Friday, July 17, 2015

THUẬT NGỮ CƠ BẢN CỦA PHONG THỦY

Thuật ngữ cơ bản của Phong Thủy

Thuật phong thủy có một số thuật ngữ thường dùng, lý giải mất nhiều thời gian. Nay liệt kê một số và giải thích sơ lược:

Bát sơn (8 núi): 
Càn sơn, Khôn sơn, Ly sơn, Tốn sơn, Chấn sơn, Đoài sơn, Khảm sơn, Cấn sơn; Dùng bát quái phối hợp với Sơn để đoán cát hung (lành dữ).

Bát phong (8 gió): 
Gió của các phương hướng trước, sau, trái, phải, hai vai, hai chân (cộng là 8 hướng); Bát phong chủ lành dữ của người.

Tam nguyên (3 nguyên): 
Chu kỳ một ngày của phong thủy là 180 năm, Giáp Tý thứ nhất 60 năm là thượng nguyên, Giáp Tý thứ hai 60 năm là trung nguyên, Giáp Tý thứ ba 60 năm gọi là hạ nguyên, Gọi gộp là tam nguyên.

Hạ thủ sa: 
Còn gọi là Hạ quan, Hạ tý, Bất kể là Đông Tây Nam Bắc, hễ xuất thủy về một phương thì đều gọi là hạ thủ. Hễ hạ thủ mà có Sa, thì kết phát. Chỉ cần ở hạ thủ một núi đón được núi thượng thủ (thượng thủ sơn) đi qua, là đất kết (cát địa). Dòng chảy trước huyệt rẽ trái là hạ thủ. Dòng chảy trước huyệt rẽ phải, thì bên phải là hạ thủ. Dòng chảy trước huyệt qui bên phải, thì bên phải là hạ thủ. Nếu tả tý nhất sơn nghịch thủy dài hơn hữu sơn, ôm lấy sơn thủy bên phải; nếu hữu tý nhất sơn, nghịch thủy dài hơn tả thủ, ôm lấy sơn thủy bên trái, thì gọi đó là nghịch quan, chủ tài lộc. Nếu như hạ thủ núi ngắn, ôm không kín thượng thủ sơn, thì trở thành huyệt giả. Hạ thủ trùng điệp, chen chúc, thì kết càng to. Hạ thủ mà không thoáng, thì không tìm huyệt làm gì nữa.

Thổ tinh sơn: 
Lời quyết: “Thổ tinh cao, to, dầy và đoan trang, nhìn dáng sống trâu tựa bình phong”.

Thiên bàn: 
Tức la bàn, hoặc la kinh. Hồ Trọng Cung (Tống) trong “Vi hàng mạn du cảo – Đàm tinh lâm hán lưu thuật thi”, viết: “Quân bần mãi thuật ngã mãi văn (bác nghèo phải hành nghề phong thủy, tôi bán văn chương), Quân bần tự ngã bần nhất phân (bác cũng như tôi, nghèo rớt mùng tơi). Quân hiệp thiên bàn tẩu hồ hải (bác cặp nách chiếc la bàn đi khắp nơi), ngã huề phá nghiên đăng thanh vân” (tôi xách nghiên vỡ bay lên trời xanh). Đối lại thiên bàn là địa bàn. Thiên bàn dùng để đo ánh nắng mặt trời.

Khai sinh phần (sinh phần): 
Người chưa chết đã tìm đất để xây phần mộ.

Mộc tinh sơn: 
Câu quyết: “Mộc tinh lừng lững thấy mà kinh, đổ xuống đất người ta thấy như một cây gỗ nằm ngang”.

Nguyệt kị: 
Nông lịch (âm lịch), ngày mồng 5, 14, 23, là những ngày nguyệt kỵ. Chiếu theo hào tượng và cửu cung, thì mồng 1 đến mồng 9, tuần tự vào cung 1 đến cung chín, mồng 5 là trung cung, vị trí của sao cao nhất, chí tôn, làm việc gì cũng không nên. Từ mồng 10 đến 19, tuần tự nhập cung 1 đến cung 9, ngày 14 là trung cung. Từ đó suy ra, ngày 23 cũng là trung cung, đều phải hồi tự (tránh).

