Ngày 6.7 TBT Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến thăm chính thức tới Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống B.Obama. Dư luận trong và ngoài nước hoan hỉ coi đây là dấu mốc quan trọng đánh dấu một bước phát triển trong quan hệ giữa hai nước sau gần đúng 20 năm bình thường hoá quan hệ.
Còn đối với các “nhà dân chủ” Việt coi đây là dịp để mổ xẻ xuyên tạc, chê bai chuyến thăm như một đòn tâm lý nhằm hạ hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế. Sau đây là tổng kết các ý kiến xoay quanh chuyến đi Mỹ của của những kẻ mang danh “nhà dân chủ”:
Các nhà dân chủ ôn hòa đều cho rằng đây là cơ hội thắt chặt mối quan hệ Việt – Mỹ. Khi Mỹ bắt tay với Việt Nam, Việt Nam sẽ không lo ngại về mối đe dọa từ Trung Quốc nữa. Ta có thể thấy trên facebook hoặc blog của họ một sự hồ hởi.
Các nhà dân chủ cực đoan thì mỉa mai chuyến đi này. Nếu quả thật Việt – Mỹ mà bắt tay nhau thì họ hết giá trị lợi dụng, đồng thời cũng hết các nguồn quỹ từ chính phủ Mỹ đổ vào các phong trào lật đổ chính quyền ở Việt Nam. Đây là lý do họ phản đối Việt Nam tham gia vào TPP, họ đắc chí khi thấy Tổng Bí Thư của Việt Nam bị Phó Tổng thống Mỹ lấy kiều xỏ xiên chính phủ Việt Nam.
Nhưng cho dù có ý kiến như thế nào, ta cũng thấy được rằng những người này đều quỳ gối quỵ lụy Mỹ, mong muốn Mỹ trở thành cứu tinh bao bọc che chở nước Việt Nam nhỏ bé. Cho dù họ chửi bới chính quyền Việt Nam là nhu nhược trước nước lớn thì thái độ luồn cúi của họ cũng chẳng khác gì.
Sự thật là:
Mỹ liệu có thể che chở được cho Việt Nam hay không? Thời Việt Nam Cộng Hòa, Mỹ đã bỏ rơi cả chính quyền bù nhìn mà họ dựng lên vào đúng thời điểm then chốt nhất, tại sao có thể tin rằng bây giờ Mỹ sẽ sống chết để bảo vệ Việt Nam
Tất cả các nước có bàn tay của Mỹ tham dự vào các phong trào chính trị như Ai Cập, Ukraina, Ả Rập… đều dẫn đến bạo động và chiến tranh. Trong các cuộc chiến tranh ấy, Mỹ trục lợi bằng việc đưa quân đến chiếm đóng và vơ vét tài nguyên.
Với những nước trong bè cánh của Mỹ, họ phải chấp nhận luật chơi do “đại ca” đưa ra, đó là phải mở cửa để các tập đoàn của Mỹ xâm lược thị trường nội địa. Người dân của các nước ấy trở thành nô lệ kiểu mới, hàng ngày đi làm vất vả để mua các sản phẩm do các tập đoàn ấy tạo ra với giá cắt cổ. Những ngành công nghiệp độc hại, Mỹ sẽ đẩy sang các nước “đàn em” này để giữ an toàn cho nhà của “đại ca”.
Muốn thoát khỏi thân phận tiểu nhược, phải nỗ lực để phát triển đất nước bằng tiềm lực nội tại chứ không phải nương nhờ vào nước lớn. Các nhà dân chủ Việt Nam muốn mình thực sự là nhà dân chủ hoạt động vì dân vì nước hay là các nhà dân chủ nô lệ cho chính phủ Mỹ.
Khểnh
No comments:
Post a Comment