Friday, July 31, 2015

ĐẰNG SAU NHỮNG VẺ BỀ NGOÀI MỘT CÁI NHÌN KHÁC VỀ VIỆT NAM NHỮNG NĂM 90 - PHẦN 1

ĐẰNG SAU NHỮNG VẺ BỀ NGOÀI MỘT CÁI NHÌN KHÁC VỀ VIỆT NAM NHỮNG NĂM 90 PHẦN 1

Yannick Madesclaire

Lời tựa: Tác giả bài viết mong muốn đưa ra “một cái nhìn khác” về Việt Nam “trong thực tế”, mặc dù vậy vẫn không thoát khỏi những xét đoán “xa rời thực tế”, thậm chí có cả những võ đoán sai lệch thiên kiến không phù hợp với hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam sau năm 1975. Tuy nhiên, từ cái nhìn của một người ngoài cuộc ở một nước công nghiệp hóa phát triển, tác giả bày tỏ những “suy ngẫm” có giá trị gợi ý đáng chú ý về một số hiện tượng đang bộc lộ trong công việc của chúng ta hôm nay – Đó là sự khác biệt mà tác giả gọi là “sự đối lập Nam – Bắc” cần phải quan tâm; sự tăng trưởng kinh tế thiếu sự quản lý của Nhà nước cùng những hậu quả xã hội và sự bất bình đẳng ngày càng gia tăng; mục tiêu, điều kiện, khó khăn và những vấn đề phải giải quyết trong đầu tư vào Việt Nam, và cả vai trò của khoa học xã hội trong điều kiện một đất nước muốn cất cánh và thành công về kinh tế…

Xin giới thiệu với bạn đọc bài viết của Yannik Madesclaire.

Do có một lịch sử luôn sôi động mà Việt Nam thường làm nảy sinh những phản ứng đa cảm và những xét đoán cực đoan. Những phân tích, xét đoán ấy đôi khi xa rời thực tế mà nguyên nhân là do sự đóng cửa lâu dài của Việt Nam đối với thế giới. Vào thời điểm mà đất nước này đang từ từ tái hòa nhập vào cộng đồng quốc tế, có lẽ sẽ có ích nếu ta suy ngẫm về một số điều như huyền thuyết, cả trong quá khứ lẫn hiện tại: sự đối lập Nam – Bắc, di sản Mácxít – Lêninít, sức mạnh quân sự Việt Nam, “con rồng nhỏ” mới.

I/ Bắc – Nam: Có những gì khác nhau?

Sau một giai đoạn chiến tranh kéo dài 35 năm, Việt Nam tái thống nhất, đã lại tái hiện những sự manh nha một thứ tư tưởng li khai dưới hình thức bất tuân thủ trong việc phân chia của cải do có nhịp độ phát triển kinh tế khác nhau giữa hai miền Nam – Bắc, và những sự manh nha li khai ấy cũng đã có thể tung ra, một lần nữa, cái luận đề về “hai nước Việt Nam”. Trong thực tế thì sự khác biệt giữa hai miền Việt Nam có thể chỉ là hậu quả của một quá khứ mới gần đây.

Nước Việt Nam đã tồn tại từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên như một Vương quốc vùng châu thổ sông Hồng. Từ thế kỷ thứ 10 quốc gia này đã trải rộng trên 2000 km từ bắc xuống nam, còn Sài Gòn thì đã được lấn chiếm vào năm 1698 và các đường biên giới hiện nay thì được khẳng định vào cuối thế kỷ 18, ít lâu trước khi trở thành thuộc địa của Pháp. Chính là xuất phát từ châu thổ sông Hồng quá đông dân mà Vương quốc Việt Nam đã dần dần bành trướng, lấn đất của các Vương quốc Chàm và Khmer thông qua những cuộc di dân kế tiếp nhau về các miền đất phía nam vừa ít dân vừa có đất đai màu mỡ và khí hậu ôn hòa hơn.

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, nhưng nếu ở đây cần có một sự phân chia địa lý hoặc dân tộc thì đó phải là kiểu phân chia đông – tây hoặc đồng bằng – miền núi, bởi vì trên suốt dải đồng bằng từ châu thổ phía bắc đến châu thổ phía nam mặc dù xa nhau về địa lý nhưng lại có một sự đồng nhất đại thể về dân tộc và văn hóa (ảnh hưởng của thế giới đạo Khổng). Thực vậy, người Kinh chiếm 80% dân số cả nước, cư trú trước hết trên các châu thổ và đồng bằng và đẩy lùi dần dần các dân tộc thiểu số vào các vùng cao nguyên và miền núi ở phía tây. Những dân tộc thiểu số này là phần dân cư nguyên sơ của bán đảo và do ngôn ngữ, văn hóa và cách sống của mình không phải tất cả đều bộc lộ những đặc điểm của thế giới mang ảnh hưởng Trung Hoa. Chính vì vậy mà chỉ cách Hà Nội 50km về phía tây, đã có những người không biết nói tiếng Việt, thế mà tiếng nói này lại được sử dụng tới tận 2000km về phía nam.

Trong bối cảnh như vậy, việc đối lập Nam – Bắc (“hai nước khác nhau”) với sự cố ý bỏ qua các tỉnh miền Trung và không tính đến những nét độc đáo địa phương, nổi lên như một ý đồ đã từng là đường lối của chính quyền thuộc địa Pháp và Mỹ trước đây nhằm thổi phồng những khác biệt giữa các miền với sự viện lý về địa lý và lịch sử hòng chia rẽ những người Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập của họ. Sự chênh lệch Nam – Bắc của Việt Nam cũng thuộc cùng một loại với sự chênh lệch trong nội bộ Tây Ban Nha, Hoa Kỳ, Italia, Trung Quốc, Brazil, Thái Lan và chẳng có gì có thể đủ tư cách để chia đất nước này thành 2 quốc gia, và những đụng độ đã từng làm cho Việt Nam đẫm máu trong 30 năm qua có lẽ trước hết chỉ là hậu quả trực tiếp của chiến tranh lạnh Đông – Tây vậy.

Nước Việt Nam không thể đem so sánh với Nam Tư mà có lẽ nó tương đồng hơn cả với cặp đôi Đông Đức – Tây Đức: trong khung cảnh đối đầu tư tưởng toàn cầu, những khác biệt về kinh tế và văn hóa đã bị thổi phồng, thậm chí đã bị khiêu khích bởi sự phát triển của hai miền thuộc hai chế độ chính trị – xã hội đối ngược nhau, những tác nhân đã từng nhào nặn nên những tâm lý và từng tạo ra những ảo tưởng về hai quốc gia khác nhau.

Vậy nên những người miền Nam mà trước năm 1939 được xem như là uể oải so với những người miền Bắc chăm chỉ làm lụng, đến 1994 lại được coi là những động lực của đời sống kinh tế của Việt Nam khi đối mặt với một cư dân miền Bắc bị mất hướng và thụ động sau 45 năm, dưới chế độ kinh tế kế hoạch hóa. Thực tế còn cho thấy những khía cạnh tinh tế hơn: ở Sài Gòn những động lực của đời sống kinh tế phần nhiều là những người Hoa và những người miền Bắc di cư vào năm 1954. Ở miền Bắc thì dân chúng bắt đầu không còn thụ động nữa kể từ khi họ được giải thoát khỏi sự bảo hộ, đỡ đầu của Đảng và trong một tình thế kinh tế tự do hơn, họ có thể tỏ ra là có khả năgn hơn dân chúng miền Nam trong việc làm chủ một số hoạt động công nghiệp.

Chiến tranh từng là một tác nhân quan trọng tạo ra sự phân hóa vùng bằng cách đẩy nhanh quá trình đô thị hóa ở miền Nam, trong khi ở miền Bắc nó lại dẫn tới việc giải tỏa, sơ tán các thành phố về nông thôn. Khi hòa bình trở lại, những khác biệt về kinh tế đã trở nên rõ nét hơn và người ta đều chấp nhận rằng các tỉnh phía Nam do bị chìm ngập trong chế độ kinh tế kế hoạch hóa ngắn ngủi hơn, nên tiến nhanh hơn so với các tỉnh miền Bắc, chủ yếu có độ tăng trưởng mạnh trong thương nghiệp và dịch vụ. Hiện nay, miền nam có những khả năng tốt hơn cho sự đầu tư của các nhà công nghiệp nước ngoài và người ta có thể dự báo sự gia tăng của khoảng cách giữa hai miền. Tại sao vậy? Ở miền Bắc, việc kinh doanh của người dân bị kiềm tỏa từ năm 1954, song vẫn còn sót lại nhờ có truyền thống lâu đời về trao đổi hàng hóa và thương mại (truyền thống đặc trưng của những xã hội ảnh hưởng Trung Hoa) và tạo thuận lợi cho sự quá độ sang nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, óc kinh doanh ấy cũng chỉ giới hạn trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ, chứ không gắn bó với những hoạt động sản xuất (tìm kiếm những lợi nhuận tức thời), còn về kết cấu hạ tầng thì hoặc là không có hoặc đã lỗi thời. Ở miền Nam, mặc dù chiến tranh, các kết cấu hạ tầng tối thiểu vẫn tồn tại, óc kinh doanh có mặt khắp mọi nơi trong các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch và ở mức độ thấp hơn trong các lĩnh vực sản xuất: đó chính là nhân tố chủ chốt của sự phục hưng kinh tế.