Phụ Mẫu sơn: 
Núi nguy nga sau huyệt.

Thiếu Tổ sơn: 
Núi gần huyệt. Hỏa địa chổ đất nhà dễ bị cháy.

Hỏa tinh sơn: 
Lời quyết: “Hỏa tinh tác tổ tự liên hoa (hỏa tinh là tổ thì như hoa sen), tham cự tương thừa tể tướng gia (tham lớn nên đảm nhiệm công việc của tể tướng)”.

Thủy khẩu sa: 
Núi hai bên thủy khẩu. Thủy khẩu không có sa, thì dòng nước chảy tuột đi, không tốt (cát). Chỗ thủy khẩu, núi ken nhau dày đặc như hàm răng chó, như đàn hạc đứng thành bầy, quẩn quanh, trùng điệp, dài hàng mấy chục dặm, thì đại cát. Nếu có Hoa biểu, Hãn môn, La tinh, Bắc thần thì càng tốt. Loại địa hình này biểu thị dòng chảy tình ý hướng nội, đi một bước ngoảnh lại nhìn, không nỡ rời xa.

Thủy mạch: 
Dòng chảy, như mạch lạc trong cơ thể người, vì vậy mà có tên.

Thủy Dương: 
Bờ Bắc của nước (sông). Xưa gọi mặt Nam của sơn, bờ Bắc của thủy là dương, mặt Bắc của sơn, bờ Nam của thủy là âm.

Thủy đáo cục: 
Nước chảy vào minh đường, gần trước huyệt.

Thủy tinh sơn: 
Lời quyết: “Thủy tinh sóng vỗ ngang trời, hoặc trên đất bằng thì uốn khúc như rắn”.

Lục thập Giáp Tý: 
Ghép lần lượt theo thứ tự thập can, thập nhị địa chi – Người xưa dùng để ghi thời gian là chủ yếu. Lục thập Giáp Tý hết một chu kì thì trở lại từ đầu. Đó là: Giáp tý, Ất sửu, Bính dần, Đinh mão, Mậu thìn, Kỷ tỵ, Canh ngọ, Tân mùi, Nhâm thân, Quý dậu, Giáp tuất, Ất hợi, Bính tý, Đinh sửu, Mậu dần, Kỷ mão, Canh thìn, Tân tị, Nhâm ngọ, Quý mùi, Giáp thân, Ất dậu, Bính tuất, Đinh hợi, Mậu tý, Kỷ sửu, Canh dần, Tân mão, Nhâm thìn, Quý tỵ, Giáp ngọ, Ất mùi, Bính thân, Đinh dậu, Mậu tuất, Kỷ hợi, Canh tý, Tân sửu, Nhâm dần, Quý mão, Giáp thìn, Ất tỵ, Bính ngọ, Đinh mùi, Mậu thân , Kỷ dậu, Canh tuất, Tân hợi, Nhâm tý, Quý sửu, Giáp dần, Ất mão, Bính thìn, Đinh tỵ, Mậu ngọ, Kỷ mùi, Canh thân, Tân dậu, Nhâm tuất, Quý hợi.

Bình tiêm: 
Lỗ huyệt (táng khẩu).

