Wednesday, July 29, 2015

Anton Makarenko - Bậc thầy về giáo dục học sinh cá biệt

Anton Makarenko - Bậc thầy về giáo dục học sinh cá biệt
~Tác giả bài viết Elena Kuzmich và Daniel Schugurensky
~Toronto, 2009
(trích có lược vài đoạn)
Anton Semenovitch Makarenko (1888-1939) là nhà giáo dục học nổi tiếng của Ucraina. Ông nổi danh với cuốn sách “Pedagogicheskaya Poem”, một cuốn sách được biết đến rộng rãi từ lúc nó được xuất bản cho đến hết thế kỷ 20. Có lẽ cuốn sách nổi tiếng vì nó được viết như là một cuốn tiểu thuyết nhưng nó không phải một tiểu thuyết hư cấu: Cuốn sách được viết dựa trên một câu chuyện có thật. Một thử nghiệm về sư phạm rất thành công mà ông đã tạo ra và điều khiển. Các nhân vật trong cuốn sách đều là học trò của Makarenko, và những sự kiện được miêu tả cũng là những sự kiện thực.
Năm 1920, A.S. Makarenko chấp nhận lời mời làm người đứng đầu khu kiều dân dành cho những đứa trẻ mồ côi không nhà và những tội phạm thanh thiếu niên gần Poltava, Ukraine. Trong những năm nội chiến này, Liên bang Xô Viết có hàng ngàn đứa trẻ bị bỏ rơi vì mất cha mẹ, sống vật vờ trên đường phố. Chúng sử dụng mọi thủ đoạn để kiếm tiền và thức ăn, bao gồm cả móc túi, trộm cắp và ăn xin. Một điều rất phổ biến đó là chúng trong các nhóm và có một kẻ cầm đầu mạnh nhất, người có thể bảo vệ được tài sản và các “nhân sự” trong nhóm, rất giống với các băng đảng tội phạm trưởng thành. Chính quyền Xô Viết đặt mục tiêu loại bỏ tệ nạn này và thành lập trại mồ côi và khu kiều dân dành cho những đứa trẻ như vậy.
Làm giám đốc của một cơ quan như thế không phải là một nhiệm vụ dễ dàng kể cả với một giáo viên kỳ cựu như Makarenko, người đã dạy học từ năm 17 tuổi. Những tháng đầu tiên rất gian nan. Ông đã tìm kiếm những biện pháp phù hợp trong vô vọng, phản ánh trong những bài học được cung cấp bởi cả khoa học về sư phạm và kinh nghiệm của riêng ông. Khu kiều dân nhận được một khu bất động sản bỏ hoang gần bên. Khu bất động sản bao gồm các tòa nhà rộng rãi, các kho thóc và chuồng ngựa và một khu đất lớn. Những “kiều dân”, như chúng tự gọi nhau, đã sửa chữa các tòa nhà và mở các xưởng rèn và các xưởng mộc. Chúng thậm chí còn bắt đầu kiếm được tiền do các nông dân thuê chúng làm việc. Những thay đổi tích cực đầu tiên trong thái độ của những học trò của ông có thể đóng góp vào công việc của tập thể thầy trò trong các xưởng làm việc và trên nông trại hơn là những bài giảng đạo lý và các phương pháp sư phạm.
Kết quả rất khả quan. Ba năm sau, khu kiều dân (được đặt tên là Maxim Gorky, một nhà thơ cách mạng) được công nhận là một học viện giáo dục kiểu mẫu. Sau đó, Makarenko được giao trọng trách trở thành giám đốc của một khu kiều dân khác, và ông đã đồng ý. Cùng với 120 học trò, ông chuyển đến một khu kiều dân khác, ở đó đã có 280 đứa trẻ. Rất nhanh chóng hai nhóm hòa trộn và trở nên đoàn kết, họ mở một trường học và các công xưởng mà ở đó những đứa trẻ có thể thử và học những công việc thủ công khác nhau. Khu kiều dân này cũng trở nên rất thành công, nhưng phương pháp sư phạm chính thống của Xô Viết lúc đó không tán thành với phương pháp của Makarenko, nhưng đồng thời cũng phải công nhận rằng “biện pháp tập thể” rất tuyệt vời. Năm 1928 Makarenko đã phải từ bỏ công việc ở khu kiều dân Gorky và chuyển tới một học viện tương tự khác có tên thân mật là Dzerzhinsky cho đến năm 1935.