Năm 1975, không phải là người ta đã chứng kiến một sự xâm lấn của miền Bắc đối với miền Nam, mà là một sự nắm lấy quyền quản trị bởi những người nông dân – cách mạng đối với một miền đất từng sống dưới chế độ kinh tế thị trường thống trị bởi một tầng lớp người thành thị; vả lại, người dân Sài Gòn cũng từng cảm nhận sự việc này như là sự tiến vào thành phố của “những người nông dân” hơn là sự tiến vào miền Nam của những người cộng sản hoặc của “những người miền Bắc”. Kể từ 1946, “các nhà lãnh đạo miền Bắc”, dù đó là người gốc Nam hay gốc Bắc, phần nhiều đều là các nhà cách mạng xuất thân từ nông thôn từng trải qua phần lớn đời mình trong các nhà tù thuộc địa hoặc trong các bưng biền. Chính xác hơn nữa, rất nhiều “nhà lãnh đạo miền Bắc” (trong đó có ông Hồ Chí Minh) là người gốc từ các tỉnh miền Trung, những tỉnh nghèo khó nhất ở Việt Nam và đã nhiều thế kỷ qua những tỉnh này từng là nơi bắt nguồn của những cuộc nổi loạn. Những “nhà lãnh đạo” Nam Việt Nam từ 1954 đến 1975 đa phần xuất thân là dân thành thị từ tầng lớp tư sản bậc trung chống cộng sâu sắc và bao gồm một số lớn những người “Bắc” di cư vào Nam năm 1954 trong đó có nhiều người Công giáo với những chức vụ cao cấp trong quân đội và chính phủ, vậy mà người ta cứ thiên về trình bày cuộc đụng độ ở Việt Nam như là giữa 2 nước Việt Nam hơn là một cuộc nội chiến được nuôi dưỡng bởi những đối kháng quốc tế.

Hiện nay, trong số “các nhà lãnh đạo của Hà Nội” không một ai là người có gốc gác thuộc chính thành phố này, một số ít có nguồn gốc từ châu thổ sông Hồng. Dân cư Hà Nội, bản thân nó cũng không phải là điều người ta có thể tin được: người Hà Nội gốc chỉ chiếm không quá 10% và đã phải ca thán rằng họ đã bị trở nên ít ỏi bởi sự lấn át của “những người nông dân”: năm 1954 đã có một đợt di cư ồ ạt vào Sài Gòn và sang Pháp, đồng thời chính quyền cách mạng đã tổ chức những đợt nhập cư vào thành phố từ các vùng nông thôn của các tỉnh miền Trung. Một số lớn những người Hà Nội mới này còn xa mới trở thành “người thành thị” theo đúng nghĩa: những năm gần đây, Hà Nội trở nên giống một làng khổng lồ hơn là thủ đô chính trị và hành chính của một đất nước với 72 triệu dân; có lẽ không thể nói rằng đó là hậu quả của những trận bom Mỹ.

Nông thôn chống lại thành thị, dường như đó là một nét cố hữu của các cuộc cách mạng Cộng sản ở châu Á. Trái với những nguyên tắc mácxít, những cuộc cách mạng ấy đều được thực hiện bởi những người nông dân chứ không có giai cấp công nhân (hầu như chưa tồn tại), cho dù giai cấp này luôn được nhắc tới ở mọi lúc mọi nơi trong ngôn ngữ cách mạng. Ở Trung Quốc, chủ nghĩa Mao được đặc trưng bởi chiến thắng của những người công sản – dân cày (gọi là những người mácxít – Khổng Tử) đối với những người cộng sản – thành thị, tiếp đó là đối với những người “dân tộc chủ nghĩa – thành thị” thuộc Quốc dân Đảng và sau chốt là bởi cuộc bắt bớ đại trà các nhà tri thức trong thời kỳ cách mạng văn hóa. Ở Campuchia thì đó là chủ nghĩa diệt chủng đối với người thành thị và sự hoang vắng hóa các thành phố do những người Khmer đỏ theo chủ nghĩa Mao thực hiện. Cũng như các phong trào cộng sản Campuchia, Triều Tiên, Indonesia, chủ nghĩa Mao đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào cộng sản Việt Nam, trở thành dòng tư tưởng chính thống của nó trong suốt 30 năm trời. Dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng văn hóa Trung Quốc và sau khi ông Hồ Chí Minh qua đời, chế độ (cộng sản) đã thanh trừng nhiều người giữ chức vụ quan trọng trong thời kỳ từ 1969 đến 1977 sau khi đã tận dụng những hiểu biết của họ từ 1945 đến 1969, những trí thức ở miền Bắc (chủ yếu là các nhà khoa học và kỹ thuật); rồi kể từ 1976 việc áp dụng thứ “xã hội chủ nghĩa” giáo điều đã dẫn đến sự ra đi của nhiều nhà trí thức miền Nam.

(còn tiếp)

Người dịch : Đào Đình Bắc

Nguồn: Yannick Madesclaire – Au dela des apparences: un autre Regard sur le Vietnam des années 90 – Revue Tiers Monde, t. XXXV, no 140, Octobre – Decembre 1994, pp 891 – 906.

TĐB 95 – 01 & 02

https://caphesach.wordpress.com/
Đằng sau những vẻ bề ngoài một cái nhìn khác về Việt Nam những năm 90 - Phần I
https://caphesach.wordpress.com/2015/07/31/dang-sau-nhung-ve-be-ngoai-mot-cai-nhin-khac-ve-viet-nam-nhung-nam-90-phan-i/
Nhận diện lợi ích nhóm ở Việt Nam Phần đầu
https://caphesach.wordpress.com/2015/07/31/nhan-dien-loi-ich-nhom-o-viet-nam-phan-dau/
Ổn định và thay đổi trong lịch sử kinh tế - Phần III
https://caphesach.wordpress.com/2015/07/31/on-dinh-va-thay-doi-trong-lich-su-kinh-te-phan-iii/
Thỏa thuận hạt nhân Iran nhân tố thay đổi cuộc chơi
https://caphesach.wordpress.com/2015/07/30/thoa-thuan-hat-nhan-iran-nhan-to-lam-thay-doi-cuoc-choi/
Chế độ Liên Bang Mỹ - Phần cuối
https://caphesach.wordpress.com/2015/07/30/che-do-lien-bang-my-phan-cuoi/

Quan điểm của ông Ngô Đình Nhu về hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng - Phần I
https://caphesach.wordpress.com/2015/07/30/quan-diem-cua-ong-ngo-dinh-nhu-ve-hiem-hoa-xam-lang-cua-trung-cong-phan-i/

Luận Văn của ông Nhu
 http://5xublog.org/2013/11/20/luan-van-cua-ong-nhu/

Khai quát về chính quyền Mỹ
 http://maxreading.com/sach-hay/khai-quat-ve-chinh-quyen-my
Chính Trị Luận 
http://maxreading.com/sach-hay/chinh-tri-luan/quyen-i-36414.html
Tóm tắt về nền kinh tế Mỹ
http://maxreading.com/sach-hay/tom-tat-nen-kinh-te-my



Nạn tham nhũng trong chính quyền VNCH

Nạn tham nhũng trong chính quyền VNCH

(Đây là lời nhận xét của tác giả Trọng Đạt một người đã sống dưới chính thể VNCH..):

"Những năm đầu của chế độ Nguyễn Văn Thiệu, 1967, 1968, guồng máy tương đối còn có kỷ cương nhưng dần dần đi tới chỗ tham nhũng thối nát tồi tệ, nó đã phá hoại kinh tế vật chất và làm suy sụp tinh thần quân dân. Tham nhũng hối lộ có từ thời Tây nhưng dưới chế độ Nguyễn Văn Thiệu có thể nói đã tiến tới chỗ tột cùng của thối nát. Các chế độ, chính phủ Quốc Gia từ thời Trần Văn Hữu, Nguyễn Văn Tâm, Ngô Ðình Diệm, Nguyễn Cao Kỳ… cũng ít nhiều có tham nhũng nhưng người dân còn chấp nhận được, đến Nguyễn Văn Thiệu thì thật hết nước nói. Sau khi miền Trung thất thủ lọt vào tay Cộng quân, chúng tôi có nghe một ông công chức than thở “chế độ Thiệu đi theo vết xe đổ của Tưởng Giới thạch, các ông tỉnh trưởng chết gục trên đống vàng”!

Trong cuốn sách Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975 trang 56, Phạm Huấn có nói:

“Theo dư luận, cái giá để mua chức Tỉnh trưởng qua đường giây bà Thiệu, bà Khiêm, thường thường từ 10 đến 20 triệu”.
Tệ nạn mua quan bán tước ngày càng lộ liễu, những chức vụ, công việc hái ra tiền đều được mua bán trả giá cả sòng phẳng, ngoài ra quan chức phải nộp tiền hụi chết cho cấp trên theo hệ thống quân giai, Quận nộp cho Tỉnh, Tỉnh nộp cho Vùng, Vùng nộp cho Trung Ương."

