Lang thang trên nét viết đôi điều thế này, trên trang Nhật ký yêu nước có bài viết: Nhật Ký Yêu Nước - Hỏi đáp về "đa đảng".
Trước hết, xin đưa nguyên văn bài viết:
"Những câu hỏi và trả lời ngắn gọn sau đây sẽ giúp bạn phần nào hiểu hơn về "đa đảng" và những ý kiến ủng hộ cũng như phản bác nó.
Những ý kiến này chưa hẳn là hay và đầy đủ nhất. Bạn có toàn quyền phản biện và góp ý thêm:
1. Việt Nam "không cần đa đảng" (?)
Đây là luận điểm thường được các quan điểm chống đa đảng đặt ra. Tuy nhiên nên xác định "Việt Nam" ở đây là ai?
Nếu "Việt Nam" được hiểu là "chính quyền VN" thì là điều dễ hiểu vì "chính quyền VN" được hiểu là ĐCSVN (do "đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội"). Điều này giống như APPLE không bao giờ muốn có Samsung tồn tại để cạnh tranh với họ vậy.
Nếu "Việt Nam" được hiểu là "nhân dân Việt Nam" thì phải thực hiện một cuộc trưng cầu dân ý hoặc điều tra xã hội học có điều kiện kèm theo như: những ý kiến, quan điểm ủng hộ hoặc bác bỏ đa đảng hay độc đảng phải được tuyên truyền một cách bình đẳng, bất thiên vị trên các phương tiện truyền thông có thể tiếp cận một cách dễ dàng; có quan sát viên, tổ chức quốc tế giám sát một cuộc trưng cầu dân ý như vậy để quyết định liệu "dân VN có chấp nhận đa đảng hay độc đảng".
Bất kỳ một cuộc trưng cầu dân ý nào nếu không đáp ứng được sự bình đẳng (về cách thức tiếp cận với quần chúng, về công khai, minh bạch…) sẽ chỉ là trò hề.
2. Kêu gọi đa đảng là muốn “thủ tiêu ĐCSVN” (?)
Tất nhiên là không.
Ở những nước tư bản tây phương, các ĐCS của những nước Pháp, Anh, Mỹ, Canada, Đức… vẫn hoạt động hợp pháp (có quyền tham gia tranh cử, có cơ quan ngôn luận là báo, website...., có trụ sở…) mà không hề có sự hạn chế hay cấm đoán nào từ chính quyền của các đảng khác đang cầm quyền tại đó.
Tuy nhiên, hầu hết các ĐCS ở những nước kể trên chưa từng giành đủ ghế (trong quốc hội) hoặc đủ phiếu đa số cho một ứng viên tổng thống để lên nắm quyền (hoặc giành đa số) tại chính phủ hay lập pháp của các nước kể trên
Ví dụ: ĐCS Pháp (mà Hồ Chí Minh là thành viên sáng lập) hiện chỉ giành được có 7/577 ghế ở Quốc hội Pháp; 20/348 ghế ở Thượng viện Pháp.
Đa đảng cũng không phải là một cách "phủ nhận công lao của ĐCSVN trong chiến tranh". Vì nếu tiếp tục chứng tỏ chính sách đúng đắn của mình, ĐCSVN vẫn sẽ tiếp tục được đa số phiếu trong một cuộc bầu cử có cạnh tranh của những đảng khác.
3. Đa đảng "sẽ đổ máu, loạn lạc, đánh nhau" (?)
Truyền thông do chính quyền VN kiểm soát thường đưa tin các vụ đảng phái tranh chấp quyền lực ở Thái Lan hoặc mới đây là Ai Cập để cho thấy "sự nguy hại, bất an bao trùm" là hậu quả của đa đảng.
Tuy nhiên thế giới đến năm 2013 chỉ còn lại 7 quốc gia theo chế độ độc đảng cầm quyền. Hơn 160 quốc gia còn lại theo thể chế đa đảng. Nếu mệnh đề "đa đảng tất loạn" là đúng, có nghĩa là đa số các quốc gia đa đảng trên thế giới phải đang rên xiết trong bao loạn chính trị. Tuy nhiên điều đó chỉ đúng với một vài quốc gia đa đảng trong bối cảnh chính trị đặc thù của nước đó.
