10 Điều ngu dốt phổ biến của người Việt Nam
1.Tài nguyên nhiều nhưng không biết sử dụng
Đất nước có bờ biển dài, tài nguyên nhiều mà vẫn nghèo : đấtnước ta có bờ biển dài rất thuận lợi trong việc phát triển kinh tế, các loại tài nguyên như sắt, thép, đồng, alumin rất nhiều, địa hình đa số là đồi núi,thuận lợi trồng cây công nghiệp, đồng bằng nhiều phù sa…
Vậy mà đất nước ta vẫn nghèo, hiện đang xếp hạng 58/192 nước về độ nghèo khi so bằng GDP trên bình quân đầu người. Tuy nhiên nếu xét về các yếu tố chính xác khi thống kê thì có thể chúng ta còn nghèo hơn chúng ta tưởng.
Xét về diện tích quốc gia chúng ta xếp hạng 56/192 nước tức là có rất nhiều quốc gia nhỏ hẹp hơn nhưng vẫn giàu hơn.
Xét về diện tích quốc gia chúng ta xếp hạng 56/192 nước tức là có rất nhiều quốc gia nhỏ hẹp hơn nhưng vẫn giàu hơn.
Có thể đổ lỗi cho chiến tranh, hay bị đô hộ, nhưng không thể nói là chúng ta rất thông minh được.
2.Nhân tài nhiều mà không biết xài:
Nước ta xét về nhân tài thì ở lĩnh vực nào cũng có và quốc tế cũng phải thường xuyên khán phục. Nhất là ở lĩnh vực khoa học, vốn rất cần thiết để phát triển đất nước và đời sống, chúng ta có giáo sư Tôn Thất Tùng, giáo sư Hoàng Tụy, Giáo sư Bùi Huy Đường, … mới đây nhất chúng ta có Giáo sư Trịnh Xuân Thuận, giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, Giáo sư Ngô Bảo Châu, Giáo sư Lưu Lệ Hằng…
Về kinh tế chúng ta có những chuyên gia kinh tế thế giới phải thán phục như Giáo sư Trần Hữu Dũng, giáo sư Trần Văn Thọ, tiến sỹ Vũ Quang Việt,tiến sỹ Lê Đăng Doanh…
Nếu phải kể tên những tài năng của Việt Nam, dù là cũ hay mới,trẻ hay già chúng ta có thể phải kể hàng tháng, hàng năm mới hết mấy cái tên...
Vậy mà chúng ta vẫn nghèo. Chính phủ không xài người tài đã đành, các công ty Việt cũng rất ít biết trân trọng người tài. Đa số các công tychỉ có ông chủ, cổ đông là tài nhất.
Ở cấp độ nhỏ hơn, người Việt khi thấy người khác giỏi, hay, ít khi chú tâm học hỏi, kết bạn mà thường là ganh tỵ, gièm pha và ghét bỏ.
Đó gọi là ngu.
3.Xung quanh toàn là hổ báo mà trong nhà không biết yêu thương nhau:
Nước Việt ở một vị trí địa lý rất hiểm hóc. Phía trên là Trung Quốc luôn muốn tranh giành, lấn chiếm. Phía tây là một nước láng giềng vốn dĩ không có thái độ thân thiện từ hồi dân Việt mở rộng về phía Nam. Phía Nam nước Việt nam vốn là các quốc gia đảo và quần đảo luôn có ý muốn gom càng nhiều diện tích biển càng tốt. Phía Đông là một vùng biển quanh năm tranh chấp.
Ở một vị trí đặc biệt đó, nước ta như chiếc bánh ngon mà ai cũng muốn ăn, muốn cấu xé, chia chác.
Vậy mà người trong nước thay vì yêu thương lẫn nhau, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, lại rất thường lôi những khác biệt trong suy nghĩ, lối sống, quan niệm, phương châm sống ra để phê phán nhau về đạo đức, phê phán nhau về nhân cách… từ đó ngày càng ghét bỏ nhau, thù oán nhau, phân biệt nhau.
Vốn dĩ đã ghét nhau cho nên dễ bị nắm đầu, dễ bị hà hiếp, bắt nạt, sinh ra yêu thích bạo lực, áp đặt mà không thích trò chuyện, chia sẽ.
Người trong gia đình nhỏ vốn dĩ dễ mâu thuẩn với nhau nên sinh ra tật thích ra đường khuây khỏa, từ đó đẻ ra văn minh đường phố, hàng quán. Đôi khi tin bạn hơn tin vợ, nghe người ngoài hơn nghe mẹ cha…
Cái đó ông bà gọi là Khôn nhà dại chợ…
Nhà như vậy, quốc gia như vậy nên khó mà mạnh được.
Đó cũng là một cái ngu
4.Bỏ gốc lấy ngọn:
Người Việt Nam làm gì cũng thích đi tắt đón đầu, bỏ qua cơ bản mà đi thẳng vào chuyên sâu, bỏ qua lý thuyết mà làm thẳng thực hành,…
Người Việt Nam làm gì cũng thích đi tắt đón đầu, bỏ qua cơ bản mà đi thẳng vào chuyên sâu, bỏ qua lý thuyết mà làm thẳng thực hành,…
Học sinh Việt Nam đi học rất ít khi hỏi thầy cô, hỏi một hai lần có khi bị mắng nên sinh ra lười hỏi, miễn sao làm bài được, điểm cao, tốt nghiệp được là thầy cô, bạn bè, cha mẹ yêu quý nên sau này ra đời cũng vác theo cái tư duy đó, học hành gì không quan trọng miễn sao kiếm được tiền, mua được nhà, xe, cưới được vợ là được.
Làm nghề trái ngành học chỉ có một phần là do dạy học không thực tiễn, còn phần lớn là do sinh viên không yêu nghề mình học, nếu có yêu thích thì chỉ cần thấy lợi ích to lớn là nhảy ngành, nhảy nghề ngay. Đó là biểu hiện nhỏ của việc bỏ gốc rễ là tri thức mà chọn ngọn là chiêu thức, là kết quả.
Người bệnh nhân đi khám bệnh, mua thuốc cũng chỉ hỏi bác sỹ là thuốc uống bao nhiêu cữ, uống có khỏi không mà ít chú ý đến quá trình trị liệu,phản ứng phụ. Cái quan niệm kết quả quan trọng hơn quá trình cũng thể hiện ở nhiều công ty cung cấp dịch vụ, tổ chức sự kiện, quảng cáo, thậm chí nghiên cứu khoa học.
Miễn sản phẩm có doanh số tăng là được, là quảng cáo hiệu quả. Còn bản thân mẩu quảng cáo đó thể hiện điều gì, sai sót gì, thông điệp gì…không quan trọng.
Làm sao ra cái luận văn đó, nghiên cứu sao để ra được cái kết quả đó. Mấy cái đó không quan trọng. Quan trọng là luận văn đây, kết quả đây,anh cứ kiểm chứng xem đúng không? Đó mới quan trọng.
Từ cái này mới đẻ ra cái sao chép, học đòi, trộm cắp, lừa lọc.Vì không có gốc rễ mà muốn vươn thành cây cao, ngọn cao thì chỉ có thể lừa đảo,sao chép.