Nguyễn Ðức Phương nói: các hình thức tham nhũng tại miền Nam đã được nhóm nghiên cứu thuộc tổ hợp Rand xếp thành bốn loại chính buôn lậu, hối lộ, mua quan bán tước và lính kiểng, lính ma.. Trong phim Vietnam History by television, ông giám đốc CIA khi trả lời phỏng vấn cho biết tham nhũng đã phát triển quá độ tại miền Nam VN , chỗ nào cũng có, chính phủ Mỹ biết rõ như vậy và họ đã phải che dấu không cho báo chí biết sợ người ta làm um lên, nếu đến tai Quốc hội viện trợ sẽ bị cắt giảm.
Tại các tỉnh, viện trợ kinh tế, xã hội, bình định phát triển.. bị đục khoét trầm trọng, tiền viện trợ của Mỹ không được dùng vào mục tiêu kinh tế quân sự mà vào túi bọn quan lại tham ô. Tham nhũng bắt nguồn từ lòng tham vô đáy của con người hơn là vì thiếu thốn. Các quan chức có được căn nhà, cái xe hơi thì cũng được rồi, so với đời sống nhân dân như thế cũng là được quáưu đãi. Nhưng kẻ tham ô không dừng chân ở đó, được voi tròi tiên, họ tậu rừng tậu ruộng, tậu đồn điền, mua dăm bẩy căn nhà nghỉ mát, cái ở Nha Trang, cái Ðà Lạt, Vũng Tầu, chuyển ngân ra ngoại quốc… Tham nhũng như đã nói ở trên vừa phá hoại kinh tế quốc gia, vừa làm suy yếu tinh thần người dân cũng như người lính chiến. Sau đây là tham nhũng dười con mắt người ngoại quốc.
Hậu quả của tình trạng tham nhũng này đã được một sĩ quan nhận xét:

"Tham nhũng luôn luôn tạo ra sự bất công trong xã hội. Tại Việt Nam, một nước đang trong thời chiến thì sự bất công trong xã hội lại càng rõ ràng hơn so với các nước khác.Tham nhũng đã tạo ra một thiểu số nắm giữ tất cả các quyền lực và tài nguyên, phần lớn giai cấp trung lưu và nông dân trở thành nghèo hơn và phải chịu hy sinh.Họ mới chính là người đóng thuế cho chính phủ, hối lộ cho cảnh sát, phải mua phân bón với giá cắt cổ để rồi phải bán gạo với giá rẻ do chính phủ ấn định, và cũng chính họ đã cho con cái đi chiến đấu và hy sinh cho đất nước trong khi các công chức cao cấp của chính phủ và những kẻ giầu có lại gửi con cái ra nước ngoài. Một bác sĩ quân y đã nói với tôi rằng ông đau lòng khi nhìn thấy những thương binh, các binh sĩ cụt chân tay nằm đầy tại quân y viện đều thuộc giai cấp bình dân, thuộc các gia đình nông dân, các thương binh này phải chịu đựng và hy sinh cho thiểu số tham nhũng thống trị. Chính phủ tuyên bố tìm cách chiếm lòng dân nhưng thực tế chỉ làm lớn hơn khoảng cách giữa giai cấp lãnh đạo và quần chúng.”

Nguyễn Ðức Phương, Chiến Tranh Việt Nam Toàn tập, trang 804, 805 viết tiếp:

"Hồi ấy trên báo chí đã có người lên án bất công xã hội tại miền Nam ngày càng trở lên ghê tởm, trong khi binh sĩ chết như rạ ngoài mặt trận thì tại các thành phố lớn, bọn nhà giầu mua xe hơi bóng lộn, xây nhà cao năm bẩy tầng lầu, ai nấy mặt vênh mày vác, khinh người rẻ của. Bọn con buôn hái ra tiền nhờ chiến tranh rồi dùng tiền cho con cái đi du học ngoại quốc trong khi những kẻ sông pha mũi tên hòn đạn ngoài chiến trường phải chịu cảnh nghèo nàn thiếu thốn. Thực trạng xã hội đã ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần người chiến sĩ, họ phải hy sinh, chiến đấu cho một chế độ bất công thối nát."

Phạm Huấn - Tác giả của cuốn sách "Những cơn uất trong trận chiến mất nước" viết: các Tướng lãnh VNCH không có sự ngay thẳng, tư cách như các Tướng lãnh ngoại quốc. Năm 1950 De Lattre, Tướng 5 sao, Tư lệnh Ðông Dương nhưng vẫn để cho người con một, Bernard De Lattre đóng tại đền Non nước Ninh Bình. Mặc dù vua Bảo Ðại đề nghị đưa Bernard về làm trong văn phòng Quốc trưởng nhưng ông Tướng vẫn để con chiến đấu tại chiến trường và tử trận tháng 5-1951. Khi Mỹ bắt đầu ném bom Bắc Việt, Ðô đốc Sharps, tư lệnh các lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương đã để con trai ông, Thiếu tá phi công Mac Cain tham gia oanh tạc và đã bị bắn rơi.
“Trong khi đó, suốt cuộc chiến 21 năm sau cùng tại Việt Nam, chắc chắn không thể tìm thấy con một ông tướng nào chiến đấu ngoài mặt trận”
“..con những ông Tướng khác thì cứ gần đến tuổi động viên đã bằng cách này, cách khác, được xuất ngoại du học. Chung qui chỉ có những sinh viên, học sinh con nhà nghèo và không thế lực, sẽ bị thi hành lệnh Tổng động viên một cách rất kỹ lưỡng. Ngoài ra, vì không có tiền bạc để chạy chọt, chắc chắn không bao giờ họ được phục vụ tại ‘chỗ ngon, chỗ bở’ ở Sài Gòn hay hay các tỉnh”

Trần Phan Anh trong cuốn Trận Chiến Mùa Hè 1972 trang 155, 156 có nêu ra một vụ tham nhũng hối lộ động trời của các Tướng lãnh VNCH, chẳng biết hư thực ra sao ? :

“Trong khoảng thời gian từ tháng giêng đến tháng 3-1972, tình báo VNCH báo cáo sự hiện diện của công trường 5 Bắc Việt tại căn cứ địa 712, gần thị trấn Snoul, Cam Bốt, khoảng 30 cây số Tây Bắc Quận lỵ Lộc Ninh trên Quốc Lộ 13. Hai công trường 7, 9 được phát hiện tại vùng đồn điền cao su Dambe và Chup trên đất Cam Bốt, nơi đó là hai mục tiêu hành quân của Quân đoàn III thiết kế cho Ðệ tam cá nguyệt 1971. Kế hoạch đã bị đình hoãn sau cuộc tử nạn của Trung Tướng Ðỗ Cao trí, Tư lệnh quân đoàn III QLVNCH.
Trung Tướng Ðỗ Cao Trí đã bị thảm sát vì đã cùng Nguyễn Văn Thiệu, Ðặng Văn Quang nhận hối lộ 30 triệu đô la do tòa Ðại sứ Nga tại Paris trao cho Quang để thả Trung Ương Cục và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam chạy trối chết qua Cam Bốt sau khi bị liên quân Việt Mỹ bao vây tại vùng rừng Tây Ninh vì những cánh quân của Quân đoàn III tiến quá nhanh, cục R chậm chân kẹt lại bị CIA phát hiện do việc họ đánh điện cầu cứu Hà Nội. MACV phối hợp Ðệ 2 Quân đoàn tiền phương Hoa Kỳ (US II Field Forces) cùng Quân đoàn 3 VNCH được tăng cường một lữ đoàn Dù, Liên đoàn 5, 6 Biệt động quân tung quân bao vây, Cục R chỉ còn một trung đoàn bảo vệ, cá nằm trong rọ chờ lên thớt. Khi Liên quân Việt Mỹ siết chặt vòng vây, Lữ đoàn Dù thọc mũi tấn công khuấy động, một liên đoàn Biệt Ðộng Quân lãnh nhiệm vụ án ngữ biên giới Cam Bốt thì bất ngờ nhận được lệnh Trung Tướng Ðỗ Cao Trí cho lệnh rút về chi khu Phước Thành, Tây Ninh nghỉ dưỡng quân thì tối hôm đó bị trung đoàn bảo vệ Cục R đánh úp để che chở cho toàn bộ Trung ương Cục chạy trối chết qua Cam Bốt về hướng đồn điền Snoul.
Sau đó CIA tức giận nghĩ rằng Ðỗ Cao Trí là người của Cộng sản nên ra tay tiêu diệt, những chuyện này do chính Ðặc sứ Komer (hàm Ðại sứ) kể lại, ông đặc trách Bình định phát triển MACV.”

Khởi đầu từ 8 tháng 9 năm 1974, linh mục Trần Hữu Thanh Chủ tịch Phong trào Nhân dân chống tham nhũng cho phổ biến bản cáo trạng số 1 tố cáo ông Thiệu tham nhũng và yêu cầu từ chức. Tướng Thiệu bị tố tham nhũng nhiều vụ như nhà cửa, đất đai, đầu cơ phân bón, gạo miền Trung, buôn bán bạch phiến.. . phong trào lôi cuốn các nhóm khác như sinh viên, ký giả, chính khách.. Ðầu tháng 2 năm 1975, phong trào phổ biến cáo trạng số 2 tố cáo ông Thiệu nhiều tội và hô hào lật đổ bằng võ lực khiến ông ta phải dùng biện pháp mạnh cho bắt giam nhiều nhà chính khách, đảng phái.
Người dân trong nước đã quá chán ghét chính quyền thối nát, dĩ nhiên người Mỹ phải chán nản hơn thế nữa, tiền của họ đổ vào từ bao lâu nay y như gió lùa vào nhà trống, cựu đại sứ Bùi Diễm nói:

“Một quốc hội quá chán ngán chiến tranh và mệt mỏi vì đã yểm trợ một đồng minh có quá nhiều khuyết điểm và thối nát”
Nhà bào Trần Văn Ân, Tướng Trưởng, Phạm Huấn, chính khách, ký giả… đều cho rằng đất nước đã được giao phó vào tay lãnh đạo tồi. Trần Việt Ðại Hưng cũng như nhiều nhà báo khác cho rằng Thiệu, Kỳ không phải là những nhà lãnh đạo mà chỉ là những anh cai thầu chiến tranh, hễ có tiền thì đánh, không tiền thì chạy. Trong tám, chín năm cầm quyền, ta không thấy chính phủ Thiệu có một kế hoạch gì về chính trị, kinh tế cũng như quân sự mà chỉ trông chờ vào Mỹ, ông Nguyễn Tiến Hưng cho rằng ta đã hoàn toàn lệ thuộc vào Mỹ từ quốc phòng, ăn ở, giao thông, vận chuyển…

Ðương đầu với một kẻ thù nguy hiểm, công chức quân nhân không được học tập về đường lối, lý tưởng chủ nghĩa quốc gia.. hoặc có chăng chỉ là hình thức. Tổ chức hoạt động tuyên truyền của chính phủ rất yếu kém, không lôi cuốn được sự ủng hộ của nhân dân trong khi kẻ địch thường xuyên tuyên truyền nhồi sọ cán binh, nhân dân, bộ đội để lái họ theo đường hướng chúng đã vạch ra. Bộ Thông tin, tuyên truyền của ta không giáo dục, tuyên truyền cho người dân, quân nhân, công chức một lý tưởng Quốc gia, lý tưởng Tự Do Dân chủ để quân dân ta có một tinh thần vững mạnh mà chỉ là chính sách tự vệ, gặp Việt Cộng ở đâu thì đánh đấy.