Việc Miến Điện sau nhiều chục năm bị cai trị dưới chính quyền độc tài quân sự, nay đã chuyển tiếp sang chế độ dân chủ bằng cách cho đảng đối lập công khai hoạt động, tranh cử mà không có một tiếng súng hay giọt máu nào đổ thêm. Điều này chứng tỏ khả năng chuyển tiếp chính trị từ độc tài, độc đảng sang dân chủ mà không có giai đoạn loạn lạc là hoàn toàn có thể.
Do sự thiên lệch bị chi phối bởi cơ quan chỉ quản, các phương tiện truyền thông tại VN hướng công chúng tới nỗi sợ hãi do sự thay đổi hoặc chuyển tiếp có thể xảy ra bằng việc đưa tin cường điệu về cảnh loạn lạc bắn giết ở những nước đang có tranh chấp chính trị và bỏ qua những quá trình chuyển tiếp chính trị trong ôn hòa và ổn định.
4. Đa đảng "nhưng vẫn nghèo" (?)
Điều này là có thật. Một vài ý kiến chỉ trích và không chấp nhận đa đảng cho rằng họ có thể kể ra cả chục nước tuy đa đảng nhưng vẫn tham nhũng và nghèo nàn.
Đa đảng không phài là điều kiện "đủ" để một quốc gia trở nên giàu có, nó chỉ là điều kiện "cần" mà thôi.
Những điều kiện đủ có thể kể tới như: tam quyền phân lập; nhà nước pháp quyền…
5. Đa đảng sẽ "phụ thuộc vào nước ngoài" (?)
Đây là điều mà quan điểm chống đa đảng thường đặt ra. Họ cho rằng nếu một chính đảng mà bị chi phối bởi nước ngoài thắng cử thì khả năng VN bị lệ thuộc nước ngoài (như TQ chẳng hạn) là rất cao.
Tuy nhiên, luật pháp của nhiều nước có kinh nghiệm đa đảng lâu đời như Hàn Quốc, Nhật Bản có thể tránh được. Luật của các nước này cấm tất cả chính trị gia nhận nguồn tiền có nguồn gốc từ nước ngoài để vận động tranh cử.
Cựu Bộ trưởng ngoại giao Seiji Maehara của Nhật đã phải từ chức vì bị phát giác nhận 600 USD từ một phụ nữ Hàn Quốc cho chương trình tranh cử của ông này, điều mà luật Nhật Bản cấm các chính trị gia không được làm.
Điều này hạn chế khả nặng "phụ thuộc nước ngoài" nếu có của đa đảng.
6. Làm sao đa đảng mà vẫn yên bình (?)
Là nhờ vào luật pháp và tam-quyền-phân-lập và nhà nước pháp quyền.
Nhờ có luật pháp, một chính đảng có thể sẽ bị giải tán nếu: hạ nhục đối lập, dùng trò bẩn trong tranh cử, gian lận bầu cử,...
Và nhờ có hệ thống tòa án độc lập với hành pháp và lập pháp, quyền xét xử không bị chi phối bởi một đảng muốn dùng tòa án làm công cụ để triệt hạ đối thủ chính trị của mình.
7. “Tam quyền phân lập” là gì?
“Tam quyền” tức là ba quyền của nhà nước gồm ba cơ quan: Quyền lập pháp (Quốc hội); Quyền hành pháp (Chính phủ); Quyền tư pháp (Tòa án).
Trong chế độ phong kiến, luật pháp do vua ban. Thực thi luật pháp hay hành pháp do lệnh vua ban và quyền xét xử nằm trong tay vua.
Vua được xem là người nắm giữ quyền lực tối cao mà không có bất kỳ đối trọng hay hạn chế nào. Quyền lực tuyệt đối như thế dễ tha hóa.