Một khái niệm quan trọng trong cách tiếp cận của Makarenko là “tập thể”, có nghĩa là một nhóm trẻ em được tổ chức và có một mục tiêu chung. Một tập thể là một cách thức để đưa trẻ em vào xã hội, và vì thế những ý tưởng về mối tương quan giữa kỷ luật, nhiệm vụ, danh dự và sự hòa hợp của cá nhân và tập thể sẽ phát sinh một cách tự nhiên từ đó. Một tập thể không phải một đám đông mà là một tổ chức xã hội. Nó có khả năng tự cai quản. Thông qua kinh nghiệm là một phần của tập thể, trẻ em đạt được những kỹ năng quản lý và học cách chấp nhận những quyết định và mệnh lệnh của số đông. Makarenko lý luận rằng những công dân năng động và tràn đầy sinh lực tự nhiên trong tập thể, những người có nền tảng đạo đức đối với những hành động của họ có thể “lái” những người khác cư xử theo những chuẩn mực đạo đức này. Nhiệm vụ của giáo viên chỉ là lãnh đạo tập thể này một cách khéo léo và khôn ngoan. Một trường học có thể là một tập thể đoàn kết.
Lý thuyết của Makarenko về tập thể có nguồn gốc Mac-xit. Ông tin rằng có thể ảnh hưởng đến một tính cách bằng cách ảnh hưởng đến toàn bộ tập thể. Ông gọi điều này là nguyên tắc của hành động song song, như trong khẩu hiệu “mọi người vì một người và một người vì mọi người”. Nguyên tắc này được bổ sung bởi nguyên tắc hành động cá nhân, đó là, một sự tương tác trực tiếp của một giáo viên và một học sinh.
Một khái niệm trung tâm trong thuyết Makarenko đó là giáo dục thông qua lao động. Ông tin rằng một sự giáo dục phù hợp sẽ không khả thi nếu không có lao động. Ông lý luận rằng sự sắp xếp trong lao động nên được dạy cho các em vì không ai sinh ra để thích làm việc. Trong khi làm bài tập, trẻ em nên được dạy cách lập kế hoạch cho công việc, tuân theo lộ trình thời gian, cẩn thận sử dụng công cụ và trang thiết bị và tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao. Để tránh sự chuyên môn hóa hẹp, trẻ em nên thử những công việc khác nhau, hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông, và đạt các chứng chỉ về thương mại cũng như các kỹ năng về quản lý và tổ chức cho việc sản xuất công nghiệp. Ông cũng đưa ra những gợi ý về giáo dục lao động trong gia đình. Ông tin rằng thậm chí trẻ nhỏ cũng nên được giao một số việc vặt để làm và các em phải chịu trách nhiệm về những việc ấy. Các em có thể tưới hóa, dọn bàn ăn, lau chùi ở nhà, trông cây hoặc rau ở vườn sau.
Một số ý tưởng được đề nghị bởi Makarenko trong “Pedagogicheskaya Poem” độc đáo hơn những ý tưởng khác, nhưng chúng nên được xem xét trong hoàn cảnh cả về thời gian và nơi chốn mà chúng được sinh ra. Hơn nữa, đây không phải là những đề nghị trừu tượng được đưa ra bởi Makarenko thu mình trong văn phòng mà là kết quả của những trải nghiệm cụ thể, thực tế mà trong đó sự thành công được theo sau bởi những thử nghiệm và những sai lầm. Cuốn sách “Pedagogicheskaya Poem” lần đầu tiên được xuất bản tại Liên Xô năm 1935, và ngay sau đó được dịch sang một số ngôn ngữ khác và xuất bản ở nước ngoài, đầu tiên là nước Anh, sau đó là Hà Lan, Ý, Đan Mạch, Phần Lan, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác.





Ảnh của Lý Sang Sang.

No comments:

Post a Comment