Ông Nguyễn Ðức Phương cho rằng người dân không tích cực yểm trợ cho công cuộc chiến đấu:

“Cuộc chiến tranh quá dài đã khiến mọi người mệt mỏi, giao khoán hoàn toàn việc bảo vệ đất nước cho quân đội. Phần lớn thanh niên không thiết tha, đôi khi còn trốn tránh nghĩa vụ quân sự trong thời chiến. Tất cả những mục nát của chính quyến, thờ ơ của dân chúng và sự ung thối của xã hội miền nam đã cấu thành yếu tố tự hủy”

(CTVNTT, trang 806)

Một điều không thể chối cãi được là người Quốc Gia luôn luôn chia rẽ khiến cho CS đã thừa cơ nước đục thả câu. Ngay từ những năm 1945, 46.. các đảng phái Quốc Gia đã chia rẽ nhau khiến cho CS lợi dụng thời cơ tuyên truyền lôi cuốn quần chúng để rồi cướp được chính quyền. Ông Ngô Ðình Diệm chấp chánh ngày 7-7-1954, so với các Thủ Tướng tiền nhiệm như Trần Văn Hữu, Nguyễn Văn tâm, Bửu Lộc… ông Diệm là người có bản lãnh cao nhất, dám chơi bạo hất cẳng Pháp để đi theo Mỹ. Ðụng chạmvới Bảo Ðại thân Pháp, tháng 4-1955, ông Diệm được triệu hồi sang Pháp để Quốc trưởng cất chức. Các đảng phái Quốc gia, nhân sĩ.. đều nhiệt tình ủng hộ Thủ tướng Diệm, đả đảo và truất phế ông vua vong bản Bảo Ðại. Năm 1956 ông Diệm Trưng Cầu dân ý lên làm Tổng thống rồi từ từ xung đột với các đảng phái, nhân sĩ Quốc gia. Những người Quốc gia trước đây ủng hộ ông nay quay lại chống ông. Chính phủ cũng chống đối đàn áp những người đối lập ra mặt.

Sau ngày đảo chính 1-11-1963, miền Nam lại lâm vào tình trạng chia rẽ trầm trọng gấp bội lần hơn trước. Các Tôn giáo, Tướng lãnh tranh giành quyền hành biến miền Nam thành một đất nước vô chính phủ. Phật Giáo, Công giáo chia rẽ đả kích nhau trên báo chí, rồi lại có phe chủ trương chia rẽ Bắc Nam để hòng thủ lợi. Năm 1966 chính quyền quân nhân đã tạm ổn định được tình hình lại bị phong trào Phật Giáo miền Trung chống đối dữ dội, phong trào đã gây tình trạng sáo trộn nhiễu nhương khiến cho nhân tâm sao xuyến, kẻ thù thừa cơ len lỏi phá hoại cơ cấu Quốc gia.

Cho đến gần giờ thứ hai mươi lăm, cuối 1974 và đầu 1975, những cuộc biểu tình chống chính phủ của Linh mục Trần Hữu Thanh, đảng phái, chính khách… khiến cho các binh sĩ ngoài tiền tuyến mất tinh thần chán nản và ảnh hưởng tai hại đến sự sống còn của đất nước.

(Lichsuvn.info; ttvnol.comtranluc.net....)

Minh họa: Người dân di tản khỏi chiến trường X
uân Lộc tháng 4/1975.

CẦU THANG VÀ HÀNH LANG DẪN KHÍ

Cầu thang và hành lang dẫn khí

   Bố trí cầu thang

   Cầu thang là phương tiện giao thông theo chiều đứng, dùng để tới được các nền, sàn ở các mức độ cao thấp khác nhau. Trong khoa phong thủy thì cầu thang có giá trị khá lớn vì nó là nơi động khí mạnh và liên tục để đưa thực khí lan tỏa đi khắp các tầng.