Ông Montesquieu đã viết trong cuốn sách Bàn về tinh thần pháp luật (De L’esprit des lois): “Cơ quan cầm quyền vừa là kẻ thi hành luật và tự cho mình là kẻ lập pháp. Họ có thể tàn phá quốc gia bằng những ý chí chung sai lầm của họ. Mà họ còn nắm cả quyền xét xử nữa thì họ có thể đè nát mỗi công dân theo ý muốn của họ”.
Đó là lý do Học thuyết tam quyền phân lập ra đời theo đó tách các quyền Quyền lập pháp (Quốc hội); Quyền hành pháp (Chính phủ); Quyền tư pháp (Tòa án) độc lập và đối trọng lẫn nhau.
Lấy ví dụ ở Mỹ: một dự luật do quốc hội soạn thảo sẽ không trở thành luật nếu không được Tổng thống ký ban hành; một luật có thể bị kiện và tòa án có quyền tuyên bố một luật nào đó là vi hiến và bãi bỏ nó (mặc dù đã được Tổng thống và Quốc hội thông qua);…
Hệ thống chính trị VN không theo tam quyền phân lập mà ba nhánh quyền lực nhà nước thống nhất dưới sự lạnh đạo (hay chỉ đạo) của ĐCS cầm quyền: “Ở Việt Nam không hoạt động theo nguyên tắc tam quyền phân lập mà có sự phân định nhiệm vụ, hoạt động thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng.”
8. Tại sao thể chế đa đảng "giải quyết tốt" các vấn đề hơn là độc đảng?
Apple có lẽ sẽ không bao giờ cho ra các sản phẩm mới, tốt, rẻ hơn nếu họ là nhà sản xuất có quyền độc quyền bán điện thoại trên thế giới mà không bị canh tranh.
Một chính đảng được mặc nhiên cầm quyền vĩnh viễn mà không phải qua tranh cử với đảng khác sẽ không (hoặc rất chậm) cải tổ nếu không có đối lập chính trị.
Một chế độ đa đảng, nơi mà đảng nào làm tốt sẽ được tiếp tục duy trì quyền lực, hoặc không sẽ bị thay thể. Đây là động lực tốt để cải tổ, chống tham nhũng, chống quan liêu, tiêu cực.
9. Độc tài vẫn có thể giàu có (?)
Điều này là có thật nhưng hiếm thấy và phải có điều kiện đi kèm.
Hàn Quốc từng là nước nghèo nhất thế giới sau chiến tranh Triều Tiên, tuy nhiên trong vòng 20 năm sau đó, Hàn Quốc trở thành cường quốc kinh tế mà thành quả được cho là "công" của Park Chung Hee - vị tổng thống khét tiếng độc tài và đàn áp đối lập lúc bấy giờ. Singapore dưới thời Lý Quang Diệu và Lý Hiển Long cũng bị chỉ trích là độc tài nhưng vẫn cho kết quả giàu có.
Tuy nhiên, không thể so bì độc tài kiểu Park Chung Hee và Lý Quang Diệu với độc tài độc đảng kiểu XHCN như Việt Nam hay Trung Quốc. Vì so sánh cho thấy độc tài là cách mà họ duy trì chính sách đúng đắn để đưa đất nước phát triển có định hướng và nhanh chóng, thời kỳ độc tại của hai tổng thống kể trên, tham nhũng bị coi là tội cực kỳ nặng nề như phản quốc.
10. Mô hình chính trị đa đảng kiểu Mỹ có phải là "dân chủ nhất" (?)
Mỹ là nước có nền dân chủ lâu đời kể từ khi lập quốc. Tư tưởng bảo vệ quyền con người, dân chủ là giá trị cốt lõi của bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ song vẫn còn nhiều đánh giá trái ngược về nền chính trị lưỡng đảng tham chính tại Mỹ có phải là "dân chủ nhất hay không"
Bảng xếp hạng về chỉ số dân chủ (Democracy index 2012) với những tiêu chí định lượng để xếp hạng các nước trên thế giới theo thang từ "dân chủ nhất" cho tới "độc tài nhất" của Tạp chí Economist theo đó xếp Mỹ 21 trên tổng 167 nước được đánh giá
Thứ hạng của Mỹ thua Hàn Quốc (xếp thứ 20/167 nước).