Người Việt Nam làm gì cũng muốn người ngoài nể phục, quốc tế ngưỡng mộ nên toàn làm chuyện to tát, bình chọn bảo vật quốc gia, bình chọn Vịnh Hạ Long, lễ hội này nọ mà những cái gốc rễ như an toàn thực phẩm, vệ sinh đường phố, văn hóa xếp hàng, chất lượng phục vụ lại không chú trọng. Đó cũng là bỏ gốc mà chọn ngọn.
Học hành thì môn đại cương thường cúp học, đua lớp. Đến vào chuyên ngành mới chuyên tâm cày cuốc. Có được ngọn ngành mà quên mất triết học,toán học, luận lý học thì học mấy cũng bằng thừa, chỉ có thể múa võ dương oai chứ chẳng tạo giá trị gì được nhiều, đó là bỏ gốc mà chọn ngọn.
Thấy dạy kỹ năng thì đổ xô đi học mà không chịu rèn luyện. Đó là bỏ gốc mà chọn ngọn.
Mua đủ thức sữa bột mắc tiền để bồi bổ cho con thông minh.Cho con nghe nhạc giao hưởng từ tấm bé. Mà lại không chịu chăm đọc sách để phát triển chính mình vì bản thân cha mẹ là tác động con cái lớn nhất. Cho tiền con học hành khắp nơi mà cha mẹ thì mắng nhau cả ngày. Đó cũng là bỏ gốc mà chọn ngọn.
Đổ nhau đi dạy IT, học IT, làm IT mà kiến thức, thuật toán,giải trình, toán rời rạc đều yếu thì làm sao đào tạo ra chuyên gia bậc cao?. Đó là bỏ gốc mà chọn ngọn.
Bỏ gốc chọn ngọn là tật xấu, tật ngu. Ngọn chỉ có thể đưa đẩy trước gió để lòe người. Gốc rễ sâu xa mới là bền chặt giúp phát triển vững vàng, vươn xa.
5. Lười học mà muốn vươn cao:
Người Việt Nam đa số đều lười học, trừ số ít rất ham học.
Người Việt Nam đa số đều ham giàu, ham quyền lực trù số ít sống biết tự hài lòng.
Người Việt Nam đa số đều ham giàu, ham quyền lực trù số ít sống biết tự hài lòng.
Tại sao nói người Việt Nam lười học:
- Không có tạp chí khoa học chuyên sâu, không có tạp chí khoa học phổ thông đúng nghĩa. Vài tạp chí khoa học nếu có bán rất ít, và cũng ít người xem.
Giở một tờ báo doanh nhân ra, rất ít kiến thức quản trị, phân tích tình hình, đa số là hưởng thụ và khoe mẽ. Đôi lúc còn có cả lời than thở.
Tạp chí Y học dành cho mọi người thì trang có nội dung quảng cáo, Pr còn nhiều hơn là tin tức mới về y khoa.
Như vậy việc học chỉ trong nhà trường là hết,rời trường là ngừng học.
Giở một tờ báo doanh nhân ra, rất ít kiến thức quản trị, phân tích tình hình, đa số là hưởng thụ và khoe mẽ. Đôi lúc còn có cả lời than thở.
Tạp chí Y học dành cho mọi người thì trang có nội dung quảng cáo, Pr còn nhiều hơn là tin tức mới về y khoa.
Như vậy việc học chỉ trong nhà trường là hết,rời trường là ngừng học.
- Người Việt Nam lười đọc sách, nhất là sách lịch sử, văn hóa, khoa học…
Một đất nước có vài chục triệu dân mà sách lịch sử, văn hóa, khoa học chỉ in được vài nghìn bản, tối đa là vài chục nghìn thì quả là lười đọc.
Trẻ tuổi bây giờ còn lười đọc ghê gớm. Đọc được vài chục quyển là tự cho là đọc nhiều. Hỏi đến đâu lại quên đến đó. Là do đọc không kỹ, không chú tâm.
Một đất nước có vài chục triệu dân mà sách lịch sử, văn hóa, khoa học chỉ in được vài nghìn bản, tối đa là vài chục nghìn thì quả là lười đọc.
Trẻ tuổi bây giờ còn lười đọc ghê gớm. Đọc được vài chục quyển là tự cho là đọc nhiều. Hỏi đến đâu lại quên đến đó. Là do đọc không kỹ, không chú tâm.
- Lười đọc sách báo, tạp chí, người Việt Nam cũngrất ít khi tham gia hội nhóm có tính chia sẽ, học tập mà thường vào hội nhóm vui chơi, giải trí.
Hội phượt, hội dã ngoại, hội du lịch, hội ẩm thực, hội chộp ảnh, hội ca hát lúc nào cũng đông.
Hội nghiên cứu, hội thảo luận, hội tranh cãi, hội học tập thì đa số là vắng, nhóm nhỏ lẻ tẻ được 1 dạo rồi im lắng.
Diễn đàn tranh cãi, nghiên cứu khoa học thìít mà diễn đàn chia sẽ download, hưởng thụ công sức người khác, tìm cách sử dụng cái này, cái kia thì nhiềuvô số kể.
- Chi phí cho nhân viên đi học luôn ít hơn chi phítổ chức đi chơi cho nhân viên. Ngân sách cho quần áo và ăn nhậu luôn lớn hơn chi phí cho 2 vợ chồng học hành cái này cái kia. Chi phí chọn trường cho con đa số lớn hơn chi phí mua sách cho con (mỗi lần chạy trường cả chục, trăm triệu)…
- Giáo dục luôn đặt nặng thực hành hơn học hỏi. Luônđặt nặng thực tế hơn lý thuyết. Đây cũng là biểu hiện của Ham làm hơn Ham học.
- Kiến thức không quan trọng bằng người thầy.
Lười học là cái ngu lớn của người Việt. Lười học mà cứ tưởng mình rất chăm thì còn ngu hơn.
Một biểu hiện khác của việc lười học là: khi người khác nói sai, thay vì học từ cái sai của người khác, lại nhảy ngay vào chỉ trích.
Khi người khác nói đúng, thay vì học từ cái đúng khác, lại nhảy ngay vào hâm mộ.
Hâm mộ mà không làm theo được, không hỗ trợ được, là cái hâm mộ lười nhác.
Là ngu dốt.
6. Làm lỗi không nhận lỗi, nhận lỗi không sửa lỗi.
Người Việt nam không biết tự bao giờ, rất ít khi nhận lỗi.Câu xin lỗi rất ít khi thấy thoát ra khỏi cửa miệng của người Việt Nam.
Đa số người Việt đều tự nhận thức rằng: mọi lỗi lầm đều có nguồn gốc. Nguồn gốc đó đều đến từ bên ngoài, do đó, chúng ta không phải nhận lỗi, không phải xin lỗi và cũng không phải sửa lỗi.
-Hồi nhỏ đi học:
Tại sao con đi trễ - tại ba, tại mẹ, tại kẹt xe.
Tại sao không học bài – tại quên tập, tại cúp điện, tại…
Lỗi thì cũng đã làm rồi, biện hộ thì cứ biện hộ nhưng đi kèm thì ít có lời xin lỗi.
Tại sao con đi trễ - tại ba, tại mẹ, tại kẹt xe.
Tại sao không học bài – tại quên tập, tại cúp điện, tại…
Lỗi thì cũng đã làm rồi, biện hộ thì cứ biện hộ nhưng đi kèm thì ít có lời xin lỗi.