   Phong thủy chia cầu thang thành 2 phần:
   *Động khẩu
   *Lai mạch.
   Động khẩu được tính từ 1 đến 3 bậc đầu (đối với cầu thang máy là buồng thang tại mặt sàn). Lai mạch là phần còn lại bao gồm cả thân thang lẫn chiếu nghỉ (đối với cầu thang máy là phần không gian của buồng thang chuyển lên các tầng. Trường hợp chuyển động thẳng  đứng thì động khẩu và lai mạch là một).
   Trong phép bố trí cầu thang thì động khẩu quan trọng hơn lai mạch. Vì động khẩu là nơi tiếp thu khí cũng giống như cửa vào nhà, còn lai mạch là nơi dẫn khí đó lên các tầng.
Phép bố trí động khẩu:
   Để đạt được gia trị phong thủy tốt cho cầu thang thì phần động khẩu phải được bố trí tại vị trí của cung có khí tốt nhất. Căn cứ vào mức độ của khí đến động khẩu mà có 3 phép bố trí như sau:
Phép tiếp mạch:
   Phép này dùng cho trường hợp khí đến yếu, đi trầm, đê phục (Như những nhà bố trí cầu thang ở trong cùng, phía sau, khuất lấp, chật hẹp tà hoành...).
   Vậy phần động khẩu phải dùng tối thiểu là 3 bậc, nằm tron vẹn trong cung bậc tốt, mới đủ khả năng hấp thụ cát khí chuyển đến lai mạch.
Phép thừa khí:
   Phép này dùng cho trường hợp khí đến mạnh, thô ngạch, trực cấp (Như những nhà bố trí cầu thang ở phía ngoài thẳng hướng với nhà, hay gần cửa ra vào...).
   Vậy phần động khẩu chỉ cần dùng một bậc nằm trong cung vị tốt là đủ thu được cát khí chuyển qua lai mạch. Lẽ dĩ nhiên càng được nhiều bậc trong cung vị tốt càng tốt, nhưng trong thực tế không phải lúc nào cũng đạt được điều đó, với những diện tích nhà chật hẹp nhiều khi chỉ cần bố trí được một bậc vào cung vị tốt đã là khó khăn rồi.
Phép khí mạch kiêm thu:
   Phép này dùng cho trường hợp khí đến bình ổn, vừa phải không mạnh cũng không yếu, không quá trực cấp cũng không quá đê phục (Như những nhà bố trí cầu thang ở khoảng giữa nhà, ở ngăn thứ hai, bố trí không trực hướng với cửa...).
   Vậy phần động khí khẩu chỉ cần dùng 2 bậc đặt nẳm trong cung vị tốt. Một bậc thụ khí, một bậc chuyển mạch nên mới gọi là khí mạch kiêm thu.
Phép bố trí lai mạch:
   Trong phép bố trí cầu thang thì động khẩu là trọng, lai mạch là khinh. Cốt yếu nhất là động khẩu phải nằm trong cung vị tốt. Tuy nhiên nếu được cả lai mạch nằm trong cung tốt nữa thì càng tốt. Trong thực tế để lai mạch nằm ở cung vị tốt hoàn toàn là rất khó vì lai mạch của cầu thang chạy dài vì vậy nó thường nằm ở vài ba cung do đó cơ bản khi bố trí cầu thang là bố trí phần động khẩu. Nói cầu thang bố trí ở vị trí tốt hay xấu là nhà phong thủy muốn nói đến vị trí động khẩu của cầu thang và hướng của cầu thang tốt hay xấu.
Hướng của cầu thang
   Hướng của cầu thang bao gồm hướng của động khẩu và hướng của lai mạch. Vậy nói hướng của cầu thang là hướng của động khẩu hay hướng của lai mạch? Đối với phong thủy luôn lấy hướng của động khẩu làm trọng hơn hướng của lai mạch. Tuy nhiên nếu lấy được cả 2 hướng đều tốt là tốt nhất.
Bố trí số bậc của cầu thang
   Quan sát cây thang dùng để làm đường đi tiếp nối lên vị trí cao hơn, trong tòa nhà có nhiều tầng và khẩu độ chiều cao khác nhau, ta chỉ tính bậc thang trong thang mà thôi và cho toàn bộ căn nhà, tòa nhà... Cũng không nên câu nệ với tổng số bậc cầu thang chẳn, lẻ trong nhà. Vì nhiều nhà cầu thang không bố trí dược tại cùng một cung vị, có khi cầu thang lên mỗi tầng lại được bố trí ở một vị trí khác nhau.
   Để xét số bậc của cầu thang phải căn cứ vào ngũ hành thuộc vào hình thể kiến trúc của một ngôi nhà rồi lấy vòng Trường sinh mà định số bậc.
   Vòng Trường sinh:
   Vòng Trường sinh là 12 sao thể hiện quy luật sinh tồn (Phát sinh, tồn tại, phát triển và chấm dứt) của vạn vật. Theo quan niệm của triết học Phương Đông thì bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào cũng phải trải qua 12 giai đoạn sau:
1/. Trường sinh (sinh ra)
2/. Mộc dục (tắm rửa)
3/. Quan đới (phát triển)
4/. Lâm quan (trưởng thành)
5/. Đế vượng (cực thịnh)
6/. Suy (suy yếu)
7/. Bệnh (ốm đau)
8/. Tử (chết)
9/. Mộ (nhập mộ)
10/. Tuyệt (tan rã)
11/. Thai (phôi thai)
12/. Dưỡng (thai trưởng)
   Định số bậc cầu thang:
   Căn cứ vào hình thể kiến trúc của ngôi nhà như sau:
+Nhà hình thủy bậc thứ nhất là Trường sinh
+Nhà hình mộc bậc thứ ba là Trường sinh
+Nhà hình thổ bậc thứ năm là Trường sinh
+Nhà hình hỏa bậc thứ bảy là Trường sinh
+Nhà hình kim bậc thứ chín là Trường sinh
   Bắt đầu từ bậc ra Trường sinh, theo ngũ hành của nhà tiếp tục thuận đếm mỗi bậc là 1 sao kế tiếp trong vòng Trường sinh, cứ hết 12 sao lại tiếp tục đếm một vòng mới rồi lấy số bậc rơi vào các cung Trường sinh, Quan đới, Lâm quan, Đế vượng, Mộ, Thai làm cát (tốt). Số bậc rơi vào các cung còn lại là hung.
   Như vậy:
Nhà hình Thủy thì số bậc là: bậc 1, 3, 4, 5, 9, 11, 13, 15, 16, 17, 21, 23... là số bậc tốt nên dùng.
Nhà hình Mộc số bậc là: 1, 3, 5, 6, 7, 11, 13, 15, 17, 18, 19, 23, 25... là số bậc tốt nên dùng.
Nhà hình Thổ số bậc là: 1, 3, 5, 7, 8, 9, 13, 15, 17, 19, 20, 21, 25, 27... là số bậc tốt nên dùng.
Nhà hình Hỏa số bậc là: 3, 5, 7, 9, 10, 11, 15, 17, 19, 21, 22, 23, 27... là số bậc tốt nên dùng.
Nhà hình Kim số bậc là: 1, 5, 9, 11, 12, 13, 15, 17, 19, 21, 22, 23, 25... là số bậc tốt nên dùng.
   Như vậy: thì không phải cứ bậc lẻ là tốt, chẵn là không tốt mà nó phải căn cứ vào từng hình thể ngũ hành của kiến trúc ngôi nhà mà định liệu. Như thế mới hợp với đạo âm dương vậy.
   Ý nghĩa của số bậc tốt:
-Số bậc ra Trường sinh, Thai; chủ về phúc đức. Chọn số bậc ra 2 sao ấy người xưa gọi là chọn lấy chữ Phúc.
-Số bậc ra Quan đới: chủ về học hành, khoa cử. Chọn số bậc ra sao ấy người xưa gọi là chọn Văn tinh.
-Số bậc ra Lâm quan: chủ về phát tài, phát lộc. Chọn số bậc ra sao ấy người xưa gọi là chọn chữ Lộc.
-Số bậc ra Đế vượng: chủ về địa vị, quan chức. Chọn số bậc ra sao ấy người xưa gọi là chọn chữ Quan.
-Số bậc ra Mộ: chủ về điền địa, tăng thọ. Chọn số bậc ra sao ấy người xưa gọi là chọn chữ Thọ
   Khoa học hiện đại cũng hé mở được một phần sự thần bí của khoa Phong thủy đã chứng minh được rằng sự thay đổi trạng thái của con người cũng như sự ngưng tĩnh vận động ở một nhịp độ, tiết tấu nào đó đều có thể ảnh hưởng tới sự phát triển và hình thành tính cách, nó có thể tăng cường sức khỏe, tăng trí nhớ nếu sự thay đổi hay ngưng tĩnh phù hợp. Ngược lại, nó cũng có thể giảm sức khỏe, tăng stress và đặc biệt là phát sinh một số bệnh tật nào đó. Số bậc cầu thang dừng lại ở số bao nhiêu bậc để dẫn tới sàn mỗi tầng cũng làm thay đổi trạng thái vận động và sự ngưng tĩnh của con người. Sức khỏe thay đổi, tính cách thay đổi thì những vấn đề vốn đã rất nhạy cảm của đời sống con người không thể nói rằng không có sự thay đổi theo trong một chừng mực nhất định.
   Người xưa từng nói:
“Vật dĩ hung tiểu nhi vi chi
Vật dĩ cát tiểu nhi bất vi”
   Dịch:
Đừng vì hung nhỏ mà làm
Đừng vì cát nhỏ mà bỏ qua
   Bởi nhiều khi cái hung, cái cát nhỏ (hay ta tưởng là nhỏ) lại có sự tác động rất không nhỏ tới cuộc sống của mình. Cũng như một viên thuốc bé như bằng hạt ngô nhiều khi lại có thể đẩy lùi cả một căn bệnh hiểm nghèo. Vậy thì cái ta không biết không có nghĩa là không có, cái ta cho là nhỏ thì chưa chắc đã là nhỏ vậy.
   Hành lang dẫn khí
   Hành lang dẫn khí là một khoảng không để con người đi lại dịch chuyển từ phòng nọ tới phòng kia trong ngôi nhà, nó cũng là đường giao thông của thực khí đi từ hướng nhà (Cửa chính) tới các phòng khác, vì vậy nó cũng có một ý nghĩa quan trọng trong bố trí thiết kế mặt bằng kiến trúc của ngôi nhà.
   Theo khoa Phong thủy học thì hành lang dẫn khí không được bố trí nằm chính giữa tạo thành một đường cắt ngang hay cắt dọc ngôi nhà, từ chuyên môn gọi là trảm tâm sát, tức là hành lang đó chia căn nhà ra làm hai khối theo chiều dọc hay theo chiều ngang, chủ về mâu thuẩn trong gia đình, vợ chồng con cái bất hòa, không lợi cho hôn nhân, chia lìa, xa cách. Đối với văn phòng công sở thì chủ về mâu thuẩn nội bộ, mất đoàn kết, tranh giành và bất ổn định về nhân sự.
   Hành lang dẫn khí cũng không được tạo thành một đường chữ thập chính giữa khu nhà, sẽ chủ về ốm đau bệnh tật hay tai nạn bất ngờ, lại chủ về công việc làm ăn khó khăn, không thuận lợi và phát triển.
   Hành lang dẫn khí đảm bảo là đường lưu thông cát khí nhằm đưa cát khí phân bổ đều khắp cho ngôi nhà do đó nó phải được bắt đầu tại một cung vị cát khí thích hợp. Mặt khác hành lang dẫn khí còn có ý nghĩa như một ống thu phong vì vậy một hành lang cũng không nên kéo dài quá hay một hành lang quá hẹp.
   Một hành lang dẫn khí quá dài hay quá hẹp lại chạy thẳng tuột sẽ biến sinh khí thành sát khí, hay gia tăng sát khí, một hành lang như thế là không đúng với nguyên tắc của Phong thủy học. Ngoài ra hành lang dẫn khí còn yêu cầu phải thoáng đãng, sáng sủa, khí được lưu thông và không tù túng. Lại cũng không được chạy thẳng tới cửa ra vào hay cửa sổ của một phòng khác.
   Nếu hành lang chạy dài và bị cụt thì phía cuối hành lang cần bố trí một cái gương để phản chiếu và kích hoạt dòng hãm khí. Tóm lại hành lang dẫn khí phải đảm bảo một số yếu tố sau:
-Bắt đầu từ một cung ra cát khí trong cửu cung khí trường của ngôi nhà.
-Có giá trị lưu thông và dẫn nhập luồng sinh khí phân bổ cho các khu vực khác nhau của ngôi nhà.
-Phải thông thoáng, sáng sủa và hợp lý. Không được quá dài, quá hẹp, tù túng tăm tối và ẩm thấp.
-Không được xuyên tâm và chia cắt ngôi nhà.
-Không được đâm xộc thẳng vào của ra vào hay cửa sổ phóng khác, cũng không được đối diện thẳng với phòng WC, cửa phòng tắm.

-Không được nằm xuyên tâm cung bản mệnh. Giả như mệnh chủ Bính Tý thì hành lang không được nằm trên trục xuyên tâm Tý – Ngọ, hay nằm trên trục xuyên tâm Nhâm – Bính; Mệnh chủ Tân Mão thì hành lang dẫn khí không được bố trí nằm trên tuyến trục chính Mão – Dậu, hay tuyến trục chính Ất – Tân. Nếu hành lang bố trí trên những trục này là phạm vào xuyên tâm bản mệnh, chủ ốm đau, tai họa, thị phi điều tiếng và gặp nhiều rủi ro.

Kawabata (1899-1972 - Giải Nobel Văn Chương 1968) - Vài đoạn trích



Thói quen cầu khẩn người chết thật là khó chịu. Tuy nhiên niềm tin rằng hiện hữu vẫn tồn tại, ở đời sau, như trong đời này, còn đáng buồn hơn nữa - Vũ nữ Izu.

Trong một thời đại mà những trường hợp loạn thần kinh ngày càng nhiều thêm một cách ngoạn mục, năng lượng của kẻ điên có vẻ như đã vượt xa năng lượng của người trí thức. Để duy trì tư thế của mình, tôi nghĩ có lẽ ít nhất tôi cũng phải trở thành điên như họ - Thư gửi Mishima

Gần đây, tôi khám phá ra là các kinh điển Phật Giáo đều là những ca khúc bi thương. Điều ấy đem lại cho tôi một niềm an ủi lớn lao vô tả. Vì thế, khi khấn cầu người quá cố, tôi muôn vàn lần muốn vái lạy cây mận đỏ kia (...) hơn là nghĩ đến người trong hình dạng xưa cũ - Vũ nữ Izu.

Vì sao mà bộ ngực của phụ nữ, trường hợp duy nhất trong các sinh vật, lại có thể đạt được đến vẻ đẹp như thế ? Nét mỹ miều của bộ ngực phụ nữ phải chăng chính là minh chứng cho vinh quang rực rỡ nhất của sự tiến hóa của loài người ? Người đẹp say ngủ.

Đâu là ý nghĩa của việc con người không thể nhìn thấy gương mặt của chính mình ? (...) Gương mặt, yếu tố đặc thù nhất của cá nhân, lại chỉ dành cho người khác quan sát. Tình yêu có tương tự như thế hay không ? Vũ nữ Izu.

Chết là vĩnh viễn chối từ mọi thông hiểu của tha nhân - Ngàn cánh hạc.