Việt Nam xếp thứ 144/167 nước về mức độ dân chủ.
11. Liệu copy mô hình đa đảng nước ngoài vào VN hiện nay sẽ phù hợp (?)
Một mô hình chính trị có thể thích hợp ở quốc gia này nhưng không thành công ở quốc gia khác.
Mô hình chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô chủ trương đấu tranh giai cấp, công hữu tư liệu sản xuất, nền kinh tế tập trung bao cấp đã thất bại khi được "nhập khẩu" nguyên xi vào VN trong lần thử nghiệm từ 1976 đến 1986 tại VN. Sau đó các nhà lý luận Marx - Lenin đã buộc phải "Mở Cửa" để cứu vãn tình thế bằng cách cho phép kinh tế nhiều thành phần, mở cửa giao thương với "các nước tư bản", đảng viên được làm kinh tế tư nhân, được thuê mướn nhân công (điều mà vốn từ trước bị coi là bóc lột giá trị thặng dư)....
Việc thử nghiệm một mô hình chính trị đa đảng tại VN cần được nghiên cứu nghiêm túc bởi những người thực tâp muốn cải cách và khước từ chế độ độc đảng vốn đã bộc lộ nhiều khuyết điểm.
12. Đa đảng nước nước ngoài như Mỹ thực chất chỉ là “độc đảng” trá hình (?)
Nhiều ý kiến phê phán mô hình dân chủ lưỡng đảng thay nhau lên cầm quyền ở Mỹ bị cho là thực chất chỉ có 1 đảng: đảng của giai cấp tư sản cầm quyền mà thôi.
Nhận định này chưa thực sự đầy đủ.
Thứ nhất, hai đảng này lên cầm quyền là do phiếu của cử tri chứ không phải căn cứ vào điều luật (ví dụ điều 4 Hiến pháp của VN) về việc “chỉ có 2 đảng này mới có quyền thay nhau lên cầm quyền tại Mỹ”.
Thứ hai, mặc dù thay nhau lên cầm quyền trong suốt một thời gian dài, không có một điều luật nào tại Mỹ cấm các đảng phái khác (cấp tiểu bang hoặc liên bang) hoạt động.
Bằng chứng là ĐCS Mỹ và nhiều đảng phái khác vẫn hoạt động hợp pháp ở cấp tiểu bang và tranh trử bình thường mà không có bất kỳ giới hạn đáng kể nào.
Điều này khác biệt hoàn toàn với bối cảnh chính trị tại VN: bất kỳ đảng phái nào khác ngoài ĐCSVN đang cầm quyền (nếu có) bị đặt ngoài vòng pháp luật; bị bắt, bỏ tù vì “an ninh quốc gia”…""""
Và bây giờ xin tản mạn đôi chút thế này:
1-Việt Nam cần “đa đảng”.
Đây là luận điểm thường được bọn chống cộng đặt ra.Tuy nhiên cần phải xác định xem “Việt Nam “ở đây là ai? Hỏi tức là trả lời,đó là bọn chống cộng,chỉ có bọn chống cộng mới la to nhất về đa đảng, vậy nên chỉ có bọn chống cộng mới cần đa đảng.
Tại sao chúng cần đa đảng đến thế?Vì chúng thương xót cho nền dân chủ VN chăng? Vì chúng yêu dân Việt đang “rên xiết dưới gót giày “ Cộng Sản chăng?Để cho giống Mỷ chăng?
Chúng có thực sự "thương" dân chủ không? Không,làm đếch gì có chuyện đó.Nếu có thì Việt Nam thống nhất từ 1954 rồi.Chính chúng đã phá vở cuộc bầu cử dân chủ đó vì chúng biết chắc rằng sẽ thua.Nếu có thì làm đếch gì có trò hề "bầu cử độc diễn" thời Nguyễn Văn Thiệu.
Thế thì để cho giống Mỷ vậy.Vậy Mỷ có thương dân chủ chăng? Có, Mỷ đòi "dân chủ" trên toàn thế giới,trừ Qatar, Arab Saudi, UAE...