Bình dương: 
Nơi bằng phẳng mà có nước. Đất núi thì phải đứng mà xem, đất bằng thì phải nằm mà xem. Trước địa huyệt ở đất bằng thì phải miên cung thủy (cánh cung đặt nằm), phía sau huyệt thì phải là phản cung thủy (dòng nước như cây cung đặt ngược). Bình dương hay nhất là nghịch thủy sa, vì răng bình dương nước nhiều, chảy thẳng, chảy thẳng mà có nghịch thủy sa thì sẽ có nước xoáy, chảy trở lại. Xem lành dữ ở bình dương như thế nào? “Ngũ ngôn kim cú” viết: Muốn hiểu đất bình dương, thì phải xem dòng chảy bị đẩy như thế nào. Dòng nước bị chảy về kho chứa thì phải phát phú, quý, thọ, đinh. Phân biệt giả long (rồng giả), chân long (rồng thật) như thế nào? Thì nhìn rõ lỗ huyệt. Các dòng nước đều tụ về một chỗ, tung cao là hình thật. Muốn xem long có chân huyệt, thì phải xem đỉnh quý nhân. Lâm quan là chủ yếu, chức vị đến tam công. Cách tìm rồng ở bình dương là ở dòng nước chảy quanh, chổ các dòng gặp nhau thì chính là tụ long. Bên trái thuộc trưởng phòng quan, phía sau cao, phía trước nghiêng, biệt phòng trung bị tổn thương, thì con cả bị tai họa trước tiên. Bên phải thuộc tiểu phòng quan, trước thấp sau cao vỗng thì chết yểu và bại tuyệt khó cưỡng. Phía trước thấp thì nghèo túng, phía sau cao thì chết cả nhà (tuyệt nhân đinh) . Trước, sau, trung phòng đứng, bại tuyệt họa nẩy sinh. Trước, giữa, trái, phải thấp, các phòng nghèo đến cùng; Sau, giữa, trái, phải cao, thì nhà nào cũng hiếm người (ít con cháu).

Bình cơ: 
San nền; chăng giây, đóng cọc phân lô.

Chính trâm: 
Kim Tý Ngọ (kim chỉ Nam) của La bàn.

Khứ thủy: 
Trước huyệt nước chảy đi.

Long: 
Có sơn long, thủy long, ý nói có thể biến hóa.

Long huyệt: 
Nơi kết tụ khí mạch của núi, hợp với xây cất nhà cửa, mồ mả. Tưởng Bình Giai trong “Bí truyền thủy long kinh” viết: “Hoành cung long huyệt sinh vinh hiển (long huyệt nằm ngang cung pháy phú quý). Tả hợp xuyên long chủ phát tài (kết hợp được xuyên long thì phát tài).

Long hổ: 
Hai sa phải và trái bên cạnh huyệt. Cao thấp to nhỏ gần xa phải tương ứng mới hợp cách. Hễ tròn trịa mà cao vút như thái dương, thái âm thì gọi là nhật nguyệt hiệp chiếu: Như đứng xếp hàng, như bút cắm trên giá, như cờ cắm từng dãy thì gọi là Văn vũ thị tùng; ở trái phải hữu long thì gọi là Thiên ất đại ất; ở trái phải chỗ dưới ghềnh thì gọi là thiên hồ, thiên giác; ở trái phải tiền triều, thì gọi là kim ngô chấp pháp; ở trái phải minh đường, thì gọi là Thiền quan địa trừu; ở trái phải thủy khẩu thì gọi là Hoa biểu hãn môn.

Bắc thần: 
Núi nham thạch ở giữa thủy khẩu, cao vài nhẫn, hình thù kì quái, to giống Bắc thần, nhỏ thì giống La tinh, Bắc thần chủ đại quý Tục ngữ có câu: “Một Bắc thần quản vạn binh, phò mã công hầu rạng uy danh”. Hình dáng Bắc thần như sư tử, kì lân, như phượng bay, như tiên hạc, như mãnh hổ, như rồng cuốn.

Tù tự hình (hình chữ Tù: ngoài chữ khẩu trong chữ nhân): 
Địa hình bốn bề vây kín; không có đường ra. Câu quyết: “Bốn mặt nước vây quanh, gọi là bị cầm tù. Vận may thì mới phát một tí, vận rủi thì không nên cơm cháo gì. Ở chỗ góc, sát mép nước thì còn khả dĩ, nếu ở chính giữa thì chỉ có buồn phiền. Thầy thiên văn chớ nói rằng đó là đất hình bàn cờ, vì hễ ra quân là tướng bị mất đầu”.