Đức Phật dạy thoát khỏi luân hồi để đi vào Chân Như Niết Bàn. Khi còn lang thang trong các cõi tái sinh thì linh hồn còn lầm than khốn khổ. Tôi nghĩ không có huyền thoại nào mang những mộng mơ phong phú như huyền thoại luân hồi. Phải chăng đó chính là thi phẩm bi thương tuyệt mỹ nhất mà con người đã sáng tác nên ? Vũ nữ Izu.

Đời sống vợ chồng là vũng lầy kinh tởm trong đó những hành vi xấu xa của mỗi người rốt cuộc sẽ được vùi xâu - Tiếng rền của núi.

Có lẽ niềm tin vào linh hồn bất tử diễn đạt sự gắn bó sâu xa với cuộc sống, với người quá cố. Tuy nhiên, tin rằng sau khi chết, chúng ta có thể mang theo cá tính cùng với những yêu ghét của mình sang một dời sống khác, thật là một tập quán đáng buồn và vô nghĩa. (...) Thay vì sống trong cảnh giới mờ tối của linh hồn, sau khi từ trần, tôi muốn chọn trở thành một con bồ câu trắng, hay một cành hoa. Ngay trong hiện tại,  một quan điểm như thế cho phép làm triển nở những mến yêu đa dạng và tự do hơn biết bao - Vũ nữ Izu.

Truyền thống, lẫn lộn với duy trì ổn định, có lẽ chỉ làm tê dại ý thức tội ác - Người đẹp say ngủ.

Đi vào thế giới của chư Phật thật dễ, nhưng đi vào thế giới của Quỷ dữ thì vô cùng khó - câu nói ấy của thiền sư Ikkhu, đánh động vào tận cùng con người tôi. Tất cả các nghệ sĩ hướng đến Chân Thiện Mỹ như mục đích của mình, đều không tránh khỏi bị ám ảnh bởi ước mong phá được cửa vào thế giới của quỷ dữ. Và, một cách công khai hay thầm kín, ý tưởng ấy luôn phân vân giữa sợ hãi và khẩn cầu.

Kawabata (1899-1972 - Giải Nobel Văn Chương 1968)

CUỘC SỐNG NHƯ MỘT VÁN CỜ!

CUỘC SỐNG NHƯ MỘT VÁN CỜ!


Trong ván cờ nào cũng sẽ có những sự hy sinh, và những sự hy sinh ấy đều có mục đích. Vấn đề là sự hy sinh ấy được quyết định bởi một tay biết chơi cờ hay một tay không biết chơi cờ, và cái mục đích của nó có đáng hay không thôi. Nếu nó đáng, thì đằng sau một sự hy sinh là một mất mát và một thành quả, còn nếu nó không đáng thì sau sự hy sinh đó chỉ là một mất mát...
.....
Con Hậu bực bội nói với con Vua: "Này, tại sao tôi là người có quyền
lực cao nhất ở đây, nhưng lũ quan lính kia lại cứ lăng xăng bảo vệ ông mà không thèm bảo vệ tôi thế hở?".

Vua trả lời: "Trời ạ, khổ bà quá, bà vừa phải thôi, thì bà cũng thấy rồi đó, bà là người có quyền lực nhất ở đây chứ có phải tôi đâu? Bà gần như muốn đi đâu thì đi, trong khi tôi mỗi lần chỉ được nhích có một bước. Mà đường đường mang danh nhà vua, không có quyền lực thì ít nhất cũng phải được bảo vệ chứ! Mất tôi rồi thì coi như rắn mất đầu, trò chơi kết thúc mà!".

Nghe thấy Vua và Hoàng hậu nói chuyện thế, con xe cũng quay sang con tượng: "Ờ, mà phải rồi, nghe hoàng hậu nói thế, tui cũng nghĩ sao tui với ông không hơn nhau cấp bậc là mấy, mà sao ông được đi đường xéo, còn tui chỉ được đi đường thẳng vậy? Thật không công bằng, tui khoái đi đường xéo hơn!".

Tượng nhếch mắt: "Cũng không công bằng cho tui vậy! Tui thì cũng chỉ đi đường xéo được thôi, có đi được đường thẳng đâu, hay ho gì? Ông cứ làm như tui đi được như Hoàng Hậu không bằng!".

Tới Mã khịt mũi: "Tụi bay thôi đi. Tụi bay được đi đàng hoàng vậy là sướng lắm rồi. Như tao lúc nào cũng phải canh đúng chữ L mà đi. Mệt thấy mồ, sao không tội nghiệp tao?".

Xe và tượng cùng nhau lườm bọn Mã: "Mày là cái đứa duy nhất được nhảy qua đầu người ta, kể cả tụi tao, còn đòi gì nữa! Đúng là không biết điều!"

Một con Tốt chịu hết nổi lên tiếng: "Mấy chú bác im đi cho các con nhờ. Bọn tui mới là những đứa thiệt thòi nhất đây nè! Đi thì cũng chỉ đi được có một hai bước về phía trước, đã vậy nhưng còn chả được ăn cái đứa đứng ngay trước mặt mình! Tức chết được! Mấy người thì cứ thay nhau mà được ăn quân địch, còn bọn tui thì cứ thay nhau bị đem ra làm vật hy sinh cho quân địch ăn. Đúng là thật không công bằng cho tụi này tí nào!"

Mấy con Tốt kia nghe vậy đều đồng tình: "Phải đó, phải đó!". Bọn kia bắt đầu cãi lại: "Tụi này cũng bị hy sinh vậy! Mà mấy con Tốt của tụi bay là đông nhất rồi còn gì nữa! Đông nhất mà giá trị thấp nhất thì bị đem ra hy sinh trước là phải rồi!" Thế là cả đám quân cờ nhốn nháo, cãi vã lộn xộn cả lên.

Cái bàn cờ nãy giờ nhẫn nhịn lắng nghe bọn quân cờ cãi nhau trên... mặt của mình, bây giờ ngáp một cái chán chường, rồi thở dài lên tiếng:

- Đúng là một lũ ngốc nghếch! Mỗi đứa tụi bây đều có một đặc tính riêng. Không ai trong tụi bây hoàn hảo hết, nhưng nếu chỉ cần thiếu một đứa thôi thì cái bàn cờ này sẽ không hoàn thiện! Tụi bây sinh ra là để đi những bước riêng của mình, để biết tận dụng thế mạnh của mình trongmỗi ván cờ, chứ không phải để ghen tỵ với cái lợi của người khác mà không thấy được cái tốt của chính mình.

Trong ván cờ nào cũng sẽ có những sự hy sinh, và những sự hy sinh ấy đều có mục đích. Vấn đề là sự hy sinh ấy được quyết định bởi một taybiết chơi cờ hay một tay không biết chơi cờ, và cái mục đích của nó có đáng hay không thôi. Nếu nó đáng, thì đằng sau một sự hy sinh là một mất mát và một thành quả, còn nếu nó không đáng thì sau sự hy sinh đó chỉ là một mất mát.

Một tay cờ giỏi thì biết cái gì đáng giá để giữ lại và cái gì đáng phải hy sinh để đạt được một cái khác đáng hơn. Một tay cờ tồi thì đánh mất những quân cờ giá trị của mình mà không hề hay biết, bởi quá bận rộn nhắm đuổi con Vua của đối phương. Mất và được, đó là quy luật của trò chơi. Nhưng mỗi tụi bây đều là một phần của một bàn cờ hoàn chỉnh, và những bước đi của tụi bây đều là một phần của những ván cờ thú vị. Đó là sự hoàn hảo của cái không hoàn hảo.

Bàn vừa nói xong, bỗng nhiên cả đám nghe Vua gằn giọng, với bộ mặt... của một người mới ngủ dậy: "Cãi xong chưa? Tụi nó chiếu tướng tao rồi kìa! Sướng nhá!"...

Ngẫm lại cuộc sống vốn như 1 ván cờ.

Source: Sưu tầm

https://www.facebook.com/notes/hub-book-coffee/cu%E1%BB%99c-s%E1%BB%91ng-nh%C6%B0-m%E1%BB%99t-v%C3%A1n-c%E1%BB%9D/413001795440229