-Lớn lên đi làm:
Tại sao ăn nói vậy với khách hàng – tại khách hàng cà chớn,khó tính, đòi hỏi
Tại sao lại trễ deadline? – Tại công việc, tại chị kia kêu làm cái này, tại anh kia bảo cái kia
Sai lầm thì không ai không có, cho nên mắc sai lầm là chuyện bình thường. Tuy nhiên cứ mỗi khi sai lầm là lại đổ lỗi và không nhận lỗi thì đó là có vấn đề.
Tại sao ăn nói vậy với khách hàng – tại khách hàng cà chớn,khó tính, đòi hỏi
Tại sao lại trễ deadline? – Tại công việc, tại chị kia kêu làm cái này, tại anh kia bảo cái kia
Sai lầm thì không ai không có, cho nên mắc sai lầm là chuyện bình thường. Tuy nhiên cứ mỗi khi sai lầm là lại đổ lỗi và không nhận lỗi thì đó là có vấn đề.
-Ở nhà:
Tại sao lâu quá không về thăm bá má - tại bận bịu công việc, tại việc này, việc nọ
Tại sao không dạy con, không đón con sớm – tại lu bu, tại việc nhà, tại quên
Tại sao lâu quá không về thăm bá má - tại bận bịu công việc, tại việc này, việc nọ
Tại sao không dạy con, không đón con sớm – tại lu bu, tại việc nhà, tại quên
Ở Việt Nam, không những cha mẹ ít xin lỗi con cái, mà con cái cũng ít xin lỗi cha mẹ. Đôi khi nhận lỗi và xin lỗi chỉ bằng ánh mắt và món quà gì đó. Tuy nhiên, lời xin lỗi không quan trọng là nó nằm ở đâu, mà là nó nên được nói ra.
Rất nhiều lần, trong quá trình giảng dạy của mình, tôi thường nhắc nhở: lời xin lỗi vốn dĩ không có giá trị gì với người nghe. Giá trị lớn nhất của nó là nhắc nhở người nói, đừng phạm phải sai lầm cũ.
Rất nhiều lần, trong quá trình giảng dạy của mình, tôi thường nhắc nhở: lời xin lỗi vốn dĩ không có giá trị gì với người nghe. Giá trị lớn nhất của nó là nhắc nhở người nói, đừng phạm phải sai lầm cũ.
Một người con trai ngoại tình. Người đó nói lời xin lỗi với cô gái thì cô gái cũng chẳng được gì. Tổn thương thì cũng tổn thương rồi, nghe một lời nói thì vết thương đó cũng không lành lại. Vấn đề là lời xin lỗi đó sẽ làm người con trai đó phải nhớ lại và không phạm sai lầm đó nữa.
Một người nhân viên làm mất khách hàng của công ty. Nói lời xin lỗi với sếp cũng chỉ vô dụng vì doanh thu của công ty đã mất đi một khách hàng.Vấn đề là lời xin lỗi đó như một lời nhắc nhở chính mình kỳ sau không phạm phải sai lầm đó.
Nếu bạn không biết nhận lỗi, rồi từ đó không biết nói xin lỗi, thì rất khó lòng sau này bạn không vướng phải lỗi đó nữa.
Như thế thì bạn là người ngu dốt.
Vì mắc sai lầm, gây nên tội không phải là ngu dốt. Ngu dốt chính là chỉ có 1 loại lỗi, 1 loại sai lầm mà cứ lập đi lập lại hoài.
Thực tế khách quan mà nói, khi đi làm, nhất là làm việc ở những vị trí thấp, ít quyền lực, bạn sẽ phải thường xuyên nói lời xin lỗi. Tuy nhiên, đa phần các trường hợp đó lỗi gây ra không phải do bạn mà là do sự áp đặt từ bên trên. Rồi dần dà bạn sẽ tập được thói quen xin lỗi theo phản xạ, xin lỗi cho qua chuyện, xin lỗi chỉ vì lời ăn tiếng nói… xin lỗi kiểu đó thì lâu ngày,bạn sẽ không bao giờ có khả năng nhận ra lỗi của mình nữa.
Rồi do đó, từ người thông minh, bạn sẽ ngu dần đi.
Làm sếp mà suốt ngày nghe những lời xin lỗi kiểu đó, cũng từ từ ngu dần đi.
Làm sếp mà suốt ngày nghe những lời xin lỗi kiểu đó, cũng từ từ ngu dần đi.
Rồi nếu nhận lỗi, xin lỗi mà không sửa lỗi thì cũng không có ích gì.
Giống như đi ngoài đường, thấy một cục đá, nhận ra nó, né được nó mà không dẹp nó đi. Hôm sau đi ngang, thiếu chú ý mà vướng rồi té gãy răng. Cái gãy răng đó không phải do quan sát kém mà là do ngu.
Giống như đi ngoài đường, thấy một cục đá, nhận ra nó, né được nó mà không dẹp nó đi. Hôm sau đi ngang, thiếu chú ý mà vướng rồi té gãy răng. Cái gãy răng đó không phải do quan sát kém mà là do ngu.
Nhiều người mua thiết bị điện tử, đồ công nghệ đầy nhà mà trong nhà không có hộp sữa bột, không có thực phẩm chức năng, không có máy thể dục, không có trái cây bổ dưỡng. Họ cũng tự nhận ra họ sai, nhưng điện thoại mới ra lại đổi mới, lại sắm cái to hơn. Vậy là biết lỗi mà không sửa lỗi.
Đến lúc bệnh tật phát ra rồi thì hối cũng đã muộn. Lúc đó chỉ tự trách mình ngu.
7.Không biết trântrọng cái quý đang có, ham thả mồi bắt bóng
Một người bạn hỏi tôi rằng:”Mày viết bài về những điều ngu dốt của người Việt Nam, vậy ngu là gì?
Không biết, không học hành, học mãi không hiểu có phải là ngu không?
Ham thích bạo lực, suốt ngày ra đường đánh nhau, mỗi lần đánh lại bị u đầu, có phải ngu không?
Theo đuổi mãi một cô gái vốn dĩ không thích mình, có phải ngu không?”
Ham thích bạo lực, suốt ngày ra đường đánh nhau, mỗi lần đánh lại bị u đầu, có phải ngu không?
Theo đuổi mãi một cô gái vốn dĩ không thích mình, có phải ngu không?”
Tôi bèn trả lời:
Không biết, không hiểu không phải là ngu, vì không ai trên đời này có thể biết hay hiểu hết mọi thứ.
Ham thích điều gì đó có hại cho chính mình, chưa hẳn là ngu vì có nhiều thứ có hại trước mắt, sau này lại có lợi.
Theo đuổi cái mà mình chắc chắn sẽ không có cũng không phải là ngu vì không có cái này, biết đâu lại được cái khác.
Không biết, không hiểu không phải là ngu, vì không ai trên đời này có thể biết hay hiểu hết mọi thứ.
Ham thích điều gì đó có hại cho chính mình, chưa hẳn là ngu vì có nhiều thứ có hại trước mắt, sau này lại có lợi.
Theo đuổi cái mà mình chắc chắn sẽ không có cũng không phải là ngu vì không có cái này, biết đâu lại được cái khác.
Ngu là vốn mình có, lại hành xử như không có, vốn mình biết,lại hành xử như không biết, vốn có thể tránh, lại nhất định không chịu tránh, vốn có thể cao, mà cứ mãi cam chịu thấp, vốn có thể an bình lại nhất định gây ra sóng gió, vốn có thể xây dựng, lại can tâm phá hoại đi….