Ô, tại sao Mỷ "bỏ rơi" các nước này thế?Thậm chí hiện nay Mỷ đang muốn ra tay đánh "dùm" cho Arab Saudi, để triệt hạ một tổng thống do dân bầu lên,trong một nước có cơ chế đa đảng giống Mỷ là Syria.Và, cứ nhìn Arab Saudi mà xem,đếch có bầu bán gì cả,cứ ung dung cha truyến con nối ngồi trên đầu dân,thế mà cấm có thấy Mỷ hó hé tiếng nào.Nghỉa là Mỷ thực ra cũng đếch coi đa đảng ra gì.
Vậy là, chúng cần đa đảng để dễ dàng ngồi mát ăn bát vàng, múa ba tấc lưởi chiếm cả thiên hạ mà không cần mất cọng lông nào.Chúng mơ rằng chúng không cần đánh nhau,vì chúng đã chạy mất cả quần rồi,không thể nào đánh lại bọn cộng sản nửa,chúng chỉ cần dùng chính trị,lừa đảo để chiếm lại giang sơn.Như vậy chỉ có một cách là hô hào "đa đảng,đa đảng" hòng có thể giả danh dân chủ mà giành lại chính quyền đã mất.Chúng mơ về Goọc Ba Chốp, Dẹo Xỉn. Chúng dùng ba tấc lưởi để đổi trắng thành đen, nói rằng Chiến Tranh Việt Nam là "nội chiến", rằng không cần đánh nhau VN cũng giàu, rằng không cần thiết phải là "da vàng" mới lảnh đạo VN được ( nguồn: Lê Hiếu Đằng).v.v..
2- Đa đảng sẽ "loạn lạc và đánh nhau"
Đúng, điều này là tất yếu.Đừng mị dân bằng những hình ảnh đa đảng kiểu Nhật , Đại Hàn.Nhiều đảng thật đấy nhưng đều cùng dưới một cái ô của Mỷ,nói cùng một giọng với Mỷ, chia sẻ quyền lợi với Mỷ nên đương nhiên là "thương nhau" rồi.Còn đa đảng ở Miến Điện thực chất là cuộc trao trả dần dần quyền lực cho bà Suu Kyi vì bà bị đảo chánh trước đó,và chỉ trước mắt thôi,dám bảo đảm sắp tới lại không có loạn lạc ở Miến Điện không?Chưa gì đã có giết nhau chết cả làng rồi đấy.
Còn lại thì sao, có thấy nước nào đa đảng mà không rối loạn, loạn lạc, đánh nhau không, trừ một nhúm nước thực dân đế quốc lâu đời ở Châu Âu, Châu Mỷ? Ngay cạnh Việt Nam có Thái, Miên, Phi ... xa hơn chút có Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh... xa nửa có Thổ, Nigeria,Ai Cập ... xa xa nửa có Nam Phi, Iraq, Mali...muốn kể nửa tớ kể thêm cho.
Còn ngay tại Mỷ,có thực đa đảng không? Có mà mơ.Ngày xưa, nếu anh là đảng viên Đảng Cộng Sản Mỷ thì đừng hòng kiếm được việc làm.Ra đường thì cớm chìm cớm nổi cứ theo đuôi dài dằng dặc,còn làm ăn gì được nửa.Còn cái gọi là đa đảng ở Mỷ thực chất là những băng nhóm đại diện cho những công ty thế lực khác nhau thôi.Nếu Đảng Cộng Sản Mỷ được tự do hoạt động thì Mỷ cũng chẳng yên bình đâu.Lý do là hai không có cùng quyền lợi.Còn toàn bộ các đảng khác ở Mỷ đều thuộc hệ thống tư bản.
3- Đa đảng nhưng vẫn nghèo.
Đúng,muốn giàu thì phải làm nhiều chứ không phải chỉ ngoác miệng ra mà hô "đa đảng, đa đảng"là giàu.Càng đa đảng sẽ càng nghèo hơn.Cái mà Việt Nam cần là có nhiều tiền chứ không phải nhiều đảng,nhất là khi đa phần sẽ thuộc loại cô hồn các (đa) đảng,ăn hại là chính ( sự ăn hại này đã được chứng minh trong quá khứ ).