Wednesday, July 29, 2015

SOMEWHERE MY LOVE-NÀNG LARA BỊ CẤM

SOMEWHERE MY LOVE-NÀNG LARA BỊ CẤM
(Có ai nghe một bài hát trong vòng 3 tiếng đồng hồ chưa nhỉ...?)
Chắc chắn có những bài hát vì lý do gì đó bị cấm, còn các giai điệu bị cấm thì ít hơn nhiều. Chúng đều có số phận hết sức éo le, và khó biết nhất là khi nào, tại sao, vì ai mà cấm; lại càng khó biết bao giờ thì hết cấm? Một giai điệu mượt mà, vào loại đẹp nhất mà tôi từng biết, chắc tất cả mọi người đã từng nghe, nhưng hỏi là bài gì thì khá khó để trả lời, có thể vì số phận của nó chăng:
https://www.youtube.com/watch?v=3RGWE6zJKXk
Hồi bé tý, tôi được bố “dẫn độ” đến nhà ông bạn cùng lớp là bác Nguyễn Văn Thương (mà bọn học trò láo nháo sau này cứ gọi là “cụ Thương” ) để hỏi xem cho học đàn gì. Bác ấy hỏi mấy câu, rồi phán tôi đi học violin cho thuận tiện, mà muốn học violin thì hãy phải học thêm hoặc kèn harmonica hoặc đàn măng-đô-lin để học xướng âm luôn. Thế là bố tôi bắt đầu dậy tôi đánh măng-đô-lin bằng cái đàn đã theo ông nhiều chục năm rồi. Đánh đàn đó không khó, nên cũng chả bao lâu sau bố tôi chơi cho tôi nghe để mà bắt chước chơi lại một giai điệu mà theo bố tôi là rất hay và hợp với đàn dây (tất nhiên làm sao mà so được với các nghệ sỹ trong clip sau):
https://www.youtube.com/watch?v=bWh3aAodUJk
Sau này tôi mới được nghe giai điệu này, nếu chỉ chơi với một guitar thôi thì cũng tuyệt hay, ví dụ Chet Atkin chơi rất độc đáo:https://www.youtube.com/watch?v=9atBB0dm3ug
Rất tò mò về bản nhạc mà không có lời này, vì nó đâu phải nhạc cổ điển, nhưng bố tôi giải thích đó là nhạc phim “Bác sỹ Zhivago”-một phim Mỹ mà Liên Xô cấm, mà Liên Xô còn cấm thì tất nhiên ở Việt Nam coi như không được phổ biến rồi. Lời cũng có nhưng bố tôi không biết, còn nhạc thì rất nổi tiếng ở nước ngoài, và bố tôi đã được nghe khi đi công tác rồi nhớ được thôi, vì giai điệu này rất hay tuy đơn giản. Nhưng tôi tò mò hơn về việc bị cấm vì sao, thì bố tôi chỉ bảo đó là câu chuyện về số phận anh bác sỹ ở Liên Xô, tôi còn bé quá nên lớn lên thì may ra mới biết được, nhưng “câu chuyện này ở Việt Nam có hàng nghìn chuyện”-đấy là câu nói cứ ám ảnh trí óc của đứa bé là tôi suốt đến tận bây giờ. Còn sao cấm mà vẫn chơi được thì đơn giản thôi, bố tôi bảo có ai biết bài ấy là bài gì đâu mà ngại!
Sau thống nhất thì miền Bắc tràn ngập văn hóa phẩm từ miền Nam mang ra, nhà mình cũng có rất nhiều đĩa, băng cối, cassette...thì hình như chỉ có một ca sỹ hát bài này-Thanh Lan với lời Việt của nhạc sỹ Phạm Duy với tên gọi “Người tình Lara”: https://www.youtube.com/watch?v=CjFTQl5yGbw
Tôi còn bé nhưng đã rất thần tượng Thanh Lan thời đó, nhất là với những bài “nhạc trẻ” tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Anh, tuy vậy ngoài chuyện giai điệu mình đã biết, thì không thấy có gì nổi bật ở version này. Nhưng khi nghe đĩa nhạc không lời của Paul Mauriat thì thấy giai điệu này tuyệt vời thật (và mới biết nó có tên gọi là “Lara`s Theme”):https://www.youtube.com/watch?v=InOvVyl_TVg
Sang tới Liên Xô, dù có để ý tìm, tôi chả thể kiếm được sách, được thơ nào của Boris Pasternak, và tất nhiên chẳng thể đọc được “Bác sỹ Zhivago”. Thế nên cũng dễ hiểu tôi chẳng bao giờ được nghe giai điệu đã từng chơi từ bé đó, ngoại trừ nghe nhạc không lời Richard Claydeman:
https://www.youtube.com/watch?v=rV3Xu1totlM
Mãi đến 1988, khi tình hình đã sắp đi đến hồi kết thúc của khối XHCN thì khán giả Xô viết mới được chính thức nghe bài hát tuyệt vời này qua sự trình diễn bởi “con họa mi Tiệp Khắc” Karel Gott hát đầu tiên (bằng tiếng Đức): https://www.youtube.com/watch?v=ebaG5nfIzFY
Sau đó tôi được đọc “Bác sỹ Zhivago”-bắt đầu được xuất bản lần đầu tại Liên Xô, được xem phim “Bác sỹ Zhivago” qua đầu video...Phải thú nhận rằng có thể trình độ cảm nhận qua tiếng Nga của tôi không đủ để thấm thía hết cái hay của tác phẩm văn học, nhất là các bài thơ, nên tôi thích bộ phim hơn nhiều, tuy rằng sau này đa số các nhà phê bình chê ỏng eo tác phẩm Hollywood đó “thua xa cuốn truyện gốc”.
Xin tóm lược lại những thông tin chính, vì chắc rất nhiều người đã đọc, đã xem rồi (còn ai chưa xem phim thì tôi rất khuyên nên xem bộ phim kinh điển đó!):
Boris Pasternak (1890-1960) là người Do Thái, sinh ra trong gia đình văn nghệ sỹ và đã nổi tiếng thần đồng thơ khá sớm. Ông học văn-sử-triết ở Tổng hợp Moscow, và sau cách mạng gia đình ông được sang Đức định cư, nhưng ông ở lại Nga và lấy vợ. Những năm 20-30 ông viết nhiều thơ, văn xuôi, dịch rất nhiều thơ từ tiếng Gruzia sang tiếng Nga, thế nên ông đã là thành viên hội nhà văn Nga từ khóa đầu và có thể coi là nhà thơ rất được ưu ái của Xtalin (người gốc Gruzia). Nhưng chính quyền bắt đầu ghẻ lạnh ông từ 1936, khi ông tích cực lên tiếng bênh vực, giúp đỡ những nhà thơ, nhà văn chủ yếu là người Gruzia bị cính quyền Xô Viết cho đi tập trung cải tạo, thậm chí đàn áp tàn khốc. Ông giảm bớt làm thơ và bắt tay viết tiểu thuyết “Bác sỹ Zhivago” mười năm liền (1940-1950).
Nội dung bộ phim sau này (hơi khác với cuốn truyện) nói về cuộc đời của tầng lớp trí thức trải qua bao thăng trầm, từ trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất và đến mãi sau cách mạng Tháng Mười ở đất nước Xô viết, với biết bao khổ nhục, đè nén, ly tán, đày đọa, tha phương...Qua đó có thể thấy chính hình bóng cuộc đời của tác giả, của những người quen của Pasternak, nhất là những người Do Thái. Hình ảnh và chủ đề xuyên suốt cuốn truyện (bộ phim) là cậu bé Jury Zhivago thừa hưởng được từ mẹ một cây đàn balalaika, lớn lên cuộc tình của anh với Lara trải qua trăm đắng ngàn cay, nhiều lần tan vỡ rồi định mệnh lại đưa họ đến với nhau rồi lại thủ thách họ khắc nghiệt hơn, mặc dù anh là bác sỹ và là nhà thơ nổi tiếng nhưng thơ của anh lại bị chính quyền coi là có vấn đề về tư tưởng. Khi họ đều đã chết đau thương được mười mấy năm thì người em họ của Zhivago nay đã là tướng Hồng quân và biết rằng hiện nay đánh giá của chính quyền về những tác phẩm của Jury Zhivago cũng đã khác xưa, mới thấy một cô bé rất giống Jury, bèn tra hỏi xem có phải là con của bác sỹ Zhivago không, nhưng cô bé ít tuổi nhưng đã rất từng trải này chối thẳng thừng, khi cô bé ra về thì thấy trên lưng vẫn đeo theo cây đàn balalaika của người bà để lại từ những năm xưa...
Truyện rất hay (nhưng đúng như bố tôi đã nói, với lịch sử đau thương bộn bề của đất nước ta thì “câu chuyện này ở Việt Nam thì có hàng nghìn” là vậy!) và tất nhiên nó đừng hòng được xuất bản ở CCCP, mặc dù lúc đó đã giữa những năm 50 “xét lại” của Khrusev. Nó được xuất bản đầu tiên ở Ý, rồi Anh, Hà Lan, Mỹ..CIA thấy ngay được giá trị tuyên truyền của tác phẩm vĩ đại này, nên đã in phát không cho các công dân CCCP ra nước ngoài, cũng như cấp tập vận động để Pasternak được trao giải Nobel văn học-phải nói về tài năng thì ông rất xứng đáng vì là một trong những thi sỹ hàng đầu của thế kỷ 20 và trước đó, từ 1946-1950 đã liên tục được đề xuất nhận giải. Tất cả những điều này đều được đồn đoán từ lâu nhưng mới chính thức được “bạch hóa” 99 tài liệu của CIA liên quan đến Pasternak và tác phẩm, vào đầu năm 2015 này. Và rất nhanh chóng năm 1958 ông được chọn để trao giải Nobel văn học “vì các tác phẩm thơ và cuốn truyện Bac sỹ Zhivago”. Tất nhiên đó là một đòn đánh mạnh vào hệ tư tưởng Xô viết, thế nên Pasternak bị một trận rủa xả không tiền khoáng hậu, hầu như tất cả các nhà văn, nhà phê bình lớn nhỏ của Liên Xô cũ đều tham gia theo phương châm “tôi chưa đọc (làm gì có xuất bản đâu mà đọc)-nhưng tôi lên án!”. Không thể chịu được sức ép tinh thần ấy, Pasternak đã từ chối nhận giải, rồi mất ngay sau đấy năm 1960. Bà vợ hai của nhà văn còn bị dựng chứng cớ ngụy tạo, cho đi đày 4 năm rồi mới được tha, và chỉ sau 30 năm giải Nobel văn chương ấy mới được trao lại cho con trai của ông...