Như vậy, một trong những lỗi ngu khó chịu của người việt nam là Không biết trân trọng cái quý đang có, ham thả mồi bắt bóng.
Người Việt Nam, kể từ khi mới sinh ra cho đến khi mất đi,ai cũng hiểu cũng biết một điều là : gia đình là điều quý giá nhất. Gia đình lànguồn gốc, là nơi sinh dưỡng, là chỗ dựa, là mái che... Ấy vậy mà người Việt đều rất hời hợt với gia đình, với mái nhà.
Có người đi làm nhiều, mỗi năm chỉ về gia đình thăm ba,má, dòng họ vài bận. Vậy mà về đến nhà rồi thì nào chê bai, nào chỉ trích, nào hoạnh họe, nào móc méo, nào cười khinh khỉnh, lấy cái mình biết ra để khoe, để mỉm chi gia đình. Thời gian về nhà thì ngắn, mà không biết quý trọng.
Con cái thường thờ ơ với cha mẹ già, thường cho là các cụ lẩm cẩm, không biết gì, đối xử nhiều khi nhạt nhẽo, năm sắm được vài cái áo… vậy đến khi mình già đi thì mình muốn con cái đối xử thế nào đây?
Nhiều đứa trẻ, suốt ngày hết đi học, đi chơi, đi tâm sự…toàn ở với bạn bè, lông nhông ngoài đường,chỉ gặp mẹ khi xin tiền học phí, tiền sinh hoạt. Vậy mà suốt ngày trách móc bốmẹ không hiểu con. Hiểu bằng đường nào khi con toàn ở ngoài và với bạn?
Nhiều ông/chị tuổi băm, từ khi ra khỏi nhà đi làm, cả đời chẳng bao giờ hỏi ý kiến mẹ, xin phép mẹ, cha, làm gì cũng tự quyết, tự chịu. Vậy mà đến khi trục trặc, trúc trắc lại về vay tiền, than vãn này nọ, xin xỏ lọ kia, cầm nhà, cố đất… đối xử như vậy hỏi thật là ngu hay khôn?
Kinh hoàng hơn nữa là có những ông bà tầm 50,60 có cha mẹ tầm 80,90 thì lúc nào cũng mong ước cho các cụ đi cho sớm, cho nhanh. Hỏi thử xem chính họ đến khi tuổi già, có muốn mạnh khỏe, có muốn sống thêm với con cháu không?
Đối với thứ quý giá mà không biết trân trọng thì có phảilà ngu không? Khi tất cả về sau hậu quả đều do mình lãnh đủ.
Người Việt ai cũng biết câu: Giàu vì bạn, sang vì vợ. Câunày muốn nói nếu sau này cậu có giàu có thì cũng là do bạn bè giúp đỡ, nếu có nên sang trọng cũng là do vợ chăm sóc.
Do đó, ngay từ thởu hàn vi là đã phải quý trọng bạn bè, phải biết yêu thương vợ con.
Vậy mà đâu phải vậy. Đối với bạn bè thi đa số người Việtcó mới nới cũ, có sang bỏ hèn, có đẹp bỏ xấu…
Một khi đi làm thì quên hết bạn bè thời sinh viên, họa chăng năm gặp 1-2 lần, nhiều lúc cũng chẳng thèm gọi điện hỏi thăm.
Từ khi làm ăn khá khẩm, ra vào nhà hàng, thì lập tức quên ngay mấy thằng bạn hè phố, nước mía, công viên.
Trước có cô bạn khá thân, hay cùng trò chuyện bô lô bala, sau này trong công ty có mấy em thực tập xinh xinh, ấy là quên khoắn.
Cái gì ngon, cái gì hay thì biếu sếp, biếu tình nhân, biếuquan hệ kinh doanh. Bạn bè thân chả được gì.
Thế mà khi cần vay tiền, khi hoạn nạn, khi bệnh tật, khi tai nạn, thì lại lò dò đến, gọi điện hỏi thăm, nhờ vả, kể khổ.
Vậy mà đâu phải vậy. Đối với bạn bè thi đa số người Việtcó mới nới cũ, có sang bỏ hèn, có đẹp bỏ xấu…
Một khi đi làm thì quên hết bạn bè thời sinh viên, họa chăng năm gặp 1-2 lần, nhiều lúc cũng chẳng thèm gọi điện hỏi thăm.
Từ khi làm ăn khá khẩm, ra vào nhà hàng, thì lập tức quên ngay mấy thằng bạn hè phố, nước mía, công viên.
Trước có cô bạn khá thân, hay cùng trò chuyện bô lô bala, sau này trong công ty có mấy em thực tập xinh xinh, ấy là quên khoắn.
Cái gì ngon, cái gì hay thì biếu sếp, biếu tình nhân, biếuquan hệ kinh doanh. Bạn bè thân chả được gì.
Thế mà khi cần vay tiền, khi hoạn nạn, khi bệnh tật, khi tai nạn, thì lại lò dò đến, gọi điện hỏi thăm, nhờ vả, kể khổ.
Câu đầu tiên nghe phone là “Lâu rồi không gặp, mày có khỏekhông?”
Câu sau chắc chắn là “Tao đang bán cái này/ cái kia, ghé ủng hộ nhé! Có tiền không, cho vay nhé. Tao đang nằm viện, mày vào chơi nhé. Bố tao vừa mất, mày ghé qua nhé”.
Chơi bạn mà như vậy thì khó có bạn thân, khó có tri kỷ.Mà hoạn nạn trên đời này ai không gặp mấy lần. Đến lúc khổ thì than trời là quámuộn.
Đi học Đại học thì ít nhất cũng có vài thầy.
Thầy Đại học không những là hướng dẫn chuyên môn, còn kềmcặp tri thức, còn rèn luyện phát triển bản thân. Sau này ra đời, thầy còn là giới thiệu quan hệ, giới thiệu việc làm, tư vấn công việc, tư vấn hạnh phúc giađình, là chỗ dựa tri thức cho công việc, là bộ mặt khi phải làm ăn với người lớn tuổi..
Vậy mà hỏi 100 thằng thì hết 98 thằng không biết nhà thầy,không biết phone thầy, chưa hề tặng quà cho thầy.
Vậy khi rối, cần giúp thì kiếm ai? Ra thuê tư vấn? Đi học thêm?
Tôi có một câu chuyện thế này: một người bạn bị trục trặc trong kinh doanh. Nhờ luật sư người ta bảo hết cả trăm triệu. Túng quá lại quay về trường nhờ một thầy dạy Luật đại cương ( trường Kinh tế Tp HCM) giúp đỡ. Thế là hết chỉ vài chục thay vì bạc trăm. Sau đó thầy này lại còn giới thiệu cho vài mối làm ăn, sau này phất lên cũng nhờ thầy.
Vậy tôi hỏi thật, suốt ngày đánh giá thầy dạy hay, dạy giở,thế nọ lọ kia mà không biết quý thầy thì ngu hay khôn?
Vậy mà hỏi 100 thằng thì hết 98 thằng không biết nhà thầy,không biết phone thầy, chưa hề tặng quà cho thầy.
Vậy khi rối, cần giúp thì kiếm ai? Ra thuê tư vấn? Đi học thêm?