Thổ táng: 
Phía trước nhô ra.

Động thổ: 
Đào móng xây nhà mới.

Thiết tiêu: 
Lập đạo tràng cầu xin phù hộ. Thiết tiêu ba ngày, gọi là tam triều, thiết tiêu năm ngày gọi là ngũ triều.

Giao khâm: 
Giới han.

Trạch triệu: 
Giáp giới bốn bên của phần mộ.

Hợp thọ mộc: 
Người chưa chết đã đóng quan tài.

Hoa biểu: 
Núi hình thù kỳ lạ ở giữa thủy khẩu, như cột cờ bên ngoài đại sảnh, do vậy bên trong thủy khẩu là đất phú quý.

Nhạc sơn: 
Núi làm nền phía sau huyệt, dùng để chẩm huyệt (huyệt gối đầu lên). Nhạc sơn có ba “cách”: Một là đặc nhạc, từ xa trườn đến, sừng sững áp sát huyệt. Hai là tá nhạc, chắn ngang sát huyệt không cho khoáng (trống trải). Ba là hư nhạc, tuy có núi nhưng tán loạn, xa lắc, thì đó là đất dữ huyệt giả, không thể dùng. Còn có tả nhạc, trung nhạc, trường nhạc, đê nhạc  (núi thấp), cao nhạc, đa nhạc v.v... rất nhiều “cách”. Về hình tượng, chỉ cần cao ráo, có tính chất che chở, không rỗng, khuyết, thì là “cách” tốt nhất.

Dương can: 
Số lẻ của thiên can, tức  Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm.

Dương trạch: 
Nhà ở, Thành trấn, Miếu vũ v.v...

Âm thần: 
Số lẻ của địa chi, tức Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất.

Dương sai: 
Trong lục thập Giáp Tý, Kỷ Mão, Kỷ Dậu là âm thần, tam thần trước Âm thần là Dương thần, lần lượt trước Kỷ Mão là Bính Tý, Đinh Sửu, Mậu Dần; trước Kỷ Dậu là Bính Ngo, Đinh Mùi, Mậu Thân.

Dương thác: 
Âm lịch tháng giêng ngày Giáp Dần; tháng hai ngày Ất Mão; tháng ba ngày Giáp Thìn; tháng tư ngày Đinh Tỵ; tháng năm ngày Kỷ Tỵ; tháng sáu ngày Đinh Mùi; tháng bảy ngày Kỷ Mùi; tháng tám ngày Canh Thân; tháng chín ngày Tân Dậu; tháng mười ngày Canh Tuất; tháng mười một ngày Quý Hợi; tháng mười hai ngày Quý Sửu, là các ngày Dương thác không nên làm gì.

Dương phá âm xung: 
Âm lịch tháng sáu ngày Quý Sửu; tháng mười hai ngày Đinh Mùi, là Dương phá âm xung, không nên làm gì.

Âm thác: 
Trong lục thập Giáp Tý, thì: Giáp Tý, Giáp Ngọ là Dương thần. Ba thần trước Dương thần đều là Âm thác, lần lượt trước Giáp Tý là Tân Dậu, Nhâm Tuất, Quý Hợi, lần lượt trước Giáp Ngọ là Tân Mão, Nhâm Thìn, Quý Tỵ.

Âm can: 
Các số chẵn của thiên can, tức Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý.

Âm trạch: 
Đất mộ, mồ mả.

Âm thần: 
Các số chẵn của thập nhị chi, tức Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi.

Âm vị: 
Âm lịch tháng ba ngày Canh Thìn, trăng đóng tại Thìn, tháng chín ngày Giáp Tuất, trăng đóng tại Tuất, đều là Âm vị mọi sự đều không hợp.