Cuốn tiểu thuyết này rất ăn khách ở thế giới tư bản lúc ấy, vào thời đối đầu Nga-Mỹ, Gagarin bay lên vũ trụ, giải Nobel...Và cũng dễ hiểu là năm 1963 MGM-hãng phim lớn của Hollywood sắp phá sản đến nơi liều đánh canh bạc chót, mua bản quyền câu chuyện, và chuẩn bị làm phim “Bác sỹ Zhivago” trong tổng cộng chỉ 10 tháng quay phim. Bộ phim được coi là “cuốn theo chiều gió ở trong băng tuyết” này với đạo diễn nổi tiếng David Lean tất nhiên không được quay ở CCCP mà đoàn làm phim phải đến quay ở Phần Lan và Canada cho giống cảnh Nga, với dàn diễn viên gạo cội nhưng nhân vật chính-bác sỹ Zhivago- lại do một anh chàng mới toe-Omar Sharif (diễn viên hạng hai, gốc Ai Cập, da ngăm ngăm, không có tí khí chất Nga nào!)-đóng và làm nên tên tuổi lẫy lừng. Vì quay quá gấp nên rất nhiều cảnh mùa đông hóa ra lại phải quay đúng lúc mùa hè, có những khi phải mặc áo lông thú để quay lúc nhiệt độ lên đến 47 độ C! Năm ấy mùa đông cũng không có tuyết, cảnh tuyết tuyệt đẹp hóa ra toàn bột đá hoa cương. Cảnh phim đối với tôi ấn tượng nhất là khi cả tòa lâu đài băng giá, các cửa sổ băng đóng dày...hóa ra lại quay đúng mùa hè, phải dùng nến đính lên cửa sổ như bông tuyết...
Bộ phim ra mắt và đạt được kết quả đáng kinh ngạc, bất chấp mọi sự chê bai của các nhà phê bình là “bộ phim thua xa cuốn tiểu thuyết” hay “các nhân vật đều rất bi quan”, 5 Oscar, 5 Quả cầu vàng, trở thành một trong 10 phim ăn khách nhất trong lịch sử Hollywood, cứu được hãng MGM khỏi sập tiệm (doanh số chỉ thua “Cuốn theo chiều gió” đối với hãng này), và chàng diễn viên ăn may Omar Sharif vì ký kết ăn theo doanh số nên kiếm được 10 triệu USD-cát xê kỷ lục của mọi thời đại, nếu quy đổi theo thời giá! Nhưng còn hơn cả cuốn phim, âm nhạc của nó đã lan tỏa khắp thế giới...
Đạo diễn nổi danh David Lean chiếu mấy cảnh quay cho nhạc sỹ Maurice Jarre (Pháp, thiên tài chỉ huy và viết nhạc phim của thế kỷ 20) chỉ trước khi đóng máy 6 tuần, nên thời gian viết và trình diễn nhạc không nhiều. Vì nội dung phim chỉ xảy ra trên đất Nga (phim màu đầu tiên của “tư bản” làm về Nga hoàn toàn) nên ngoài khá nhiều nhạc cổ điển của các nhạc sỹ Nga ra thì Jarre đã viết chủ đề xuyên suốt và được đạo diễn đồng ý ngay, đó là “Lara`s Theme” theo tên gọi của nữ nhân vật chính, được chơi bởi dàn nhạc lớn nhất có tới 110 nhạc công và hợp xướng 40 người - kỷ lục cho mọi bản nhạc phim. Chưa hết Jarre muốn có một đoạn nhạc phải chơi đúng bằng balalaika-nhạc cụ dân tộc của Nga- nên ông phải đi đến nhà thờ theo giáo phái Nga tại Mỹ để mời bằng được mấy Nga kiều chơi loại đàn này về đánh cùng dàn nhạc. Bởi họ đâu có biết đọc nốt nên ông đã phải dạy “vo” để họ chơi đúng giai điệu đó-cũng là cách như bố tôi dạy tôi hồi bé...
Giai điệu mượt mà này có thể chơi chỉ bằng một nhạc cụ- pianist Danny Wright chơi vô cùng truyền cảm: https://www.youtube.com/watch?v=pAWMkrKi090
Giải Oscar cho nhạc phim vẫn chỉ là khúc dạo đầu cho “Lara`s Theme”. Sang năm 1966 tác giả lời Paul Webster viết lời ca cho giai điệu tuyệt đẹp này, là bài hát “Somewhere My Love” và được Ray Conniff cùng ban nhạc của ông trình diễn-bài hát được giải “Grammy” này sẽ gắn với Ray đến suốt cuộc đời:
Ray Conniff & The Singer (Lyrics):
https://www.youtube.com/watch?v=z7GGJUHpUt0
Đây là bài hát yêu thích nhất mà ông hay trình diễn:https://www.youtube.com/watch?v=JJdUNjxverA
Ray Conniff biểu diễn tại Brazil trên sân vận động:https://www.youtube.com/watch?v=IYMSRxRNlu0
Sau này hàng chục năm bài hát Lara này vẫn gắn với tên tuổi của ông...
Ca khúc trên nền nhạc valse nhẹ nhàng, lời đơn giản mà rất hay này được rất nhiều ca sỹ nổi tiếng cover lại, nhưng theo tôi hát hay nhất vẫn do Andy Williams hát (ca sỹ hát Love Story sau này)
https://www.youtube.com/watch?v=DrZa7R5_qHY
và Andy hát live: https://www.youtube.com/watch?v=nABq0DrAAYI
Sang năm 1967, khắp châu Âu, châu Mỹ vang lên bài hát này, trong khi đó tất nhiên ở CCCP và Việt Nam thì không hề có giai điệu, lời ca của Lara:
Tại Đức do Al Martino hát trên TV: https://www.youtube.com/watch?v=iYDSi3YHcOA
Bản tiếng Pháp đầu tiên: https://www.youtube.com/watch?v=zAD0WSdcjyI
Tất nhiên không thể thiếu ca sỹ jazz Frank Sinatra mặc dù cảm nhận của tôi có thể không hợp với cách hát của ông trong bài này:https://www.youtube.com/watch?v=YeJeKcMavUY
Hát tình cảm nhất chắc là Daniel O'Donnell :https://www.youtube.com/watch?v=RuhYjf4lb4o
Jerry Vale và clip rất đẹp từ những cảnh quay trong phim, ấn tượng nhất đối với tôi vẫn là cảnh xe ngựa và tòa lâu đài băng giá:https://www.youtube.com/watch?v=OhVQVyZX9_g
“Somewher My Love –There will the songs to sing...” –bài hát vô cùng nhẹ nhàng, đầy cảm xúc đau thương nhưng cũng tràn trề hy vọng vào những mùa xuân mới, những hội ngộ của duyên số... Sau này có Ngọc Lan hát:https://www.youtube.com/watch?v=RvXO4hwm1t0
Có thể tiếng Việt làm cho khó thể hiện tình cảm sâu sắc qua nét nhạc valse mượt mà này chăng? Hay là tuy Ngọc Lan đã hát hay hơn Thanh Lan trước kia, nhưng đều chưa cảm thấy được hết nỗi thống khổ của những cuộc tha hương trong mùa đông băng giá Siberi? nhưng quả là hai thần tượng của tôi hát bài này chưa đủ ấn tượng...Phụ nữ hát bài này khá ít, hay nhất chắc là Connie Francis (ca sỹ Mỹ gốc Ý, hát cả bằng tiếng Ý bài này): https://www.youtube.com/watch?v=7GtpugluWFw
Rất nhiều ca sỹ opera lớn đã hát lại, ví dụ Kate Shmith, Placido Domingo, Kristy Lane:
https://www.youtube.com/watch?v=i0z7W0Oey7o
https://www.youtube.com/watch?v=1knzyYvFdfI
Khoa học kỹ thuật nay cho phép cả một giai điệu “Lara`s Theme” bây giờ có thể chơi chỉ bằng một người, trên một “cỗ máy” đúng hơn là một cây đàn:
https://www.youtube.com/watch?v=AU6d-PGc9Fo
Nhưng cỗ máy dù tối tân đến đâu cũng không thể bì được với dàn nhạc của André Rieu: https://www.youtube.com/watch?v=W9I4D0D2qgE
Hoặc xin thưởng thức clip tuyệt đẹp và nhạc không lời rất lắng đọng của David Davidson: https://www.youtube.com/watch?v=5V8R07t2ln8
Phải nói là cũng như ở bộ phim “Love Story” sau này, ở phim “Bác sỹ Zhivago” âm nhạc đã có một sức sống còn vượt qua cả cuốn phim nay đã bắt đầu bị lãng quên dần. Ngày nay “bài hát dành cho Lara” ở ta đã từ lâu không còn bị cấm nữa (nếu đúng là có một danh sách nhạc phẩm bị cấm như vậy), nhưng quả thật giai điệu này đã bị thiệt thòi quá nhiều. Ngay cả tôi có lẽ cũng chẳng nhớ đến nó, nếu một hôm không lôi đĩa Karaoke tiếng Anh ra nghịch, trong đó có bài “Somewhere My Love” này. Khi tôi bảo với bố tôi, đây chính là “bài hát Bác sỹ Zhivago” mà ngày xưa bố đã dạy con chơi măng-đô-lin, thì lạ chưa, bố tôi lục trong kho ra đúng cái đàn mà cách đây gần nửa thế kỷ ông đã dạy tôi chơi. Tôi thử nhưng chẳng còn đánh được chút nào, trong khi đó ông vẫn chơi được đúng theo giai điệu của “Zhivago”, và lần đầu tiên có lời để bố tôi vừa đàn vừa hát “Somewhere My Love...God Speed My Love Till You Are Mine Again”. Cả cuộc đời tôi như hiện lại trong tiếng hát già nua của bố, với tôi đó chính là bản cover hay nhất của “Somewhere My Love”.
P.S. Tôi xin tặng phần bài viết này cho người bạn FB đã hỏi tôi “sao cứ ăn mày dĩ vãng để làm gì”. Một người mẹ Ý trong một buổi đông lạnh, khi sắp sinh đứa bé mà biết trước là con gái đã không thể nghĩ ra cái tên nào cho con mình, nên đã chọn tên của nhân vật chính trong “Bác sỹ Zhivago” để đặt cho con gái, và thế là ra đời Lara Fabian. 32 năm sau cô ca sỹ nay đã nổi tiếng, đã tổ chức buổi ca nhạc “Mademoiselle Zhivago” tại Moscow, cùng với tác giả Igor Krutoi-những giai điệu và lời ca đẹp đúng theo truyền thống của “Somewhere My Love”: https://www.youtube.com/watch?v=s-qH9_4yYgU
«Dĩ vãng-đó là nơi sinh ra tâm hồn”...

_ Nam Nguyen

Facebook: https://www.facebook.com/namhhn/posts/909631439098794