  56. Trương Anh Thụy – nhà văn (Hoa Kỳ)
  57. Võ Thị Hảo – nhà văn
  58. Vũ Biện Điền – nhà văn (Nhật Bản)
  59. Vũ Thế Khôi – nhà nghiên cứu văn học, dịch giả
  60. Vũ Thư Hiên – nhà văn (Pháp)
  61. Ý Nhi – nhà thơ
Câu nói trên như phủ định sạch trơn sự hi sinh tự nguyện bản thân cho độc lập dân tộc của cha ông ta ngày trước, hay nói một cách sâu xa nếu không nói là suy diễn cá nhân thì chính là ông đang ngầm lên án Đảng Cộng Sản Việt Nam đã “tàn ác” bắt người dân đi lính để hi sinh bản thân cho một thứ mơ hồ là “độc lập dân tộc”. Phủ định công lao to lớn của những anh bộ đội Cụ Hồ yêu nước. Nhưng ông có biết rằng người lính ra chiến trường, chịu gian khổ thậm chí hi sinh bản thân không phải chỉ đơn thuần cho họ, nếu chỉ cho họ thì điều đó chứng tỏ con người ta quá ích kỷ, hẹp hòi. Mà họ hi sinh cho “những mảnh vườn, ngọn núi, bờ sông” cho những người thân yêu của họ thoát khỏi sự áp bức bóc lột. Để được tự do “an cư mà lạc nghiệp” trong tương lai không xa, hay chính là cho chúng ta được như ngày hôm nay.

Căn cứ nào mà tôi dám mạnh miệng suy diễn luận điểm trên như vậy? Tôi xin lấy vài cái “cớ” nhỏ mà bản thân tìm kiểm được cho các bạn thấy. Phạm Xuân Nguyên là một đảng viên, một trưởng phòng của Viện Văn học, đương kim Chủ tịch Hội Nhà Văn Thủ đô Hà Nội. Với dân thường thì như thế là rất to rồi! Một người ở trong thể chế như vậy, hưởng danh, hưởng lợi, lại đứng trong đội ngũ tiên phong mà khi được kết nạp phải đọc lời thề cống hiến đến giọt máu cuối cùng cho sự nghiệp của Đảng, gần đây lại còn nhận huy hiệu 30 năm tuổi Đảng và 2 huy hiệu chiến sĩ trong sạch nữa, vậy mà Phạm Xuân Nguyên lại có tên trong cái “Danh Sách 72” đòi bỏ điều 4 trong Hiến Pháp hiến định quyền lãnh đạo của Đảng. Chỉ chừng ấy thôi tôi đã có thể chứng minh luận điểm của tôi nêu trên vạch trần luận điệu của Phạm Xuân Nguyên nói về chiến tranh là hoàn toàn chính xác.

Vậy, thử hỏi những người thành lập “hội” mà có tư tưởng “phản Đảng”, “lật đổ” lịch sử như vậy thì cái “hội” ấy có “trong sáng”, “lành mạnh” như mục tiêu mà nó đề ra hay đơn thuần đó chỉ là những lời “mị dân”, chỉ là tổ chức của tập hợp những người “chống chế độ”, chống đất nước và hơn hết chỉ là để kêu gọi nhân dân đứng lên lật đổ chính quyền một cách công khai, hợp pháp. 



Tổ chứ chứa những “phần tử” như vậy có nên được thông qua cho phép thành lập hay không? Theo bản thân tôi thì nó nên được “yên nghỉ” từ đầu khi chưa nói là vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức, vi phạm lịch sử của dân tộc Việt Nam.

--------
Tan Biến

No comments:

Post a Comment