4- Đa đảng sẽ phụ thuộc vào nước ngoài.
Đúng, điều này tuyệt đối đúng.Nhất là trong trường hợp Việt Nam hiện nay.
Cứ chỉ ra xem,các "tổ chức chính trị" kêu gào " dân chủ" hiện nay, có tổ chức nào KHÔNG có liên hệ , nhận tiền, tài liệu,laptop ... từ nước ngoài không ?
Ngay "thánh nam, nử" Uyên , Kha mới đây cũng khai là được nước ngoài cho tiền, huấn luyện.Rồi các nhà " rận" tất thảy đều có đi tập huấn ở Thái Lan, Philippine, Singapore ...
Có thấy " đảng" nào độc lập, tự thân thành lập,tự thân vận động không?
Cũng không thấy "đảng" nào có "đường hướng" kiểu truyền thống Việt Nam cả,chỉ toàn thấy tunh hô Mỷ, Anh, Pháp, Nhật ...
Vậy mà không phụ thuộc nước ngoài mới lạ.
Thêm nửa,có thật là " đa đảng " đâu. Đúng ra chỉ có hai đảng thôi,Đảng Cộng Sản và Đảng Chống Cộng. Đảng Chống Cộng này được chia thành nhiều đảng khác cho dễ lừa đảo mị dân, tưởng là số đông nhưng thật ra có đảng chỉ có chúa đảng và ... vợ.
Cho nên, không nên tính thành " đảng", mắc cở lắm.Chỉ nên tính thành "bên" , hai bên.Trong đó, một bên là Đảng Cộng Sản,người chiến thắng,người đổ máu xương dành nước lại và là người đang cầm quyền.Bên kia là toàn bộ tất cả các đảng ( cô hồn) nho nhỏ Chống Cộng,người duy nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới là thua mà phải tuột quần chạy, người ngay cả Mỷ cũng phải lắc đầu "đồ ăn hại", người miệt mài lập mưu tính kế chiếm lại chính quyền bằng lừa đảo mị dân và tí đỉnh đô la Mỷ.
Rồi một bên thì đang cầm quyền,vướng vào bao mớ bòng bong chính trị ngoại giao quân sự kinh tế giáo dục chống nghèo dụ giàu cải Tàu cự Mỷ đủ cả.Bên kia thì đếch làm gì,chính xác là đếch có gì để làm,chỉ tập trung luyện chửi bới lừa mị kích động và đòi 'đa đảng".
6- Làm sao đa đảng mà vẫn yên bình?
Đa đảng thì làm sao mà yên bình được.Tếu thế.
Trừ một nhóm nước đa đảng " có lệ" như Mỷ ,Anh,Úc,Canada ... các nước có đa đảng đều có đấu đá ,thậm chí vác ghế phang nhau ngay trong nghị trường như Ukraine, Đài Loan , Thái Lan ...
Riêng Việt Nam thì lại càng không yên bình vì như trên đã nói,thật ra VN chỉ có nhị đảng chứ không phải đa đảng.Mà nhị đảng này không đội trời chung,chắc chắn một mất một còn thì làm sao yên bình được.Cho nên đừng ru ngủ , lừa mị người dân bằng luận điểm này,chỉ có con nít mới tin.
Và trên thế gian không có thằng ngu nào đang nắm quyền mà tự dưng mời cái thằng mà mình từng rượt chạy có cờ về nắm quyền cho nó tiêu diệt mình.Nghe có phản logic không?
6- Tam quyền phân lập là gì?
Là món nử trang rẻ tiền trên cổ các mệnh phụ mà không ai dám nói nó là đồ giả.
Thực tế , ở các nước hệ Anh như Canada,Úc, Tân Tây Lan ... thì chả có Tam Tứ chi cả vì Thủ Tướng nắm luôn Quốc Hội ( trừ trường hợp chính phủ thiểu số).
Và cũng như đồ nử trang, tam quyền phân phân gì đó chỉ để nhìn trong các buổi tiệc tùng, còn khi có chiến tranh loạn lạc thì cái phân phân đó sẽ bị sổ toẹt.Tổng Thống , Quốc Trưởng nắm quyền quyết định. Chả ai rổi hơi mà phân với phò.