Tôi có một câu chuyện thế này: một người bạn bị trục trặc trong kinh doanh. Nhờ luật sư người ta bảo hết cả trăm triệu. Túng quá lại quay về trường nhờ một thầy dạy Luật đại cương ( trường Kinh tế Tp HCM) giúp đỡ. Thế là hết chỉ vài chục thay vì bạc trăm. Sau đó thầy này lại còn giới thiệu cho vài mối làm ăn, sau này phất lên cũng nhờ thầy.
Vậy tôi hỏi thật, suốt ngày đánh giá thầy dạy hay, dạy giở,thế nọ lọ kia mà không biết quý thầy thì ngu hay khôn?
Rồi nữa.
Ai cũng biết là sức khỏe là quan trọng nhất, là nền tảng,cội nguồn của mọi thành công.
Vậy ai suốt ngày ăn nhậu, ai suốt ngày thức khuya online,ai suốt ngày la mắng, quát tháo, ai lười tập thể dục, ai ăn uống ngoài đường để hưởng khói bụi xăng xe vốn toàn chì và chất gây ung thư???
Ai cũng biết là sức khỏe là quan trọng nhất, là nền tảng,cội nguồn của mọi thành công.
Vậy ai suốt ngày ăn nhậu, ai suốt ngày thức khuya online,ai suốt ngày la mắng, quát tháo, ai lười tập thể dục, ai ăn uống ngoài đường để hưởng khói bụi xăng xe vốn toàn chì và chất gây ung thư???
Vậy biết mà hành động như không biết, vốn giàu có mà tự làm mình nghèo đi.
Là khôn hay là ngu?
Là khôn hay là ngu?
8.Đòi hỏi luôn caohơn khả năng làm được
Chuyện xảy ra mới đây không lâu: một đứa em hỏi tôi
-Anh ơi, em không tin vào luật Nhân quả.
-Sao vậy?
-Tại em làm điều tốt nhiều quá mà không thấy được gì hếtanh ơi.
-Em kể anh nghe xem em đã làm gì xem?
-Thì em là con gái ngoan nè: luôn nghe lời cha mẹ, không đi chơi bậy bạ, luôn giúp đỡ người nghèo, làm từ thiện, dạy học mấy em nhỏ trong nhà…
-Vậy anh hỏi em tý nhé?
-Dạ anh cứ hỏi?
-Thế mẹ em có làm gì không hay với em không? Có đánh đập em không?
-Dạ không.
-Thế mấy đứa em trong nhà có đánh đập hay chửi bới emkhông?
-Dạ không ạ.
-Khi em nói tụi nó có nghe lời không?
-Dạ thỉnh thoảng cũng nghe ạ.
-Vậy ba má có cho tiền em xài không? Nhà em có đủ ăn, đủ mặc không?
-Dạ có ạ.
-Vậy em có xài điện thoại di động không? Có hay xem chương trình The Voice không?
-Dạ có ạ.
-Sao vậy?
-Tại em làm điều tốt nhiều quá mà không thấy được gì hếtanh ơi.
-Em kể anh nghe xem em đã làm gì xem?
-Thì em là con gái ngoan nè: luôn nghe lời cha mẹ, không đi chơi bậy bạ, luôn giúp đỡ người nghèo, làm từ thiện, dạy học mấy em nhỏ trong nhà…
-Vậy anh hỏi em tý nhé?
-Dạ anh cứ hỏi?
-Thế mẹ em có làm gì không hay với em không? Có đánh đập em không?
-Dạ không.
-Thế mấy đứa em trong nhà có đánh đập hay chửi bới emkhông?
-Dạ không ạ.
-Khi em nói tụi nó có nghe lời không?
-Dạ thỉnh thoảng cũng nghe ạ.
-Vậy ba má có cho tiền em xài không? Nhà em có đủ ăn, đủ mặc không?
-Dạ có ạ.
-Vậy em có xài điện thoại di động không? Có hay xem chương trình The Voice không?
-Dạ có ạ.
-Vậy thì em còn muốn nhận “Quả” gì nữa mà không tin vào luật nhân quả? Em ngoan ngoãn với bố mẹ thì bố mẹ cho tiền em, không đánh mắng em. Em thỉnh thoảng dạy mấy đứa em trong nhà thì mấy đứa em trong nhà thỉnh thoảng nghe lời em, không quấy phá em. Em làm từ thiện nên nhà em có đầy đủ tiện nghi thiết bị, em có di động để xài, có tivi để xem The Voice. Em không đi chơi bậy bạ nên chân tay em lành lặn, tâm hồn em còn trong sáng. Đó không phải là luật nhân quả hay sao? Hay em muốn em phải giàu có, phải cực kỳ vui nhộn, cuộc đời phải cực kỳ hứng thú mới chịu? Nếu em muốn được nhiều hơn thì phải cố gắng nhiều hơn thì luật nhân quả mới đúng chứ?
Câu chuyện này điển hình cho rất nhiều niềm tin vô lý tại Việt Nam. Đa số người Việt thường trông đợi những điều lớn hơn so với những cáihọ bỏ ra. Để rồi sau đó họ lại tự đi hành hạ, làm khổ mình với những suy nghĩ đó, lại đi trách móc người này người kia vì những chuyện đó.
2. Câu chuyện xảy ra hồi tôi đi học
- Ê Hải, sao mà thằng A nó đâu có thông minh hơn tao mà nó lại học giỏi hơn tao nhỉ?
-Ừm, thì mày cố gắng lên để vượt qua nó chứ sao?
-Ừ. Tháng sau tao sẽ ngon hơn nó.
-Vậy mày định bớt đi chơi điện tử hả?
-Bậy, sao lại bớt, giờ tao chơi có bao nhiêu đâu.
-Vậy mày định bỏ đọc truyện?
-Sao lại bỏ? Tuần tao đọc có 2-3 cuốn à?
-Vậy mày định bỏ bớt cái gì?
-Tại sao tao phải bỏ bớt điều gì?
-Tại vì mày vừa muốn nói mày muốn hơn thằng A.
-Thì tao nói vậy đó, tao sẽ tìm ra cách chứ đâu có nói định bỏ bớt cái gì đâu?
-Để tao nói cho mày nghe. Mỗi ngày tụi mình đi học ở trường và học thêm là gần hết 8 tiếng rồi nhé. Thời gian còn lại sẽ dùng để đi chơi,xem tivi, đọc truyện, chơi game. Mày hiện nay đang thua nó, nếu mày không có nhiều thời gian để học hơn nó thì làm sao mày hơn nó được mày nói tao nghe? Để có nhiều thời gian hơn thì mày phải bỏ bớt việc mày đang làm rồi?
-Thì tao sẽ có cách, có phương pháp học hay hơn nó chứ.
-Vậy thời gian đâu để mày nghĩ ra phương pháp học hay hơn nó? Hay đùng 1 cái phương pháp đó từ trên trời rơi xuống?
- Ê Hải, sao mà thằng A nó đâu có thông minh hơn tao mà nó lại học giỏi hơn tao nhỉ?
-Ừm, thì mày cố gắng lên để vượt qua nó chứ sao?
-Ừ. Tháng sau tao sẽ ngon hơn nó.
-Vậy mày định bớt đi chơi điện tử hả?
-Bậy, sao lại bớt, giờ tao chơi có bao nhiêu đâu.
-Vậy mày định bỏ đọc truyện?
-Sao lại bỏ? Tuần tao đọc có 2-3 cuốn à?
-Vậy mày định bỏ bớt cái gì?
-Tại sao tao phải bỏ bớt điều gì?
-Tại vì mày vừa muốn nói mày muốn hơn thằng A.