Âm yếm: 
Nghi thức cúng tế người chết “Lễ ký – Tăng Tử” chép: “Vị thành niên mà chết thì không được tế, nói gì đến âm yếm, dương yếm?” Chú thích: “Tế người chết đã thành niên, bắt đầu thiết điện tại nơi sâu trong nhà, rồi rước thi thể ra phía trước điện, gọi là âm yếm, sau khi dựng thi hài lên, chuyển đến xó (góc) tây bắc trong nhà, gọi là dương yếm”.

Âm long: 
Phương vị quái khí được số âm thì gọi là âm long. “Hiệp kỷ biện phương thư”, quyển 33 viết: “Thập nhị tịnh âm long, thích hợp với dung âm khóa; Thập nhị tịnh dương long, thích hợp với dương khóa.”

Âm đức: 
Ngầm ban đức cho người, còn gọi là Thần nguyệt nội âm đức.

Âm tiền: 
Có người cho rằng: Người ta sau khi chết cần tiền tiêu ở âm phủ, nên làm tiền giấy.

Lai long: 
Chủ sơn (chủ về núi). Gốc gác của long mạch Triệu Dữ Tự đời Tống tại “Tân thoái lục”, viết: “Chu Văn Công (Hy) thường đàm luận với khách về thuyết phong thủy, nhân đó nói: “Kỳ châu phong thủy rất đẹp, các núi lẩn trong mây, lai long (rồng đến) đấy !” Ngô Khưu Thụy đời Minh trong “Vân Bích ký” viết: “Gò trước mặt có một chỗ đất tốt, lai long (rồng đến chầu) khứ mạch (mạch vươn đi) kề núi thấp chầu núi cao, chỗ nào cũng hợp cách”.

Cáo huyệt: 
Thông báo cho thân hữu, ngày nào đưa đám, an táng tại đâu.

Tác táo: 
Quy tắc đắp bếp thời cổ. Năm dương (dương niên) thì bếp quay mặt hướng tây, năm âm (âm niên) thì bếp quay mặt hướng nam. Kiểu bếp thì có quy tắc như sau: Dài bảy thước chín tấc, dưới ứng với Cửu châu, trên ứng với Bắc đẩu, rộng bốn thước, ứng với bốn mùa. Cao ba thước, ứng với tam tài (thiên, địa, nhân). Cửa bếp rộng một thước hai tấc, ứng với 12 giờ, đắp (hoặc gắn) hai lưỡi búa, ứng với nhật nguyệt. Lỗ bếp to tám tấc, ứng với bát phong.

Khởi tán: 
Thường gọi là thập kim. Khởi, nghĩa là đào đắp Kim tinh (phần mộ), tán, nghĩa là chôn hài cốt.

Thôn táng: 
Co lại về phía sau.

La tinh: 
Phía trong hàng rào thủy khẩu, nổi lên một gò bằng đá hoặc đất, có ý nghĩa như ngôi nhà, bốn bên có nước bao bọc, loại địa hình như vậy gọi là La tinh. Gò đá là tốt nhất, thứ đến gò đất. Hình dáng nhọn, tròn, ngay ngắn, vuông, dẹt đều đẹp. La tinh có thật và giả; La tinh thật có đầu, có đuôi, đầu ngược thượng lưu, đuôi thả theo dòng chảy. Chọn được chổ đất này, tất đại phú quý.

La thành viên cục: 
Huyệt có chầu phía trước, đỡ phía sau, bốn bên nối tiếp nhau; La thành, nghĩa là núi giăng như bức thành. Viên cục, như tam viên tinh trong thiên văn, bảo vệ ngai vàng. La thành và Viên cục là chỉ các rặng núi hộ vệ xung quanh. Tục ngữ có câu: Ôm ấp vây quanh không chổ hở, nghiễm nhiên trở thành một trời đất riêng. Hình thể này là đại cát.

Cô phong độc tú: 
Một núi lẻ loi chầu trước huyệt. Nghe nói, long kỵ cô độc, nên không kết (bất cát).