Cuối cùng là, cái phân đó thuộc về một hệ thống chính trị khác, hệ dân chủ tư sản. Còn Việt Nam thuộc hệ thống chính trị cộng sản,không thừa nhận cái vụ phân đó, cái phân đó để dành cho " rận chủ".
Bảo áp dụng tam quyền phân lập ở VN nghỉa là muốn xoá sổ Cộng Sản.Mà muốn xoá sổ Cộng Sản thì a lê hấp, có ngon nhào dô, chơi tay đôi chứ đừng đứng xa xa hò hét phun nước miếng, hèn lắm.
7- Tại sao thể chế đa đảng " giải quyết tốt" các vấn đề hơn là độc đảng?
Vậy tại sao thể chế độc đảng Singapore giải quyết vấn đề tốt hơn thể chế đa đảng Philippine?Đừng nói là Philippine kém dân chủ nhé.
Bài kinh này tụng nhiều quá hơi bị nhàm đấy.
8- Độc tài vẫn có thể giàu có.
Tại sao không? Hàn này,Singapore này, Saudi Arab này,Qatar này,Tàu này,Việt Nam này.À quên , Tàu và VN không thể tính vào dạng độc tài được mà là dân chủ cộng sản,theo hệ ý thức khác.Tất cả các nước trên đều giàu mà có cần đa điếc gì đâu.
Đã nói rồi cứ chịu khó làm ăn là giàu,đa với độc không quan trọng.
9- Mô hình chính trị đa đảng kiểu Mỷ có phải là dân chủ nhất?
Đã nói ở trên rồi, dân chủ kiểu Mỷ để trình diễn là chính,ở đó mà nhất với nhì.
10- Liệu copy mô hình đa đảng vào Việt Nam hiện nay sẽ phù hợp?
Riêng chử COPY là đã thấy tầm bậy rồi.Thế nên các rận hiện nay cứ hô hào copy, copy nước ngoài mà chả thấy ngượng miệng gì.Lại còn mở mồm bảo " không phụ thuộc nước ngoài". Rỏ nởm.
Lại còn bảo"bộc lộ nhiều khuyết điểm" độc đảng .Thế trên đời này có ai chả "bộc lộ nhiều khuyết điểm"." Hoàn hảo" như Mỷ cũng nợ đầy đầu,tội phạm tràn lan đấy.Giỏi thì phê Mỷ đi.Ởm ờ mải.
11-Kêu gọi "đa đảng" là muốn "thủ tiêu ĐCSVN"?
Chứ còn gì nửa.Mà có " đa đảng" đâu.Đã nói rồi. Chỉ có hai bên thôi .Một mất một còn.Bài học Liên Xô vẫn còn nóng hôi hổi ấy mà.Dỗ ngon dỗ ngọt làm gì.Chả nghe bùi tai nửa đâu.
12- Đa đảng nước ngoài như Mỷ thật ra chỉ là độc đảng trá hình?
Chứ còn gì nửa.Đã nói ở trên rồi.Chỉ có hai đảng thay nhau cầm quyền.Còn các đảng lẻ tẻ chỉ để trang sức ,coi chơi cho vui,cho ra vẻ " dân chủ" chứ có xơ múi gì được đâu.Đó là chưa tính tới chuyện các đảng nhỏ được lập bởi một đảng lớn nhằm chia phiếu của đảng đối thủ.
Tóm lại , đa đảng để làm gì?Đa đảng là "nguyện vọng " của ai? Trong tình hình hiện nay thì đa đảng có giúp được gì không hay chỉ góp phần hoặc tạo tiền đề cho bọn Trần Ích Tắc thời nay " rước voi về dày mả tổ" lần nửa và lấy lại tất cả những gì chúng đã mất vào tay nhân dân.Chúng sẽ không đối xử với ta nhân từ như ta đối xử với chúng đâu.Thời chúng cai trị vẫn chưa xoá nhoà trong ký ức.
Hãy khắc ghi và suy nghỉ.
--- Phong Linh - --
No comments:
Post a Comment