-Thì tao nói vậy đó, tao sẽ tìm ra cách chứ đâu có nói định bỏ bớt cái gì đâu?
-Để tao nói cho mày nghe. Mỗi ngày tụi mình đi học ở trường và học thêm là gần hết 8 tiếng rồi nhé. Thời gian còn lại sẽ dùng để đi chơi,xem tivi, đọc truyện, chơi game. Mày hiện nay đang thua nó, nếu mày không có nhiều thời gian để học hơn nó thì làm sao mày hơn nó được mày nói tao nghe? Để có nhiều thời gian hơn thì mày phải bỏ bớt việc mày đang làm rồi?
-Thì tao sẽ có cách, có phương pháp học hay hơn nó chứ.
-Vậy thời gian đâu để mày nghĩ ra phương pháp học hay hơn nó? Hay đùng 1 cái phương pháp đó từ trên trời rơi xuống?
Đây là câu chuyện điển hình của những trường hợp tham vọngmà tôi gặp ở Việt Nam ngay từ khi tôi còn nhỏ. Nhiều người Việt Nam có nhiều giấc mơ tốt, đẹp, vĩ đại nhưng họ không chịu bỏ bớt bất cứ điều gì. Họ luôn muốn leo lên rất cao nhưng phải chịu rất ít nỗ lực, rủi ro hay đau đớn. Ví dụ điển hình nhất có thể thấy là họ rất dễ bị gạt khi chơi hụi, đầu tư ảo, chơi ngoại hối, … chỉ cần bạn cho họ thấy lãi rất cao trên số tiền bỏ ra là họ dính bẫy ngay.
3.Câu chuyện số 3:
Vị giám đốc nói lớn:
-Tôi muốn tăng doanh số năm nay ít nhất phải tăng lên120% so với năm ngoái. Các anh hiểu chứ?
Giám đốc Marketing lên tiếng:
-Vậy năm nay ngân sách Marketing sẽ tăng lên 40-50% chứ?
Vị giám đốc nói lớn:
-Tôi muốn tăng doanh số năm nay ít nhất phải tăng lên120% so với năm ngoái. Các anh hiểu chứ?
Giám đốc Marketing lên tiếng:
-Vậy năm nay ngân sách Marketing sẽ tăng lên 40-50% chứ?
Ông giám đốc đập bàn:
-Không là không. Năm nào anh cũng đòi tăng ngân sách Marketing là sao? Mấy anh phải nghĩ đến chuyện tăng hiệu quả công việc chứ?
-Không là không. Năm nào anh cũng đòi tăng ngân sách Marketing là sao? Mấy anh phải nghĩ đến chuyện tăng hiệu quả công việc chứ?
Giám đốc Sale hỏi nhỏ:
-Vậy hoa hồng cho tụi nhỏ có được tăng lên nữa không?
-Vậy hoa hồng cho tụi nhỏ có được tăng lên nữa không?
Giám đốc vẫn rất cương quyết:
-Không là không. Công ty mình trả lương là cao hơn công ty khác rồi đó chứ. Hoa hồng cũng cao hơn, vậy còn tăng gì nữa?
-Không là không. Công ty mình trả lương là cao hơn công ty khác rồi đó chứ. Hoa hồng cũng cao hơn, vậy còn tăng gì nữa?
Giám đốc nhân sự lên tiếng:
-Vậy lương của quản trị viên các cấp sẽ tăng bao nhiêu vậysếp?
-Vậy lương của quản trị viên các cấp sẽ tăng bao nhiêu vậysếp?
Giám đốc vẫn rất cương quyết:
-Tại sao phải tăng? Lương của các anh là hàng top rồi đó chứ. Các cấp quản trị dưới cũng cao hơn nhiều so với công ty cùng loại.
-Tại sao phải tăng? Lương của các anh là hàng top rồi đó chứ. Các cấp quản trị dưới cũng cao hơn nhiều so với công ty cùng loại.
Đây là một công ty Việt Nam, một công ty hàng đầu ViệtNam. Do công ty trả lương rất tốt nên họ có những nhân sự hàng đầu, và họ ở vị trí hàng đầu trong thời gian rất dài. Nhưng doanh số mỗi năm mỗi được yêu cầu cao hơn trong khi chi phí đầu tư cho Marketing, Kinh doanh, Nhân sự và Máy móc cũng không hề tăng tương xứng. Và sau đó nhân sự chủ chốt rời khỏi công ty và công ty đổ sụp.
Công ty ở trên là công ty Tribeco. Tuy nhiên, bạn có thểthấy câu chuyện này ở hầu hết các công ty Việt Nam. Đòi hỏi rất cao và chi trả đầu tư không hề tương xứng.
Qua ba câu chuyện trên, nếu bạn chịu khó quan sát bạn sẽ thấy nó đầy dẫy trong cuộc sống này. Người Việt Nam luôn đòi hỏi rất cao so với những gì họ bỏ ra. Và đó là lý do họ rất ít khi có được những cái họ muốn trừ một số cá nhân thật sự xuất sắc và một số trường hợp đặc biệt.
Chúng ta luôn khao khát có nhân tài nhưng rất ít đầu tưcho những nhân tài trong công ty. Chúng ta cần những tài năng trẻ, nhưng các công ty lại rất ít tài trợ cho các trường cấp 2, nơi mà những nhân tài cần được chăm sóc.
Trong cuộc sống, chúng ta cũng đặt ra những đòi hỏi rất lớnvới những người bạn đời, bạn bè, ba mẹ của mình. Đa số những đòi hỏi đó thường quá lớn so với những gì chúng ta bỏ ra. Đa số các người phụ nữ thường đòi hỏi những người đàn ông của họ chỉ yêu mình họ, đưa hết tiền lương, không ngủ với bất kỳ đàn bà khác, thường xuyên ở nhà, dạy dỗ con cái, phụ giúp công việc nhưng sự thỏa mãn đàn ông về chăm sóc, về tình dục,về nấu nướng, về sắc đẹp, về sự dịu dàng thì rất hạn chế. Đàn ông thì còn tệ hơn, luôn muốn sự phục tùng tuyệt đối nhưng không bao giờ phụ giúp hoặc quan tâm chăm sóc. Và sau đó chúng ta luôn luôn mâu thuẫn, đỗ lỗi cho nhau và không bao giờ thực sự giải quyết được vấn đề.
Vấn đề là chúng ta phải xứng đáng với những gì chúng ta muốn. Muốn có gái đẹp, làm giàu đi. Muốn có vợ thông minh, chăm học đi. Muốn mạnh khỏe, tập thể dục và ăn uống cẩn thận đi.
Có nhiều dạng ngu dốt khác nhau, tôi gọi loại ngu dốt này là ảo tưởng về giá trị. Khi một người đánh giá sai về giá trị của những việc mình đã bỏ ra ( thường là nghĩ rằng lớn hơn), và lại đánh giá sai về giá trị của những gì mình nhận được ( thường là nghĩ rằng thấp hơn), dần dần họ sẽ mất khả năng đánh giá đúng giá trị của mọi thứ xung quanh họ. Họ sẽ đánh mất nhiều thứ quan trọng của cuộc đời mình, đồng thời sẽ tha về cuộc đời mình một đống rác xung quanh.