Kim tinh sơn: 
Câu quyết: Kim tinh hình thể tròn trịa, cong cong như nữa vầng trăng, đẹp đẽ khôi ngô như chàng nghĩa sĩ, oai hùng uy vũ nắm binh quyền.

Quan quỷ cầm diệu: 
Tên bốn loại sa, phát ra dư khí ở phía trước, sau, trái, phải của chân huyệt, phía trước là quan, phía sau là quỷ. Quan tinh (sao quan) phía ngoài huyệt, sinh ra từ long hổ ôm ngang đằng sau án sơn, sau lưng có núi quay ngược hướng về phía trước. Quan tinh phải quay đầu lại, không được đứng sững. Quỷ tinh, sinh ra từ sau lưng núi chính và núi xòe ra từ phía sau huyệt. Có tác dụng gối cho huyệt Quỷ tinh không được cao quá, vì cao quá sẽ lấy mất vượng khí của huyệt. Cầm tinh là núi đá ở giữa thủy khẩu. Cầm tinh ở bên trái bên phải minh đường hoặc trong nước, chầu vô huyệt như có tình. Nếu như cầm tinh cao tới hai, ba trượng, hình dáng như cây măng, cây hốt, như cá bơi rồng lội, thì quan làm đến cực phẩm. Diện tích núi là đá sắc nhọn, to, nằm ngoài khuỷu chân long hổ, bên trái, bên phải huyệt. Không có sao quan thì không quý, không có sao thủy thì không phú (giầu), không có sao Cầm thì không vinh (vẻ vang), không có sao Diệu thì không bền.

Thần sơn tọa: 
Quả núi lớn trước huyệt, dòng nước chảy đi. Ca dao: “Thủy khẩu một núi như hổ nằm, quay đầu lại không cho mọi người qua lại. Cao vút chắn đường, nước khó chảy, tên gọi núi này: Thần sơn tọa”.

Thụ tạo: 
Xây dựng nhà cửa, thành quách, đền chùa, kho tàng.

Tu tạo: 
Sửa chữa, hoàn thiện. Chú trọng tọa hướng trung cung, phía lưng thì cửa sau nhỏ, phía mặt (hướng chính) thì cổng to, trung cung lấy sảnh đường làm chuẩn.

Tu sơn: 
Tu tạo sau nhà (phòng ốc).

Tu hướng: 
Tu tạo trước nhà.

Tu phương: 
Tu tạo hai bên sườn nhà.

Tu trung cung: 
Tu tạo các phòng vây quanh phòng giữa.

Loan đầu: 
Hình thế sơn mạch.

Hiệp: 
Nơi sơn mạch đứt rồi lại tiếp tục, hai núi kẹp hai bên. Gió thổi nước xối, hiệp là dữ.

Thai tức sơn: 
Núi kéo dài như một đường.

Cữu: 
Quan tài.

Hàn môn: 
Hai núi đối mặt nhau ở thủy khẩu, như bảo vệ cửa ngõ, phát của quý.

Án sơn: 
Núi gần và nhỏ trước huyệt, có nghĩa như quý nhân ngồi trước án xem xét chính lệnh. Án sơn như ngọc kỷ (bàn bằng ngọc) hoành cầm (cây đàn đặt ngang), các dáng: Ngay ngắn, tròn trịa, đẹp đẽ, mầu sắc rực rỡ, bằng phẳng, tề chỉnh, ôm vòng, có tình cảm đểu tốt.

Tân chủ: 
Hai núi đối diện nhau. Lời quyết: Tân (khách) phải có tình, chủ phải thật lòng, nếu chủ và khách không nhìn mặt nhau thì biết rằng đất này vô duyên.

Phá thổ: 
Đào đất xây mộ.

Khởi cơ định tảng: 
Tảng là viên đá chân cột. Bắt đầu đào móng, cố định đá tảng. Cố định xong đá chân cột thì hình thể đã được xác lập.

Tức đạo: 
Nội thủy khẩu.

