Lang thang trên mang, đọc được cái tít rất giật gân "Tin chấn động: Báo đảng xác nhận Nguyễn Ái Quốc ‘bị ám sát vào giữa năm 1932" của đội quân "chống cộng" Dân làm báo. Có vẻ như chúng rất hoan hỷ và phải nói là hạnh phúc lắm khi phát hiện được tin này trên chính website của Đảng Cộng sản Việt Nam cơ mà. Bọn chúng chắc phải ngửa mặt lên trời cười và phun nước bọt xối xả.
Nhưng gần đây, một số người trích đoạn thư này đưa lên một số mạng xã hội: “Nguyễn Ái Quốc đã bị ám sát vào năm 1932”. Đây là cách đưa tin cắt xén, mập mờ với dụng ý xấu.
Ơ kìa chúng mày ngu bẩm sinh hay là có logic nhỉ danlambao! Việc báo Đảng đăng bài “Văn kiện Đảng toàn tập, tập 4” là phản ánh sự trung thực, khách quan, tôn trọng lịch sử của Đảng. Tập văn kiện này được viết bởi đồng chí Hà Huy Tập là hoàn toàn chính xác. Và trong văn kiện có thông tin đồng chí Nguyễn Ái Quốc bị ám sát vào giữa năm 1932 trong các nhà tù địa ngục của Hồng Công là hoàn toàn đúng. Các bạn đọc cho kỹ nhé, tôi nói thông tin này có trong văn kiện là hoàn đúng chứ tôi không nói thông tin đó là đúng nhé. Và để làm rõ thông tin này tôi xin mời các bạn một lần nữa cùng tìm hiểu về cuộc đời cách mạng vĩ đại và đầy gian truân của Bác Hồ kính yêu trong giai đoạn Bác ở Hồng Kông và trong vai trò thiếu tá bát lộ quân Hồ Quang của quân đội giải phóng nhân dân Trung Hoa năm từ 1938 đến 1940.
Trước hết tôi xin nói về đồng chí Nguyễn Ái Quốc – Bác Hồ kính yêu của chúng ta khi ở Hồng Công từ 1931 đến 1933. Ngày 6/6/1931 mật thám Anh ở Hồng Kong bắt được Tống Văn Sơ – tức Nguyễn Ái Quốc. Tuy nhiên, được sự giúp đỡ và bào chữa của các luật sư như Loseby, J.C. Jenkin, Denis Noel Pritt và Stafford Cripps mà ngày 28/12/1932, Tống Văn Sơ được thả tự do. Sau đó Người đi đến Singapore nhưng bị buộc quay trở lại vì nơi này không cho nhập cảnh. Và đến ngày 19/1/1933, Người lại bị bắt giam – có lẽ vì vi phạm lệnh trục xuất (do cấm nhập trở lại Hồng Kong). Một lần nữa được sự giúp đỡ của luật sư Loseby mà Tống Văn Sơ được ra khỏi tù và bí mật rời Hồng Kông đến Hạ Môn ngày 25/1/1993. Sau khi Người rời Hồng Kông, luật sư Loseby vẫn chưa cảm thấy yên tâm nên ông đã tung tin Tống Văn Sơ – tức Nguyễn Ái Quốc đã chết trong bệnh viện ở Hương Cảng nhằm đảm bảo an toàn cho Bác. Tiếp đó báo chí Hồng Kong nhanh chóng đăng tải tin này, đồng thời Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Ban chấp hành Đảng cộng sản Pháp cũng làm lễ truy điệu cho đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Nhờ vậy đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã được đảm bảo an toàn tuyệt đối đến nỗi hồ sơ của sở mật thám Đông Dương về Nguyễn Ái Quốc cũng ghi “Nguyễn Ái Quốc đã chết trong nhà tù tại Hương Cảnh”. Đây cũng là lý do vì sao mà đồng chí Hà Huy Tập viết trong Tập 4 của Văn kiện Đảng toàn tập rằng đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã bị ám sát trong các nhà tù địa ngục của Hồng Kong. Bởi lẽ thông tin Nguyễn Ái Quốc chết vào lúc đó là hoàn toàn tốt và việc truy điệu đồng chí làm cho thông tin này trở nên đúng sự thật hơn.
Không những chết giả lần này, Bác Hồ kính yêu của chúng ta còn chết giả một lần nữa trong khoảng thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt – khoảng thời gian mà Nhật ký trong tù ra đời. Cái chết giả của Bác lần này còn được đồng chí Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng…tổ chức đám tang và đọc điếu văn. Chỉ đến khi Bác viết thư và bí mật gửi về thì các đồng chí mới biết rằng Bác vẫn còn sống.
Thứ hai, xin nói về vai đóng thiếu tá Bát lộ quân Hồ Quang của Bác. Đầu tháng 10/1938, Bác Hồ rời Matxcơva, tìm đường về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Người qua biên giới Xô - Trung, vào Urumsi (Tân Cương) để đến Lan Châu. Một cán bộ cao cấp trong quân đội của Đảng Cộng sản Trung Quốc phụ trách văn phòng Bát Lộ Quân đóng ở Lan Châu thời gian này nhận được lệnh đón một cán bộ quan trọng của Quốc tế Cộng sản đi qua đây, chuẩn bị cho đồng chí đó một chứng minh thư Trung Quốc với tên Hồ Quang, cấp bậc thiếu tá. Người cán bộ đó chính là Nguyễn Ái Quốc. Có thể nói việc vào vai Thiếu tá Hồ Quang của Người đã rất thành công và cùng với việc bắt liên lạc lại với các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Thụ, Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt… để trực tiếp chỉ đạo cách mạng ở Việt Nam.
Qua hai sự kiện trên, chúng ta đã thấy được phần nào cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại nhưng cũng đầy gian truân của Bác. Ấy vậy mà cái đám danlambao đã ngu thì chớ, mà đã ngu thì tốt nhất nên ngậm cái gì đấy để được nghe giảng giải. Đằng này chúng lại cứ bô bô ra cho người ta biết cái ngu của chúng cơ chứ. Thật đúng là ngu không phải là cái tội mà cái tội là không biết mình ngu danlambao à!
Tâm Bình
Tâm Bình
No comments:
Post a Comment