Wednesday, September 4, 2013

Xung quanh sự kiện Mỹ chuẩn bị xâm lược Syria Phần 2. Hậu quả hay kết quả của những cuộc chiến



Quyên Quyên
     Cái cớ cho các cuộc chiến của người Mỹ thật là đơn giản, vũ khí hạt nhân hay vũ khí hủy diệt hàng loạt đe dọa dân thường. Chẳng có cuộc chiến tranh nào mà không có cái cớ hợp lý cả, nếu không có cớ thì kẻ mạnh sẽ ngụy tạo. Điều đó luôn luôn đúng với mọi thời đại. Các nước phe Đức-Áo-Hung muốn tạo ra chiến tranh thế giới thứ nhất cũng phải tạo ra vụ ám sát đại công tước Franz Ferdinand, Đức muốn đánh chiếm Ba Lan cũng phải tạo ra vụ đánh chiếm đài phát thanh. Để thực hiện cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam thì Mỹ cũng phải tạo ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ. Thậm chí thế giới đang nghi ngờ vụ tấn công chớp nhoáng Trân Châu Cảng của Nhật trong chiến tranh thế giới thứ hai là một khổ nhục kế của Mỹ. Đấy hoàn toàn là điều bình thường, cái lý do bao giờ cũng to hơn mục đích. 




     Chúng ta hãy cùng tổng kết về những cái được và cái mất mà các nước đã được Mỹ và phương Tây đưa ánh sáng văn minh đến cho họ. 

    Thứ nhất là I-rắc sau cả một thập kỷ chiếm đóng của Mỹ và các nước đồng minh. 

    Sau những năm dài hấp hối vì cuộc xung đột với I-ran cộng với cuộc tấn công của Mỹ và đồng minh vào năm 1991 thì I-rắc dường như khó mà sản xuất được vũ khí hủy diệt hay vũ khí hạt nhân. Nhưng điều đó không quan trọng, Saddam Hussen độc tài và có vũ khí hàng loạt, Mỹ nói thế. Vậy là Mỹ và đồng minh đã tiến công I-rắc để thực hiện ý đồ của họ. Saddam Hussen được thế giới cho rằng là người tỉnh táo với chính sự nghiệp chính trị và tỉnh táo để bảo toàn mạng chính mình nhưng cũng không lường hết được mọi thứ. Chỉ trong một thời gian ngắn mà Mỹ và đồng minh đã lật đổ chế độc của ông, Saddam Hussen bị hành quyết theo hình phạt thời trung cổ đó là treo cổ trong xà lim. Lúc đó Tổng thống Mỹ Bus và thủ tướng Anh Tony Blair đã ăn mừng vì họ là người chiến thắng. Những kẻ được Mỹ ủng hộ tại I-rắc cũng sung sướng vì đã đạt được quyền lực,còn nhân dân vẫn là những con nai tơ ngơ ngác và hy vọng một sự đổi thay mới trên chính quê hương họ. Nhưng họ đã nhầm, những gì mà người Mỹ dựng lên ở I-rắc cũng như ở áp-ga-nic-tan mà thôi. Họ muốn quân đội I-rắc thực hiện các cuộc chiến tranh ủy nhiệm thay Mỹ, những cuộc chiến tranh mà Mỹ và phương Tây muốn tiêu diệt đi những thành phần bất trị đối với họ. Và điều quan trọng nhất là trong các cuộc chiến tranh mà Mỹ và các nước phương Tây phát động sẽ đi liền với ngân sách Quốc phòng của các nước này tăng, và các nhà thầu Quốc phòng Mỹ hay đồng minh mới nhận được những hợp đồng béo bở nhất từ chính phủ. Bởi vì chiến tranh là liều thuốc an thần giá trị nhất đối với các tập đoàn vũ khí lớn như Looker Martin, Northroup Gruman hay BAE system, chỉ có chiến tranh thì các tập đoàn vũ khí lớn mới tồn tại được, đấy là chu trình hủy diệt và tái tạo của chủ nghĩa tư bản. Một ví dụ điển hình như sau:

“Tổng thống George W. Bush vào tháng 10/2002 ký khoản chi 355 tỷ USD cho quốc phòng. Lầu Năm Góc được nhận 40 tỷ USD trong số này trong giai đoạn chuẩn bị cho cuộc chiến với Iraq.”

     Tất cả đều có lợi, và cái lợi lớn nhất là những mỏ dầu ở I-rắc. Sau chiến sự là một chính quyền “dân chủ” được dựng lên và nghe lời phương Tây tuyệt đối. Đi liền với đó là các tập đoàn đa Quôc gia cũng như các tập đoàn khai thác dầu đổ vào I-rắc. Và những hợp đồng béo bở đã được ký, nguồn dầu bị hút đi một cách trắng trợn để bồi thường chiến phí hay đơn giản là để mệnh danh công cuộc tái thiết thời hậu chiến, tóm lại là chỉ có các công ty của Anh và Mỹ được hút dầu từ I-rắc. Nhân dân. Đây chẳng khác gì một quá trình ăn cắp tài nguyên của Mỹ và các nước phương Tây cả, những đây là sự ăn cắp khôn khéo của những cái đầu có sạn. lừa bịp nhân dân các nước nghèo.