Chư gia ngũ hành: 
Tức chính ngũ hành, phương đông Mộc, phương nam Hỏa, phương tây Kim, phương bắc Thủy, trung ương Thổ.

Triều sơn: 
Núi ở xa mà cao phía trước huyệt, có nghĩa như chủ và khách đối diện nhau, thành hình thế thiên nhiên triều cống, chủ đại phú quý.

Triều thủy: 
Dòng chảy đặc biệt trước huyệt nếu khuất khúc, quanh co, mềm mại thì cát (lành). Một gáo triều thủy có thể cứu vãn cảnh bần hàn.

Tạ thổ: 
Công trình xây dựng xong, hoặc chôn cất xong, cử hành lễ tạ.

Táng khẩu: 
Tức Kim đẩu khẩu. Kết huyệt có ngang, chéo (chếch), thẳng, nhưng đều có vị trí trong chữ thập ở thiên tâm, vị trí giữa chính là táng khẩu.

Giải trừ: 
Thu dọn lau rửa nhà cửa để giải trừ tai ách.

Phùng trâm: 
Chỉ kim nằm giữa kẽ Nhâm Tý và Giáp Ngọ.

Tụ thủy: 
Nước tụ lại. Nước vốn động đều hay là ở chỗ tĩnh, tĩnh tất tụ lại. Thủy triều không phải là nước tụ. Nước tụ tất có tài nguyên.

Lậu đạo: 
Ngoại thủy khẩu.

Giải thích các thuật ngữ: 
Tích khí phải xem trăng sao, giang sơn chọn điều tốt lành. Người thông hiểu có cách đặt tên theo hình thế. Hình dung núi trập trùng, thì có tên sơn long. Chỉ nước chảy dài mãi, có tên là thủy thành> Lai lịch thì gọi là tổ là tông, nguyên như lúc khởi đầu. Để ở thì gọi là Trạch là Triệu, có thể về đấy, ở đấy. Gọi là Hiệp thất, tức huyệt ẩn sâu mà không lộ. Gọi Phò môn có nghĩa là bảo vệ minh đường. Gọi Nguyên khiếu, tức đạo là bãi cát. Gọi Nuyên trung, tức lậu đạo (tiểu thủy khẩu) có đá trôi. Gọi mắt biển, tức vô cùng thoáng đãng. Gọi Thiên hồ, tức vừa rộng vừa phẳng. Gọi Phản trụ, tức bỏ chủ mà đi. Gọi Đằng điên, tức kết đỉnh mà chưa ở lại. Gọi Thổ thiệt, tức mồm miệng chưa đầy. Gọi Biển hung, tức định thoát đi mà không có dây. Gọi loạn y thường ăn mặc lung tung, vì núi không rõ nét. Gọi hoàng đao lũng (gác ngang đao) vì dải núi nhọn hoắt. Gọi Hàm tu (e thẹn) vì bờ ruộng cao ngang mày. Gọi Áp tư (ôm của), vì như một đống trứng gà xếp liền nhau. Gọi Sai nha, vì hành động bậy bạ. Gọi Đằng mạn (dây leo), vì thân mềm oặt. Gọi Uyển diên (uyển chuyển) vì hình thế hồi cung (quay lại ôm lấy). Gọi Huyền bạo (thác đổ từ trên cao xuống). Gọi Triều tông (chầu tổ) vì các sông chảy vào biển. Gọi Nhập miếu (vào trong miếu), vì linh thiêng, đem lại hảo vận. Vậy là đều lấy ý nghịch ý, lấy tình đo tình. Huống hồ những nơi sâu xa và mông lung ấy, từng không có căn cứ, kích thước nào cả. Nếu không công tâm thì không thể làm rõ, nếu không sáng suốt thì không nhận ra hình. Đắc đạo thì trở nên chí diệu, giỏi tính toán thì đạt tới tinh vi.

Lược trích theo“Quản thị địa lý chỉ mông”

No comments:

Post a Comment