Bạn sẽ hiểu những gì tôi nói khi bạn nhìn xung quanh: nhiềungười bỏ vợ để lấy tình cảm với những cô gái lạ, nhiều người làm ra tiền rất cực khổ nhưng lại đi đánh bạc hết sạch sẽ, những người bỏ bạn để chơi bời với bè,những người suốt ngày long nhong ngoài đường than thở cô đơn nhưng lại bỏ bê gia đình.
Vốn dĩ họ đều biết giá trị thật sự của những vật, sự việc.Họ chỉ là làm lơ nó để tự làm khổ bản thân mình. Tôi gọi đó là ngu.
9.Thường hay tự lừadối mình
Đối với bản thân mình mà nói, với tôi, nói dối hay lừa gạt,thủ đoạn… bản thân nó chỉ là những công cụ. Như một con dao, một cây súng, hay một quả bom vậy. Trong đa số các trường hợp thì nó là có hại, nhưng nó cũng là một công cụ quan trọng của loài người với vô số các trường hợp có thể đem lợi ích. Sự giả dối là một đối trọng quan trọng và cần thiết với sự trung thực. Thật không thể hiểu nổi thế giới chúng ta sẽ như thế nào nếu không có sự giả dối nữa.
Do đó, tôi không bao giờ cho rằng nói dối là một tật xấu.Vấn đề vẫn là người ta sử dụng nó vào mục đích gì thôi.
Tuy nhiên, nhìn theo nghĩa nào đi nữa, thì tự lừa dối mình cũng là một tật phổ biến của người Việt, mà theo tôi là rất ngu.
Thế nào là tự lừa dối mình. Đó là vốn dĩ mình biết, mình hiểu, mình nhớ rất rõ sự vật nhưng lại cố tình không hiểu, cố tình làm sai, làm khác đi vì một mục đích nào đó.
Ở điều trên, cái ngu dốt phát sinh là do ảo tưởng về giá trị, một cách nào đó, con người trong vai này chỉ là quên mất cái quan trọng.Đó chưa hẳn là do họ cố tình mà là họ có thói quen sai trái dẫn đến dần dần mất đi nhận thức. Còn trong một số lớn các trường hợp ở Việt Nam, họ cố tình làm lơ và tự dối lòng mình.
Một thời gian dàitôi thực hiện các nghiên cứu ở miền Tây về thị trường kinh doanh và kênh phânphối. Quan sát rất nhiều buổi tiệc, buổi thăm viếng, tôi rút ra nhận xét sau:
1.Đa số người miền Tây rất thích về quê chơi và cũng rấtthích rủ người về quê chơi.
2.Tuy vậy, đa số thời gian họ về quê chơi không lâu và thực tế thời gian họ ở nhà cũng không nhiều.
3.Người miền Tây khi về thăm nhà ít mua quà cáp hơn so với người Bắc và người Trung.
2.Tuy vậy, đa số thời gian họ về quê chơi không lâu và thực tế thời gian họ ở nhà cũng không nhiều.
3.Người miền Tây khi về thăm nhà ít mua quà cáp hơn so với người Bắc và người Trung.
Quan sát kỹ hơn và làm một số trắc nghiệm đúng sai, tôirút ra được kết luận:
1.Người miền Tây thích về quê vì mỗi khi họ về quê đều rất vui, rất thoải mái. Tuy nhiên họ không ở nhà nhiều và không ở nhà lâu là do họ cảm thấy trong nhà bực bội và buồn chán. Nếu ở Thành phố có điều kiện sống tạm thì họ sẽ không về quê ở hẳn, tuy nhiên họ sẽ không bán nhà dưới quê vì sợ mất chốn đi về.
2.Điều họ thích nhất khi về quê là khoe, kể chuyện về đời sống thành phố. Người dưới quê càng hâm mộ, càng ngưỡng mộ thì họ càng khoái.Do đó, áp lực khi về quê cũng khá lớn nếu họ sống ở thành phố không đầy đủ lắm.Ngược lại, họ cũng rất thích chê bai người dưới quê dựa trên những gì họ thấy được từ thành phố.
1.Người miền Tây thích về quê vì mỗi khi họ về quê đều rất vui, rất thoải mái. Tuy nhiên họ không ở nhà nhiều và không ở nhà lâu là do họ cảm thấy trong nhà bực bội và buồn chán. Nếu ở Thành phố có điều kiện sống tạm thì họ sẽ không về quê ở hẳn, tuy nhiên họ sẽ không bán nhà dưới quê vì sợ mất chốn đi về.
2.Điều họ thích nhất khi về quê là khoe, kể chuyện về đời sống thành phố. Người dưới quê càng hâm mộ, càng ngưỡng mộ thì họ càng khoái.Do đó, áp lực khi về quê cũng khá lớn nếu họ sống ở thành phố không đầy đủ lắm.Ngược lại, họ cũng rất thích chê bai người dưới quê dựa trên những gì họ thấy được từ thành phố.
Khi tôi nói chuyện này ra, tôi muốn nói một vấn đề chính. Đa số người Việt nam đều rất thích khoe mẽ, thích chê bai, thích khoe khoang. Vớitôi mà nói, đây hoàn toàn không phải là một tật xấu, nó là một sở thích, hoàn toàn chính đáng. Nó chỉ trở thành tật xấu khi có nhiều người tự dối mình, lòng thì thích khoe khoang nhưng ngoài miệng thì chê bai người này, người kia khoe khoang.
Điều này không chỉ xảy ra ở miền Tây. Ở Bắc cũng vậy, tôi chỉ nhớ những ngày còn đốt pháo, nhà nào cũng ráng có phong pháo to, dài hơn nhà kia, thế mà ai cũng bảo nhà kia là không biết khiêm tốn, kiêu căng.
Lần nữa, tôi nhắc lại, với tôi kiêu căng hay thiếu khiêm tốn không phải là một tật xấu, nó chỉ xấu khi người ta tự dối lừa bản thân mình.Nguồn gốc của việc này có lẽ là do thói quen bầy đàn của xã hội nhằm hủy diệt tính cá nhân, tuy nhiên nếu biết rõ rồi không sửa thì thật là ngu.
Lần nữa, tôi nhắc lại, với tôi kiêu căng hay thiếu khiêm tốn không phải là một tật xấu, nó chỉ xấu khi người ta tự dối lừa bản thân mình.Nguồn gốc của việc này có lẽ là do thói quen bầy đàn của xã hội nhằm hủy diệt tính cá nhân, tuy nhiên nếu biết rõ rồi không sửa thì thật là ngu.
Điều này nó cũng hao hao như cá tính của đàn ông. Đàn ông rất ham sex, nhất là sex với phụ nữ lạ. Điều này với tôi cũng không xấu, vì nó là thiên tính. Sex chỉ cần do đồng thuận hay thỏa thuận, bảo đảm sức khỏe hai bên thì không có gì là xấu. Người đàn ông xấu do dối lừa tình cảm phụ nữ chứ không xấu khi có quan hệ tình dục bên ngoài.
Tuy nhiên, do không có thằng đàn ông nào dám mạnh miệng nói là tôi thích quan hệ với gái mại dâm nên nghề mại dâm mãi mãi là nghề bần tiện và người phụ nữ làm nghề này luôn mang tiếng xấu, được gọi bằng con, bằng những từ tục tiũ nhất. Họ trở thành một tầng lớp đối tượng dưới đáy xã hội mặc dù nghề của họ, theo tôi là một trong những nghề vinh quang nhất của xã hội, giải quyết trục trặc sinh lý, nhu cầu tình dục tức là phục vụ trực tiếp nhu cầu thỏa đáng của con người. Chuyện tại sao tôi tôn vinh nghề này tôi sẽ nói trong bài viết sau của mình.