     Thứ hai, chúng ta hãy cùng so sánh Lybia vào thời kỳ trước và sau khi Mỹ và đồng minh "rọi ánh sáng văn minh" đến cho họ xem nó khác biệt như thế nào?




     Dưới thời ông Gaddaffi độc tài theo lời nói của Mỹ và đồng minh thì nhân dân Lybia được hưởng tín dụng ưu đãi của chính phủ tới 20 năm để mua nhà ở, giáo dục y tế được Nhà nước trợ cấp phần nhiều, một lít xăng ở Lybia chỉ có giá 14 cent. Sau khi người Mỹ đưa quân vào để thực thi sứ mệnh hòa bình thì nhân dân Lybia hứng chịu một lúc 3 làn đạn. Làn đạn thứ nhất là của quân chính phủ, làn đạn thứ hai là của quân nổi dậy và làn đạn thứ ba là của quân Mỹ và đồng minh. Nhân dân những nước có chủ quyền bỗng dưng bị những kẻ không cùng dòng máu nhân danh dân chủ nhân quyền cao đẹp, nhân danh cứu rỗi nhân loại để gây nên chết chóc khôn xiết cho họ. Những thứ bẩn thỉu được bao bọc bởi những giấy gói hào nhoáng vẫn bắt mắt với người khác, nhưng khi mở ra thì con người không khỏi nôn ọe vì sự bẩn tưởi và tởm lợm của nó. Dân chủ, nhân quyền, nhân đạo của Mỹ là như vậy. Trong các cuộc chiến tranh này vẫn một luận điệu từ trên xuống dưới của Mỹ và phương Tây là các khủng hoảng nhân đạo đang xuống mức nghiêm trọng, cộng với sự phụ họa của các chính khách là con đĩ của Mỹ nữa thì mọi thứ nó trở nên thực sự là như vậy. Giá trị nhân đạo của người Mỹ và phương Tây được thực thi ngay lập tức. Những chiếc máy ném bom của Mỹ “rải thảm hàng trăm ngàn tấn bom” phá hoại nước khác bay đi trước, và sau đó là những chiếc máy bay chở hàng viện trợ nhân đạo thả những lô hàng cứu trợ xuống cho người dân những nước này. Thậm chí tréo ngoe hơn là một chiếc máy bay ném bom Mỹ có thể rải cả bom lẫn hàng cứu trợ cùng một lúc, căn bản là người các phóng viên của các hãng thống tấn báo chí chỉ quay được cảnh thả hàng viên trợ. Thậm chí đau đớn hơn là trong cuộc chiến Lybia các tổ chức phi chính phủ còn ghi nhận Mỹ và các nước đồng minh đã bắn hàng ngàn đầu đạn chứa uranium có hàm lượng thấp vào dân thường nước này, việc này có thể để lại những di chứng lâu dài đối với nhân dân Lybia trong tương lai.

       Sau mỗi cuộc chiến có sự can thiệp của Mỹ và phương Tây vào các nước khác thì nhân dân các nước đó lại một lần lầm than, tình hình chính trị bất ổn và các đe dọa khác ngày càng tăng. Hãy nhìn vào I-rắc, hay Apganicktan là một trong những minh chứng rõ ràng cho điều đó. Trước khi có chiến tranh thì có thể có khủng bố và đánh bom liều chết nhiều như bây giờ không? Chắc chắn là không, người dân những nước này quá mệt mỏi cho một chính phủ mới chỉ biết chạy theo cục xương của ông chủ quẳng cho hơn là phục vụ cho lợi ích của người dân. Tình hình an ninh bất ổn, con người có thể có quyền tự do vô lối thật, bởi vì ở những nơi này luật pháp không ngăn cản được con người tự do theo kiểu mang bom đi giết người. Và đầy rẫy các thảm họa khác mà nhân dân các nước bị Mỹ và phương Tây can thiệp đã phải hứng chịu một cách âm thầm, trong khi Mỹ vẫn bô bô ở Liên Hợp Quốc về sự thành công của công cuộc tái thiết ở I-rắc hay Apganicktan…Còn chính quyền của các nước được Mỹ dựng lên thì chỉ biết ngậm bồ hòn làm ngọt để vẫy đuôi lấy lòng với các ông chủ của họ.

      Tóm lại những kết quả lớn lao mà Mỹ và phương Tây đã thu được đó là những mỏ dầu lớn của các nước mà Mỹ và đồng minh tiến đánh. Còn hậu quả là các thảm họa, sự chết chóc, nghèo đói kinh niên hay thậm chí là sống trong sợ hãi thì nhân dân các nước sở tại phải gánh chịu. Và cả nhân dân Syria cũng vậy cả thôi, họ rồi cũng chỉ là những con cừu sắp được vặt lông một lần nữa nếu Mỹ tấn công nước họ, chẳng bao giờ có chuyện mẹ ghẻ lại thương con chồng cả. Mà trong thực tế thì Mỹ chẳng phải là mẹ ghẻ của con dân nước nào cả mà chỉ là một ông trùm to lớn với các tập đoàn vũ khí mà thôi.

No comments:

Post a Comment