Một sự thật là gần doanh trại quân đội nào cũng có ổ mại dâm. Đó là nhu cầu chính đáng. Thế mà mấy tướng quân đội luôn luôn chống mại dâm kịch liệt. Đó là tự lừa dối mình.
Sự thật là các diễn đàn lauxanh, sexviet… người ta luônthấy cánh đàn ông ham thích đi quan hệ với gái mại dâm hơn là gấu ở nhà. Nhưng ở đời thường, khi nói đề tài này ta luôn thấy họ chỉ trích. Đó là tự lừa dối mình.
Tương tự, đối với phụ nữ, nhu cầu làm đẹp, chưng diện là chính đáng. Làm quá cũng không sao, vì nhu cầu sẽ tăng lên theo thời gian và khảnăng kinh tế chứ không bao giờ đi xuống. Thế mà họ lại rất hay chỉ trích những người ăn diện, trang điểm lòe loẹt. Đa số họ đều cho đối phương làm quá, làm xấu,không phù hợp. Họ không chịu hiểu đó là sở thích. Chị thích ăn cá, tôi thích ăn trứng. Ghen ghét trong trường hợp này cũng là tự lừa dối mình, vì chị cũng muốn được như tôi mà không dám.
Tự lừa dối mình đem lại các tác hại sau:
1.Đẻ ra thói đạo đức giả. Luôn chê bai, chỉ trích, làm hại người khác khi mà mình cũng muốn làm tương tự.
2.Làm bản thân trầm cảm, bị ưu sầu, uất ức.
3.Không đạt được các ham muốn của cuộc sống do phải che đậy nó.
4.Mất khả năng đánh giá và định vị bản thân.
5.Tuột mất nhiều điều quan trọng trong cuộc đời.
6.Xã hội sẽ rối loạn các hệ giá trị và tụt dần về mặt đạođức.
1.Đẻ ra thói đạo đức giả. Luôn chê bai, chỉ trích, làm hại người khác khi mà mình cũng muốn làm tương tự.
2.Làm bản thân trầm cảm, bị ưu sầu, uất ức.
3.Không đạt được các ham muốn của cuộc sống do phải che đậy nó.
4.Mất khả năng đánh giá và định vị bản thân.
5.Tuột mất nhiều điều quan trọng trong cuộc đời.
6.Xã hội sẽ rối loạn các hệ giá trị và tụt dần về mặt đạođức.
Một ví dụ tôi muốn lấy ra trong trường hợp là về chuyện ly dị. Trước đây thời phong kiến Việtnam không có luật ly dị và ngay cả khi có chúng ta vẫn nghĩ chuyện ly dị là chuyện không hay, không tốt về đạo đức.Người có 2-3 đời chồng do ly dị vẫn bị kì thị và nghĩ không tốt. Vậy thử nghĩ xem chuyện gì xảy ra nếu không có luật ly hôn? Người ta không thể ly hôn ngay cả khi không muốn?
Đa số tình trạng bạo hành gia đình hiện nay vẫn tiếp diễn là do người phụ nữ vẫn không có thói quen ly dị ngay khi vấn đề hôn nhân có trục trặc và không thể khắc phục. Họ vẫn tiếp tục chịu đựng chỉ vì điều tiếng thiên hạ, vì sợ con mất cha..
Họ đang tự dối lòng mình.
Đối với một xã hội đang phát triển, thói quen tự dối lòng mình là một điều rất ngu và tai hại. Kết quả chỉ có một: toàn bộ xã hội đều đi xuống. Nếu một người cha còn bảo con mình là xem phim sex là một hành vi tồi bại thì trước sau gì khả năng đứa trẻ hư là rất cao. Nếu người cha bảo con xem phim sex khi đủ tuổi là hành vi bình thường, cần cân nhắc kỹ thì đó mới là giáo dục.
10. Điều ngu thứ10
Thật ra không ai có thể đại diện cho người Việt nam, và cụmtừ người Việt Nam không đại diện cho bất kỳ ai hết. Đó là chắc chắn.
Điều đó có nghĩa là ai trong chúng ta có thể có 10 điều ngu dốt, cũng có thể là 12, 13 điều hoặc 5-6 điều gì đấy. Do đó, bài viết của tôi không nhất thiết phải nêu ra 10 điều, vì xã hội ngoài kia sẽ có nhiều điều tôi không bao giờ có thể nói hết.
Điều ngu dốt thứ 10 mà tôi muốn nói ở đây là thói quen cầu toàn của người Việt Nam. Người Việt rất cầu toàn, không biết bỏ qua lỗi của người khác.
Bài viết của tôi lấy tựa đề là 10 điều ngu dốt phổ biến củangười Việt Nam. Lập tức có người chỉ trích ngay tôi lấy tư cách gì để viết ra điều này, điều kia. Họ lại hỏi tôi, họ cũng là người Việt Nam, họ đâu có tật này, tật kia. Viết như vậy có phải là quơ đũa cả nắm hay không? Người lại bảo tôi chỉ nhìn vào mặt tiêu cực, sao không nhìn vào mặt tích cực?
Tôi không phải là thánh. Tôi không thể đúng hết.
Tôi cũng không có trách nhiệm phải chỉ ra cho các bạn đọc biết điều gì là đúng với họ, điều gì là sai với họ.
Phần tích cực của những tật xấu này, nếu có, phải là do bạn nói cho tôi biết chứ. Sao lại chỉ hỏi trống không?
Sao bạn không đọc trong bài viết này, có gì hay, có gì phải để bạn suy nghĩ không?
Người Việt Nam ta, hoặc là địch, hoặc là bạn, không có ở giữa.
Người Việt Nam ta, hoặc là đúng, hoặc là sai, không có trung hòa.
Người Việt Nam ta, chỉ cần thấy người ta sai một chỗ, hai chỗ là lập tức dập người ta xuống bùn, đổ hết lỗi lên đầu người ta.
Người Việt Nam ta, theo thầy học, chỉ cần thầy có gì sai,lập tức đổ bỏ hết những gì đã học.
Người Việt Nam ta, chỉ cần bắt được thóp của người khác,là nắm mãi không thôi, không tha thứ mà cũng không bỏ qua.
Người Việt Nam ta, hoặc là đúng, hoặc là sai, không có trung hòa.
Người Việt Nam ta, chỉ cần thấy người ta sai một chỗ, hai chỗ là lập tức dập người ta xuống bùn, đổ hết lỗi lên đầu người ta.
Người Việt Nam ta, theo thầy học, chỉ cần thầy có gì sai,lập tức đổ bỏ hết những gì đã học.
Người Việt Nam ta, chỉ cần bắt được thóp của người khác,là nắm mãi không thôi, không tha thứ mà cũng không bỏ qua.
Đó với tôi là ngu.
Vì trên đời này không có gì chắc chắn. Nếu bạn luôn đòi hỏinhững điều chắc chắn, thì chỉ có một điều dành cho bạn: bạn sẽ chắc chắn đau khổ.
Vì trên đời này không có gì chắc chắn. Nếu bạn luôn đòi hỏinhững điều chắc chắn, thì chỉ có một điều dành cho bạn: bạn sẽ chắc chắn đau khổ.
No comments:
Post a Comment